Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng bản chất và cơ sở kinh tế - xã hội của sự hình thành và phát triển của các hình thức tổ chức hợp tác là sự phân công lao động xã hội dựa trên cá
Trang 1NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN BÍCH
HÀ NỘI - 2010
Trang 22
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ HTX 6
1.1 Khái niệm về HTX 6
1.2 Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế 7
1.2.1 Khái niệm về cơ chế 7
1.2.2 Khái niệm về cơ chế quản lý kinh tế 7
1.3 Khái niệm cơ chế quản lý HTX 8
1.4 Quan điểm của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển HTX 9
1.5 Vai trò của HTX và của cơ chế quản lý HTX trong sự phát triển nền kinh tế 12
1.5.1 Vai trò kinh tế 12
1.5.2 Vai trò chính trị - xã hội 13
Chương 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HTX VÀ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ HTX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15
2.1 Đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội 15
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 15
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 16
2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các loại hình HTX ở Hà Nội hiện nay 21
2.2.1 Tình hình tổ chức và hoạt động của HTX 21
2.2.2 Đánh giá hoạt động của HTX 24
2.3 Thực trạng cơ chế quản lý HTX ở thành phố Hà Nội 27
2.3.1 HTX nông nghiệp 27
2.3.2 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 40
2.3.3 HTX thương mại dịch vụ 43
2.3.4 HTX xây dựng 45
Trang 33
2.3.5 HTX vận tải 47
2.3.6 Quỹ tín dụng nhân dân 50
2.4 Cơ chế quản lý HTX trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và trong cơ chế thị trường 51
2.4.1 Cơ chế quản lý HTX trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp51 2.4.2 Cơ chế quản lý HTX trong cơ chế thị trường 54
2.5 Đánh giá kết quả đạt được về cơ chế, chính sách quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội 58
2.5.1 Những cái được, cái phù hợp, cái thành công 58
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 60
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ HTX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 64
3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển HTX và một số vấn đề về cơ chế quản lý HTX đặt ra trong thời gian tới 64
3.1.1 Mục tiêu 64
3.1.2 Phương hướng phát triển HTX trong thời gian tới 65
3.2 Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội 73
3.2.1 Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đối với HTX 73
3.2.2 Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao vai trò của Nhà nước về HTX 79
3.2.3 Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về HTX 80
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân lực của HTX 81
3.2.5 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về HTX 82
3.2.6 Củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX 82
3.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Liên minh HTX Thành phố và các tổ chức đoàn thể trong phát triển HTX 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
Trang 44
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA
1 BCHTW Ban chấp hành Trung ƣơng
2 CNH-HĐH Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa
3 CN-TTCN Công nghiê ̣p - Tiểu thủ công nghiê ̣p
4 CN-XD Công nghiệp - Xây dựng
5 CSVC Cơ sở vật chất
6 GTSX Giá trị sản xuất
7 HTX Hợp tác xã
8 KTTT Kinh tế tập thể
9 LH HTX Liên hiê ̣p Hợp tác xã
10 LKHT Liên kết hơ ̣p tác
11 N-L-TS Nông - Lâm - Thuỷ sản
12 NN&DVNN Nông nghiê ̣p và di ̣ch vu ̣ nông nghiê ̣p
Trang 55
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT BẢNG NỘI DUNG TRANG
1 Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP) Hà Nội giai đoạn
2006-2009
16
2 Bảng 2.2 Vốn, doanh thu và lợi nhuâ ̣n bình quân 1 HTX 20
3 Bảng 2.3 Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX NN năm
6 Bảng 2.6 Mức độ tham gia các dịch vụ của HTX NN&DVNN 31
7 Bảng 2.7 Doanh thu bình quân 1 HTX NN&DVNN 33
8 Bảng 2.8 Lơ ̣i nhuâ ̣n và phân phối lợi nhuâ ̣n bình quân 1 HTX
NN&DVNN
34
ii
Trang 66
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT HÌNH NỘI DUNG TRANG
1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính Hà Nội 12
2 Hình 2.2 Cơ cấu HTX năm 2009 theo lĩnh vực 18
3 Hình 2.3 Cơ cấu quy mô HTX nông nghiệp năm 2009 25
4 Hình 2.4 Cơ cấu trình độ cán bộ chủ chốt HTX nông nghiệp
năm 2009
26
iii
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển kinh tế hợp tác và HTX là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo Luật HTX đạt hiệu quả thiết thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá”
Như vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã làm sáng tỏ một điều rằng: Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ bao cấp hay đổi mới nói chung thì HTX vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững phát triển Thực tế đã cho ta thấy phong trào hợp tác hoá ở nước ta trải qua nhiều bước thăng trầm Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động, đặc biệt là giai đoạn xây dựng đất nước thời bình, mô hình HTX kiểu cũ đã ngày càng tỏ ra không phù hợp với yêu cầu lịch sử phát triển kinh tế trong điều kiện mới Số HTX sản xuất kinh doanh có hiệu quả chỉ còn chiếm tỷ lệ thấp, đa số không thích ứng được với nền kinh tế thị trường sôi động, nhạy bén Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để
mô hình kinh tế hợp tác, HTX thích ứng được với nền kinh tế thị trường, đem lại hiệu quả cho những người trực tiếp tham gia HTX nói riêng và góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nói chung đang trở thành một đề tài quan trọng, cần thiết phải nghiên cứu, để tìm ra lời giải đáp thực sự sáng tạo và mang tính thuyết phục nhất
Đến 31/12/2009, toàn thành phố có 1.580 HTX, trong đó có 960 HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp (chiếm 60,8%), 249 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (chiếm 15,8%), 141 HTX dịch vụ - thương mại (chiếm 8,9%), 69 HTX vận tải (chiếm 4,4%), 20 HTX xây dựng (chiếm 1,2%), 98 Quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 6,2%) và 43 HTX lĩnh vực khác (chiếm 2,7%) Phát triển kinh tế tập thể mà nòng
Trang 82
cốt là hợp tác xã là một chủ trương được Đảng, Nhà nước và Thành phố đặc biệt quan tâm Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: "Kinh tế tập thể
là thành phần kinh tế quan trọng, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa " Đây là một yêu cầu khách quan, vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội sâu sắc Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về quản lý và phát triển kinh tế hợp tác xã Tuy nhiên, HTX hiện nay còn nhiều mặt khó khăn, yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện Trong đó, cơ chế chính sách quản lý HTX là một nội dung rất quan trọng cần hoàn thiện và phát triển
Thực trạng về chính sách quản lý HTX hiện nay có rất nhiều bất cập, công tác quản lý nhà nước về hợp tác xã không thống nhất, có sự chồng chéo giữa các cấp, ngành Cơ chế, chính sách còn thiếu tính đồng bộ và cụ thể, khó
áp dụng vào thực tiễn Thực trạng này đòi hỏi cấp thiết phải có sự nghiên cứu để đưa ra cơ chế, chính sách hoàn thiện, xây dựng HTX ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Để phát triển kinh tế tập thể Hà Nội theo Đề án số 17/ĐA-TU, Chỉ thị 31/CT-TU ngày 09/5/2008 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban bí thư TW (Khóa IX), Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 04/12/2008 của UBND Thành phố
