1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an

109 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

Mục tiêu của phân vùng chức năng môi trường là nhằm đưa ra một hệ thống các vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng phản ánh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng v

Trang 2

Phạm Khánh Chi

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.85.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Xuân Cơ

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN 5

1.1 Tổng quan về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 5

1.1.1 Quan niệm về phân vùng 5

1.1.2 Phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 7

1.2 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 15

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 15

1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36

1.2.3 Hiện trạng môi trường 40

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 42

2.2 Phương pháp nghiên cứu 42

2.3 Cơ sở phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường 43

2.3.1 Chức năng của môi trường 43

2.3.2 Quan niệm phân vùng chức năng môi trường 44

2.3.3 Mục đích và nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường 45

2.3.4 Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường 46

2.3.5 Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường 47

2.3.6 Các phương án phân vùng chức năng môi trường 48

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

3.1 Các tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An 51

Trang 4

3.1.1 Các tiêu chí phân vùng chức năng môi trường Nghệ An 51

3.1.2 Hệ thống phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An 52

3.2 Đặc điểm các vùng và tiểu vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An, định hướng sử dụng và bảo vệ 57

3.2.1 Vùng bảo tồn và phục hồi (I) 57

3.2.2 Vùng phát triển hạn chế (II) 66

3.2.3 Vùng phát triển đa ngành (III) 74

3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An 83

3.3.1 Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất 83

3.3.2 Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước 85

3.3.3 Bảo vệ môi trường không khí các khu đô thị và khu công nghiệp 87

3.3.4 Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng 89

3.3.5 Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 97

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC) 21

Bảng 2 Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) 23

Bảng 3 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất tỉnh Nghệ An 26

Bảng 4 Phân loại đất tỉnh Nghệ An 27

Bảng 5 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005 31

Bảng 6 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh 41

Bảng 7 Hệ thống phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An 54

DANH MỤC HÌNH Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 17

Hình 2 Bản đồ địa hình tỉnh Nghệ An 20

Hình 3 Bản đồ đất tỉnh Nghệ An 30

Hình 4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2006 33

Hình 5 Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn 37

Hình 6 Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 38

Hình 7 Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2008 39

Hình 8 Bản đồ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An 82

Trang 6

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

VLXD Vật liệu xây dựng

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Môi trường là thế giới quanh ta Môi trường có nhiều chức năng, tuy nhiên

có 3 chức năng cơ bản là: (1) Không gian sống cho muôn loài động vật, thực vật và con người; (2) Nơi cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sống và hoạt động kinh tế; (3) Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải của hoạt động sống và hoạt động kinh

tế Mỗi một khu vực lãnh thổ (vùng, miền, ), hoặc một đơn vị hành chính đều có

đủ 3 chức năng môi trường cơ bản, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội của các chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định Nhận biết chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững Vì vậy, phân vùng chức năng môi trường của một khu vực lãnh thổ

là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả

Mục tiêu của phân vùng chức năng môi trường là nhằm đưa ra một hệ thống các vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng phản ánh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng lãnh thổ, từ đó đưa ra các định hướng sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trường phù hợp với từng vùng và tiểu vùng, nhằm mục tiêu phát triển bền vững

Nghệ An là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ nước ta, có điều kiện địa hình rất đa dạng và phức tạp, với 83% diện tích là đồi núi Nghệ An có tài nguyên phong phú, đa dạng, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, thuận lợi cho phát triển kinh tế công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp và du lịch

Trong những năm gần đây, Nghệ An đang trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, đi đôi với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ là những vấn đề về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đi ngược với quá trình phát triển bền vững của tỉnh Một trong những nguyên nhân của các vấn đề

Trang 8

trên là sự thiếu quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An” với mục đích nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường và đề xuất định hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường cho các vùng và tiểu vùng nhằm phục vụ quản lý môi trường định hướng phát triển bền vững tỉnh Nghệ An

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau đây:

 Nghiên cứu phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường và nghiên cứu hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường cho tỉnh Nghệ An

 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An, phân tích đặc điểm và

đề xuất hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường cho các vùng và tiểu vùng của tỉnh Nghệ An nhằm phục vụ quản lý môi trường định hướng phát triển bền vững

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Ðể có thể giải quyết các mục tiêu trên, nghiên cứu này có những nhiệm vụ sau:

 Tổng quan tài liệu về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam, phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường và xác định quan điểm, cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An

 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

 Xác định hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường và xây dựng

cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An

Trang 9

 Phân vùng chức năng môi trường, phân tích đặc điểm và đề xuất hướng

sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường cho các vùng và tiểu vùng của tỉnh Nghệ An

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này được giới hạn trong phạm vi sau đây:

 Về không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, bao gồm toàn bộ phần ranh giới trên đất liền (bao gồm vùng cồn cát, bãi cát ven biển)

 Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phân vùng chức năng môi trường trong phạm vi không gian nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Ðể giải quyết các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu này được tiến hành dựa trên các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:

 Phương pháp kế thừa: thu thập tài liệu, số liệu có liên quan của các dự án nghiên cứu trước đó

 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

 Phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS)

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học:

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường nhằm phục vụ cho việc quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững vùng lãnh thổ nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn:

- Hệ thống phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An, phân tích đặc điểm

và đề xuất định hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường cho các

Trang 10

vùng và tiểu vùng nhằm phục vụ công tác quản lý môi trường định hướng phát triển bền vững tỉnh Nghệ An

- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên của tỉnh Nghệ An

6 Khối lượng và cấu trúc luận văn

Không kể phần danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 92trang khổ A4 với 8 hình vẽ, 7 bảng biểu và được trình bày như sau:

 Mở đầu

 Chương 1: Tổng quan

 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

 Kết luận và kiến nghị

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường trên thế giới

và ở Việt Nam

1.1.1 Quan niệm về phân vùng

Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hoá việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng [14]

Phân vùng được xem như một phương pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ thống lại các hệ thống lãnh thổ, đã được sử dụng rộng rãi trong các khoa học địa lý,

kể cả phân vùng vùng tự nhiên bộ phận cũng như phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp [4]

Mỗi vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tương đồng và các mối liên kết với nhau theo một số quy luật đặc thù tùy theo mục tiêu của hệ thống phân vùng

Mỗi hệ thống phân vùng được xác định bằng các hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết quả phân vùng ấy

Quy mô của các đơn vị lãnh thổ (vùng, tiểu vùng) phụ thuộc vào mức độ đồng nhất các yếu tố tự nhiên của lãnh thổ đó và tuỳ thuộc vào việc sử dụng lãnh thổ cho các mục đích khác nhau

Phân vùng trong các ngành khác nhau có thể là: phân vùng địa lý tự nhiên, phân vùng địa chất, phân vùng khí hậu, phân vùng sinh thái, phân vùng cảnh quan, phân vùng kinh tế, phân vùng môi trường,

