Quy chế kiểm soát viên Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 15/2000/QĐ – NHNN4 ngày 11/01/2000 của Thống đốc quy định công chức Ngân hàng Nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên phải đáp ứng yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của người làm nhiệm vụ kiểm toán. Tuy nhiên, những yêu cầu này chưa được quy định đầy đủ theo chuẩn mực đạo đức của nghề nghiệp kiểm toán viên. Do đó, quy chế kiểm soát viên phải đề cập thêm những vấn đề sau:
- Tiêu chuẩn nghề nghiệp của kiểm soát viên
+ Kiểm soát viên phải được đào tạo chính quy, có kiến thức chuyên môn, am hiểu về các lĩnh vực hoạt động Ngân hàng hoặc kiểm toán, phải hiểu biết về pháp luật, có kiến thức về quản lý kinh tế đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, tự tin, bảo mật…. Ngoài ra, bổ sung điều kiện như có thâm niên, kinh nghiệm công tác tại hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Điều này có thể giảm bớt gánh nặng chi phí đào tạo và nâng cao được hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ.
+ Kiểm soát viên nội bộ phải có kỹ nâng giao tiếp ứng xử. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin, trao đổi, tư vấn cho các đơn vị được kiểm toán, tạo không khí thoải mái, thiện cảm trong khi làm việc.
+ Kiểm soát viên nội bộ phải có tính thận trọng nghề nghiệp: Thể hiện trong mọi tình huống, đặc biệt trong việc thu thập bằng chứng để nêu ra những nhận xét, đánh giá của mình. Bằng kiến thức kết hợp với kinh nghiệm thực tế, Kiểm soát viên nội bộ phải cảnh giác và phân biệt rõ gian lận với sai sót, nhạy bén trong việc phân tích tính không hiệu quả, lãng phí và kém hiệu lực của những hoạt động bất thường. Ví dụ, trong Kiểm toán các khoản chi về xây dựng cơ bản, Kiểm toán viên phải đặc biệt chú ý đến việc thay đổi vật liệu một cách bất thường. Để hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm toán, không nhất thiết Kiểm toán viên nội bộ phải quá chính xác, tỉ mỉ trong tính toán, so sánh nhưng nhất thiết không được bỏ qua những tồn tại, sai sót lớn hoặc những sai sót thể hiện sự không tuân thủ.
- Quyền hạn của kiểm soát viên
Quy chế phải nêu rõ các quyền của kiểm soát viên khi thực hiện kiểm toán nội bộ. Đặc biệt là các quyền về độc lập, quyền được bảo vệ ý kiến của mình trong khi thực hiện; quyền được tiếp xúc với sổ sách chứng từ và các hồ sơ liên quan đến công việc.
- Những việc kiểm soát viên không được làm
Quy chế phải xác định được những lĩnh vực ảnh hưởng đến tính khách quan của kiểm toán nội bộ để hạn chế kiểm soát viên tham gia kiểm toán nội bộ như kiểm soát viên không được tham gia kiểm toán tại nơi có người thân chịu trách nhiệm chính hoặc những công việc do chính họ thực hiện trước đó một thời gian ngắn ( trong vòng 12 tháng).
- Nguyên tắc hoạt động của kiểm soát viên
+ Tuân thủ pháp luật và các quy định về hoạt động kiểm toán; 83
+ Bảo đảm tính trung thực, khách quan, giữ bí mật trong thực hiện; + Không gây phiền hà và can thiệp vào công việc nội bộ của đơn vị; + Đảm bảo hiệu quả kiểm toán.
- Chế độ đãi ngộ với Kiểm soát viên:
Xét trên nhiều phương diện tính chất công việc KTNB tương tự như Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước. Vì vậy, để động viên cán bộ làm công tác KTNB thì bên cạnh các quy định về chế độ trách nhiệm cũng cần có chính sách về quyền lợi phù hợp như được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng thêm mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng hiện nay, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc cần thiết..
Hơn nữa, do đặc thù của công tác kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên thường xuyên phải đi công tác xa nhà dài ngày. Vì thế cần có chính sách đãi ngộ thích đáng để động viên cán bộ yên tâm công tác (chế độ nghỉ bù, chế độ phụ cấp xa nhà…). Đây là một yếu tố rất quan trọng để giữ được cán bộ giỏi, có kinh nghiệm.
Ngoài ra, cần phải có chế tài thưởng phạt công bằng minh bạch nhằm khuyến khích từng cán bộ tự hoàn thiện việc thực hiện nhiệm vụ, có ý thức tuân thủ đúng các quy định, có ý thức tố giác những hành vi sai phạm trong hoạt động ngân hàng.
- Các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của kiểm soát viên
Các kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như sau:
+ Độc lập: Đây là nguyên tắc cơ bản của kiểm soát viên khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Kiểm soát viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động vật chất, tinh thần nào ảnh hưởng đến kết luận trong báo cáo.
+ Trung thực: Kiểm soát viên cần thực hiện công việc của mình một cách trung thực, cẩn trọng, có trách nhiệm, tuân thủ pháp luật và thực hiện các
nội dung công khai theo quy định của pháp luật. Kiểm soán viên phải có chính kiến, quan điểm rõ ràng.
+ Bảo mật: Kiểm soát viên phải bảo mật các thông tin trong quá trình kiểm tra, kiểm soát trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.
+ Khách quan: Kiểm soát viên phải làm việc công bằng, tôn trọng sự thật, không thành kiến, thiên vị.
+ Năng lực chuyên môn: Kiểm soát viên phải đủ năng lực chuyên môn cần thiết, có nhiệm vụ duy trì, phát triển để nâng cao kiến thức đáp ứng được những yêu cầu công việc ngày càng cao.