Phân tích môi trường vi mô

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 57)

2.4.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/ năm. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ

Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm7,3% thị phần nhập khẩu nước này.

(nguồn: www.taichinhvietnam.com)

Mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) như: Các loại tủ, bàn ghế trong nhà, bàn ghế văn phòng xuất khẩu sang Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đang phải

cạnh tranh gây gắt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Inđônêsia… Nhìn chung các sản phẩm nội thất này cũng đa dạng về chủng loại, giá cả tương đối hợp lý, giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận và được đánh giá cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam xét về khía cạnh năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, vốn… còn yếu. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn có tên tuổi trong nước thì chú trọng nhiều vào thị trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã chứ ít quan tâm thị trường Nhật. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu về năng lực tiếp thị, thiếu vốn cho việc đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm bị yếu so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc do có ưu thế

về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam còn hạn chế về chủng loại, ta vẫn phải nhập khẩu số

lượng lớn nguyên liệu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh. Ngoài ra, do Nhật Bản là nước có khí hậu rất khô nên đồ gỗ hay bị cong, biến dạng và nứt nếu không được xử lý tốt. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có công nghệ, thiết bị riêng nhập khẩu từ Nhật là tốt nhất. Tuy nhiên, do thiết bị xử lý này rất

đắt nên hiện nay rất ít công ty Việt Nam trang bị các thiết bị này (chủ yếu là công ty liên doanh, liên kết với công ty Nhật Bản đầu tư mua trang thiết bị này (nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản).

2.4.1.2.2. Khách hàng

Nhật Bản với tổng GDP năm 2006 đạt 4.167 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757 USD/người (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên thế giới) - nguồn: www.vnagency.com.vn

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/năm. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ

Việt Nam vào Nhật Bản chiếm chiếm 7.3% thị phần nhập khẩu của nước này.

(nguồn: www.taichinhvietnam.com). Như vậy, với nhu cầu này hàng năm, Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam nói riêng là rất lớn.

Tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000USD/hộ/ tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày

càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Do tình hình suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian rất dài, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người dân, đặc biệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin vào tương lai nền kinh tế của đất nước. Điều này khiến người dân Nhật Bản hạn chế tiêu dùng hơn, cụ thể là hạn chế

chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền mà chú trọng hơn đến những mặt hàng rẻ tiền. Chính tình hình này đã tạo cơ hội tốt cho các mặt hàng nhập khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam với giá rẻ hơn hàng nội địa (cho dù chất lượng nhìn chung có kém hơn) thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản.

Do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nhỏ, dẫn đến kích thước đồ dùng trong nhà cũng phải nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu…Đây là điểm chú ý đối với các nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam.

Người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm,

đen, nâu…

Kích thước đồ gỗ phải đa dạng để người tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù hợp. Trên một sản phẩm cần phải có sự kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhằm tạo sự phong phú hơn về mẫu mã.

Do diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp nên người Nhật rất chú trọng đến tính năng đa dạng của sản phẩm, vì vậy cần tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng nhiều mục đích.

2.4.1.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu

Cái khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nói chung và đối với thị trường Nhật Bản nói riêng hiện nay là vấn đề nguyên liệu cho sản xuất. Hơn 80% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu từ các nước như: Malaysia, Myanma, Campuchia, Philippines, Châu Phi, Newzeland…với kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2007 đạt khoảng 1022 triệu USD, tăng khoảng 31.9% so với năm 2006 (nguồn: Tổng cục Thống kê). Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng không chỉ do các doanh nghiệp tăng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu mà còn do giá nhập khẩu nhiều chủng loại gỗ nguyên liệu tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã chủ động mở rộng tìm thêm các nhà cung cấp khác như: Canada, Nam Phi, Mỹ, Nga, Brazil…Tuy nhiên, phải mua số lượng rất lớn và giá nguyên liệu gỗ của các nước này rất cao vì có chứng nhận FSC. Mặt khác, cước phí

vận chuyển cao, thời gian nhận hàng chậm đã làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất.