Trang 12

Phân vùng địa lý tự nhiênlà sự phát hiện những khác biệt địa lý tự nhiên của

các cá thể được hình thành trong lịch sử, do kết quả tác động của các nhân tố địa đới

và phi địa đới của sự phân hóa địa lý trên bề mặt Trái đất [6] Nguyên tắc quan trọng nhất của phân vùng địa lý tự nhiên là nguyên tắc thừa nhận tính chất khách quan của công tác phân vùng Hệ thống các đơn vị phân vùng là sự phản ánh các quy luật khách quan của địa lý tự nhiên Tác động của các nhân tố địa đới và phi địa đới đã tạo nên sự hình thành trong tự nhiên các thể tổng hợp lãnh thổ các cấp và đây

là cơ sở quan trọng khi phân vùng địa lý tự nhiên [4] Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên, thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1970), đã phân vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam theo một hệ thống phân vị với 6 Miền, 8 Á miền và 51 Vùng khác nhau [16]

Phân vùng sinh thái là sự phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đặc trưng bởi

các phản ứng sinh thái đối với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực Phân vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên

có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng Cơ sở khoa học để phân vùng sinh thái là dựa trên các nhân tố: đất (nhóm đất, loại đất, địa hình, địa mạo); nước (tính chất, đặc điểm nguồn nước, khả năng khai thác vận chuyển và phân phối nước); dòng chảy mặt (mô đun dòng chảy); khí hậu (nắng, mưa, độ ẩm, nhiệt độ, gió, bão); hệ thống cây trồng, vật nuôi và thảm phủ thực vật,…[7]

Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nước ta

thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng, định hướng chuyên môn hóa sản xuất cho vùng và xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc dân (15÷20 năm) Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành Phân vùng kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hóa theo ngành và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để quy hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành Việt Nam hiện được chia thành 6 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm Phân vùng chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã được hình thành, như: vùng than - nhiệt điện

Trang 13

Quảng Ninh; vùng lâm sản - khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc; vùng lương thực - cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm phía đông nam đồng bằng Bắc Bộ; vùng gỗ giấy và thủy điện Tây Bắc Bắc Bộ; vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng ở Hà Nội và xung quanh Hà Nội; vùng khai thác gỗ, lâm sản và cây công nghiệp lâu năm dọc Trung Bộ; vùng cơ khí - chế biến hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ giấy, thực phẩm, dầu lửa, du lịch,… ở Đông Nam Bộ; vùng lương thực, thực phẩm Tây Nam Bộ

1.1.2 Phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam

Trong quản lý tài nguyên và môi trường, phân vùng ban đầu được sử dụng để quản lý sử dụng đất đai ở một khu vực nhất định, có thể là khu vực đô thị hoặc khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp Như vậy, về mặt lịch sử, khái niệm về phân vùng có liên quan chặt chẽ đến việc quy hoạch sử dụng đất đai (land use planning)[5] Quy hoạch sử dụng đất chính là một phương pháp đánh giá mang tính

hệ thống các tiềm năng đất, nước, các phương án sử dụng các tiềm năng này và các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất, hiệu quả nhất phục vụ cho mục đích phát triển Nói cách khác, các biện pháp này chính

là phương án phân vùng kèm theo hệ thống các điều kiện và tiêu chuẩn quy định (đôi khi mang tính pháp lý) và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sử dụng đất theo đúng định hướng đã đặt ra

Hiện nay, phương pháp phân vùng nói trên được mở rộng phạm vi áp dụng sang rất nhiều lĩnh vực hoặc các ngành sử dụng tài nguyên có liên quan

Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng tài nguyên một cách hợp lý Trên thực tế, phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất lợi của sự phát triển đối với tài nguyên, môi trường

Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc, Trong khi các thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế kỷ 19 mà ngày nay được biết như phân vùng chức năng Thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916 Vào cuối

Trang 14

những năm 1920, nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển [14]

Trong thiết kế quy hoạch môi trường, phân vùng là một công cụ kỹ thuật quan trọng, được ứng dụng theo cách này hay cách khác [12]

Zhao Ning và Zeng Duzhong (1994) đã giới thiệu về quy hoạch môi trường ở Trung Quốc thông qua một trường hợp điển hình, đó là quy hoạch môi trường thung lũng Honghe Dựa trên các nghiên cứu sâu về mối tương tác, các ảnh hưởng và những điều luật hiện hành liên quan đến dân số, tài nguyên, kinh tế và môi trường, người ta đã chia lãnh thổ quy hoạch thành các khu vực chức năng môi trường (gồm

3 khu vực môi trường lớn, 7 khu vực phụ và 24 tiểu khu vực) và các khu vực chức năng thành phần môi trường [12]

Trong Quy hoạch Chiến lược và Hành động của thành phố Belo Horizonte, Brazil, các nhà quản lý đã tích hợp các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch chung của thành phố Trong đó, hai kiểu phân vùng môi trường đã được sử dụng, bao gồm: các vùng bảo vệ cảnh quan và môi trường nhằm bảo tồn chất lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực; và các vùng bảo vệ môi trường nhằm duy trì các khu vực hỗ trợ cho sự cân bằng môi trường của thành phố [22]

Cũng trong quy hoạch chung sửa đổi của thành phố Shenyang, giai đoạn

1996 - 2010, bảo vệ môi trường là một chương quan trọng trong quy hoạch Theo

đó, vị trí của các dự án phát triển mới sẽ phải phù hợp với phân vùng môi trường trong quy hoạch Không một khu công nghiệp gây ô nhiễm nào được cho phép xây dựng trong trung tâm thành phố cũng như những xí nghiệp gây ô nhiễm cao đang tồn tại sẽ được dời đến khu vực ngoại ô thông qua việc áp dụng các biện pháp khuyến khích cũng như bắt buộc theo quy định[22]

UN-Habitat và UNEP (2008), trong tài liệu Hướng dẫn xây dựng Hệ thống thông tin quản lý môi trường, thuộc Chương trình vì các thành phố bền vững (Sustainable Cities Programme), đã giới thiệu phân vùng như là một trong những công cụ đắc lực không thể thiếu trong việc xây dựng một Khung quản lý môi trường

Trang 15

hiệu quả cho một khu vực lãnh thổ Bản đồ phân vùng môi trường là kết quả của việc tổng hợp từ các bản đồ về sự phù hợp của các khu vực cho mục đích sử dụng xác định (suitability map) và các bản đồ nhạy cảm môi trường (sensitivity map) nhằm phân vùng khu vực nghiên cứu thành những vùng và tiểu vùng phù hợp với các mục đích sử dụng và bảo vệ khác nhau [23]