về triển khai Chỉ thị số 31 của Thành ủy và theo Luật HTX năm 2003 thì một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là làm rõ thực trạng cơ chế quản lý hợp tác
xã ở Hà Nội hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất Thành phố các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy xây dựng và phát triển hợp tác xã trên địa bàn Thành phố
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các HTX chịu tác động ảnh hưởng rất lớn và có nhiều hạn chế hơn các doanh nghiệp
Trang 93
khác nên việc nghiên cứu cơ chế quản lý HTX để xây dựng và phát triển các HTX kinh doanh có hiệu quả trong quá trình hội nhập là rất cần thiết và có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn
Từ sự phân tích trên cho thấy: việc nghiên cứu cơ chế quản lý HTX là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết Đặc biệt là đối với cán bộ nghiên cứu, cán bộ công tác trong lĩnh vực HTX và với cả các trường đào tạo về kinh tế
Đề tài nghiên cứu “Đổi mới cơ chế quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội” có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc, đồng thời góp phần thực
hiện chủ trương của Đảng, xây dựng chính sách của Nhà nước đối với HTX
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia có các cơ chế, chính sách cụ thể về HTX như: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Trung Quốc, Thuỵ Điển, Đức Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu tổng thể về cơ chế quản lý HTX mà chỉ có một số cơ quan bộ, ngành của Trung ương và Hà Nội thực hiện nghiên cứu về hoạt động của HTX trong lĩnh vực bộ, ngành đó quản lý Một số đề tài nghiên cứu về HTX như:
+ Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ HTX và
cơ sở sản xuất làng nghề”, năm 2001
+ Đề tài “Hoạt động của các HTX và công tác hỗ trợ HTX ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp”, năm 2002
+ Đề tài “Nghiên cứu một số mô hình tổ chức hoạt động của HTX theo Luật HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam”, năm 2004
+ Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2010”, năm 2004
Trang 104
+ Đề tài “Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các HTX ở Hà Nội”, năm 2007-2008
+ Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển các
mô hình HTX ở Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, năm 2009
Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ giải quyết các vấn đề giải pháp tại thời điểm trước đây như: vấn đề cụ thể về Quỹ bảo lãnh tín dụng, đào tạo cán bộ HTX chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế quản lý HTX
Vì thế, đây là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình xây dựng và phát triển HTX ở Hà Nội hiện nay
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý HTX ở Hà Nội hiện nay
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, phát triển cơ chế quản lý HTX của Hà Nội
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về cơ chế quản lý kinh tế và HTX như: khái niệm cơ chế quản lý kinh tế, khái niệm, vai trò của HTX, tính tất yếu khách quan phát triển HTX
+ Nghiên cứu chủ trương của Đảng về phát triển HTX và thực trạng các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố Hà Nội về HTX
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, phát triển cơ chế quản lý HTX ở Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cơ chế quản lý HTX
- Phạm vi nghiên cứu: cơ chế quản lý HTX của Hà Nội (sau khi hợp nhất Hà Nội và Hà Tây) từ năm 2003 đến nay
Trang 115
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận kế thừa: Luận văn có kế thừa các nghiên cứu lý luận về HTX nói chung và kế thừa phương pháp điều tra, khảo sát HTX của các đề tài đã thực hiện
- Phương pháp thu thập tư liệu: thu thập các tư liệu thứ cấp và khảo sát thực tế thu thập các tài liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp phỏng vấn Chủ nhiệm HTX trên địa bàn các quận/huyện
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Luận văn được nghiên cứu, phân tích
và đánh giá mang tính hệ thống trên cơ sở thu thập thông tin về HTX ở Hà Nội
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về HTX và cơ chế quản lý HTX
- Luận văn đưa ra những kết quả phản ánh thực trạng cơ chế quản lý HTX ở Hà Nội hiện nay
- Luận văn sẽ đề xuất phương hướng và các giái pháp có căn cứ khoa học, mang tính thực tiễn trong việc hoàn thiện và phát triển cơ chế quản lý HTX ở Hà Nội
7 Kết cấu của luận văn
Để giải quyết được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn được bố cục thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý HTX
- Chương 2: Giới thiệu khái quát về HTX và thực trạng cơ chế quản lý HTX
trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý HTX trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Ngoài ra còn có phần Mở đầu và Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 126
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CƠ
CHẾ QUẢN LÝ HTX
1.1 Khái niệm về HTX
HTX là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh
tế hợp tác giản đơn Ở nhiều nước trên thế giới, HTX đã có lịch sử hình thành và phát triển gần 200 năm HTX đầu tiên trên thế giới bắt đầu từ thế kỉ XII ở vùng núi phía Đông nam nước Pháp
Trong Luật HTX của nhiều nước cũng như một số tổ chức quốc tế đều có định nghĩa về HTX Liên minh HTX quốc tế đã định nghĩa HTX như sau: “HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu
và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” Năm 1995, định nghĩa này đã được hoàn thiện:
“HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng
và đoàn kết Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung
Theo Luật HTX năm 2003, “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân,
hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” HTX hoạt động như một loại hình doanh
Trang 137
nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật
Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng bản chất và cơ sở kinh tế - xã hội của sự hình thành và phát triển của các hình thức tổ chức hợp tác là sự phân công lao động xã hội dựa trên các nguyên tắc: tự nguyện; tự chủ, tự chịu trách nhiệm; quản lý dân chủ và phân phối lợi ích kinh tế công bằng giữa các xã viên tham gia HTX; hợp tác và phát triển cộng đồng
1.2 Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế
1.2.1 Khái niệm về cơ chế
Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ "mécanisme" của phương Tây Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau" Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện"
Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh
tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý
Như vậy, có thể hiểu cơ chế như sau: Cơ chế là tổng thể các yếu tố có quan
hệ hữu cơ, tác động vào sự vận hành của một hệ thống nhất định theo những mục tiêu nhất định Về cơ bản, cơ chế bao gồm những yếu tố thể hiện những tác động điều khiển của chủ thể quản lý đối với hệ thống như: hình thức, phương pháp, công cụ và những yếu tố tự phát tác động theo quy luật vận hành khách quan của hệ thống
1.2.2 Khái niệm về cơ chế quản lý kinh tế
Quản lý là điều khiển chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích nhất định
Cơ chế kinh tế được hiểu là cơ chế vận hành của một nền kinh tế thống nhất sao cho phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan của nó Khi phân tích cơ chế
Trang 148
kinh tế với tư cách là cơ chế vận hành của một nền kinh tế, chúng ta đề cập tới hệ thống quan hệ kinh tế không phải chủ yếu dưới góc độ chiếm hữu tức quan hệ kinh