Bốn tháng đầu năm 2008, Malaysia vẫn là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam (54 triệu USD), kếđến là Mỹ (36.2 triệu USD), Myanma (34 triệu USD), Trung Quốc (31.6 triệu USD), Campuchia (20.2 triệu USD), nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn, (xem thêm phụ lục 8- thị trường nhập khẩu nguyên liệu bốn tháng đầu năm 2008)

Vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiêp ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam là nguồn nguyên liệu. Trong bối cảnh này, vấn đề phát triển và tự chủ nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

2.4.1.2.4. Sản phẩm thay thế

Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5.2 tỷ USD/năm, người Nhật có mức thu nhập cao, với mức tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000USD/hộ/ tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử

dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm…. Bên cạnh đó, sản phẩm gỗ nói chung và mặt hàng đồ gỗ nội thất nói riêng càng làm tô thêm vẻ đẹp cho không gian sống, học tập, làm việc cho người dân Nhật Bản và xu hướng đang lên của người tiêu dùng Nhật Bản là muốn gần gủi với thiên nhiên. Chính vì vậy, sản phẩm đồ gỗ ngày càng trở nên rất cần thiết cho cuộc sống, lao động, học tập của họ. Do đó, sản phẩm thay thế ít có khả năng tác động nhiều đến sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, do đặc điểm nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, ý thức về bảo vệ

môi trường của khách hàng ngày càng tăng nên bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần túy thì một xu hướng đang gia tăng là sử dụng đồ gỗ có kết hợp những chi tiết bằng vật liệu khác như: Kim loại, kính, nhựa, da, vải … Việc kết hợp giữa nguyên liệu gỗ

và các vật liệu khác vừa làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, vừa làm tăng giá trị

cho sản phẩm, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng

đối với sản phẩm gỗ đang là xu hướng ngày càng tăng. Đây là điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta trong việc kết hợp nhiều nguyên phụ liệu, vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, vừa tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tận dụng các nguyên phụ liệu rẻ tiền, dồi

dào trong nước như: Mây, tre, đay…, vừa góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.

2.4.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài (ma trận EFE) đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật.

STT Các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Sốđiểm Quan trọng 1 Kinh tế VN trong năm 2008 gặp nhiều khó

khăn và năm 2009 sẽ còn tiếp tục do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. 0.05 3 0.15 2 VN có nền chính trị ổn định, thuận lợi cho đầu tư, phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu SP gỗ sang thị trường Nhật Bản. 0.10 4 0.40 3 Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ hàng năm rất lớn. Tuy nhiên, sang năm 2009, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ VN tại Nhật sẽ

còn suy giảm do còn bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới.

0.20 3 0.60

4 Ngành SX và XK đồ gỗ VN sang Nhật Bản

đang rất được Chính phủ Việt Nam quan tâm và tạo nhiều điều kiện phát triển mạnh, Chính phủ Nhật Bản cũng tạo điều kiện cho NK SP gỗ Việt Nam vào thị trường này.

0.10 3 0.30

5 VN có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu, tự

chủ nguồn nguyên liệu cho SX.

0.15 3 0.45

6 Gần hai năm gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ được mở rộng, SP gỗđược

đối xử công bằng tại Nhật.

7 SP đồ gỗ VN đang bị cạnh tranh quyết liệt với các SP cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan… tại thị trường Nhật Bản.

0.05 3 0.15

8 Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ XK sang Nhật bị thiếu, phải dựa chủ yếu vào nhập khẩu. 0.15 2 0.30 9 Cơ sở hạ tầng cho phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu SP gỗ sang Nhật còn yếu. 0.05 2 0.10

10 Vấn đề Logistic cho phát triển ngành, đẩy mạnh XK sản phẩm gỗ sang Nhật còn yếu, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành.

0.10 2 0.20

Cộng 1.00 2.80

(nguồn: Tác giả tự tính, dựa trên cơ sở của việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp).