Để hạn chế ảnh hưởng do các xung đột môi trường gây ra bởi việc sử đụng đất không hợp lý, đất nước Santa Maria đã tiến hành phân vùng môi trường thông qua 6 tiêu chí môi trường là: độ dốc, mật độ thoát nước, độ nhám bề mặt đất, độ che

phủ, đất cư trú, tính chất của đất Các vùng môi trường được xác định là: Vùng phục hồi; Vùng do con người sử dụng; Vùng bảo tồn thường xuyên Phân vùng môi

trường là công cụ được chính quyền sử dụng nhằm tối ưu hoá việc tổ chức sử dụng không gian lãnh thổ, cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên [15]

Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng môi trường nhằm bảo vệ thượng nguồn lưu vực sông Paraguay Dựa trên các yếu tố địa chất, hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, lưu vực sông được chia thành 34 đơn vị môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ [15]

Áp dụng thành công phương pháp phân vùng trong quản lý tổng hợp vùng

bờ, trong một dự án của Hiệp hội Quản lý Môi trường Biển vùng Đông Á (PEMSEA) về quản lý tổng hợp vùng bờ tại Xiamen, Trung Quốc, đã phân vùng bờ

Xiamen thành 09 vùng chức năng Đó là các vùng: Vùng cảng vận chuyển, Vùng du lịch, Vùng nuôi trồng thuỷ sản, Vùng công nghiệp vùng bờ, Vùng cơ khí hàng hải, Vùng khai thác mỏ, Vùng bảo tồn thiên nhiên, Vùng chức năng đặc biệt, và Vùng phục hồi Các hoạt động kinh tế trong vùng bờ được ưu tiên hoá căn cứ vào các đặc

tính: hạn chế phát triển, phát triển có giới hạn, được ưu tiên phát triển dựa trên các lợi ích về kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trường mà hoạt động kinh tế đó mang lại hoặc tác động lên vùng bờ [5]

Cũng với sự giúp đỡ của PEMSEA (2007), tỉnh Bataan của Phillipin đã thành công trong phân vùng vùng biển và vùng bờ để quản lý tổng hợp 12 vùng đã

Trang 16

được phân chia, trong đó có 05 vùng sử dụng đất, còn lại là cho biển ven bờ và vùng triều, cửa sông Kết quả đã cho phép tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vùng bờ, hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan và đảm bảo công khai lợi ích của người dân địa phương [21].

Như vậy, trên thế giới, phân vùng môi trường được sử dụng như một công cụ phục vụ đắc lực cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh thổ Cơ sở để phân vùng môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tại mỗi vùng

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số ngành, địa phương đã thực hiện phân vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kiểm soát ô nhiễm môi trường

Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã được thực hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chương trình “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (KC-08), “Nghiên cứu vấn đề quy hoạch môi trường vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “Quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ” [15]

Trên cơ sở nghiên cứu môi trường tự nhiên, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động, các cảnh quan sinh thái

có nguồn gốc tự nhiên, các yếu tố nổi trội trong phát triển kinh tế xã hội để tiến hành đánh giá các biến đổi môi trường, kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng” đã phân vùng đồng bằng sông Hồng thành 3 phụ vùng và 10 tiểu vùng [1], bao gồm:

- Núi đồi, với các tiểu vùng: Núi có lớp phủ rừng; Núi đá; Gò đồi

- Đồng bằng, với các tiểu vùng: Đồng ruộng, Thủy vực; Đô thị và khu công nghiệp

Trang 17

- Cửa sông ven biển (ranh giới lấy đường biên mặn 1‰ nước mặt), với các tiểu vùng: Rừng ngập mặn; Đồng ruộng; Bãi bồi (có lớp phủ và chưa có lớp phủ thực vật); Đô thị và khu công nghiệp

Một số địa phương đã xây dựng quy hoạch môi trường Để quy hoạch môi trường thì phải phân vùng chức năng môi trường, ví dụ:

- Tỉnh Hải Dương, trong quy hoạch môi trường và định hướng phát triển kinh tế, được phân thành 4 vùng chức năng môi trường: Vùng I - môi trường khu công nghiệp với 4 tiểu vùng; Vùng II - môi trường đô thị với 7 tiểu vùng; Vùng III - môi trường nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng; Vùng IV - môi trường lâm nghiệp và khu du lịch với 4 tiểu vùng [15]

- Tỉnh Hà Tây (cũ) trong quy hoạch môi trường và định hướng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trường: (I) Vùng bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì), phân thành 5 tiểu vùng; (II) Vùng sản xuất ven sông Hồng, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu dân cư và tiểu vùng nhạy cảm ven sông); (III) Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội, phân thành 4 tiểu vùng; (IV) Vùng sản xuất ven sông Đáy; (V) Vùng đa sử dụng giáp tỉnh Hưng Yên, phân bố cho các hoạt động sản xuất phát triển; (VI) Vùng sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, chia thành 2 tiểu vùng; (VII) Vùng cao núi đá vôi giáp tỉnh Hòa Bình và Khu di tích chùa Hương, chia thành 6 tiểu vùng [15]

- Theo quyết định số 17/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, môi trường tỉnh Tuyên Quang được phân thành 2 vùng chức năng chính để bảo vệ Vùng I là vùngcó chức năng bảo vệ môi trường đất, nước, không khí cho Tuyên Quang và vùng Đông Bắc, phòng hộ, ngăn ngừa các sự cố môi trường (lũ lụt, lở đất, xói mòn…) Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai dễ bị xói mòn, lớp phủ mỏng, điều kiện phát triển giao thông, công nghiệp khó khăn; mật độ dân cư thưa Vùng II là vùng có thể gây ô nhiễm cao do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải có sự quan tâm và có giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Ở vùng này các hoạt

Trang 18

động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản, dịch vụ, du lịch… diễn ra mạnh Đây là nơi tập trung dân cư chủ yếu của tỉnh (trên 80% dân số toàn tỉnh) [19]

Thành phố Hồ Chí Minh (2008) và thành phố Hà Nội (2010) đã tiến hành phân loại và phân vùng chất lượng nước các sông, hồ, kênh rạch áp dụng hệ thống phân loại theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) phù hợp với đặc điểm nguồn nước của địa phương hoặc lưu vực Mục đích của nghiên cứu là phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước và mức độ ô nhiễm nguồn nước, đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch cho mục đích khác nhau như sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi, của vùng nghiên cứu Mục tiêu của phân vùng là xác định rõ [9] [10]:

- Vùng nào (đoạn sông nào) đạt yêu cầu về chất lượng nước an toàn cho cấp nước sinh hoạt (lấy nước cho nhà máy nước)

- Vùng nào đạt yêu cầu về chất lượng nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản an toàn, có hiệu quả kinh tế

- Vùng nào có khả năng cấp nước thuỷ lợi an toàn, có chất lượng tốt

- Vùng nào có khả năng xây dựng cơ sở thể thao, du lịch dưới nước đủ tiêu chuẩn

- Vùng nào không thể sử dụng cho các mục đích trên, cần ưu tiên xử lý, kiểm soát ô nhiễm

Trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn khí thải, nước thải, Việt Nam cũng đã phân vùng môi trường tiếp nhận trên cơ sở đánh giá khả năng chịu tải của vùng đối với các chất ô nhiễm như các vùng đô thị khác nhau, vùng sinh thái nhạy cảm, vùng nông thôn, vùng có ý nghĩa lịch sử văn hoá,…

Năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số UBND quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn Theo quyết định này, môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước thải được phân thành 12 vùng sông, suối và 14 vùng hồ Những khu

Trang 19

65/2007/QĐ-vực thuộc vùng này được áp dụng những hệ số khác nhau về lưu lượng nguồn thải, dung tích nguồn tiếp nhận và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp Phân vùng môi trường không khíđể tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp bao gồm 04 vùng trên cơ sở các khu vực bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử văn hoá, các khu vực đô thị khác nhau và các khu vực nông thôn Các vùng này cũng sẽ áp dụng những hệ số tiêu chuẩn, lưu lượng nguồn khí thải khác nhau và có những phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được quy định [18]

Phân vùng quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà theo quyết định số 54/2007/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng bao gồm 03 vùng chức năng: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi), là vùng bao gồm 36,2 ha rạn san hô; Vùng phục hồi sinh thái; Vùng khai thác hợp lý, bao bọc các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái Đối với mỗi vùng chức năng nói trên, quyết định cũng quy định rõ các hoạt động bị cấm cũng như các hoạt động được khuyến khích tại các vùng này [17]

Phân vùng chức năng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam thông qua sự giúp đỡ kỹ thuật của PEMSEA (2004) phục vụ cho Kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Đà Nẵng Theo đó, vùng bờ thành phố Đà Nẵng được phân chia thành 11 vùng, bao gồm: Vùng bảo tồn; Vùng phục hồi (san hô); Vùng nguồn cấp nước (hồ xanh); Vùng phục hồi (cỏ biển); Vùng sử dụng với cường độ thấp; Vùng phát triển du lịch; Vùng hoạt động công nghiệp và cảng biển; Vùng công nghiệp; Vùng đánh bắt cá (ven bờ); Vùng đánh bắt cá (xa bờ); Vùng sử dụng đa mục tiêu [14]

Việc phân vùng chức năng sử dụng nguồn lợi và các hệ sinh thái của Vùng

bờ vịnh Hạ Long được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, JICA, tiến hành năm

1998 Kết quả là Vùng bờ vịnh Hạ Long được chia thành 04 vùng môi trường chính: Vùng bảo tồn đặc biệt, bao gồm khu di sản thế giới và các vùng đệm của nó; Vùng bảo tồn, bao gồm những khu vực môi trường quan trọng nhưng chưa được đưa vào danh sách bảo vệ chính thức; Vùng quản lý tích cực, bao gồm các bãi triều

Trang 20

dọc đường bờ và vịnh Bãi Cháy; và Vùng phát triển, bao gồm những vùng phát triển hiện thời và đã được quy hoạch trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của tỉnh [5]

Sau đó, kế thừa quan điểm của JICA, dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh

Hạ Long của Việt Nam - Hoa Kỳ - IUCN đã lập bản đồ phân vùng chức năng sử dụng vùng bờ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1:25.000 mang tính khả thi và phù hợp với thực tiễn phát triển đa ngành của vùng bờ quản lý Bản đồ thể hiện không gian phân bố

10 tiểu vùng chức năng khác nhau, thuộc 03 vùng chính: (I) Vùng bảo vệ môi trường, bao gồm Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng bảo vệ và quản lý môi trường; (II) Vùng phát triển kinh tế biển, bao gồm Vùng phát triển kinh tế biển giới hạn và Vùng phát triển kinh tế biển tự do; (III) Vùng phát triển kinh tế - xã hội vùng bờ, bao gồm: Vùng phát triển công nghiệp; Vùng phát triển kinh tế du lịch; Vùng phát triển kinh tế lâm nghiệp; Vùng phát triển KTXH và khu đô thị; Vùng phát triển kinh

tế nông nghiệp; và Vùng phát triển kinh tế thuỷ sản [5]

Từ thực tiễn nêu trên có thể kể ra một số loại hình phân vùng chức năng môi trường cụ thể ở Việt Nam như sau:

- Phân vùng chức năng môi trường tổng hợp

- Phân vùng sử dụng đất theo mức độ thích nghi đối với hoạt động phát triển

- Phân vùng theo chất lượng môi trường

- Phân vùng môi trường tiếp nhận chất thải (nước thải, khí thải…)

- Phân vùng theo mức độ nhạy cảm môi trường

- Phân vùng quản lý tổng hợp lưu vực sông

- Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ

Như vậy, có thể nói việc phân vùng môi trường đã được áp dụng trong nhiều hoạt động lập kế hoạch, quy hoạch và quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam trong những năm vừa qua Tuy nhiên, trong các chương trình, đề tài, dự án nêu trên, các tác giả chưa thực sự tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng chức năng môi trường

Trang 21

Năm 2009, với mục tiêu góp phần hoàn thiện phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững, Tổng cục Môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững” Sau gần hai năm thực hiện, kết quả nghiên cứu của đề tài

đã hoàn thành những nội dung quan trọng, đó là: xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường trên cơ sở phân chia vùng lãnh thổ dựa vào chức năng cơ bản của môi trường trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của chúng; xây dựng các tiêu chí làm căn cứ để phân vùng; và kết quả phân vùng chức năng môi trường thử nghiệm cho tỉnh Bình Định [15] Đây thực sự là những kết quả hết sức ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn trong công tác phân vùng nói riêng và quản lý tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bền vững nói chung ở Việt Nam

Tuy nhiên, phân vùng chức năng môi trường là một lĩnh vực khoa học còn mới mẻ ở Việt Nam và trên thế giới, vẫn còn những ý kiến khác nhau về quan niệm, phương pháp tiếp cận của các chuyên gia Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường và đánh giá sự phù hợp giữa phân vùng chức năng môi trường với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển KTXH

1.2 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, giáp với tỉnh Thanh Hoá ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với chiều dài 82km Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế -

xã hội Bắc Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế

Trang 22

Nghệ An nằm trên trục quốc lộ 1A dài 91km, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1Adài 132km Ngoài ra, trong tỉnh còn nhiều tuyến đường nối liền phía Đông và Tây của tỉnh với các cửa khẩu của nước bạn Lào Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94km và tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn dài 90km, với 7 ga Cảng Cửa Lò được quy hoạch thành khu cảng tự do và khu cảng thuế quan, công suất có thể đạt 5 đến 6 triệu tấn/năm vào năm 2020, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ, trung chuyển hàng hoá