tế - xã hội mà dưới góc độ phương thức điều hành, tổ chức quản lý tức quan hệ kinh
tế - tổ chức Cơ chế kinh tế là cơ chế điều tiết kinh tế với những phương pháp, phương thức nhất định, phù hợp với các quy luật kinh tế và trình độ của lực lượng sản xuất xã hội
Như vậy, cơ chế quản lý kinh tế là sự hoạt động có ý thức của con người tác động đến từng bộ phận cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua việc sử dụng tổng hợp và đồng bộ một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được mục đích với hiệu quả kinh tế xã hội cao
1.3 Khái niệm cơ chế quản lý HTX
HTX tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyê ̣n: mọi cá nhân , hô ̣ gia đình , pháp nhân có đủ điều kiện theo quy
đi ̣nh của Luâ ̣t HTX 2003, tán thành Điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX ; xã viên có quyền ra HTX theo quy đi ̣nh của Điều lê ̣ HTX
- Dân chủ , bình đẳng và công khai : xã viên có quyền tham gia quản lý , kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết ; thực hiê ̣n công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy
đi ̣nh trong Điều lê ̣ HTX
- Tự chủ, tự chi ̣u trách nhiê ̣m và cùng có lợi : HTX tự chủ và tự chi ̣u trách nhiê ̣m về kết quả hoa ̣t đô ̣ng sản xuất , kinh doanh; tự quyết đi ̣nh về phân phối thu nhâ ̣p Sau khi thực hiê ̣n xong nghĩa vu ̣ nô ̣p thuế và trang trải các khoản lỗ của HTX , lãi được trích một phần vào các quỹ của HTX , mô ̣t phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên , phần còn la ̣i chia cho xã viên theo mức đô ̣ sử du ̣ng di ̣ch
vụ của HTX
- Hợp tác và phát triển cộng đồng : xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tâ ̣p thể và hợp tác với nhau trong HTX , trong cô ̣ng đồng xã hô ̣i ; hợp tác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t
Trang 159
Như vậy, cơ chế quản lý HTX là sự hoạt động có ý thức của con người tác động đến từng bộ phận cũng như toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của HTX thông qua việc sử dụng tổng hợp và đồng bộ một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được mục đích và theo nguyên tắc của HTX với hiệu quả kinh tế xã hội cao
1.4 Quan điểm của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển HTX
Nghiên cứu chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế tập thể, nhất là về HTX, thấy rõ sự nhất quán và mang tính xuyên suốt chủ trương của Đảng về tầm quan trọng của kinh tế tập thể, HTX trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; thể hiện rõ tầm tư tưởng và chiến lược của Đảng và Bác Hồ về phát triển kinh tế tập thể, HTX
Bác Hồ, ngay từ năm 1927 trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, đã có bài viết tổng kết rất sâu sắc về HTX, không chỉ nêu rõ tư tưởng về HTX, mà còn chỉ ra đặc điểm bản chất của mô hình tổ chức HTX, theo đó: xã viên là người chủ của HTX; HTX phải mang lại lợi ích trực tiếp cho xã viên và chỉ xã viên mới được hưởng lợi ích đó; HTX tự chủ, nhưng không phải tổ chức định hướng lợi nhuận và cũng không phải tổ chức từ thiện
Đảng ta, trong thời kỳ đổi mới vừa qua, đã đề ra nhiều chủ trương và quan điểm về đổi mới tổ chức HTX, thậm chí từ rất sớm đề ra quan điểm chỉ đạo cho xây dựng mô hình tổ chức HTX Nghị quyết Đại hội IV năm 1976 sau khi phân tích nhược điểm của công tác tổ chức, quản lý HTX đã chỉ rõ phải: “Phát huy quyền tự chủ của HTX và quyền làm chủ tập thể của xã viên, khắc phục tệ mệnh lệnh, gò ép, trái với nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ”; Chỉ thị số 67-CT/TW của Ban Bí thứ (khoá V) ngày 22/6/1985 nêu rõ “Cần chuyển hẳn công tác quản lý HTX sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN… xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp… HTX phải nắm vật tư chủ yếu và cung ứng kịp thời cho
xã viên…, giúp đỡ hộ xã viên…” Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị khẳng định: “HTX, tập đoàn sản xuất là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân… hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả
Trang 1610
sản xuất- kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật…Phải dân chủ hoá, công khai hoá công tác quản lý, phát huy quyền lực tối cao của đại hội xã viên, làm cho xã viên thực sự tham gia vào công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của tập thể” Nghị quyết Đại hội VII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 -
2000 tiếp tục khẳng định nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi của HTX; kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là HTX phát triển trên cơ sở tự nguyện góp vốn, góp sức của những người lao động, hoạt động không phụ thuộc địa giới hành chính, một hộ gia đình có thể tham gia các HTX khác nhau … Nghị quyết Đại hội
IX, X, Nghị quyết TW 5 (khoá IX) tiếp tục nêu rõ quan điểm cơ bản cho mô hình tổ chức HTX là: “Trong nông nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và HTX cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại”
Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Trung ương về phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là các HTX; Khuyến khích phát triển
và tôn trọng tính tự chủ của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, tạo môi trường pháp
lý và trợ giúp kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển theo phương châm tích cực, vững chắc, đi từ thấp đến cao, không gò ép, áp đặt và buông lỏng lãnh đạo
Nhận thức rõ xu hướng phát triển tất yếu và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chủ trương về đổi mới và phát triển HTX phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đảng xác định kinh tế tập thể, mà nòng cốt là HTX, là bộ phận quan trọng, cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân để đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Phát triển HTX nước ta trong thế kỷ 21 với đặc trưng lớn là thực hiện chiến lược phát triển bứt phá tiến lên trở thành nước công nghiệp hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau
đây:
Trang 17sự quan tâm của Nhà nước, trước hết là của những người đứng đầu các cấp uỷ Đảng
và Chính quyền HTX tuy là tổ chức tự quản, tự giúp đỡ của người dân, nhưng sự nhận thức đúng đắn về HTX và sự hợp tác giúp đỡ nhau trong tổ chức HTX cần phải có phong trào mạnh, có sự tuyên truyền và trợ giúp tích cực của nhiều lực lượng mà trước hết là của các nhà lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp
Hai là, HTX phải đảm bảo đem lại lợi ích cho xã viên, phải là tổ chức kinh tế
của nhân dân theo tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế và cải thiện đời sống của cộng đồng xã viên, trước hết đòi hỏi phải có
sự nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất của HTX, về tiềm năng và lợi thế riêng của nó so với các hình thức tổ chức kinh tế khác, làm nó trở nên thực sự hấp dẫn xã viên và nhân dân tham gia
Ba là, phát triển HTX phải dựa trên nền tảng phát triển kinh tế hộ, doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế - là xã viên của HTX trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta Môi trường đầu tư và kinh doanh cho dân và doanh nghiệp cần được khẩn trương hoàn thiện theo hướng "dân được quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm", đơn giản hoá thủ tục hành chính, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực
Bốn là, cần đặc biệt học tập kinh nghiệm quốc tế về phát triển HTX với bề
