Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 82)

Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tập trung đầu tư vào sản xuất dòng sản phẩm chủ lực - sản phẩm nội thất (HS 9403) bao gồm có nội thất trong nhà, nội thất văn phòng. Ngoài ra, cũng phát triển các sản phẩm cho trường học, bệnh viện, sản phẩm ngoài trời, sân vườn …Với kích thước phù hợp và nhỏ hơn so với các sản phẩm cùng loại xuất đi Mỹ và Châu Âu. Bên cạnh đó, thực hiện thiết kế sản phẩm theo dạng bộ sưu tập với phong cách khác nhau, tên gọi khác nhau và phù hợp với từng phân khúc thị trường. Với nguồn nguyên liệu gỗ sử dụng phù hợp và đạt tiêu chuẩn, gỗ sử dụng có đầy đủ chứng chỉ FSC với nhiều chủng loại, mỗi chủng loại có giá cả, màu sắc, tính chất khác nhau. Mẫu mã sản phẩm luôn được đổi mới, đa dạng, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn. Đối với mặt hàng bàn ghế trong nhà, có thể kết hợp gỗ với nhôm, inox, hoặc kết hợp mây tre, lá, hoặc phối hợp cả sản phẩm thủ công mỹ nghệ với sản phẩm gỗđược khách hàng ưa thích, vừa tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, vừa làm tăng sựđa dạng cho sản phẩm.

Sản phẩm được sản xuất ra luôn tuân theo tiêu chí “chất lượng, đẹp, bền và luôn được duy trì”. Sản phẩm trước khi xuất khẩu sang Nhật được kiểm tra nghiêm ngặt, tỉ mỉ, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm, đảm bảo chất lượng và giao hàng đúng hẹn. Liên kết chặt chẽ với các nhà nhập khẩu Nhật Bản để tìm hiểu thị hiếu, phong cách tiêu dùng của người Nhật, qua đó sản xuất các sản phẩm phù hợp.

- Tìm kiếm công nghệ, máy móc mới phù hợp khả năng mua sắm của doanh nghiệp để thay thế máy móc, công nghệ cũ, nhằm giảm bớt tiêu hao nguyên liệu sản xuất và chi phí nhân công. Áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng,

thị trường quốc tế và tại thị trường Nhật Bản. Tiến hành nghiên cứu lập xưởng bảo hành sản phẩm ở ngay trên đất nước Nhật. Qua các xưởng bảo hành này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng. Hoặc đểđáp ứng nhu cầu đa dạng từ khách hàng Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất phẩm thô sang Nhật, sau

đó khách hàng muốn màu gì, kiểu dáng, kích cở ra sao thì xưởng bảo hành này sẽ

làm theo đúng nhu cầu đó. Cách làm này sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm và làm hài lòng người tiêu dùng Nhật.

- Tập trung đầu tư vào công tác R&D (nghiên cứu và phát triển), thiết kế sản phẩm mang tính độc đáo trong kiểu dáng và an toàn trong sử dụng. Đồng thời sản phẩm làm ra được thực hiện đúng theo quy trình chuẩn đểđảm bảo tính mỹ thuật, an toàn, kinh tế của sản phẩm, phù hợp với các quy định của Luật pháp Nhật Bản về

sản phẩm đồ gỗ, đáp ứng theo quy định của “ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá” và “Luật an toàn sản phẩm”. Luôn cải tiến liên tục dòng sản phẩm hiện hành, việc làm này vừa mang lại cho khách hàng một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, thể hiện mối quan tâm của doanh nghiệp đến các phản hồi và lợi ích của khách hàng.

Sản phẩm sản xuất ra được kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm xuất bán ra, thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý chuỗi hành trình sản phẩm (chuỗi COC). Kiểm tra nghiêm ngặt từng công đoạn, từ khâu xử lý nguyên liệu, khâu sản xuất, cho đến khâu hoàn thiện, đóng gói và cả khâu phân phối

đến tay người tiêu dùng Nhật Bản. Nguyên liệu sử dụng có đầy đủ chứng chỉ FSC,. Hạn chế, tiến tới loại hẳn cách thức kinh doanh tùy tiện như: Chất lượng lô hàng đầu tiên cao nhưng các lô sau thấp hay chất lượng không đồng đều trong lô hàng, không

đảm bảo theo thỏa thuận và mẫu ban đầu, không giao hàng đúng hẹn.

* Về đóng gói, bao bì: Đối với các sản phẩm đồ gỗ khi xuất sang Nhật yêu cầu cần phải đóng gói, tính tỉ mỉ, chi tiết của bao bì, thì được đáp ứng đúng theo như

yêu cầu của khách hàng. Ngôn ngữ thể hiện trên bao bì được thể hiện bằng song ngữ

Anh- Nhật đúng theo tập quán về sử dụng tiếng Nhật của họ.

