Nội dung chiến lược phát triển thị trường

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 79 - 81)

* V phía các doanh nghip:

- Tiếp tục đẩy mạnh và khuyến khích hình thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản và tiếp xúc trực tiếp với chính khách hàng Nhật Bản. Hạn chế tối đa dưới hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian phân phối nước ngoài như trước đây. Các công ty có quy mô lớn, đủ mạnh về tài chính, nhân lực, công nghệ… sẽđóng vai trò quan trọng trong việc liên kết trong sản xuất kinh doanh. Các công ty lớn này sẽđứng ra nhận thực hiện các hợp đồng lớn có thời gian thực hiện dài hạn, sau đó các công ty lớn này sẽ phân phối lại cho các công ty

vệ tinh, công ty nhỏở phía sau thực hiện từng công đoạn, sau đó tập hợp về công ty lớn để tiếp tục hoàn thiện và xuất sang Nhật.

- Thực hiện liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản, liên doanh, liên kết với hệ thống đại lý, hệ

thống các cửa hàng của Nhật Bản. Vừa liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm, vừa liên kết trong chuyển giao máy móc công nghệ trong sản xuất, để từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tiếp tục tăng cường công tác Marketing thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua mạng internet, liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm, giá cả, mẫu mã sản phẩm trực tiếp lên trang web, từ các kênh truyền hình của Nhật Bản…để từ đây khách hàng có thể dễ dàng cập nhật, liên hệ khi có nhu cầu; Tích cực, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ EXPO diễn ra tháng 10 hàng năm tại Việt Nam và các kỳ hội chợ về ngành đồ gỗ hàng năm của Nhật Bản như: Hội chợ vềđồ gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Bên cạnh đó, kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ

Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà bán lẻ đồ gỗ Nhật Bản, thông qua các Hội, Liên đoàn của Nhật này sẽ quảng bá về doanh nghiệp, sản phẩm

đồ gỗ Việt Nam.

- Xây dựng xưởng sản xuất, lắp ráp, bảo hành ngay trên đất nước Nhật Bản, việc xây dựng này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn, đáp ứng ngay những thay

đổi về thị hiếu, nhu cầu phát sinh mới từ khách hàng Nhật.

- Lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, thông qua văn phòng đại diện của mình để tìm kiếm thêm khách hàng, thăm dò, khảo sát thị trường, nắm bắt được kịp thời các biến động về thị hiếu, nhu cầu mới về sản phẩm, các quy định mới khi xuất sản phẩm vào Nhật Bản.

- Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ chủđộng trong việc thiết lập các mối quan hệ

tốt với Cục Xúc tiến Thương Mại Việt Nam, với cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và thiết lập mối quan hệ với Tổ chức

Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO để nhờ chuyển tải, giới thiệu về sản phẩm

đồ gỗ Việt Nam. Hiện nay, JETRO có mẫu hướng dẫn tìm bạn hàng bên Nhật, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ.

* V phía các Hip hi G và Lâm sn Vit Nam, Chính ph Vit Nam, ngân hang Nhà nước:

- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt

động về tìm kiếm, sát thực, cung cấp các thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về

các nhà cung cấp nguyên liệu, những thay đổi về các quy định của Pháp luật Nhật Bản có liên quan đến ngành đồ gỗ, cung cấp thông tin thay đổi về sở thích, thị hiếu từ khách hàng Nhật Bản, gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.

- Tiếp tục tăng cường vai trò của Cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam để làm nhịp cầu nối thông tin, làm chỗ dựa cho doanh nghiệp trong việc giải mã nhu cầu từ khách hàng Nhật Bản.

- Tăng cường các hoạt động của cấp Chính phủ, thông qua các cuộc viếng thăm thường xuyên để từ đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau hơn, tạo điều điện cho doanh nghiệp hai nước liên kết, hỗ trợ và cùng nhau phát triển.

- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cân nhắc về việc tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam so với mức hiện tại là 8.5%/năm. Việc Ngận hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vay như đã làm trong thời gian qua đã làm cho không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn

đốn, hết sức khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu, mua máy móc sản xuất. Chính phủ cần chỉ đạo về việc ban hành văn bản cho phép các ngân hàng cùng đồng hành với doanh nghiệp.

3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược phát triển sản phẩm nhằm làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp bằng việc cải tiến, phát triển sản phẩm đồ gỗ hiện tại hoặc dịch vụ kèm theo.

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)