Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của độ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 87 - 89)

cán bộ kiểm toán viên

Các lĩnh vực kiểm toán ở Ngân hàng Nhà nước rất đa dạng và phong phú bao gồm tất cả các hoạt động nghiệp vụ, vì thế cán bộ làm công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ đòi hỏi phải am hiểu tất cả các lĩnh vực. Do đó cần phải xây dựng chính sách để đào tạo theo hướng chuyên môn hóa cho cán bộ làm nghiệp vụ nào phải được đào tạo chuyên sâu vào nghiệp vụ đó đồng thời cũng phải nắm được một cách khái quát các hoạt động khác của ngân hàng để thấy được mối liên hệ giữa các khâu trong quy trình nghiệp vụ, mối quan hệ trong

việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Để làm được điều này, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm soát viên NHNN.

- Xây dựng chính sách đào tạo: Phải có chiến lược ngắn hạn và dài hạn để phát triển nguồn lực cho công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hàng năm, ngân hàng phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, kết hợp với các chương trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế; bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng công tác cho các kiểm toán viên nội bộ bằng việc cử đi tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn do Ngân hàng tổ chức hay các cuộc hội thảo về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ… Các cuộc hội thảo sẽ là cầu nối để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi nghiệp vụ, là cơ hội để các cán bộ trẻ được học hỏi và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ. Đồng thời, Vụ Tổ chức cán bộ cần tham mưu cho Thống đốc trong lĩnh vực đào tạo kiểm toán viên nội bộ, tạo điều kiện cho cán bộ Vụ Kiểm toán nội bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn và dài hạn về nghiệp vụ kiểm toán nội bộ nói riêng và các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương nói chung. Qua đó, giúp các kiểm toán viên thu thập thêm tài liệu nghiên cứu, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN.

- Xây dựng các chính sách để tạo môi trường làm việc: Xây dựng và tạo lập môi trường làm việc tốt nhất: Tâm lý ổn định, cống hiến, gắn bó cho toàn thể cán bộ trong ngân hàng. Đặc biệt, đối với các kiểm toán viên nội bộ do đặc thù công việc thường phải công tác xa nhà, thường va chạm khi thực hiện công việc, chịu áp lực công việc lớn… do đó càng cần phải có các chính sách để tạo cho họ tâm lý tốt, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.

- Thiết kế hệ thống đào tạo chính quy và nghiên cứu cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Chương trình đào tạo phải được thiết kế từ thấp đến cao, trang bị các kiến thức cơ bản về hệ thống kiểm toán nội bộ bao gồm cơ sở lý luận, các quy trình hướng dẫn, các tình huống... Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, phối hợp với các trường đại học trong và ngoài nước xây dựng nội dung và tổ chức đào tạo các lĩnh vực như: Kế toán, xây dựng cơ bản, phân tích định lượng, thống kê, quản lý ngoại hối,… Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần quy định số giờ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu trong năm đối với kiểm toán viên nội bộ nhằm liên tục trang bị các kiến thức, cập nhật văn bản QPPL cho các cán bộ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w