* Về dịch vụ hỗ trợ: Bên cạnh việc thực hiện phát triển sản phẩm là việc thực hiện đầu tư thêm vào một số sản phẩm phụ đi kèm nhằm tạo mọi tiện ích và thỏa mãn cho khách hành như: Dầu làm bóng, nệm dùng cho ghế các loại, phụ kiện thay thế v..v. Thiết kế các tờ buớm hướng dẫn sử dụng, bảo quản sản phẩm, thời gian bảo

hành…và được kèm theo sản phẩm để mỗi sản phẩm được chuyển đến khách hàng không chỉ là giá trị sử dụng mà còn thể hiện sự trân trọng, quan tâm đến khách hàng và làm hài lòng khách hàng.

Tăng cường năng lực thiết kế, đồng thời tận dụng lợi thế cạnh tranh của người lao động Việt Nam với tay nghề khéo léo, kinh nghiệm gia truyền, sản phẩm vừa kết hợp giữa tay nghề thủ công với công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm mang tính chuyên biệt, vừa thu hút được khách hàng, vừa không phải cạnh tranh về giá cả

với các sản phẩm cùng loại của đối thủ.

3.4. Các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.

3.4.1. Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn, tạo vốn cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. sản phẩm gỗ sang Nhật.

- Về phía các doanh nghiêp, ngoài kênh vay vốn truyền thống trực tiếp từ các ngân hàng, các doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết, sáp nhập lại với nhau để

cùng hỗ trợ vốn cho nhau đầu tư mua mới máy móc, thiết bị mới, nhập khẩu nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Các doanh nghiệp tự rà soát, sắp xếp, phân bổ tài chính một cách khoa học, đầu tư có trọng điểm theo thứ tự ưu tiên, lấy ngắn nuôi dài. Về lâu dài, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, thu hút vốn từ các doanh nghiệp khác thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường chứng khoán trong nước và cả thị

trường chứng khoán ở nước ngoài như công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành

đã và đang làm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng liên doanh, liên kết với chính các đối tác nước ngoài cùng ngành đang hoạt động tại Việt Nam, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản ngay tại Nhật Bản, liên kết với các Hiệp hội ngành gỗ quốc tế, tận dụng các chương trình tín dụng ưu

đãi của các tổ chức quốc tế.

- Về phía Chính phủ, Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho doanh nghiêp vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng vay ngoại tệ để

mua nguyên liệu, mua máy móc cho sản xuất. Về lâu dài, Chính phủ cho phép các ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp, ngân hàng cho doanh nghiệp vay dài hạn, có thể cho doanh nghiệp vay đến bảy, mười năm hoặc đến mười lăm năm, phù hợp

với chu kỳ khai thác nguyên liệu. Ngoài ra, Chính phủ cho phép ngân hàng phối hợp cùng doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó ngân hàng đứng phía sau giữ

vai trò làm hậu phương, rót vốn cho doanh nghiệp mua nguyên liệu, mua máy móc, còn doanh nghiệp thì trực tiếp đứng ra tổ chức hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.

3.4.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất

3.4.2.1. Nhóm giải pháp Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một là, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ kịp thời cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị

trường Nhật Bản, Chính phủ tiếp tục mở rộng việc ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, ổn định, gỗ có đầy đủ chứng nhận FSC như: Hoa Kỳ, Canada, Nga…Xúc tiến và chỉ đạo triển khai nhanh việc thành lập các trung tâm chuyên nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Từđó sẽ giúp cho doanh nghiệp yên tâm hơn, đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn, giúp hạ giá gỗ

nguyên liệu đầu vào, làm giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm.

Hai là, Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực tài chính mạnh như Tập đoàn Tiến Timper đã đầu tư xây dưng kho ngoại quan ở Bình Dương- nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn, đã giúp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ nước ngoài với đầy đủ chứng chỉ FSC ngay tại trong nước.

Ba là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban Nhân dân các tỉnh có đất trồng rừng tiếp tục thực hiện việc quy hoạch và cấp đất cho doanh nghiệp trồng rừng. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, quy định cụ thể quyền lợi của người nhận, người trồng và bảo vệ rừng với lợi ích thỏa đáng với công sức, vốn bỏ ra.

Bốn là, Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các địa phương xúc tiến nhanh việc hình thành ngay các trung tâm phân phối nguyên liệu gỗ hiện đại, quy mô lớn ở

những vùng sản xuất sản phẩm gỗ tập trung như: Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Ðịnh, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh., từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất.

Năm là, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục thực hiện chỉ đạo việc rà soát, kiểm tra lại việc quy hoạch đất, sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh. Các địa phương miền núi có nhiều rừng, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra sát việc triển khai mạnh mẽ Quyết định của Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán rừng, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ khai thác tại các cánh rừng trồng, rừng tự nhiện, Chính phủ hợp tác và mời Hội đồng quản trị rừng quốc tế, yêu cầu họ cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác hợp pháp hoặc thuê các tổ chức của Malaysia cấp chứng chỉ cho nguyên liệu gỗ dùng chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật.

