Nhà nước mở thêm nhiều trường công nhân kỹ thuật chuyên đào tạo cho phát triển ngành đồ gỗ, mặt khác, đưa thêm ngành nghề sản xuất-chế biến gỗ vào các trường công nhân kỹ thuật trên cả nước vào tuyển sinh hàng năm tại các trường bên cạnh những ngành nghề khác. Bên cạnh đó, tuyển chọn học viên giỏi đưa đi tập huấn, đào tạo ở nước ngoài, đưa người đi đào tạo ngay trên đất nước Nhật Bản, Mỹ, EU… Thực hiện phương châm “xã hội hóa giáo dục theo nhu cầu thực tiễn”, phát
triển hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, trường trung học dạy nghềđể đào tạo lực lượng kỹ sư- công nhân có tay nghề chuyên môn cao cho ngành gỗ. Gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp đặt hàng nhu cầu cụ
thể với nhà trường, còn nhà trường thì đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Trong thời gian đào tạo thì học viên vừa tiếp cận lý thuyết, vừa xuống trực tiếp doanh nghiệp để thực hành theo thực tế.
* Về phía doanh nghiệp:
Để khắc phục tình trạng người lao động đang làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp nhưng chưa được qua đào tạo bài bản thì các doanh nghiệp sử dụng phương pháp đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo từ những công nhân đã qua đào tạo và có tay nghề cao, liên kết với trường dạy nghề chuyên ngành gỗ, tổ chức các lớp
đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức.
Mỗi doanh nghiệp tự xậy dựng chế độ lương, thưởng xứng đáng cho người lao động, việc trả lương, thưởng thực hiện theo cơ chế thị trường để từ đó thu hút lao động có tay nghề từ các ngành khác, thu hút học sinh sinh viên theo học ngành chế biến gỗ hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc, tuy tốn kém nhưng hiệu quả.
3.4.5. Giải pháp Marketing, xây dựng thương hiệu
Mỗi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch Marketing thông qua việc chủ động điều tra, khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nắm bắc thông tin thị trường một cách thường xuyên và liên tục, luôn cập nhật những thông tin thay
đổi về nhu cầu mới sản phẩm, thị hiếu mới của khách hàng, các phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm gỗ của doanh nghiệp về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả, hệ
thống phân phối, dịch vụ hậu mãi … Nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, đưa ra các giải pháp đáp ứng nhanh chóng và làm thỏa mãn khách hàng.
Doanh nghiệp tăng cường giới thiệu sản phẩm gỗ trực tiếp ngay trên nước Nhật bằng nhiều phương tiện khác nhau như: Qua mạng Internet, báo ảnh, tuần báo,
đặc san, hệ thống các kênh truyền hình cable…Đây là một trong những kênh được
đánh giá là có hiệu quả vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng.
Giải pháp trước mắt đến năm 2010 cho doanh nghiêp vẫn là tiếp tục thực hiện các hoạt động Marketing mạnh mẽ đến các tất cả các nơi trên đất nước Nhật Bản thông qua việc liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với Trung tâm xúc tiến
Thương mại của Việt Nam, với Cục Xúc tiến Thương mại của các tỉnh, thành phố
trong cả nước. Đặc biệt, kết hợp, tranh thủ nguồn thông tin từ cơ quan Thương vụ
của Việt Nam tại Nhật Bản, của tổ chức Xúc tiến Thương mại Jetro của Nhật Bản để
thường xuyên đưa các phái đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường. Doanh nghiệp tích cực đưa sản phẩm đồ gỗ Việt Nam tham gia các kỳ hội chợ về ngành đồ gỗ
hàng năm tại Nhật Bản như: Hội chợ vềđồ gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Bên cạnh đó, kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội vềđồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp Tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp Tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà bán lẻ đồ gỗ Nhật Bản để qua đó đưa ngày càng nhiều sản phẩm đồ gỗ Việt Nam giới thiệu khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. Cổ động, khuyến khích xây dựng trang web cho từng doanh nghiệp, trang web được xây dựng bằng song ngữ Anh- Nhật vì người Nhật chỉ thích dùng ngôn ngữ của họ mặc dù họ có thể hiểu rất rõ về tiếng Anh. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động thiết lập, đặt mối quan hệ với hệ thống trên 6290 cửa hàng, đại lý phân phối và bán sản phẩm đồ gỗ rộng khắp trên đất nước Nhật Bản, đưa ra các hình thức hợp tác hấp dẫn để họđứng ra làm đại lý phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Về lâu dài, các doanh nghiệp hướng tới việc đầu tư trực tiếp xây dựng hệ thống các cửa hàng, siêu thị ngay tại Nhật…để phân phối và bán sản phẩm đi khắp nơi trên cả nước.