đi sang Lào và phía Bắc Thái Lan

Nghệ An nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luangprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc) nên tỉnh có nhiều tiềm năng trở thành một trung tâm du lịch vùng và tiến tới một trung tâm du lịch quốc gia

1.2.1.2 Điều kiện địa chất

Các thành tạo địa chất trên địa bàn tỉnh được phân chia theo nguồn gốc thành tạo bao gồm các dạng xâm nhập, phun trào, biến chất, trầm tích và các tích tụ bở rời [19]

Trang 24

Các loại đá xâm nhập phân bố dưới dạng các khối, dải núi lớn, điển hình ở khối Phu Hoạt (huyện Quế Phong), khối Phu Lon (huyện Kỳ Sơn) Ngoài ra chúng còn thể hiện dưới dạng các núi sót rải rác như ở khu vực Quỳ Châu, Quỳ Hợp

Các đá phun trào phân bố chủ yếu dưới dạng bề mặt lớp phủ bazan, điển hình

ở khu vực huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hoà Thành phần chủ yếu là bazan olevin

bị phong hoá khá mạnh, có chiều dày vỏ phong hoá trung bình lên đến 30÷50m Trên bề mặt lớp phủ bazan đã hình thành tầng đất có chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp

Các thành tạo biến chất phân bố tập trung ở phía tây bắc tỉnh, chủ yếu trên địa bàn huyện Quế Phong, Quỳ Châu Đây là các thành tạo cổ bị biến chất khá mạnh do hoạt động tiếp xúc trao đổi nhiệt với các thành tạo magma xâm nhập sau này nên trên địa hình hiện tại chúng thường xuất hiện dưới dạng các dải đới bao quanh các khối xâm nhập Thành phần chính là đá phiến thạch anh, đá phiến plagioclas-silimanit, đá phiến 2 mica chứa granat, thấu kính đá hoa

Các thành tạo trầm tích chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất so với các loại đá khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trong đó chia làm 2 nhóm: nhóm trầm tích lục địa, vũng vịnh ven rìa và trầm tích biển khơi Tỉ lệ diện tích của nhóm đá trầm tích lục địa, vũng vịnh ven rìa cao hơn hẳn so với thành tạo trầm tích biển khơi, tuy vậy thành tạo đá vôi có trữ lượng khá đã và đang là nguồn nguyên liệu quan trọng trong phát triển công nghiệp xi măng của địa phương

Các tích tụ bở rời đệ tứ phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển và dọc các thung lũng sông lớn Diện lộ tập trung ở đồng bằng ven biển với các thành tạo sét, cát, cát bột, sạn có nguồn gốc sông-biển, sông và biển Đây là nơi tập trung sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ngoài ra một bộ phận phân bố dọc theo các thung lũng sông miền núi, tuy có diện tích nhỏ nhưng lại có giá trị lớn trong sản xuất nông nghiệp của các dân tộc miền núi

Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An khá đa dạng, có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ

và 171 điểm quặng, nổi bật là có các loại từ khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý

Trang 25

đến các loại khác như thiếc, bôxít và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như:

Đá vôi, đá xây dựng, cát, sỏi…Trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi vùng và cả nước như thiếc, đá vôi, đá xây dựng Ngoài ra, Nghệ An còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản phi kim như đá trắng với trữ lượng vào khoảng

310 triệu tấn tập trung ở Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu Đá vôi có nhiều ở Hoàng Mai, Đô lương, Anh Sơn, Tân Kỳ với trữ lượng vào khoảng 600 triệu tấn, đá rionit trữ lượng trên 540 triệu m3 và đặc biệt là đá quí có ở vùng Qùy Châu, Quỳ Hợp trên diện tích 400km2 với trữ lượng 50 tấn Ngoài ra còn có than, đá bazan …

Các kết quả điều tra khoáng sản ở Nghệ An cho thấy tuy tỉnh có nhiều loại khoáng sản, nhưng hiện tại có giá trị khai thác công nghiệp chỉ là nhóm vật liệu xây dựng, hoá chất và thiếc Phần lớn các mỏ, điểm mỏ đều nằm ở vùng miền núi, với trữ lượng nhỏ và bị phân tán kết hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

nên việc khai thác chúng hiện tại vẫn rất khó khăn

1.2.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Tỉnh Nghệ An có thể được phân chia thành các kiểu địa hình sau [20]:

- Kiểu địa hình núi trung bình: bao gồm các dải núi, khối núi có độ cao

trung bình >200m với các đỉnh cao nhất lên đến gần 3000m, chiếm phần lớn diện tích tỉnh Nghệ An Đây là những khu vực theo quy hoạch được bố trí các công trình đập và hồ chứa thuỷ điện

Đặc điểm môi trường địa mạo của khu vực này là cường độ quá trình trọng lực nhanh ở mức mạnh đến rất mạnh, dẫn đến khả năng xảy ra mạnh mẽ các quá trình trượt lở, đổ lở, lũ quét cũng như xói mòn

Trong kiểu địa hình núi trung bình, cần quan tâm nhất đến dạng địa hình thung lũng giữa núi, và các dạng sườn đổ vào lưu vực các hồ chứa thuỷ điện Các dạng địa hình này sẽ có mối tương tác khá chặt chẽ với quá trình xây dựng và vận hành các công trình thuỷ điện

- Kiểu địa hình núi thấp, đồi: bao gồm phần chuyển tiếp từ các dải núi xuống

bề mặt đồng bằng, có độ cao dao động trong khoảng 30÷40m đến 200÷300m Tại một số khu vực tạo thành một bề mặt lượn sóng khá bằng thoải của lớp phủ bazan

Trang 27

Môi trường địa mạo của khu vực khá bình ổn, chủ yếu phát triển quá trình rửa trôi bề mặt, dưới bề mặt với nguy cơ làm mất chất dinh dưỡng trong đất, dẫn tới giảm hiệu quả sản xuất nông-lâm nghiệp

Trong kiểu địa hình cần quan tâm nhiều hơn tới dạng địa hình bề mặt lớp phủ bazan, các trũng sản xuất lúa nước - những vùng lãnh thổ có khả năng chịu chi phối bởi sự thay đổi chế độ thuỷ văn, thuỷ thạch động lực dòng chảy do việc xây dựng và

vận hành hồ chứa thuỷ điện

- Kiểu địa hình đồng bằng, đồi núi sót: bao gồm toàn bộ diện tích đồng

bằng có nguồn gốc sông, sông biển và những khối núi sót trên bề mặt đồng bằng

Độ cao địa hình trung bình 2÷3m, xen kẽ giữa những dải nổi cao là những vùng trũng thấp nội đồng, và những núi đồi sót có độ cao trên dưới 100m

Môi trường địa mạo tại đây chịu chi phối chính bởi quá trình ngập lụt, rửa trôi bề mặt, xói lở, bồi tụ và gia tăng chất ô nhiễm do các hoạt động kinh tế - xã hội

