1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước việt nam

104 520 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 823,54 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ NGỌC TÚ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.TRỊNH THỊ HOA MAI Hà Nội – 2008 MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về Kiểm toán 5 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán 5 1.1.2. Chức năng của kiểm toán 7 1.1.3. Phân loại kiểm toán 9 1.2. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương 16 1.2.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ NHTW 16 1.2.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ NHTW 17 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động 19 1.2.4. Quy trình kiểm toán nội bộ NHTW 20 1.2.5. Nội dung kiểm toán nội bộ NHTW 25 1.3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam 28 1.3.1. Kiểm toán nội bộ NHTW một số nước 28 1.3.2. Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam 35 CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 38 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 38 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 38 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản 40 2.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam 42 2.2.1 Quá trình phát triển hoạt động Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam 42 2.2.2. Nội dung kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam thời gian qua 56 2.3. Đánh giá chung 68 2.3.1. Những kết quả đạt được 68 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 71 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 79 3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 79 3.1.1. Nâng cao nhận thức về kiểm toán nội bộ NHTW 79 3.1.2. Xây dựng môi trường kiểm soát lành mạnh, bộ máy kiểm toán nội bộ có hiệu quả 80 3.1.3. Kiểm toán của NHTW phải toàn diện và có trọng điểm 80 3.1.4. Nghiên cứu và vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm kiểm toán nội bộ của NHTW các nước 81 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 81 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam 81 3.2.2. Đổi mới phương pháp lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán 84 3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động 86 3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ kiểm toán viên 88 3.2.5. Tiếp tục hoàn thiện Quy chế kiểm soát viên 90 3.2.6. Mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ 93 3.3. Một số kiến nghị 94 3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội 94 3.3.2. Kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước 95 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 95 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KTNN Kiểm toán Nhà nước KTNB Kiểm toán nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NXB Nhà xuất bản TCTD Tổ chức tín dụng XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Thứ tự Tên sơ đồ và bảng biểu Trang Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 45 Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán nội bộ NHNN VN 52 Sơ đồ 3.1 Mô hình đánh giá rủi ro do Vụ Kiểm toán nội bộ sử dụng khi lập kế hoạch kiểm toán 85 Biểu 2.1 Kết quả thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính từ năm 2003 đến quý II/2008 56 Biểu 2.2 Số lượng các đơn vị áp dụng sai tỷ lệ trích khấu hao từ năm 2003 đến quý II/2008 57 Biều 2.3 Số lượng các đơn vị mua sắm tài sản sai quy trình từ năm 2003 đến quý II/2008 58 Biểu 2.4 Kết quả thực hiện kiểm toán xây dựng cơ bản từ năm 2003 đến quý II/2008 59 Biểu 2.5 Kết quả thực hiện kiểm toán tuân thủ và hoạt động từ năm 2003 đến quý II/2008 61 Biểu 2.6 Kết quả thực hiện kiểm toán tin học từ năm 2003 đến quý II/2008 63 Biểu 2.7 Kết quả thực hiện kiểm toán kho quỹ từ năm 2003 đến quý II/2008 66 Biểu 2.8 Số lượng các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn kho quỹ từ năm 2003 đến quý II/2008 67 Biểu 2.9 Số lượng các đơn vị có hệ thống thiết bị kho tiền chưa đảm bảo quy định từ năm 2003 đến quý II/2008 67 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong gần 20 năm đổi mới, từ khi chuyển đổi cơ chế hoạt động từ 1 cấp sang 2 cấp, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuậ n lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đưa kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Với vai trò là NHTW, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; hoạch định các cơ chế chính sách quản lý kinh tế vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; tổ chức thực hiện và thực thi chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền trong nước, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mang tính đặc thù, vừa thực hiện chức năng quản lý của Bộ chuyên ngành v ừa thực hiện các hoạt động có tính chất kinh doanh được sử dụng như là phương tiện nâng cao hiệu lực quản lý. Để đảm bảo cho hoạt động của NHNN đúng định hướng, an toàn và hiệu quả, phát huy mạnh mẽ vai trò quản lý Nhà nước và hiệu quả công tác quản trị điều hành, một trong những điều kiện quan trọng là tổ chức tốt hoạt động kiểm soát và kiểm toán n ội bộ đối với toàn hệ thống từ Trung ương đến các chi nhánh và đơn vị trực thuộc. Qua hơn 17 năm hoạt động, công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, đảm bảo hoạt động của NHNN Việt Nam đúng quy định pháp luật. Bên cạnh những mặt tích cực còn một số t ồn tại về nội dung, phương pháp kiểm toán nội bộ; về xây dựng các 2 cơ chế, chế độ nghiệp vụ làm cho hoạt động kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam chưa phát huy được hết chức năng và vai trò của mình. Với mong muốn góp phần tìm ra các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện, đổi mới hoạt động Kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tôi đã ch ọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về kiểm toán, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Trung ương là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với các cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ cũng như cho hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Vi ệt Nam vì vậy đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, luận văn thạc sỹ - Đào Quốc Tính, Học viện Ngân hàng, năm 2004; “Giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát nội bộ trong các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, luận văn thạc sỹ - Vũ Anh Tuấn, Học viện Ngân hàng, năm 2006. Các đề tài này đã phản ánh được một phần thực trạng của hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ NHTW và đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, những thay đổi trong môi trường quản lý do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác quản trị điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói chung và hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng. Vì thế, hoạt động kiểm 3 toán nội bộ NHNN cần phải được tiếp tục nghiên cứu nhằm đề ra những giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN trong giai đoạn tới. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là phân tích thực trạng của hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam trong những năm qua, nhìn nhận những điểm mạnh, những tồn tạ i hạn chế để qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả luận văn đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kiểm toán, kiểm toán nội bộ NHTW và yêu cầu t ất yếu của hoạt động kiểm toán nội bộ NHTW. Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động KTNB của NHTW các nước. - Phân tích đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của Vụ Tổng kiểm soát NHNN Việt Nam trong thời qua. Đặc biệt chú trọng phân tích những tồn tại trong hoạt động để tìm ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ của hệ thống NHNNVN, góp phần nâng cao hiệu qu ả hoạt động, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kiểm toán nội bộ của NHTW - Phạm vi: + Không gian: Hoạt động KTNB Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thực tiễn hoạt động KTNB ở NHTW một số nước + Thời gian: từ năm 2003 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tư duy biện chứ ng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đánh giá; 4 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ… - Phương pháp xử lý thông tin: bảng số liệu, đồ thị… 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn - Làm rõ vai trò kiểm toán nội bộ - một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị điều hành hoạt động của NHNN Việt Nam - bảo đảm cho mọi chủ trương chính sách, chế độ của Nhà nước và của Ngành được triển khai thực hiện đầy đủ, an toàn và hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế nói chung, hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. - Đề xuất các giải pháp đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung cơ bản của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động kiểm toán và kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương. Chương 2: Hoạt động Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong những năm qua. Chương 3: Định hướng và một s ố giải pháp hoàn thiện hoạt động Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn tới. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm toán 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Kiểm toán có gốc từ Latinh “Audit”, nguyên bản Auditing gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Từ “Audit” có nguồn gốc từ động từ Latinh “Audire” nghĩa là “nghe”. Hình ảnh ban đầu của kiể m toán cổ điển là việc kiểm tra được thực hiện bằng cách người soạn thảo báo cáo đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi chấp nhận. Kiểm toán dần hình thành và gắn liền với quá trình phát triển của kế toán. Ở nước ta, thuật ngữ kiểm toán thực sự mới xuất hiện và được sử dụng từ hơn chục năm cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đế n nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kiểm toán. Theo quan điểm thứ nhất, kiểm toán được hiểu theo đúng thời cuộc của nó, phát sinh cùng với cơ chế thị trường. Theo quan niệm này thì Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một công ty do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan. Kiểm toán cũng có thể được hiểu là một quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được thiế t lập. Ngoài ra, Kiểm toán còn được xem là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là [...]... nghiệm Kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính Ngoài ra còn tuỳ thuộc yêu cầu của khách hàng, kiểm toán viên độc lập còn có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ hoặc tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính kế toán khác c Kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành Phạm vi của kiểm toán nội bộ. .. khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính là chúng ta đã thực hiện cả kiểm toán tuân thủ dưới một góc độ nhất định 1.2 Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương 1.2.1 Khái niệm Kiểm toán nội bộ NHTW Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương là loại hình kiểm toán nội bộ, ra đời từ sự đòi hỏi khách quan trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương Thuật ngữ nội bộ là để nói rõ đó là công việc kiểm toán do một tổ... toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động 1.3 Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam 1.3.1 Kiểm toán nội bộ NHTW một số nước 1.3.1.1 Vị trí của hoạt động Kiểm toán nội bộ NHTW - Ngân hàng Trung ương Đức (Deutsche Bundesbank) hoạt động theo Luật Ngân hàng Cũng như các Ngân hàng Trung ương khác mục tiêu của Bundesbank là bảo vệ tính... trong nội bộ đơn vị Báo cáo kiểm toán nội bộ được Thủ trưởng đơn vị tin tưởng nhưng chỉ có giá trị nội bộ, giá trị pháp lý không cao Báo cáo KTNB cũng là tài liệu tham khảo cho Kiểm toán Nhà nước hoặc Kiểm toán độc lập trước khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị đó Chất lượng báo cáo kiểm toán nội bộ tốt sẽ giảm khả năng kiểm toán bên ngoài, tiết kiệm chi phí cho kiểm toán Kiểm toán nội bộ do các Kiểm