dầy gần 200 năm có tính tới điều kiện cụ thể của Việt Nam và trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, giúp chúng ta đi nhanh đi tắt trong tiếp thu tinh hoa nhân loại, tiết kiệm các nguồn lực, phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng và lợi thế của HTX phục vụ cho sự nghiệp dân giầu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh của đất nước ta; cần nhanh chóng bứt ra khỏi tư duy cũ và mô hình cũ về HTX
Trang 1812
Năm là, cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX đã được Bác Hồ đề
cập trong tác phẩm "Đường kách mệnh" viết vào những năm 30 của thế kỷ 20 Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự gặp gỡ của văn minh phương Đông nói chung và
văn hoá Việt Nam nói riêng và phương Tây "Hợp tác xã" trong"Đường kách mệnh"
là tác phẩm lý luận điển hình, mẫu mực về HTX
1.5 Vai trò của HTX và của cơ chế quản lý HTX trong sự phát triển nền kinh tế
Ở Việt Nam, kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước HTX luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển và được khẳng định trong các Nghị quyết đại hội của Đảng là một thành phần kinh tế quan trọng, không chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế mà còn phát huy vai trò toàn diện về văn hoá, chính trị, xã hội, “cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân”, “hiệu quả kinh tế của kinh tế tập thể trên cơ sở quan điểm toàn diện, cả kinh tế-chính trị- xã hội, cả hiệu quả của tập thể
và của các thành viên” (Nghị quyết Hội nghị TW 5 Khoá IX)
1.5.1 Vai trò kinh tế
Như chúng ta đã thấy khu vực kinh tế hợp tác, HTX không phải là khu vực đem lại lợi nhuận cao và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, vì mục tiêu hoạt động của khu vực này không đơn thuần chạy theo lợi nhuận mà là giúp đỡ cho các thành viên phát triển là chủ yếu Tuy vậy, so với kinh tế hộ thì kinh tế hợp tác, HTX vẫn có vai trò nổi trội hơn về mặt kinh tế, đó là:
- HTX đã có những đóng góp quan trọng trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho xã viên và cộng đồng, hỗ trợ người lao động có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của bản thân họ trong điều kiện cụ thể từng nơi, từng cộng đồng mà nếu không có HTX thì họ sẽ gặp khó khăn quá sức vượt qua Thực tế đã chứng minh, thông qua hình thức hợp tác này, họ đã tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội đối với họ
- Thông qua HTX, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống mới đã được chuyển giao một cách có hiệu quả đến hộ xã viên; công tác chống úng, hạn,
Trang 19tư nhân HTX ra đời và phát triển không phá vỡ kinh tế hô ̣ gia đình m à tách dần
mô ̣t số công viê ̣c mà nếu làm ở gia đình thì không có lợi bằng HTX
- HTX không chỉ hỗ trơ ̣ kinh tế hô ̣ trên cơ sở các tính chất của nó mà còn
là trung gian tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nô ng dân và những người lao đô ̣ng nghèo Các hệ thống hạ tầng sau khi được xây dựng được Nhà nước giao cho HTX khai thác , sử du ̣ng để phu ̣c vu ̣ cho sự phát triển nông nghiê ̣p , nông thôn ; bảo tồn và phát triển các nghề truyền thốn g cũng như phu ̣c vu ̣ đời sống của cô ̣ng đồng dân trong vùng
Như vâ ̣y, có thể khẳng định HTX là tổ chức được ra đời và tồn tại để hỗ trợ kinh tế hô ̣ gia đình và các thành viên khác phát triển , phục vụ lợi ích của các cộn g đồng dân cư và người lao đô ̣ng nghèo, đă ̣c biê ̣t là các cô ̣ng đồng dân cư nông thôn
- Phát triển kinh tế HTX góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh tế quốc dân: Lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia ở các giai đoạn khác nhau cũng đã cho thấy: kinh tế HTX không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, tạo ra sự ổn định xã hội và làm thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
1.5.2 Vai trò chính trị - xã hội
- Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, HTX tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội ở địa phương Nhờ tích
Trang 20- Thông qua HTX đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong việc giúp nhau xoá đói giảm nghèo Đây là một vấn đề vừa có tính kinh tế - xã hội vừa mang
ý nghĩa chính trị sâu sắc HTX quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của xã viên thực hiện một số công việc có tính chất xã hội thông qua những việc làm cụ thể: thăm hỏi lúc ốm đau, thai sản, tặng quà nhân dịp lễ tết, hiếu hỉ, một số HTX còn tổ chức được những đợt tham quan, du lịch, nghỉ mát cho xã viên và người lao động hàng năm Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các HTX đều tích cực tham gia phục vụ nhiệm vụ chính trị, đóng góp kinh phí vào các phong trào của địa phương
- HTX tạo điều kiện phát huy dân chủ ở cơ sở thông qua việc thực hiện nguyên tắc quản lý dân chủ trong nội bộ HTX, phát huy tính cộng đồng của dân cư
ở làng xã; HTX là môi trường giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng cho mỗi thành viên tham gia
- Thông qua HTX, sức sản xuất xã hội được tập hợp lại để cùng phát triển Kinh tế hợp tác, HTX rất phù hợp với những đơn vị, cá thể còn yếu kém cả về vốn
và năng lực sản xuất Có thể nói, HTX đã huy động được nguồn lực vật chất cũng như tinh thần năng động, sáng tạo, sức lao động của một bộ phận dân cư nhằm đóng góp có hiệu quả hơn vào sự phát triển chung của xã hội
Trang 2115
Chương 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HTX VÀ THỰC TRẠNG CƠ
CHẾ QUẢN LÝ HTX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Thành phố Hà Nội có diện tích đất tự nhiên là 3.348,525 km²1, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông; Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Tây Hà Nội nằm ở cả hai bên
bờ sông Hồng
Địa hình Hà Nội thấp dần
theo hướng từ Bắc xuống Nam và
từ Tây sang Đông với độ cao trung
bình từ 5 đến 20 mét so với mực
nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, có
50,39% diện tích tự nhiên của Hà
Nội là đồng bằng (1.687,22 km²),
nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên
sông Hồng và chi lưu các con sông
khác Phần diện tích vùng núi cao
rộng 240,52 km² (chiếm 7,18%)
phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn,
Ba Vì, Quốc Oai Mỹ Đức Phần diện tích còn lại (chiếm 42,43%) là vùng đồi gò bán sơn địa có độ cao từ 100-300 m Điều kiện địa hình Hà Nội đa dạng với 3 vùng đồng bằng, vùng đồi thấp và vùng núi cao rất thuận lợi cho phát triển kinh
tế, khai thác các tiềm năng nông nghiệp, dịch vụ và du lịch sinh thái ven đô
Trang 2216
2.1.1.2 Đất đai
Cơ cấu đất đai của Thành phố Hà Nội năm 2009 như sau:
- Đất nông nghiệp có 189.314,2 ha, chiếm 56,6% diện tích đất tự nhiên, trong
đó có 153.229,3 ha đất sản xuất nông nghiệp, 24.066,1 ha đất lâm nghiệp và 10.122,8 ha đất nuôi trồng thuỷ sản Trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 137.894,0 ha, chiếm 90,0%, riêng đất trồng lúa có 117.106,5 ha chiếm 84,9% đất trồng cây hàng năm
- Đất phi nông nghiệp có 134.683,0 ha, chiếm 40,3% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 34.920 ha đất ở còn lại là đất chuyên dùng
- Đất chưa sử dụng có 10.463,0 ha, bằng 3,13% diện tích đất tự nhiên, trong
đó đất đồi núi và núi đá là 5.603,95 ha
2.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng đông Bắc Bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng, ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô, ít mưa về mùa đông Mùa hè nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, Thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông Thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nền nhiệt độ cao Do tác động của biển, Hà Nội có độ
ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình có 114 ngày mưa trong một năm Đặc điểm của khí hậu Hà Nội khá thuận lợi cho phát triển các các ngành kinh tế, nhất là rất thích hợp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số và nguồn lao động
Là một trong năm thành phố của cả nước trực thuộc TW, Hà Nội hiện có 29 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã) và 577 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn)
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2009, dân số Hà Nội là 6.537,9 nghìn người, trong đó có 2.253,84 nghìn cư dân thành thị (chiếm 34,47%) và 4.284,06
Trang 2317
nghìn cư dân nông thôn (chiếm 65,53%) Tỷ lệ tăng dân số bình quân 9 năm từ
2001 đến 2009 là 2,1%/năm Mật độ dân số trung bình vào ngày 31/12/2009 là 1.955 người/km2
Mật độ dân số Hà Nội không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành Tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km² Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km² Sự khác biệt giữa nội ô và các huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục Về cơ cấu dân số theo dân tộc, cư dân Hà Nội chủ yếu là người Kinh (chiếm 99,1%) Cư dân các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày… chỉ chiếm 0,9% Hà Nội hiện có khoảng 3,6 triệu người đang trong độ tuổi lao động Mặc dù dồi dào về số lượng lao động, Thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là ở các huyện nông thôn ngoại thành
2.1.2.2 Hạ tầng giao thông
Là Thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, Thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên Những năm 1970 sân bay Gia Lâm là sân bay chính của
Hà Nội nhưng hiện chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm
cả dịch vụ du lịch Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu Các bến xe: Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp cả nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32 đi Phú Thọ
Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại Trong những năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông liên tỉnh của
Trang 2418
Thành phố nhờ được đầu tư mở rộng và nâng cấp nên chất lượng được cải thiện đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô
2.1.2.3 Hạ tầng giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ
Hà Nội là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất cả nước Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có2: 77 trường đại học và cao đẳng; 47 trường trung học chuyên nghiệp và 252 trường công nhân kỹ thuật và cơ sở đào tạo nghề Các trường đại học đào tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng với 643.350 sinh viên đại học, cao đẳng; 55.945 học sinh trung học chuyên nghiệp và 134.735 học sinh học nghề Nhiều trường đại học ở Hà Nội như: Đại học Y, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải là những trường đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam
Hà Nội cũng là trung tâm nghiên cứu của cả nước với khoảng trên 100 viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ khác nhau, trực thuộc các bộ ngành Trung ương và địa phương Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật Việt Nam… là những cơ sở nghiên cứu
đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của Thủ
đô Hà Nội nói riêng những năm qua thông qua việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống
2.1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Cùng với sự đi lên của nền kinh tế quốc gia, kinh tế Hà Nội trong những năm qua tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm từ 2006 đến 2009 là 10,5%/năm (xem bảng 2.1) Riêng năm 2009, tăng trưởng kinh tế Thủ đô đạt 6,7%, cao gấp 1,26 lần tăng trưởng kinh tế chung của cả nước (5,3%)
2
Theo Niên gia ́m Thống kê Hà Nô ̣i năm 2009
Trang 25% Tăng bq 2006-2009
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009 - Cục Thống kê thành phố Hà Nội)
Năm 2009, trong 3 ngành kinh tế của Thành phố thì ngành dịch vụ có tốc
độ tăng trưởng lớn nhất, đạt 7,4%; tiếp đến là ngành công nghiệp - xây dựng tăng 6,8% và ngành nông - lâm - thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, đạt 0,1% Giai đoạn từ 2006 đến 2009, ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng bình quân lớn nhất, đạt 12,5%/năm và ít nhất vẫn là ngành nông - lâm - thuỷ sản, đạt 1,6% Nguyên nhân của tình trạng này là do diện tích đất nông nghiệp trong thời gian gần đây giảm đáng kể để chuyển sang đất đô thị và khu công nghiệp
Cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội có sự chuyển dịch đáng kể nhưng chỉ giữa 2 ngành công nghiệp-xây dựng và nông, lâm, thuỷ sản Ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng 8,2% vào năm 2006 đã giảm xuống còn 6,5% vào năm
2009 Trong khi ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 41,1% năm 2006 lên đến 42,5% năm 2009 Ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng trên 50% trong cơ cấu kinh
tế thủ đô và nhìn chung ít thay đổi trong những năm qua, song năm 2009 lại tăng với tốc độ cao hơn các ngành khác, đạt 7,4%
Trang 26bộ ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn; chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và Thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư, đặc biệt là tiềm năng của khu vực kinh
tế ngoài nhà nước trong đó có kinh tế tập thể trên địa bàn Năm 2009, khu vực kinh
tế ngoài nhà nước của Thành phố vẫn chỉ chiếm 37,8% tổng GDP, trong khi kinh tế nhà nước Trung ương chiếm đến 38,1%, kinh tế nhà nước địa phương chiếm 5,8%,
và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,7%
Hà Nội là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giầu có Điều này đã khiến cư dân nô ̣i thành Hà Nội, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi Ở những khu phố trung tâm, tình trạng còn xấu hơn nhiều và Nhà nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng 3, 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà khá phổ biến ở Hà Nội Mặc dù mỗi năm, Thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân Phần lớn các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà
ở tạm
Đánh giá chung, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thủ đô - trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học công nghệ của cả nước - cho thấy Thủ
Trang 272.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các loại hình HTX ở Hà Nội hiện nay
2.2.1 Tình hình tổ chức và hoạt động của HTX
Đến 31/12/2009, toàn thành phố có 1.580 HTX, trong đó có 960 HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp (chiếm 60,8%), 249 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (chiếm 15,8%), 141 HTX dịch vụ - thương mại (chiếm 8,9%), 69 HTX vận tải (chiếm 4,4%), 20 HTX xây dựng (chiếm 1,2%), 98 Quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 6,2%) và 43 HTX lĩnh vực khác (chiếm 2,7%)
Số HTX thành lâ ̣p trước năm 1997 là 900 HTX, trong đó đã chuyển đổi theo Luâ ̣t HTX năm 1996 là 803 HTX và chưa chuyển đổi là 97 HTX Số HTX được
Vận tải Xây dựng Quỹ Tín dụng nhân dân
Hình 2.2: Cơ cấu HTX năm 2009 theo lĩnh vực
(Nguồn: Tác giả tự phân tích)
Lĩnh vực khác
Trang 2822
thành lập mới từ năm 1997 đến 2008 là 333 HTX, trong đó có 181 HTX được thành
lâ ̣p mới hoàn toàn, 28 HTX được thành lâ ̣p từ các tổ hợp tác và 124 HTX được thành
lâ ̣p từ chia tách, sáp nhập Có 95,3% số HTX tổ chức quản lý và hoa ̣t đô ̣ng theo mô hình 1 bô ̣ máy và chỉ có 58 HTX trong tổng số 1.233 HTX khảo sát năm 2007 (chiếm 4,7%) là tổ chức quản lý và hoạ t động theo mô hình có 2 bô ̣ máy, tách bạch rõ giữa
