Nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 66 - 67)

Theo một cuộc điều tra chọn mẫu 175 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp thì có 16% doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải là thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu

điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ chưa đầy 10% doanh nghiệp là thường xuyên thăm dò thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, 42 % số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đi thăm thị trường và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước (nguồn: Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹđến năm 2015 , trang 49).

Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 11 trên 141 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ có đến 107 doanh nghiệp đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (chiếm 75.9%). Từ kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã quan tâm và chú trọng vào công tác nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển trong số các doanh nghiệp nói trên đa phần là do các công

ty có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi trong nước thực hiện, còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa đầu tư bài bản.

Theo Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ

TP. Hồ Chí Minh (Hawa) trả lời phỏng vấn của Phóng viên Báo Thương Mại: “Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã. Sản phẩm gỗ do chính Việt Nam thiết kế đã bắt

đầu xuất hiện trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, sản phẩm gỗ “ Made in Viet Nam” đã xuất hiện ở các siêu thị lớn của Nhật. Đây là tín hiệu rất đáng mừng”.

Cũng theo phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh Trần Quốc Mạnh: "Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như: Nhôm, i-nốc, mây, tre, lá, vải... trên một sản phẩm gỗ để nâng cao giá trị gia tăng". Thực tế, thời gian qua các sản phẩm gỗ xuất khẩu được kết hợp nhiều nguyên vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản xuất hiện ngày càng nhiều và đã được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích và đánh giá cao về mặt chất lượng.

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)