Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
487,5 KB
Nội dung
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TRỊNH THỊ MINH HẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – NĂM 2011 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TRỊNH THỊ MINH HẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM NGỌC PHONG HÀ NỘI – NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trịnh Thị Minh Hải MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm toán 4 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán 4 1.1.2. Vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế 6 1.1.3. Chức năng của kiểm toán 7 1.1.4. Phân loại kiểm toán 8 1.1.5. Quy trình kiểm toán 14 1.2. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương 16 1.2.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ NHTW 16 1.2.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ NHTW 18 1.2.3. Nội dung kiểm toán nội bộ NHTW 19 1.2.4. Nguyên tắc hoạt động 21 1.3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22 1.3.1. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước 22 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 28 Kết luận chương 1: 30 CHƯƠNG 2 31 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 31 2.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 33 2.2.1. Quá trình phát triển hoạt động Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 33 2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 38 2.3. Đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam 58 2.3.1. Mặt được 58 2.3.2. Những hạn chế 59 2.3.3. Nguyên nhân 63 Kết luận chương 2 64 CHƯƠNG 3 64 3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 64 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 69 3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 69 3.2.2. Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán nội bộ 70 3.2.3. Áp dụng phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro 71 3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ kiểm toán viên 80 3.2.5. Tiếp tục hoàn thiện quy chế kiểm soát viên 82 3.2.6. Tăng cường mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ với cơ quan Kiểm toán Nhà nước, giữa Kiểm toán nội bộ và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước 85 3.2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động kiểm toán nội bộ 86 3.3. Kiến nghị 86 3.3.1. Kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước 86 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 87 Kết luận chương 3 88 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLĐ Ban lãnh đạo KTNN Kiểm toán Nhà nước KTNB Kiểm toán nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NXB Nhà xuất bản XDCB Xây dựng cơ bản TCTD Tổ chức tín dụng XHCN Xã hội chủ nghĩa CCLĐ Công cụ lao động TSCĐ Tài sản cố định DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Thứ tự Tên sơ đồ và bảng biểu Trang Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 33 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 38 Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam 39 Biểu 2.1 Kết quả thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính từ năm 2008 đến năm 2010 43 Biểu 2.2 Số lượng các đơn vị áp dụng sai tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ từ năm 2008 đến năm 2010 45 Biều 2.3 Số lượng các đơn vị mua sắm tài sản sai quy trình từ năm 2008 đến năm 2010 45 Biểu 2.4 Kết quả thực hiện kiểm toán xây dựng cơ bản từ năm 2008 đến năm 2010 47 Biểu 2.5 Kết quả thực hiện kiểm toán tuân thủ và hoạt động từ năm 2008 đến năm 2010 49 Biểu 2.6 Kết quả thực hiện kiểm toán hoạt động tin học từ năm 2008 đến năm 2010 52 Biểu 2.7 Kết quả thực hiện kiểm toán hoạt động an toàn kho quỹ từ năm 2008 đến năm 2010 56 Biểu 2.8 Số lượng các đơn vị có hệ thống trang thiết bị kho tiền chưa đảm bảo quy định từ năm 2008 đến năm 2010 57 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng Trung ương ( NHTW) có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy, cơ chế quản trị điều hành hoạt động của NHTW đòi hỏi phải nhanh nhạy, thích ứng theo những biến động vốn rất nhạy cảm của nền kinh tế; đặc biệt là trong các nền kinh tế chuyển đổi, tính ổn định bền vững chưa cao. Một NHTW hiện đại là một ngân hàng có đủ khả năng sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, thông qua việc thực hiện các mục tiêu trung gian để tác động đến mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; trong đó, yếu tố ổn định an toàn với một cơ cấu tổ chức, bộ máy hợp lý và một hệ thống kiểm toán nội bộ hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mỗi quốc gia với điều kiện lịch sử, văn hoá, thể chế chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như trình độ phát triển khác nhau sẽ lựa chọn một mô hình tổ chức bộ máy và phương pháp quản trị, điều hành NHTW phù hợp; song đều hướng tới một mục tiêu chung là bảo đảm khả năng thực hiện tốt nhất những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho mục tiêu của chính sách tiền tệ an toàn, hiệu quả và đúng hành lang pháp luật. Hoạt động kiểm toán nội bộ được coi là một trong những khâu trọng yếu trong cơ chế quản trị điều hành của NHTW. Qua hơn 20 năm hoạt động, công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, phát hiện và phòng ngừa rủi ro, bảo vệ Ngân hàng Nhà nước hoạt động an toàn và hiệu quả. Bên cạnh những mặt tích cực, còn một số tồn tại về nội dung, phương pháp kiểm toán nội bộ; về xây dựng các cơ chế, chế độ nghiệp vụ làm cho hoạt động kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam chưa phát huy được hết chức năng và vai trò của mình. 1 Với mong muốn góp phần tìm ra các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện, đổi mới hoạt động Kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hoàn thiện, đảm bảo tính độc lập của NHTW hoạt động theo cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích thực trạng của hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam trong những năm qua ( từ năm 2008 đến năm 2010), nhìn nhận một cách khách quan, trên cơ sở khoa học những điểm mạnh, những tồn tại hạn chế để qua đó tìm ra các giải pháp có tính khả thi, nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN, góp phần đảm bảo an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu hoạt động của NHNN Việt Nam trong giai đoạn mới. Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kiểm toán nói chung, đặc biệt là kiểm toán nội bộ NHTW và những yêu cầu tất yếu của hoạt động kiểm toán nội bộ NHTW. Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động KTNB của NHTW các nước để có thể vận dụng vào điều kiện Việt Nam. - Phân tích đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam trong thời qua. Đặc biệt chú trọng phân tích những tồn tại trong hoạt động, để tìm ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ của hệ thống NHNN Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn mới. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán nói chung, đặc biệt tâp trung nghiên cứu lý luận kiểm toán nội bộ của NHTW, mô hình kiểm toán nội bộ NHTW một số nước. Đồng thời, phân tích và đánh giá thực trạng kiểm toán nội bộ tại NHNN Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010, để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này tại NHNN Việt Nam trong giai đoạn tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu; đặc biệt là phương pháp tư duy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; áp dụng các phưong pháp thống kê, khảo sát, tổng hợp, phân tích, so sánh; dùng các sơ đồ, nguồn số liệu và tình hình thực tế để minh hoạ, chứng minh nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu nói trên. 5. Bố cục của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung cơ bản của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm toán, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương Chương 2: Thực trạng hoạt động Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện hoạt động Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý tận tình của GVHD PGS.TS Phạm Ngọc Phong. Xin trân trọng cảm ơn thầy. 3 [...]... kết quả kiểm toán của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập để báo cáo Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động của Ngân hàng Trung ương Singapore 26 Vụ kiểm toán nội bộ trực thuộc Ủy ban kiểm toán, có vị trí độc lập với các Vụ, Cục khác tại Ngân hàng Trung ương Singapore trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện báo cáo kết quả hoạt động kiểm toán cho Ủy ban kiểm toán và... tài chính của Ngân hàng Trung ương Chức năng kiểm toán nội bộ ở Ngân hàng Trung ương Đức độc lập với Ban điều hành Ngân hàng Theo cơ cấu phi tập trung hoá, việc kiểm toán ở Hội sở Trung ương sẽ có trách nhiệm phối hợp các hoạt động kiểm toán trong toàn Ngân hàng Trung ương Đức Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Trung ương Tất cả các hệ thống, hoạt động đều được... nội bộ, xác định rủi ro để xây dựng nội dung kiểm toán; khai thác sử dụng báo cáo của kiểm toán nội bộ trong quá trình kiểm toán; qua kết quả của kiểm toán nội bộ để quyết định lựa chọn phương pháp, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp Sự khác biệt cơ bản giữa Kiểm toán nội bộ với Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập là: Kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính... hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy, khi tiến hành một cuộc 21 kiểm toán, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương có thể đề cập một trong ba loại hoặc cả ba loại kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động 1.2.4 Nguyên tắc hoạt động 1.2.4.1 Nguyên tắc độc lập Hoạt động kiểm toán bị chi phối bởi nguyên tắc độc lập Không có tính độc lập, thì những báo cáo của kiểm toán không... định Cơ sở để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Trung ương là các chính sách và tiêu chuẩn kế toán Khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, việc kiểm tra, đánh giá công tác kiểm soát kế toán chính là một khâu quan trọng của quá trình kiểm toán nội bộ Như vậy, hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương rất đa dạng, khác với Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc lập ở chức năng... kiểm toán nội bộ có 3 vấn đề cơ bản: - Bộ phận kiểm toán nội bộ là bộ phận đặc biệt của hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ là loại hình kiểm soát có tính độc lập,nằm ngoài quy trình nghiệp vụ và không phải là một phần bổ sung hoặc thay thế cho hoạt động kiểm soát hằng ngày Tính độc lập của kiểm toán viên nội bộ là yếu tố cốt lõi Nếu kiểm toán viên không được độc lập với lĩnh vực đang được kiểm. .. ro, Vụ kiểm toán nội bộ lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán đối với các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương Singapore Hàng năm, Vụ sẽ cập nhật, tập hợp tất cả các hoạt động nghiệp vụ có thể tiến hành kiểm toán được và tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro đối với 27 từng hoạt động nghiệp vụ để xác định tần suất kiểm toán Từ đó, Vụ Kiểm toán nội bộ sẽ lập kế hoạch kiểm toán hàng năm,... toán nội bộ: Vụ kiểm toán nội bộ hiện đang sử dụng phần mềm kiểm toán nội bộ để khai thác văn bản, xây dựng kho dữ liệu về kiểm toán nội bộ Hiện tại, Vụ kiểm toán nội bộ đang sử dụng phần mềm ACL để kiểm toán thử nghiệm, đang xây dựng phần mềm để giám sát qua mạng Do đặc điểm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có quy mô rộng, nên quá trình thực hiện kiểm toán được thực hiện như sau: Kiểm toán một số nội. .. cạnh đó, các kiểm toán viên nội bộ cũng tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ để xem xét việc chấp hành các quy chế, chính sách trong nội bộ đơn vị Báo cáo kiểm toán nội bộ được Thủ trưởng đơn vị tin tưởng, nhưng chỉ có giá trị nội bộ, giá trị pháp lý không cao Báo cáo kiểm toán nội bộ cũng là tài liệu tham khảo cho Kiểm toán Nhà nước hoặc Kiểm toán độc lập, trước khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị đó... chặt chẽ với kiểm toán bên ngoài về chương trình, tài liệu kiểm toán, nội dung kiểm toán, báo cáo kiểm toán và việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Cụ thể như sau : kiểm toán bên ngoài sử dụng kết quả, tài liệu của kiểm toán nội bộ để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm toán; kiểm toán bên ngoài đánh giá chất lượng hoạt động của kiểm toán nội bộ, xác định . triển hoạt động Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 33 2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 38 2.3. Đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN Việt. pháp hoàn thiện công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 69 3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 69 3.2.2 KINH TẾ HÀ NỘI – NĂM 2011 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TRỊNH THỊ MINH HẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Chuyên