bô ̣ máy điều hành và bô ̣ máy quản lý
Ngoài tài sản quỹ đất đai , tài sản của các HTX NN &DVNN chủ yếu là hê ̣ thống kênh mương, đường nô ̣i đồng, đường nông thôn, giá trị công trình điê ̣n, trụ sở làm việc và diện tích nhà kho Ở một bộ phận đáng kể HTX các tài sản cố định này chiếm trên 80% tổng số vốn hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh Trong tài sản của các HTX phi nông nghiê ̣p thì tài sản cố đi ̣nh chủ yếu cũng là tru ̣ sở làm viê ̣c và hê ̣ thống nhà kho , xưởng sản xuất Đối với HTX phi nông nghiệp thì tài sản chủ yếu là t ài sản lưu
đô ̣ng
Khảo sát thực tế của Liên minh HTX Thành phố tại 725 HTX NN&DVNN cho thấy từ năm 2005-2009 tổng số tiền hỗ trơ ̣ xây dựng cơ sở hạ tầng là 102.087 triệu đồng (bình quân cho một HTX là 186,3 triệu đồng), trong đó đầu tư cứng hoá kênh mương là 26.015,7 triệu đồng; cho giao thông nội đồng là 17.689 triệu đồng, giao thông nông thôn
8 huyện được hỗ trợ 21.143 triệu đồng Hỗ trợ đường điện dân sinh của 5 huyện là 9.632 triệu đồng, đầu tư cho cơ sở hạ tầng khác 25.966 triệu đồng Các HTX tự đầu tư 52.982 triệu đồng (bình quân 1 HTX tự đầu tư 73,1 triê ̣u đồng), trong đó đầu tư cho đường điện
là 42.590 triệu đồng
Tổng vốn và tài sản của 1.424 HTX điều tra đến 31/12/2005 đạt 2.737 tỷ 480 triệu đồng, bình quân 1 HTX có số vốn 2.067,6 triệu đồng Đến các 31/12/2009 tổng vốn HTX đạt 5.234,6 tỷ đồng, bình quân 3.953,6 triệu đồng/HTX Riêng vốn chủ sở hữu, năm 2005 đạt 1 tỷ 436,9 triệu đồng chiếm 52,49% tổng tài sản, bình quân đạt 1.085,3 triệu đồng/HTX, năm 2009, con số này là 2 tỷ 292,3 triệu đồng, chiếm 43,8% tổng vốn
Tổng doanh thu của các HTX năm 2005 đạt 3.507,25 tỷ đồng, bình quân 2.649 triệu đồng/ HTX, lợi nhuận trước thuế thu được 204 tỷ 007 triệu đồng, bình quân 154,1
Trang 2923
triệu đồng lợi nhuận/HTX Đến năm 2009, doanh thu các HTX toàn Thành phố đạt 5.419,57 tỷ đồng, lợi nhuận là 341,2 tỷ đồng, bình quân mỗi HTX thu 257,7 triệu đồng lợi nhuận (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2: Vốn, doanh thu và lơ ̣i nhuâ ̣n bình quân 1 HTX
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2009 Tăng
+/giảm -
1 Tổng vốn điều lệ - 258.217,2 -
- Vốn điều lệ bình quân 1 HTX - 950,3 -
2 Tổng vốn kinh doanh củ a các HTX 2.737.480,9 5.234.615,1 2.497.134,3
- Vốn bình quân 1 HTX 2.067,60 3.953,60 1.886
3 Tổng vốn cố định của các HTX 1.137.242,7 1.757.523,1 620.280,4
- Vốn cố định bình quân 1 HTX 858,9 1327,4 468,5
4 Tổng vốn lưu động của các HTX 1.600.238,2 3.477.092,0 1.876.853,9
- Vốn lưu động bình quân 1 HTX 1.208,7 2.626,2 1.414,5
5 Tổng doanh thu củ a các HTX 3.507.276,00 5.419.529,20 1.912.253,2
- Doanh thu bình quân / HTX 2.649,0 4.093,3 1.398,1
6 Tổng lợi nhuâ ̣n của các HTX 204.007,35 341.165,91 137.158,6
- Lợi nhuận trước thuế bình quân/HTX 154,1 257,7 103,6
7 Tổng nộp Ngân sách NN của các HTX 91.160,2 207.710 116.550,3
- Nộp NSNN bình quân / HTX 68,9 157 88,0
(Nguồn: Kết qua ̉ điều tra HTX năm 2009 của Liên minh HTX Thành phố)
Như vậy, sau 4 năm hoạt động, vốn kinh doanh bình quân 1 HTX đã tăng gần 1,9 tỷ đồng, trong đó đặc biệt là các HTX phi nông nghiệp, tăng trên 5,1 tỷ đồng Doanh thu bình quân 1 HTX cũng tăng đáng kể, tăng gần 1.398,1 triệu đồng Lợi nhuận trước thuế bình quân 1 HTX cũng tăng đáng kể sau 4 năm, tuy nhiên mức lợi nhuận bình quân 1 HTX vẫn thấp, chỉ đạt 257,7 triệu đồng năm 2009
So với vốn điều lê ̣ bình quân 1 HTX trong toàn quốc (882,61 triê ̣u) thì vốn điều lê ̣ của 1 HTX Hà Nô ̣i (950,32 triê ̣u) cao hơn 67,71 triê ̣u Còn so với vốn kinh doanh bình quân 1 HTX trong toàn quốc (2.375,09 triê ̣u) thì vốn vốn kinh doanh
Trang 30mô ̣t ngành hàng cũng chưa có sự liên kết hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để phát huy sức mạnh của kinh tế tập thể và liên doanh liên kết trong môi tr ường cạnh tranh Cũng chưa có mô hình liên doanh , liên kết nào của các HTX được xây dựng và tổng kết
để rút kinh nghiệm và nhân rộng Các HTX nhìn chung đang tự mình bươn chải để tồn ta ̣i, chưa chủ đô ̣ng thực hiê ̣n cả liên doan h liên kết ngang cũng như liên kết do ̣c trong từng ngành hàng và trong nhưng lĩnh vực có quan hê ̣ hỗ trợ cho nhau Có thể nói đây là một điểm hạn chế cần phải được chú ý trong phát tr iển HTX trên đi ̣a bàn Thành phố trong những năm tới
2.2.2 Đánh giá hoạt động của HTX
2.2.2.1 Mặt được và nguyên nhân
* Mặt được:
- Các HTX có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố: Trong những năm qua các HTX đã góp phần cung cấp sản phẩm cho xã hội , thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển làng nghề, hỗ trơ ̣ kinh tế hộ phát triển, góp phần đưa tốc đô ̣ tăng trưởng GDP của Thủ đô luôn đa ̣t trên 10% trong những năm gần đây Đóng góp của khu vực kinh tế tâ ̣p thể mà nòng cốt là HTX vào nền kinh tế Thành phố ước đạt khoảng 2,04% năm 2006 và 1,57% năm 2009 trong tổng GDP của Thành phố3
- Đời sống xã viên HTX, đặc biệt xã viên HTX ngày càng được nâng cao ; cơ sở ha ̣ tầng nông thôn được cải thiê ̣n , bô ̣ mă ̣t nông thôn đã khởi sắc hơn trước ; xã viên ngày càng tin tưởng hơn vào HTX
3
Theo Niên gia ́m Thống kê Hà Nô ̣i năm 2009
Trang 31* Nguyên nhân mặt được:
- Do có sự quan tâm, lãnh đạo của Thành ủy và cấp ủy Đảng các cấp thể hiện qua viê ̣c ban hành và chỉ đa ̣o thực hiê ̣n nhiều văn bản như: Chỉ thị 31 CT/TU, Đề án số 01-ĐA/TU…
- UBND và các ban , ngành các cấp trong những năm qua trên cơ sở cụ thể hoá đường lối chính sách và các văn bản của Đảng, Nhà nước và Luật HTX năm
2003 đã có nhiều định hướng, chính sách, văn bản cụ thể hoá phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố nói chung và phát triển HTX nói riêng
- Sự nỗ lực, tích cực từ các cơ sở kinh tế HTX: các HTX đã thực hiện chuyển đổi theo Luâ ̣t và các HTX thành lâ ̣p mới trên cơ sở thực sự tự nguyê ̣n , tôn tro ̣ng các giá trị và nguyên tắc HTX ; đội ngũ cán bộ HTX tâm huyết với HTX , chịu khó học hỏi, năng động, làm việc vì HTX và lợi ích của xã viên và cộng đồng ; có chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoạt động sát thực tế… Những điều này đã giúp cho HTX hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và có hiệu quả cao hơn
2.2.2.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
* Những tồn tại, hạn chế:
- Công tác tuyên truyền , phổ biến , nâng cao nhận thức về KTTT và HTX chưa thường xuyên nên nhận thức của không ít cán bộ và xã viên về HTX còn hạn chế; việc chuyển đổi và thành lập mới HTX còn mang nặng tính hình thức , mô ̣t bô ̣
Trang 3226
phâ ̣n xã viên không thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với HTX , còn thụ động trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự gắn bó với HTX
- Quy mô sản xuất kinh doanh của các HTX nhìn chung nhỏ , hiê ̣u quả thấp
và quản lý yếu kém kéo dài từ nhiều năm thể hiện trên các mặt : hiê ̣u quả sản xuất kinh doanh còn thấp , năng lực ca ̣nh tranh ha ̣n chế , số HTX tham gia làm hàng x uất khẩu, sản phẩm được thị trường chấp thuận còn ít ; trình độ quản lý , năng lực điều hành của phần lớn cán bộ chủ chốt của HTX còn bất cập , hạn chế về kiến thức chuyên môn, quản lý; vốn sản xuất kinh doanh và doanh thu sản xuất kinh doanh so với các thành phần kinh tế khác thấp; sử dụng lao đô ̣ng chưa nhiều…
- Sự hơ ̣p tác giữa các HTX còn yếu , mô hình Liên hiê ̣p HTX chưa phát huy hiê ̣u quả cao , chưa đảm bảo sự hợp tác chă ̣t chẽ giữa các HT X thành viên và chưa thể hiê ̣n rõ mô hình và bản chất như là HTX của các HTX thành viên
- Cơ chế chính sách đã được thể hiện trong Nghị định 88/CP của Chính phủ