1.2.1.4 Đặc điểm khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)

a) Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23oC ÷ 24oC, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33oC, nhiệt độ tuyệt đối 42,7oC Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19o

C, nhiệt độ tuyệt đối là 0,5oC Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 ÷ 1.700 giờ Tổng tích ôn là 3500oC ÷ 4000oC

Bảng 1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)

Trang 28

Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, 2008

Ở các vùng có độ cao nhỏ hơn 100m mùa lạnh kéo dài 3 tháng, từ tháng XII đến hết tháng II năm sau Tháng I là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 17÷18oC Nhiệt độ không khí xuống thấp trong những ngày có gió mùa đông bắc hoạt động, có thể xuống dưới 5÷6oC ở vùng đồng bằng và dưới 0oC ở trung du và miền núi

Mùa nóng ở vùng thấp kéo dài 5 tháng từ tháng V đến tháng IX, độ dài mùa nóng ngắn dần khi lên đến vùng trung du, và núi cao Tháng V đến tháng VII là những tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm Ở vùng đồng bằng trong những tháng này nhiệt độ không khí đều trên 27oC Đây cũng là thời kỳ hoạt động mạnh của gió tây khô nóng, đem lại cho khu vực những ngày khô nóng với nhiệt độ có thể lên đến

39oC và độ ẩm có thể xuống thấp đến 30%

b) Chế độ mưa

Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 ÷ 2.000 mm/năm, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:

 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15%÷20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 12, lượng mưa chỉ đạt 7÷60 mm/tháng

 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 ÷ 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220÷540 mm/tháng, số ngày mưa 15÷19 ngày/ tháng, mùa này thường kèm theo gió bão

Trang 29

Vùng đồng bằng và trung du có lượng mưa vào khoảng 1500÷1800mm/năm Lượng mưa lớn trên gặp ở khu vực núi cao trên 1000m ở phía cực Tây (Mường Lống: 1954mm/năm) và vùng phía Nam của tỉnh (Mông Sơn 1980mm/năm, Vinh: 1954mm/năm) Khu vực có lượng mưa thấp dưới 1200mm gặp ở vùng thung lũng sông Cả (Mường Xén: 1120mm/năm, Yên Hoà: 950mm/năm), đây cũng là một trong những trung tâm khô hạn của nước ta

Bảng 2 Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)

d) Chế độ gió

Trang 30

Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam

Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm khoảng xuống 5÷10oC so với nhiệt độ trung bình năm

Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm Loại gió này trong mùa hè thường đem lại loại hình thời tiết đặc trưng cho khu vực đó là hiện tượng khô nóng cho những vùng thấp ở độ cao dưới 700m của Nghệ An Những ngày khô nóng với nhiệt độ tối cao vượt qua 35oC và độ ẩm tương đối xuống dưới 60% Số ngày khô nóng trung bình hàng năm là 20÷70 ngày

Ở khu vực đồng bằng trung bình hàng năm có 40 ngày khô nóng Mức độ khô nóng biểu hiện nghiêm trọng hơn cả ở các khu vực trong thung lũng sông Cả thuộc phía Tây của tỉnh, ở đây trung bình hàng năm có 56÷70 ngày khô nóng Thời kỳ khô nóng hàng năm kéo dài 4, 5 tháng, từ tháng IV, V đến tháng VIII, trong những tháng này trung bình đều có trên 5 ngày khô nóng/tháng

Trong các khu vực thung lũng sông hướng gió phụ thuộc vào điều kiện địa hình có khi đối lập với hướng hoàn lưu chung Tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng 0,6÷1,9m/s, vùng đồng bằng thường có tốc độ gió cao hơn so với vùng núi Tốc độ gió mạnh nhất có thể gặp trong các cơn dông và bão lên đến 40m/s ở vùng đồng bằng và 30÷35m/s ở khu vực miền núi

e) Các hiện tượng thời tiết khác

Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: Miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hóa theo không gian và biến động theo thời gian

Bên cạnh những yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới Trung bình mỗi năm có 2÷3 cơn bão, sức gió mạnh nhất có thể giật trên cấp 12, mùa bão

Trang 31

thường vào tháng 8÷10, bão về kèm theo mưa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió, gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn

Dông cũng là một hiện tượng thời tiết đặc biệt hay xuất hiện trong khu vực Hàng năm trung bình có 40÷112 ngày dông, xuất hiện chủ yếu ở vùng núi của tỉnh

1.2.1.5 Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước

a) Đặc điểm thuỷ văn

Tỉnh Nghệ An có địa hình cao dần từ Đông Bắc sang Tây Nam và miền núi chạy lan ra tới bờ biển nên mạng lưới sông suối trong vùng mặc dù phát triển mạnh hơn so với phía bắc nhưng bị chia cắt mạnh bởi các nhánh núi đâm ngang nên sông suối trong vùng thường có lưu vực nhỏ Các sông suối trong vùng đều có hướng chảy chính là Tây - Đông ngả sang Tây Nam - Đông Bắc với dạng lưu vực chủ yếu

là hình nan quạt mở rộng Đây là dạng mạng lưới sông đặc trưng của vùng núi cao rất thuận tiện cho việc tập trung nước trên sông Các sông suối thường ngắn, dốc, không có trung lưu, khả năng giữ nước trong lòng sông vùng thượng nguồn kém nhưng khả năng thoát nước ở hạ du cũng rất kém do dãy cồn cát ven biển đã tạo ra lụt lội thường xuyên mỗi khi có mưa lũ

Nghệ An có hệ thống sông ngòi khá dày, lớn nhất là lưu vực sông Cả, tổng chiều dài 361km, lưu vực 29.850 km2, bắt nguồn từ đất Lào qua Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh và đổ ra biển, với chiều dài nhánh lớn đầu nguồn Sông Hiếu bắt nguồn từ đỉnh Phu Hoát, Huyện Quế Phong, qua Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, hợp lưu với sông Lam tại Anh Sơn và Đô Lương Ngoài ra có một số sông nhỏ như Nậm Mô nhập với sông Lam tại Tương Dương, sông Chu tại Quế Phong chảy qua tỉnh Thanh Hóa Hệ thống sông phân bố khắp nơi với lưu lượng lớn và đều trong năm

b) Tài nguyên nước

Nhờ có mạng lưới sông suối phân bố với mật độ cao và lượng nước đến từ mưa lớn, Nghệ An là tỉnh có tiềm lực lớn về tài nguyên nước và có nguồn thủy năng khá phong phú Về kinh tế, có thể dùng nguồn nước mặt tại chỗ vào mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phát điện