3.4.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Một là, kết hợp đồng thời giữa nguyên liệu gỗ với nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như: Vải bọc nệm, mây, tre, nhôm, inox… trên cùng một sản phẩm, để

vừa tiết kiệm được nguyên liệu gỗ, vừa làm tăng được giá trị sản phẩm khi xuất khẩu.

Hai là, các doanh nghiệp ngoài việc tiếp tục duy trì với các đầu mối cung ứng gỗ từ các nước như: Campuchia, Malaysia, Hoa Kỳ…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập hợp vốn lại để tạo nên sức mạnh về tài chính, cùng lên kế

hoạch nhập khẩu nguyên liệu ổn định, dài hạn và tiếp tục mở rộng ra các thị trường gỗ nguyên liệu dồi dào như: Canada, Châu Phi, Nga …, nguyên liệu gỗ sau khi được nhập về sẽ phân chia theo tỷ lệ vốn góp, từđó mỗi doanh nghiệp sẽ chủđộng hơn về

nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tránh được tình trạng tranh giành nhau mua, đồng thời hạn chế được tình trạng mua gỗ lậu, ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.

Ba là, các doanh nghiệp cùng liên kết đầu tư nhà máy chế biến gỗ cùng hệ

thống nhà xưởng và dây chuyền sơ chế gỗ tại nước bạn hàng thường xuyên như: Campuchia, Malaysia, Myanma…, các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào như: Canada, Nam Phi, Nga … từđó giúp tiết kiệm được chi phí khi nhập nguyên liệu, làm giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm khi xuất sang Nhật.

Bốn là, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đầu tư trồng rừng trong vùng có nhà máy chế biến, đồng thời ngăn chặn việc khai thác cây non vì cây lớn có giá trị cao, lại tận dụng được cành ngọn cho công nghiệp giấy.

3.4.3. Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất

- Mỗi doanh nghiệp tự tìm hiểu công nghệ từ nhiều nước khác nhau, từ đó tìm ra cho doanh nghiệp mình công nghệ thích hợp cho sản xuất, phù hợp với khả

năng tài chính và trình độ kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Chuyển giao công nghệ từ

các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan hệ gắn kết với các nhà khoa học trong nước để tìm kiếm công nghệ mới với giá cả

phù hợp, hoặc các doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu cần thiết về nhu cầu công nghệ mà mình đang cần để các nhà khoa học có ý tưởng tạo ra công nghệ, dây chuyền sản xuất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thực hiên liên kết lại với nhau để

cùng chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm. Thực hiện chuyên môn hoá trong sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ đảm trách và chuyên môn hoá trong từng công đoạn, từng khâu, sau đó gắn kết các công đoạn, các khâu lại với nhau và cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản trong sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất sản phẩm thô hoặc chỉ qua chế biến một vài công đoạn và xuất cho các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản, sau đó các doanh nghiệp Nhật Bản này sẽ hoàn tất các công đoạn còn lại và cung ứng ra thị

trường.

- Đối với các máy móc, công nghệ sản xuất có giá bán đắt tiền thì các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hoặc mua bằng hình thức thuê tài chính hoặc đàm phán với nhà cung cấp mua trả chậm. Hoặc cùng góp vốn mua và cùng nhau sản xuất.

3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực * Về phía Nhà nước: * Về phía Nhà nước:

Nhà nước mở thêm nhiều trường công nhân kỹ thuật chuyên đào tạo cho phát triển ngành đồ gỗ, mặt khác, đưa thêm ngành nghề sản xuất-chế biến gỗ vào các trường công nhân kỹ thuật trên cả nước vào tuyển sinh hàng năm tại các trường bên cạnh những ngành nghề khác. Bên cạnh đó, tuyển chọn học viên giỏi đưa đi tập huấn, đào tạo ở nước ngoài, đưa người đi đào tạo ngay trên đất nước Nhật Bản, Mỹ, EU… Thực hiện phương châm “xã hội hóa giáo dục theo nhu cầu thực tiễn”, phát

triển hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, trường trung học dạy nghềđể đào tạo lực lượng kỹ sư- công nhân có tay nghề chuyên môn cao cho ngành gỗ. Gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp đặt hàng nhu cầu cụ

thể với nhà trường, còn nhà trường thì đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Trong thời gian đào tạo thì học viên vừa tiếp cận lý thuyết, vừa xuống trực tiếp doanh nghiệp để thực hành theo thực tế.

* Về phía doanh nghiệp:

Để khắc phục tình trạng người lao động đang làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp nhưng chưa được qua đào tạo bài bản thì các doanh nghiệp sử dụng phương pháp đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo từ những công nhân đã qua đào tạo và có tay nghề cao, liên kết với trường dạy nghề chuyên ngành gỗ, tổ chức các lớp

đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức.

Mỗi doanh nghiệp tự xậy dựng chế độ lương, thưởng xứng đáng cho người lao động, việc trả lương, thưởng thực hiện theo cơ chế thị trường để từ đó thu hút

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)