Thuê các chuyên gia, các công ty Nhật Bản thực hiện việc nghiên cứu, tư vấn cho việc đáp ứng đúng gu nhu cầu của người tiêu dùng, đúng quy định của luật pháp Nhật Bản. Cách làm này tuy có tốn kém nhưng về lâu dài thì mang lại hiệu quả cao. Một doanh nghiệp Việt Nam nếu không đủ tài chính để thuê công ty tư vấn Nhật phục vụ cho doanh nghiệp thì nhiều doanh nghiệp cùng liên kết, cùng chia sẽ chi phí thuê. Bên cạnh đó, doanh nghiệp kết hợp với chương trình cử chuyên gia của tổ
chức JODC (Japan Overseas Development Corporation) của Nhật Bản về việc cử
chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I) giành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật chịu.
Trong giai đoạn trước mắt đến năm 2010, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư cho phát triển các dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) chủ lực hiện tại đã được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận và đánh giá cao về chất lượng như: Các loại tủ, bàn, ghế trong nhà và văn phòng…. Về lâu dài, doanh nghiệp tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản. Đồng thời tận dụng khả năng khéo léo của bàn tay người thợ Việt Nam để tạo ra các sản phẩm mới, sản phẩm vừa mạng tính hiện đại, vừa mang tính nghệ thuật, kết hợp với tính thủ công từ bàn tay khéo léo của người thợ, tạo ra sản phẩm với sự khác biệt, mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam.
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Kiến nghịđối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đểgiải quyết vấn đề nguyên liệu cho sản xuất giải quyết vấn đề nguyên liệu cho sản xuất
Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trồng rừng. Khi giao đất, giao rừng cho doanh nghiệp thì Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cần xác định rõ chủ
rừng là ai, trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa về lãi suất và thời hạn cho vay vốn phải dài hạn từ bảy đến mười năm hoặc dài hơn là mười lăm năm, phù hợp với chu kỳ trồng rừng. Cho phép doanh nghiệp lấy tài sản rừng trồng đã đầu tư, cộng với vốn đối ứng của doanh nghiệp để thế chấp tài sản vay vốn. Đối với những vùng rừng trồng ở xa, đi lại khó khăn, Chính phủ nên hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hạ tầng giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc gieo trồng, chăm sóc, khai thác, vận chuyển gỗ nguyên liệu.
Về tổ chức chợ đầu mối gỗ nguyên liệu, hiện nay các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang xúc tiến hình thành các chợ đầu mối, tuy nhiên, do quy mô còn nhỏ. Do
đó, để giúp các doanh nghiệp chủ động nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí và tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính quyền địa phương cho phép các tỉnh này làm
đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho khu vực miền Trung và Tây nguyên. Đồng thời để cho chính quyền các tỉnh này tự chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư xây dựng các kho ngoại quan mang tầm cở
quốc gia, tầm cở quốc tế, giống như việc đầu tư kho ngoại quan ở Bình Dương của Tập đoàn Tiến Timber đã và đang đầu tư, để nhập khẩu nguyên liệu với số lượng thật lớn. Việc làm này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tiếp cận ngay nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ nước ngoài, có đầy đủ chứng chỉ FSC, hợp pháp ngay tại trong nước.
Đối với các khu rừng trồng thuộc dự án năm triệu ha rừng và các khu rừng thuộc chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn từ 7 năm đến 10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên thì Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức quốc tế và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các địa phương chuẩn bị đầy đủ thủ tục để khi bắt đầu khai thác nguyên liệu gỗ chúng ta có được chứng chỉ
FSC. Đồng thời Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban ngành các địa phương phải thực thi nghiêm túc các tiêu chuẩn quản lý và khai thác rừng theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Kịch liệt và cần phải xử lý thật nghiêm khắc đối với các địa phương đã buôn lỏng việc quản lý rừng, khai thác rừng bừa bãi, vừa làm ảnh hưởng đến năng suất của rừng, vừa làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của nguyên liệu gỗ có xuất xứ từ Việt Nam, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế xuyên tạc các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam.