về hỗ trợ HTX, nhưng cụ thể hoá chậm Các cấp, các ngành còn xem nhẹ chưa quan tâm đúng mức đến khu vực kinh tế HTX, chưa thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo mô hình tiên tiến, mô hình mới để nhân ra diện rộng
* Nguyên nhân hạn chế, tồn tại:
- Nguyên nhân chu ̉ quan:
+ Nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành đối với HTX còn hạn chế, ít quan tâm để củng cố phát triển HTX
+ Nhận thức về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, xã viên về HTX có nơi chưa đầy đủ Tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỉ lại vẫn đang tồn tại khá nặng trong nhân dân kể cả cán bộ quản lý HTX
+ Chính sách hỗ trợ phát triển HTX còn nhiều bất câ ̣p , châ ̣m triển khai thực hiê ̣n và châ ̣m phát huy tác du ̣ng
+ Phần lớn trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu, nhất là năng lực điều hành, tổ chức sản xuất và quản lý Số đông cán bộ HTX chưa được yên tâm công tác , nhất là cán bô ̣ HTX nông nghiệp Các HTX chưa thu hút được cán bộ
Trang 3327
quản lý, khoa học kỹ thuật được đào tạo cơ bản về làm việc ở HTX (do thu nhập thấp, chế độ chính sách, chế độ dân bầu)
- Nguyên nhân kha ́ ch quan:
+ Quá trình đô thị hoá nhanh ở các quận và ở các huyện như: Từ Liêm Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức… dẫn đến các HTX NN&DVNN bị thu hẹp diện tích đất canh tác, lao động dư thừa ngày càng lớn Sự thay đổi nhanh của môi trường hoạt động làm cho một số HTX lúng túng trong chuyển đổi hình
thức hoạt động cho phù hợp
+ Sự ca ̣nh tranh trong cơ chế thi ̣ trường và xu thế hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX Hoạt động của HTX nói chung, đă ̣c biê ̣t là HTX phi nông nghiệp , chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các thành phần kinh tế n hà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên đi ̣a bàn Các thành phần kinh tế này có tiềm lực về vốn, khoa ho ̣c công nghê ̣ và trình đô ̣ quản lý cao hơn hoă ̣c có cơ chế vâ ̣n hành năng đô ̣ng hơn nên có nhiều ưu thế trong ca ̣nh tranh hơn so với HTX phi nông nghiê ̣p
+ Cơ chế ra quyết định trong HTX chưa ta ̣o điều kiê ̣n c ho Ban quản trị HTX phát huy tính năng động sáng tạo và nắm bắt cơ hội kinh doanh kịp thời để cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác hoa ̣t đô ̣ng trong cùng lĩnh vực
+ HTX hầu hết được chuyển đổi từ mô hình HTX thành lâ ̣p từ những năm 1960-1980 trong thờ i kỳ bao cấp , tài sản, công quỹ dùng chung xã viên (cả xã, cả thôn), dẫn đến trách nhiê ̣m gắn bó rất ha ̣n chế Những tồn ta ̣i của HTX kiểu cũ (tư duy cũ, cách làm cũ, tâm lý ỷ na ̣i, trông chờ…) vẫn còn trong các HTX chuyển đổi Nguồn lực nhất là tài lực của HTX thấp và yếu , đối tượng phu ̣c vu ̣ la ̣i có tính xã hô ̣i cao Đây là ha ̣n chế lớn nhất của HTX khi bước vào nền kinh tế thi ̣ trường
2.3 Thực trạng cơ chế quản lý HTX ở thành phố Hà Nội
2.3.1 HTX nông nghiệp
Toàn Thành phố đến ngày 31/12/2009 có tổng số 960 HTX NN&DVNN (chiếm 60,8% tổng số HTX ), trong đó có 685 HTX (chiếm 71%) chuyển đổi theo
Trang 3428
Luâ ̣t HTX năm 1996 và 275 HTX được thành lập mới từ năm 1997 (riêng từ năm
2006-2009 có 69 HTX được thành lâ ̣p mới theo Luâ ̣t HTX 2003) Ngoài ra, còn có
16 HTX ngừ ng hoa ̣t đô ̣ng, đang chờ giải thể
Kết quả điều tra 900 HTX NN&DVNN đang hoạt động sản xuất, kinh
doanh năm 2009 cho thấy có 821 HTX (chiếm 91,2%) đã sửa đổi , bổ sung Điều
lê ̣ HTX theo Luâ ̣t HTX 2003 và 79 HTX (chiếm 8,8%) được thành lập mới theo
Luâ ̣t HTX 2003 Trong số 900 HTX khảo sát có tổng số 455 HTX (chiếm
50,5%) đã bổ dung ngành ng hề đăng ký kinh doanh Riêng 3 năm 2007-2009 có
23 HTX được thành lập mới và có 44 HTX đã bổ sung thêm ngành nghề mới Số
HTX ngừng hoạt động chưa giải thể năm 2009 là 16 HTX Các HTX
NN&DVNN đang hoạt động phân bố chủ yếu tại 18 huyện của Thành phố, đông
nhất là các huyện Ứng Hoà 108 HTX, Đông Anh 102 HTX, Mê Linh 73 HTX,
Ba Vì 68 HTX, Sóc Sơn 54
HTX…
Về quy mô: có 285 HTX
quy mô xã (chiếm 31,7%), 85
HTX quy mô liên thôn (chiếm
9,4%) và 530 HTX quy mô thôn
(chiếm 58,9%) Số HTX quy mô
thôn nhiều nhất là ở các huyện
Đông Anh 85 HTX, Mê Linh 72
HTX, Ứng Hòa có 99 HTX… Cá
biệt có xã Xuân Trung là không có HTX NN&DVNN
Nếu xét theo ngành nghề thì trong tổng số 900 HTX NN&DVNN khảo sát có
762 HTX dịch vụ nông nghiệp (chiếm 84,7%), 130 HTX dịch vụ tổng hợp (chiếm
14,4%) và 8 HTX chuyên ngành (chiếm 8,9%)
Tổng số xã viên của 900 HTX khảo sát HTX NN&DVNN tại thời điểm
31/12/2009 là 976.752 người, bình quân 1085,3 người, cao hơn 66 người/HTX so
với năm 2006 Xã viên tham gia H TX NN&DVNN chủ yếu với tư cách là đa ̣i diê ̣n
Hình 2.3: Cơ cấu quy mô HTX NN năm 2009
(Nguồn: Tác giả tự phân tích)
Trang 3529
cho hô ̣ gia đình nông dân và cho trang tra ̣i Các HTX chuyển đổi thường có số xã
viên đông, phần lớn xã viên HTX cũ chuyển thành xã viên mới, không góp thêm
vốn điều lệ, số HTX có trên 500 xã viên chiếm 70% Các HTX mới thành lập có số
xã viên thường từ 20-50 xã viên
Số xã viên có trình độ chuyên môn nhìn chung chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ
chiếm 4,2% xã viên năm 2006 và đến năm 2009 cũng chỉ đạt 4,3% tổng số xã viên
Trong những năm qua , nhờ chính sách đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người
lao động mà số xã viên được đào tạo nghề mới tăng lên, nếu như năm 2006 có 775
xã viên được đào tạo nghề mới thì đến năm 2009 con số này đã là 1.282 người, cao
gấp 1,7 lần
Lao động làm việc thường xuyên trong các HTX NN&DVNN hiện có 16.343
người, bình quân 18 người/1 HTX phù hợp với tính chất hoạt động dịch vụ của HTX
và khá ổn định qua các năm Về trình độ của người lao động trong những năm gần đây
được nâng lên rõ rệt, năm 2006, số lao động có chuyên môn là 3.614 người, bình quân
1 HTX nông nghiệp có 4 lao động có chuyên môn, chiếm 22,3% tổng số lao động
thường xuyên Đến 2009, con số này là 4.266 người, bình quân 1 HTX có gần 5 lao
động có chuyên môn, chiếm
26,1%
Tỷ trọng đội ngũ cán bộ
quản lý chủ chốt của các HTX
NN&DVNN có trình đô ̣ cao
đẳng, đa ̣i ho ̣c trở lên mới chiếm
9,9%, có trình độ sơ , trung cấp
chiếm 52,6% và chưa qua đào
tạo chiếm đến 37,4% Xét trình
đô ̣ ba nhóm cán bộ chủ chốt là
Chủ nhiệm, Trưởng ban kiểm soát và Kế toán trưởng thì tỷ trọng cán bộ Chủ nhiệm
HTX có trình độ cao đẳng trở lên mới chiếm 15,4%, con số tương ứng với Trưởng
ban kiểm soát chỉ là 3,3% và Kế toán trưởng là 11,1% (xem bảng 2.3)
Hình 2.4: Cơ cấu trình độ cán bộ chủ chốt
HTX nông nghiệp năm 2009
(Nguồn: Tác giả tự phân tích)
Trang 3630
Bảng 2.3: Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX nông nghiệp năm 2009
Đơn vị: Người, %
Chỉ tiêu
Tổng số Chủ nhiệm Trưởng Ban
kiểm soát Kế toán trưởng
Số người
% Số người
% Số người
% Số người
%
Tổng số 2.700 100 900 100 900 100 900 100
- Chưa qua đào tạo 1.010 37,4 331 36,8 474 52,7 205 22,8
- Sơ cấp & trung cấp 1.421 52,6 430 47,8 396 44,0 595 66,1
- Cao đẳng, Đại học 265 9,8 137 15,2 30 3,3 98 10,9
- Trên Đại học 4 0,1 2 0,2 0 0,0 2 0,2
(Nguồn: Kết qua ̉ điều tra HTX năm 2009 của Liên minh HTX Thành phố)
Tình hình tài sản và vốn hoạt động của HTX NN&DVNN
- Tài sản và vốn hoạt động của HTX:
Do đại bộ phận HTX NN &DVNN được chuyển đổi từ các HTX kiểu cũ theo Luật HTX năm 1996 (và sau đó tiếp tục sửa đổi , bổ sung Điều lê ̣ HTX theo Luâ ̣t HTX 2003) nên nguồn vốn , tài sản đều được chuyển từ HTX cũ sang Vốn Điều lê ̣ bình quân 1 HTX là 722 triê ̣u đồng , trong đó vốn điều lê ̣ của HTX cao nhất là 9,5 tỷ đồng (HTX Ninh Cầm) và thấp nhất là 36 triê ̣u đồng Vốn điều lê ̣ bình quân của HTX quy mô xã là 922 triê ̣u đồng và quy mô thôn là 200 triệu đồng Vốn góp tối thiểu một xã viên khi tham gia HTX là 33,5 nghìn đồng và vốn góp cao nhất là 270,4 nghìn đồng