Trang 32

Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và nước của hệ thống các sông suối,

hồ đầm Do lượng mưa bình quân hàng năm lớn 1.200÷2.000mm, nên Nghệ An có nguồn nước mặt dồi dào Tổng trữ lượng nguồn nước mặt có trên 20 tỷ m3 Bình quân trên 1ha đất tự nhiên có 13.064m3 nước mặt Điểm đáng lưu ý là mặc dù lượng nước mặt dồi dào nhưng phân bố không đồng đều cả về không gian và thời gian (theo vùng, theo năm và theo mùa) Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa lũ (tháng 8, 9, 10) Ngược lại, mùa khô lượng mưa ít nên hoạt động canh tác nông nghiệp không thể dựa vào nước mặt tự nhiên và đòi hỏi phải có biện pháp thủy lợi hữu hiệu để điều tiết sử dụng hợp lý

Nguồn nước ngầm của tỉnh mới được điều tra sơ bộ song được đánh giá là khá phong phú, trừ vùng đất bazan Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, khả năng nước ngầm ở các nơi khác đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

Bảng 3 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất tỉnh Nghệ An

(m3/ngày)

Qt(m3/ngày)

Qt(m3/ngày)

Qtng(m3/ngày)

Qtng: Trữ lượng khai thác tiềm năng

1.2.1.6 Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất

Lớp phủ thổ nhưỡng ở Nghệ An tương đối phong phú về chủng loại đất với

11 nhóm đất khác nhau (bảng 4)

a) Nhóm đất cát: Bao gồm 2 loại hình chính là đất cồn, bãi cát và đất cát biển

Đất cồn, bãi cát phân bố dọc theo bờ biển ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và

Trang 33

Nghi Lộc Phần lớn diện tích đất hiện được sử dụng để trồng phi lao, một vài nơi trồng lạc, vừng và các loại đậu, đỗ Đất cát biển có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng khác thường cao hơn so với đất cồn, bãi cát ven biển Phần lớn diện tích đất cát biển đang được sử dụng làm khu dân cư, các vườn quanh nhà Những nơi thuận lợi nguồn nước có thể được sử dụng để trồng lúa và các loại hoa màu khác

8.1 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 191446,7 11,61 8.2 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 427227,0 25,91

Trang 34

TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

8.4 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fe 10512,0 0,64

9.1 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 106552,4 6,46

9.3 Đất mùn nâu đỏ trên đá sét và biến chất Hs 26817,7 1,63

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, 2008

b) Nhóm đất mặn: Bao gồm 2 loại hình chính: đất mặn nhiều và đất mặn ít và

trung bình Nhóm đất mặn phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông ven biển huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc,có nguồn gốc do quá trình bồi tụ ở cửa sông Phần lớn diện tích đất mặn nhiều đang được các rừng ngập mặn che phủ Trong điều kiện có

đủ nước tưới, đất mặn ít và trung bình có thể được sử dụng để trồng lúa và hoa màu

c) Nhóm đất phèn: Có diện tích rất hạn chế (2573,8ha) và chỉ bao gồm một loại

hình là đất phèn hoạt động Đất phèn phân bố xen kẽ với đất mặn nhiều trong các rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển Nhóm đất phèn thường được sử dụng phát triển rừng ngập mặn, trong điều kiện hợp lý có thể sử dụng một phần để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản

d) Nhóm đất phù sa: Phân bố dọc theo hai bên bờ các sông chính của tỉnh Nghệ

An, bao gồm 4 loại hình chủ yếu: đất phù sa không được bồi, đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa glây và đất phù sa lầy thụt Nhóm đất này thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, đậu đỗ và các loại rau

Trang 35

e) Đất dốc tụ: Phát sinh trong các đáy trũng ở vùng đồi hoặc các thung lũng

giữa núi Đất dốc tụ thường có địa hình dốc thoải hoặc khá bằng phẳng, đôi chỗ có địa hình trũng và tạo ra đất lầy thụt Đất dốc tụ có các đặc điểm và tính chất gần giống đất phù sa, do đó ở những nơi thuận lợi về nguồn nước tưới có thể sử dụng trồng lúa nước, ở những nơi kém thuận lợi hơn thì có thể trồng hoa màu, đậu đỗ hoặc các cây ăn quả

f) Đất bạc màu: Phần lớn diện tích đất bạc màu phát sinh trên các đất phù sa

không được bồi, do quá trình canh tác bất hợp lý diễn ra trong nhiều năm đã làm rửa trôi mùn và các cấp hạt mịn trên tầng mặt, tạo ra tầng có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng khác Đất bạc màu phân bố chủ yếu ở các huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và Nam Đàn Cần chú ý tăng cường bón phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh và có chế độ tưới nước hợp lý trong quá trình canh tác trên đất bạc màu

g) Nhóm đất đen: Phân bố rất hạn chế ở tỉnh Nghệ An và bao gồm 4 loại hình

chính: đất đen trên các miệng núi lửa, đất đen phát sinh trên các rìa trũng bao quanh các vòm phủ bazan, đất đen phát sinh trên đá secpentinit và đất đen phát sinh trong các thung lũng đá vôi Nhóm đất này thường được sử dụng chủ yếu để trồng rừng

và phát triển lâm nghiệp, một số khu vực thuận lợi về nguồn nước có thể được sử dụng để canh tác nông nghiệp

h) Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm 7 loại hình: đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất

đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và đất nâuđỏ trên đá vôi Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các huyện miền đồi núi của tỉnh Nghệ An Phần lớn diện tích đất phân bố trên các sườn dốc, thường lớn hơn 25o và địa hình hiểm, do đó phương hướng sử dụng chủ yếu là phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh hoặc làm rừng phòng hộ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa ở phần chân núi thường được người dân sử dụng tạo ra các bậc thang để trồng lúa nước

Trang 36

CHÚ DẪN

Trang 37

Đất nâu vàng trên phù sa cổ phát sinh trên các thềm sông, có dạng địa hình đồi thoải hoặc lượn sóng, có thể được sử dụng để phát triển trồng cây ăn quả hoặc các mô hình nông lâm kết hợp Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và đất nâu đỏ trên đá vôi phân bố chủ yếu ở huyện Nam Đàn,Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Con Cuông và thị xã Thái Hoà Đây là loại đất rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp ngắn

và dài ngày như: mía, cà phê, cao suhoặc các loại rau màu, các loại đậu đỗ, nơi

thuận lợi nguồn nước tưới có thể sử dụng trồng lúa nước

i) Nhóm đất mùn đỏ vàng: Đặc điểm chung của nhóm đất là có tầng mặt giàu

mùn và các chất dinh dưỡng cần thiết Phần lớn diện tích đất có tầng dày trung bình, phân bố trên bề mặt đỉnh của các dãy núi, sườn có độ dốc lớn hơn 30o, địa hình hiểm trở do đó phương hướng sử dụng đất chủ yếu là phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ Ở những nơi hệ sinh thái rừng còn được bảo tồn thì sử dụng làm các vườn quốc gia

j) Nhóm đất mùn Alit trên núi cao: Phân bố chủ yếu trên các đỉnh núi cao ở

ranh giới tây nam huyện Kỳ Sơn, tiếp giáp với nước Lào, địa hình có độ dốc lớn hơn 35o

và rất hiểm trở Phương hướng sử dụng là để phát triển rừng phòng hộ hoặc khu bảo vệ sinh quyển

k) Đất xói mòn trơ sỏi đá: Phân bố chủ yếu trên các miền đồi gần các khu dân

cư ở các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Thanh Chương và Nam Đàn Đặc điểm chung của loại hình là các tầng đất nguyên sinh đã bị bóc mòn, làm lộ trơ các tầng

vỏ phong hoá chứa nhiều đá lẫn Tỷ lệ đất mịn thường chỉ chiếm 10÷20% Phương hướng sử dụng chủ yếu là trồng rừng cải tạo đất