Chính phủ nên đầu tư vốn cho Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam để tổ chức này đầu tư vào xây dựng kho ngoại quan chiến lược mang tầm cở quốc tế, tổ chức này sẽ đứng ra trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn có đầy đủ chứng chỉ FSC từ các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, có đầy đủ chứng nhận hợp tiêu chuẩn và theo quy định của quốc tế như: Mỹ, Canada, Nga…, sau đó Hiệp hội này sẽ phân phối lại cho các đơn vị thành viên với giá ưu đãi. Làm được điều này sẽ vừa tránh đi được hiện tượng các doanh nghiệp tranh nhau mua, tạo điều kiện cho nhà cung cấp nâng gía, vừa tránh đi được việc nhập nguyên liệu gỗ lậu, không có nguồn gốc rõ ràng, làm ảnh hưởng xấu đến ngành đồ gỗ của nước nhà.
3.5.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn đề vốn, thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước cần phải tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng
trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn và dài hạn, theo đó ngân hàng sẽ đứng ra làm hậu phương, rót vốn cho doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, mới đây ngày 19 tháng 12 năm 2008, mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 8.5%/năm, và ngân hàng Nhà nước có chủ trương cho ngân hàng điều chỉnh kéo dài thời gian trả nợ đối với doanh nghiệp cho những trường hợp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan.
Ngân hàng Nhà nước nên cho phép Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam thực hiện chức năng giống như một ngân hàng thương mại, cho phép Hiệp hội này đứng ra huy động vốn từ các ngành khác nhau, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp khác nhau khắp nơi trong cả nước và cả việc kêu gọi nguồn vốn từ nước ngoài. Sau đó, Hiệp hội này sẽ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành vay lại để mua nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất, mua máy móc thiết bị mới, đổi mới công nghệ sản xuất với thời hạn cho vay có thể là trung hạn hoặc dài hạn. Khi doanh nghiệp giải toảđược vấn đề vốn cho sản xuất thì họ sẽ yên tâm hơn, định ra được mục tiêu, phương hướng và chiến lược rõ ràng hơn cho tương lai phát triển của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc xuất khẩu và sẽ tiến tới chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
Việc Bộ Tài chính ban hành văn bản số 11270/BTC-CST ra ngày 23/9/2008 "Về việc đánh thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu". Theo đó, hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuếđối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% như hiện nay cần phải có lộ trình để các doanh nghiệp chuẩn bị, chứ áp dụng ngay lập tức như vậy, nhiều doanh nghiệp không kịp xoay sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm, không thể thương thảo lại được nữa.
3.5.3. Kiến nghịđối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu. tầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu.
Bộ Giao thông Vận tải cần mở rộng đầu tư nâng cấp, mở rộng thêm đường xá, cảng, bến bãi hiện tại hoặc nếu Bộ Giao thông Vận tải không đủ tiềm lực tài chính, hoặc bị gánh nặng nhiều vấn đề khác thì có thể kêu gọi các doanh nghiệp trong nước và kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc mở rộng đường xá
phục vụ cho việc nhập khẩu, xuất khẩu nói chung và cho việc nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng, sau đó cho họ thu lại phí trong một khoảng thời gian nhất định. Việc làm này sẽ làm giảm gánh nặng cho Bộ
Giao thông Vận tải, doanh nghiệp cả trong ngành và ngoài ngành đều được lợi.
3.5.4. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhân lực
Bô Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các địa phương sát hơn nữa trong việc mở rộng đầu tư thêm trường lớp đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên về chế biến gỗ,
đào tạo cán bộ quản lý phục vụ cho sự phát triển của ngành gỗ, nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và khu vực Tây Nguyên- là những nơi có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao hàng năm. Liên kết đào tạo với các chương trình quốc tế của các nước về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển của ngành gỗ hoặc cho phép, khuyến khích các doanh nghiệp được phép liên kết trực tiếp với các trường, các tổ chức nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ, liên kết với tổ chức JODC của Nhật Bản (về việc cử chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực), liên kết với các tổ chức