toán. .. tác kiểm soát kế toán, một khâu quan trọng của quá trình kiểm soát nội bộ Như vậy, hoạt động kiểm toán nội bộ NHTW rất đa dạng, khác với Kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập ở chức năng đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ Vì vậy, khi tiến hành một cuộc kiểm toán, KTNB NHTW có thể 27 đề cập một trong ba loại hoặc cả ba loại kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm. .. đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) Trường hợp đơn vị chậm trễ thì Vụ KTNB thường xuyên đôn đốc và theo dõi tình hình thực hiện Không những thế, Đoàn kiểm toán lần sau hoặc có thể thành lập 01 Đoàn kiểm toán thực hiện phúc tra việc thực hiện kiến nghị sau kiểm toán của Đoàn kiểm toán trước 1.2.5 Nội dung kiểm toán nội bộ NHTW 1.2.5.1 Kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động NHTW là loại kiểm toán xem xét,... Theo nội dung kiểm toán Tuỳ theo mục đích của người sử dụng thông tin, một cuộc kiểm toán có thể tiến hành đồng thời hoặc một trong ba loại kiểm toán sau: a Kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm toán nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc sử dụng các nguồn lực trong hoạt động của đơn vị Đồng thời Kiểm toán hoạt động cũng đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận... triển cho đến nay kiểm toán nhà nước ở các nước phát triển đều thực hiện chức năng kiểm toán các đơn vị ở khu vực công cộng Kiểm toán Nhà nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tại các đơn vị có sử dụng vốn là kinh phí của Nhà nước và kiểm toán hoạt động các đơn vị nói trên Ở Việt Nam, kiểm toán Nhà nước được thành lập theo... loại kiểm toán Tùy theo các tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân ra nhiều loại kiểm toán khác nhau: 1.1.3.1 Theo chủ thể thực hiện kiểm toán a Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán tài sản công Ở thời kỳ trung đại, kiểm toán nhà nước đã xuất hiện để đối soát tài sản của vua chúa Qua quá trình phát triển cho đến nay kiểm toán. .. kiến nghị sau kiểm toán Bởi Kiểm toán nội bộ xác định rủi ro mà các tổ chức của Ngân hàng Trung ương đang gặp phải và đảm bảo rằng rủi ro này được kiểm soát đầy đủ Kiểm toán nội bộ không phải là yếu tố bổ sung, cũng không phải là yếu tố thay thế cho công tác kiểm soát của người quản lý các hoạt động của Ngân hàng Trung ương Trách nhiệm đảm bảo cho các hoạt động của Ngân hàng Trung ương hoạt động an toàn, . GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 79 3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 79. kiểm toán nội bộ của NHTW các nước 81 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 81 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ. quản trị điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói chung và hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng. Vì thế, hoạt động kiểm 3 toán nội bộ NHNN cần phải được tiếp

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 ngày 14/6/2005
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Năm: 2005
3. Học viện Ngân hàng (2004), Giáo trình Ngân hàng Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng Trung ương
Tác giả: Học viện Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
4. Học viện Ngân hàng (2004), Giáo trình Kiểm toán Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán Ngân hàng
Tác giả: Học viện Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
5. PGS, TS. Nguyễn Đình Hựu (2004), Kiểm toán căn bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán căn bản
Tác giả: PGS, TS. Nguyễn Đình Hựu
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
6. John Dunn, người dịch Vũ Trọng Hùng (2000), Kiểm toán Lý thuyết và Thực hành, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán Lý thuyết và Thực hành
Tác giả: John Dunn, người dịch Vũ Trọng Hùng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2000
7. Kiểm toán Nhà nước (2000), Cẩm nang Kiểm toán Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Kiểm toán Nhà nước
Tác giả: Kiểm toán Nhà nước
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Sổ tay kiểm toán nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay kiểm toán nội bộ
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2004
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003, 2004, 2005, 2006, 2007, quý II/2008), Báo cáo hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam của Vụ Tổng kiểm soát các năm 2003-2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam của Vụ Tổng kiểm soát các năm 2003-2007
11. TS. Hoàng Xuân Quế (2003), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương
Tác giả: TS. Hoàng Xuân Quế
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2001), Lý thuyết Kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Kiểm toán
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2001
14. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1996), Giáo trình kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểm toán
Tác giả: Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 1996
15. Hồng Thái (2002), Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Tác giả: Hồng Thái
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
16. Victor Z.Brink và Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại – Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán nội bộ hiện đại – Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát
Tác giả: Victor Z.Brink và Herbert Witt
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2000
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thực tập các Đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực tập tại Ngân hàng Trung ương Đức, Hàn Quốc, Singapore Khác
13. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình kiểm toán, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
17. Một số văn bản pháp quy và hướng dẫn hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam Khác
18. Website: http:// www.sbv.gov.vn http:// www.kiemtoan.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w