của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Theo nhận xét của Ông Vũ Văn Trung, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật cho rằng “Nhìn chung đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật còn rất yếu. Các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi trong nước thì chú trọng nhiều vào thị
trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã chứ ít quan tâm thị trường Nhật. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu về năng lực tiếp thị cũng như khả năng tiếp cận thị trường Nhật - một thị trường vốn khắt khe”.
Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu đầu tư
có bài bản trong việc xây dựng chiến lược cho phát triển lâu dài, cho việc phân phối sản phẩm, Marketing, xây dựng thương hiệu…, thiếu giải pháp phòng ngừa rủi ro khi việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật gặp sự cố. Đa phần các doanh nghiệp này chỉđầu tư theo đơn hàng hoặc nhận lại đơn hàng từ các doanh nghiệp lớn, một phần là do thiếu vốn, thiếu nhân lực có kinh nghiệm quản lý…Rất ít các phái đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, thăm dò thị truờng Nhật một cách thường xuyên, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Thương vụ
trước bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới còn đang tiếp diễn, nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản đã giảm đi đáng kể. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vẫn chưa thể tìm ra được lối thoát để có thể trụ vững được và đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, bên cạnh bờ vực phá sản.
Đây là những thiếu sót rất lớn và cần phải nhanh chóng khắc phục trong giai đoạn trước mắt và về lâu dài phải xây dựng hẳn các chiến lược mang tính dài hạn, bên cạnh đó là các giải pháp thực thi kèm theo.
Kết luận: Qua việc đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công thương) và chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chúng ta nhận thấy rằng “mặc dù Nhật Bản luôn được xác
định là một trong ba thị trường lớn, trọng điểm đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam nhưng việc đưa ra chiến lược có bài bản, mang tính lâu dài và kèm theo chiến lược là những giải pháp thực thi, giải pháp phòng chóng rủi ro, đã gần như bị bỏ
quên, hoặc có chăng chỉ là đầu tư mang tính thời điểm, theo đơn hàng. Do đó, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính gần như mang tính toàn cầu đang lan toả rất nhanh,
đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu nói chung và đối với mặt hàng đồ gỗ
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng thì việc đề ra những giải pháp đẩy khắc phục khó khăn và hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản trong lúc này luôn mang tính cấp bách và rất thiết thực.