So với vốn điều lê ̣ bình quân 1 HTX trong cả nước (882,61 triê ̣u đồng) thì vốn điều lê ̣ bình quân của 1 HTX NN&DVNN Hà Nô ̣i thấp hơn 160,61 triê ̣u đồng, nhưng nếu so với vốn điều lê ̣ bình quân 1 HTX vùng Đồng bằng sông Hồng (608,62 triê ̣u đồng) thì lại cao hơn 113,38 triê ̣u đồng
Tổng tài sản và vốn sả n xuất kinh doanh của các HTX NN &DVNN cũng không ngừng được bổ sung Cụ thể năm 2006, vốn và tài sản bình quân của 1 HTX
là 1,042 tỷ đồng, năm 2009 là 1,404 tỷ đồng, tăng hơn 362 triệu đồng/HTX sau 4 năm, bình quân tăng 10,4%/năm Trong đó, tài sản cố định tăng bình quân 7,3%/năm, đa ̣t là
Trang 3731
832 triệu đồng vào năm 2009 và tài sản lưu động tăng 15,8% và đa ̣t 571,9 triệu đồng năm 2009 Tỷ lệ vốn lưu động /tổng vốn kinh doanh cũng tăn g lên, từ chiếm 35,3% năm 2006 tăng lên chiếm 40,7% năm 2009 (xem bảng 2.4)
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn bình quân 1 HTX nông nghiệp
Đơn vi ̣: Triê ̣u đồng, %
Năm bình quân Vốn KD
1 HTX
Cơ cấu vốn kinh doanh Cơ cấu nguồn vốn
TS/Vốn cố định TS/Vốn lưu đô ̣ng Vốn chủ sở hữu Vốn vay
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
(Nguồn: Kết qua ̉ điều tra HTX năm 2009 của Liên minh HTX Thành phố)
So với vốn hoa ̣t đô ̣ng bình quân 1 HTX trong cả nước (2.375,09 triê ̣u đồng) thì vốn hoa ̣t đô ̣ng bình quân của 1 HTX NN &DVNN Hà Nô ̣i thấp hơn 971,09 triê ̣u đồng, và so với vốn hoạt động bình quân 1 HTX vù ng Đồng bằng sông Hồng (608,62 triệu đồng) thì thấp hơn 103 triê ̣u đồng
Tài sản cố định của HTX phần lớn là công trình điện và công trình thuỷ lợi đã xuống cấp và lạc hậu, nhiều HTX không thu được khấu hao để tái tạo, nâng cấp tài sản
cố định Tài sản lưu động ở nhiều HTX dưới dạng khoản phải thu , bị nợ đọng sản phẩm trong dân nên có khoảng 1/3 số HTX hiện nay không có vốn lưu động (tâ ̣p trung nhiều vào các HTX quy mô thôn ) hoặc có rất ít vốn lưu động (dưới 50 triê ̣u đồng) để hoạt động
- Nguồn vốn cu ̉a HTX NN&DVNN:
Xét về nguồn vốn của HTX NN&DVNN thì vốn chủ sở hữu bình quân của 1 HTX NN&DVNN tăng từ 848,7 triê ̣u đồng năm 2006 lên 1.149,3 triê ̣u năm 2009, tăng 300,6 triê ̣u/HTX sau 4 năm, bình quân tăng 10,6%/năm Nguồn vốn vay cũ ng
Trang 3832
tăng từ 193 triê ̣u năm 2006 lên 255 triê ̣u năm 2009, tăng bình quân 62 triê ̣u/HTX sau 4 năm, bình quân tăng 9,6%/năm Nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên dưới 80% tổng nguồn vốn kinh doanh, còn vốn vay chiếm khoảng trên dưới 20%
Trong nguồn vốn chủ sở hữu của HTX thì vốn góp của xã viên là 130,9 triê ̣u, chiếm 15,4% (năm 2006) và 160,9 triê ̣u, chiếm 14% (năm 2009) Như vâ ̣y, khoảng trên dưới 85% của nguồn vốn chủ sở hữu là vốn quỹ của HTX , chủ yếu từ HTX cũ chuyển đổi sang và tích lũy qua hoạt động của HTX Các HTX chuyển đổi xã viên thường không góp vốn điều lệ mà quy từ vốn tích luỹ thành vốn điều lệ Ở các HTX mới thành lập xã viên có góp vốn điều lệ nhưng việc góp vốn chưa được tính toán dựa trên vốn tối thiểu mà từng HTX cần để kinh doanh , mỗi xã viên góp từ 1-20 triệu đồng, quy mô HTX từ 10-50 xã viên Những HTX không có vốn tích luỹ thì vốn hoạt động ít, kinh doanh dịch vụ khó khăn
- Vốn đầu tư cu ̉a HTX NN&DVNN:
Kết quả điều tra 900 HTX NN&DVNN năm 2009 cho thấy, mức vốn đầu tư bình quân 1 HTX năm 2006 là 53,8 triê ̣u, đã tăng lên 88,9 triê ̣u vào năm 2009, tăng 35,1 triệu, tương đương với tăng 18,2%/năm Mức vốn đầu tư này là quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư phát triển hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh của các HTX Tuy nhiên, vốn đầu tư la ̣i chủ yếu được sử du ̣ng để đầu tư nâng cấp cơ sở vâ ̣t chất phu ̣c vu ̣ sản xuất nông nghiê ̣p , cải tạo hệ thống điện và cứng hóa hệ thống kênh mương (chiếm trên 73,2%), còn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doa nh còn rất ha ̣n chế , năm 2009 bình quân mới chỉ khoảng 23,8 triê ̣u/HTX (xem bảng 2.5)
Bảng 2.5: Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư bình quân 1 HTX NN&DVNN
Đơn vi ̣: Triê ̣u đồng, %
% tăng bình quân năm
1 Vốn Đầu tư bi ̀nh quân 1 HTX 53,8 88,9 35,1 18,2
Trong đó: + XD CSVC phu ̣c vu ̣ NN 18,7 34,0 15,3 22,1 + Cải tạo hệ thống điện 8,7 15,8 7,1 22,0
Trang 3933
+ Cứ ng hóa kênh mương 10,1 15,3 5,2 14,8 + Đầu tư SX – KD 16,3 23,8 7,5 13,4
2 Nguồn vốn đầu tư 53,8 88,9 35,1
- Nguồn ngân sách hỗ trơ ̣ 13,2 22,1 8,9 18,7
- Nguồn vốn củ a HTX & xã viên đóng góp 40,6 66,8 26,2 18,1
Tỷ trọng vốn đầu tư của HTX và xã viên (%) 75,5 75,14
(Nguồn: Kết qua ̉ điều tra HTX năm 2009 của Liên minh HTX Thành phố)
Như vâ ̣y, có thể thấy là do vốn đầu tư hạn hẹp nên hầu như các HTX
NN&DVNN chưa mở rô ̣ng đươ ̣c các hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh mà phần lớn vẫn chỉ thực hiê ̣n các di ̣ch vu ̣ truyền thống như bảo vê ̣ đồng ruô ̣ng , tướ i tiêu , khuyến nông, bảo vệ thực vật Vốn đầu tư thấp cũng cho thấy đa số các HTX chưa đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lươ ̣ng di ̣ch vu ̣ cung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn trên địa bàn
Trong tổng nguồn vốn đầu tư thì vốn ngân sách hỗ trơ ̣ rất ít , bình quân năm
2006 chỉ là 13,2 triệu đồng/HTX và năm 2009 là 22,1 triê ̣u/HTX, chỉ chiếm khoảng gần 25% tổng nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư do HTX và xã viên đóng góp là chủ yếu, năm 2006 là 40,6 triều đồng/HTX và năm 2009 là 66,8 triê ̣u đồng/HTX, chiếm trên 75% tổng vốn đầu tư củ a HTX
Trong những năm qua, hoạt động của các HTX NN&DVNN đã tập trung chủ yếu vào cung cấp các dịch vụ sản xuất và đời sống cho hộ xã viên, các dịch vụ có tính cộng đồng cao, nếu để từng hộ làm thì không làm được hoặc làm nhưng hiệu quả không cao như (xem bảng 2.6):
+ Dịch vụ tưới tiêu : có 84,8% HTX tham gia
+ Dịch vụ bảo vệ đồng ruộng : có 84% HTX tham gia
+ Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y : có 67,9% HTX tham gia
+ Dịch vụ khuyến nông : có 58% HTX tham gia
+ Dịch vụ cung ứng giống : có 51,3 % HTX tham gia
+ Dịch vụ cung ứng điện : có 27,7% HTX tham gia
Trang 4034
Ngoài ra một bộ phận HTX cũng đã vươn lên đảm nhận các dịch vụ phức tạp hơn, bị cạnh tranh gay gắt hơn nhưng có vai trò rất quan trọng đối với các hộ nông dân như dịch vụ chế biến (có 7 HTX), dịch vụ tiêu thụ sản phẩm (có 16 HTX), dịch vụ làm đất, cung ứng vật tư, dịch vụ cung ứng nước sạch, vệ sinh môi trường Tuy nhiên, số HTX tham gia các dịch vụ quan trọng này còn ít, mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số HTX
Các HTX mới thành lập thường hoạt động chuyên một lĩnh vực như HTX chăn nuôi, HTX cây ăn quả, HTX thuỷ sản có 2 dạng: dạng HTX của các trang trại liên kết lại chủ yếu làm dịch vụ thú y , thức ăn, tiêu thụ sản phẩm, số HTX da ̣ng này
có ít và hoạt động có hiệu quả; dạng HTX của một số hộ trồng rau, trồng cây ăn quả, tuy thành lập HTX nhưng mới hoạt động đơn giản, chủ yếu trao đổi kỹ thuật và hợp tác một số khâu dịch vụ đầu vào
Trong các khâu di ̣ch vu ̣ thì khâu di ̣ch vu ̣ điê ̣n , nước sa ̣ch là khâu di ̣ch vu ̣ có nguồn thu ổn đi ̣nh và cao nhất (điển hình là HTX Dương Liễu có doanh thu từ di ̣ch vu ̣ điê ̣n năm 2009 đa ̣t 8 tỷ đồng)
Bảng 2.6: Mức độ tham gia các dịch vụ của HTX NN&DVNN
Dịch vụ Nông nghiệp Dịch vụ Dân sinh Các hoạt động kinh doanh
27 3.0
2 Kinh doanh chợ, cho thuê nhà, cửa hàng
5 Tưới tiêu 763 84.8
6 Bảo vệ đồng
ruộng 756 84.0