Nhận xét: Từ bảng tổng kết các yếu tố của môi trường bên ngoài đã và đang tác động đến ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, ta thấy tổng số điểm quan trọng đạt được 2.80 điểm > mức điểm trung bình của ngành là 2.5 điểm và đạt tỷ lệ tương đối khá là 70% (=2.80 điểm: 4.00 điểm) so với mức điểm cao nhất của ngành là 4.00 điểm. Với kết quả này, cho thấy rằng các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài đang tác động rất tích cực đối với ngành gỗ xuất khẩu sang thị

trường Nhật Bản, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực tác động từ các yếu tố bên ngoài cũng còn không ít khó khăn và thách thức, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản là vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chỉđáp ứng khoảng 20%, 80% còn lại phải dựa vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, Logistic cho phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu, vấn đềđầu tưđổi mới công nghệ, Marketing cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản cũng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn của ngành, chưa được đầu tưđúng mức. Đặc biệt, trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn đang tiếp diễn. Vì vậy, việc

đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ cho ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật nói chung và cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng trong lúc này là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách.

2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam vềđồ gỗ xuất khẩu sang thịtrường Nhật Bản so với các đối thủ trường Nhật Bản so với các đối thủ

Việt Nam Trung Quốc Đài Loan

TT Các yếu tố tác động Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ của ngành sang thị trường Nhật Bản. 0.25 2 0.50 4 1.00 3 0.75 2 Vốn cho SX và XK SP gỗ sang Nhật. 0.15 2 0.30 3 0.45 3 0.45

3 Xây dựng thương hiệu cho SP gỗ

XK sang Nhật Bản. 0.05 3 0.15 4 0.20 4 0.20

4 Công nghệ, máy móc cho phát

triển ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.15 3 0.45 4 0.60 4 0.60

5 Nguồn nhân lực cho phát triển

ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.10 3 0.30 3 0.30 2 0.20

6 Vấn đề đầu tư cho nghiên cứu và

phát triển SP gỗ sang Nhật. 0.10 3 0.30 3 0.30 3 0.30

7 Vấn đề Marketing cho ngành đồ

gỗ XK sang Nhật 0.10 2 0.20 3 0.30 3 0.30

8 Chi phí nhân công cho phát triển

ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.10 4 0.40 3 0.30 2 0.20

Tổng số 1.00 2.60 3.45 3.00

Nhận xét: Từ việc phân tích các yếu tố cạnh tranh của ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa Việt Nam về sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với Trung Quốc, Đài Loan, kết quả cho ta thấy rằng ngành gỗ xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản có sức cạnh tranh mạnh hơn so với Việt Nam, Đài Loan. Tổng

điểm quan trọng năng lực cạnh tranh của Việt Nam ta đạt 2.60 điểm so với Trung Quốc là 3.45 điểm, Đài Loan 3.00 điểm và chỉ mới đạt ngang bằng với mức tổng

điểm quan trọng trung bình của ngành là 2.5 điểm. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn rất yếu so với Trung Quốc và Đài Loan. Thiết nghĩ, để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật có thể cạnh tranh mạnh mẽ và thắng lợi so với các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… tại thị trường Nhật Bản này thì cần phải gấp rút đưa ra các chiến lược và các giải pháp khắc phục ngay các khó khăn đang tồn tại, nhất là vấn đề nguồn vốn, máy móc công nghệ cho sản xuất, vấn đề đẩy mạnh công tác Marketing, liên doanh liên kết trong sản xuất và xuất khẩu giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Hiệp hội ngành gỗ trong nước, giữa doanh nghiệp với các Hiệp hội ngành gỗ của Nhật Bản…

2.4.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp

Ngày nay, nói đến ngành gỗ tức là nói đến doanh nghiệp gỗ, do Nhà nước không còn thực hiện việc bao cấp từ yếu tố nguyên liệu đầu vào, vốn, máy móc công nghệ và cho thị trường đầu ra của sản phẩm, mà Nhà nước chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc phân tích môi trường bên trong ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chính là việc phân tích môi trường bên trong của chính doanh nghiệp gỗ, môi trường bên trong doanh nghiệp gồm các yếu tố sau đây:

2.4.2.1. Nguồn nhân lực Thuận lợi: Thuận lợi:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nước ta hiện có dân số lên đến gần 86 triệu dân, trong đó lao động sử dụng toàn bộ nền kinh tế chiếm đến 51.54% năm 2006, riêng lao động trong ngành đồ gỗ chiếm 0.18% năm 2005 và tăng lên 0.74%

Một phần của tài liệu 29 Những chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn từ năm 2009-2015 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)