Các loại đất ở Nghệ An được hình thành và phân bố trên nền địa hình phức tạp, hơn 83% diện tích là đồi núi, nhiều nơi có độ dốc lớn, kể cả vùng đồng bằng

Trang 38

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 589,84 0,0

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 3.819,30 0,2

2.5 Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng SMN 38.732,17 2,3

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB 346,31 0,0 4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT 076,11 0,0

4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 270,20 0,0

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, 2007

Trang 39

CHÚ DẪN

Hình 4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2006

Nguồn: Viện Địa lý

Trang 40

1.2.1.7 Tài nguyên sinh vật

a) Thực vật

Tỉnh Nghệ An được biết tới 706 loài thực vật thuộc 415 chi, 128 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch Ngành Hạt kín có số lượng loài, chi, họ nhiều nhất, sau đó là Dương xỉ, Hạt trần và cuối cùng là Thông đất Trong ngành Hạt kín thì lớp hai lá mầm chiếm ưu thế so với lớp một lá mầm

Có nhiều loài thực vật có giá trị sử dụng rất lớn, đặc biệt nhóm cây làm thuốc chiếm ưu thế với 191 loài (37,82%) Bên cạnh đó, có khoảng gần 50 loài cây lâm sản ngoài gỗ thường được người dân khai thác và sử dụng tại các huyện giáp ranh với rừng hoặc có rừng Thảm thực vật tự nhiên bao gồm các loại:

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới (ở độ cao trên 800m): phân bố chủ yếu ở

miền Tây Nghệ An, trên các đỉnh núi Phu Nhot, Phu Puối, Phu Mo, Phu Xai Leng cao trên 1200m, rừng có cấu trúc 4÷5 tầng trong đó gồm có 2÷3 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và một tầng cây cỏ

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới mưa mùa hỗn giao cây lá rộng lá kim:

Loại rừng này có cấu trúc 4÷5 tầng, 2÷3 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới (ở độ cao dưới 800m) mưa mùa cây lá rộng: Loại rừng này vẫn còn có cấu trúc 4÷5 tầng (chủ yếu còn phân bố ở Vườn

quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt), còn phần lớn loại rừng này tồn tại ở các hẻm núi xa, những mảnh nhỏ xen giữa các nương rẫy đã bị tác động của con người nên cấu trúc và trữ lượng bị giảm

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng trên đất phong hoá từ đá vôi: Loại rừng này vẫn còn một số diện tích, ít bị con người tác động nên vẫn còn

duy trì được cấu trúc 3÷4 tầng, trong đó 1÷2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng

cỏ Loại rừng này còn phân bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Pù Mát

- Rừng tre nứa và hỗn giao tre nứa-câylá rộng: Loại rừng này hình thành do

rừng bị khai phá làm nương rẫy, sau vài năm bị bỏ hoang hoá đã hình thành nên loại hình rừng này Các loài cây lá rộng mọc xen với tre nứa như: Re, Dẻ, Bứa, Trám, Gội, Hu đay, v.v…

Ngày đăng: 07/01/2015, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Phạm Hoàng Hải và nnk (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hải và nnk
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1997
5. Nguyễn Chu Hồi (2009), Bài giảng: Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ, Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng: Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ
Tác giả: Nguyễn Chu Hồi
Năm: 2009
6. Ixasenko A.G. (1960), “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên
Tác giả: Ixasenko A.G
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1960
7. Lê Sâm và cộng sự (2008),"Phân vùng sinh thái, cơ sở khoa học để nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sinh thái ở miền Trung",Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2008, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng sinh thái, cơ sở khoa học để nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sinh thái ở miền Trung
Tác giả: Lê Sâm và cộng sự
Năm: 2008
8. Prokaep.V.I (1971), Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên,NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên
Tác giả: Prokaep.V.I
Nhà XB: NXB Khoa học và kĩ thuật
Năm: 1971
16. Tổ phân vùng Địa lí tự nhiên, Uỷ Ban khoa học và kĩ thuật Nhà nước (1970). Phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam (Phần miền Bắc). NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam (Phần miền Bắc)
Tác giả: Tổ phân vùng Địa lí tự nhiên, Uỷ Ban khoa học và kĩ thuật Nhà nước
Nhà XB: NXB Khoa học và Kĩ thuật
Năm: 1970
20. Viện Địa lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2008), Nghiên cứu dự báo những tác động đến môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hệ thống các công trình thủy điện ở Nghệ An từ nay đến năm 2015 và các năm tiếp theo.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dự báo những tác động đến môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hệ thống các công trình thủy điện ở Nghệ An từ nay đến năm 2015 và các năm tiếp theo
Tác giả: Viện Địa lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Năm: 2008
21. PEMSEA (2007), Coastal Land- and Sea-Use Zoning Plan of the Province of Bataan, PEMSEA' s website: http://www.pemsea.org/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coastal Land- and Sea-Use Zoning Plan of the Province of Bataan
Tác giả: PEMSEA
Năm: 2007
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 - 2010 - Mã số KC.08.02 Khác
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006),Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển Khác
9. Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội (2009), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ Khác
10. Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2008),Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông kênh rạch khu vực Tp. Hồ Chí Minh theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng Khác
11. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2007), Quy hoạch hạ tầng cơ sở bảo vệ môi trường lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An, định hướng đến năm 2020 Khác
13. Đặng Trung Thuận và cộng sự (2009), Báo cáo chuyên đề: Xác định hệ thống các tiêu chí phân vùng chức năng môi trường phù hợp với nghiên cứu thử nghiệm (tỉnh Bình Định), Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững Khác
14. Tổng cục Môi trường (2008),Quản lý tổng hợp đới bờ - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai tại Việt Nam Khác
15. Tổng cục Môi trường (2009),Báo cáo tổng kết, Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững Khác
17. UBND thành phố Đà Nẵng (2007),Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà Khác
18. UBND tỉnh Đồng Nai (2007),Quyết định số 65/2007/QĐ-UBND của tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Khác
19. UBND tỉnh Tuyên Quang (2009),Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND của tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w