Vùng bảo tồn và phục hồi (I)

Một phần của tài liệu phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 63 - 109)

Đặc điểm phân vùng

Bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia, các khu rừng phòng hộ trên núi cao và rừng phòng hộ cửa sông, ven biển.

Đặc điểm chung của vùng này đó là những khu vực nhạy cảm về môi trƣờng (núi cao và cửa sông ven biển), nơi đặc trƣng bởi các hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng trồng có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn sinh cảnh, phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ ven biển.

Phần lớn khu vực có địa hình núi với độ cao trung bình từ 500m trở lên, các đỉnh cao nhất lên đến gần 3000m, điển hình là các khối Phu Hoạt (huyện Quế Phong), khối Phu Lon (huyện Kỳ Sơn). Đây là vùng có địa hình hiểm trở, độ chia cắt sâu mạnh, độ dốc lớn, trên 25o đối với vùng núi thấp và trung bình và trên 35o ở vùng núi cao. Một phần của khu vực phân bố ở vùng cửa sông ven biển nơi có các khu rừng ngập mặn, rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát.

Vùng này phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi:Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông,…, tập trung ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, và một dải đất và cồn cát hẹp dọc bờ biển và khu vực cửa sông, thuộc các huyện ven biển nhƣ Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò.

Các khối, dải núi đƣợc cấu tạo từ thành phần chính là các loại đá xâm nhập và các thành tạo biến chất. Đặc điểm môi trƣờng địa mạo của khu vực này là cƣờng độ quá trình trọng lực nhanh ở mức mạnh đến rất mạnh, dẫn đến khả năng xảy ra mạnh mẽ các quá trình trƣợt lở, đổ lở, lũ quét cũng nhƣ xói mòn.

Trong vùng bảo tồn và phục hồi phổ biến các nhóm đất: nhóm đất đỏ vàng phân bố ở vùng núi; nhóm đất cát và đất mặn phân bố chủ yếu dọc bờ biển và vùng cửa sông. Đặc điểm chung của nhóm đất đỏ vàng là đất có phản ứng chua, hàm lƣợng mùn và các chất dinh dƣỡng ở mức trung bình. Phƣơng hƣớng sử dụng loại đất này chủ yếu là để phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh hoặc làm rừng phòng hộ, khu vực bảo tồn thiên nhiên. Đất cồn, bãi cát có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và các chất dinh dƣỡng khác, thích hợp với trồng rừng phòng hộ ven biển (điển hình là cây phi lao) và trồng các loại cây rau màu nhƣ lạc, vừng, đậu đỗ. Nhóm đất mặn phân bố ở vùng cửa sông ven biển. Đất phát triển trong chế độ ngập triều và thƣờng có biểu hiện glây, phần lớn diện tích đƣợc che phủ bởi rừng ngập mặn, có thể kết hợp nuôi trồng thủy sản trong điều kiện cho phép.

Về đặc điểm khí hậu, nhiệt độ trung bình năm ở vùng núi vào khoảng 23÷24oC, nhiệt độ cao nhất là 42,7oC, nhiệt độ thấp nhất của năm là -0,5oC. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500÷1.700 giờ. Lƣợng mƣa trung bình năm phổ biến từ 1200÷2000mm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 80÷90%. Vùng núi cũng là khu vực chịu ảnh hƣởng của gió Tây khô nóng ở độ cao dƣới 700m, và đặc biệt là hiện tƣợng dông thƣờng xuất hiện ở vùng này.

Ở vùng núi tỉnh Nghệ An, hệ thống sông suối khá dày đặc, là vùng thƣợng nguồn của hai hệ thống sông lớn là: sông Cả, bắt nguồn từ đất Lào, vào Việt Nam qua huyện Kỳ Sơn, và sông Hiếu, bắt nguồn từ đỉnh đỉnh Phu Hoát, huyện Quế

Phong. Các sông suối thƣờng ngắn, dốc, không có trung lƣu, khả năng giữ nƣớc trong lòng sông vùng thƣợng nguồn kém. Do đó, đây là khu vực có tiềm năng xây dựng các công trình thuỷ điện, hồ chứa nƣớc, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra các tai biến sạt, trƣợt lở đất hay lũ quét ảnh hƣởng tới vùng trung du và đồng bằng.

Thảm thực vật tự nhiên ở vùng này chủ yếu là: Rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới; Rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới mƣa mùa hỗn giao cây lá rộng lá kim; Rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa cây lá rộng; Rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa cây lá rộng trên đất phong hóa từ đá vôi; Rừng tre nứa và hỗn giao tre nứa-cây lá rộng; Trảng cây bụi và trảng cỏ, và; Rừng trồng (keo lá chàm, keo tai tƣợng, thông nhựa,…). Đây là khu vực có đa dạng sinh học cao, có nhiều lâm sản quý hiếm và dƣợc liệu.

Phần lớn các mỏ, điểm mỏ khai thác khoáng sản của tỉnh Nghệ An đều nằm ở vùng này, với nhiều loại khoáng sản, chủ yếu là vật liệu xây dựng, hóa chất và thiếc. Tuy nhiên, trữ lƣợng khoáng sản nhỏ và bị phân tán kết hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế nên việc khai thác chúng hiện tại vẫn rất khó khăn.

Vùng núi là khu vực sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau nhƣ: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơđu,… do vậy mang nhiều sắc thái dân tộc phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, phát triển kinh tế chƣa cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đời sống dân cƣ nói chung còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo cao. Trình độ sản xuất thâm canh còn ở mức thấp. Vùng có tiềm năng và thế mạnh lớn về bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái.

Chức năng môi trường chính

Chức năng môi trƣờng chính của vùng bảo tồn và phục hồi là: nơi sinh cƣ của các loài sinh vật, đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm; bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan; phòng hộ đầu nguồn tích nƣớc và điều tiết nguồn nƣớc cho các hệ thống sông (Cả, Hiếu, Con,…) và các hồ chứa nƣớc thủy điện, thủy lợi (Bản Vẽ, Bản Mồng, Sốp Kộp,…), bảo vệ đất, chống xói mòn; phòng hộ chắn sóng, chống xói lở cho khu vực ven biển;phòng hộ môi trƣờng sinh thái cảnh quan, góp

phần điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai cho toàn vùng lãnh thổ, đặc biệt là các khu đông dân cƣ, đô thị và các khu công nghiệp; kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, đây còn là khu vực cung cấp nguồn nguyên vật liệu (gỗ và lâm sản) phục vụ cuộc sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời, đƣợc khai thác trong phạm vi quy định của pháp luật.

Các vấn đề môi trường cần quan tâm:

Các vấn đề môi trƣờng cần quan tâm trong khu vực đó là: nạn khai thác trái phép rừng và các loài động, thực vật quý hiếm trong vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng phòng hộ, việc xây dựng các công trình thuỷ điện vàkhai thác khoáng sản trái phéptrong phạm vi khu vực làm phá hủy rừng phòng hộ đầu nguồn, biến đổi hệ sinh thái, nơi sinh cƣ của các loài động thực vật quý hiếm; tập quán du canh du cƣ, chặt phá rừng làm nƣơng rẫy của ngƣời dân tộc trong khu vực cũng góp phần làm phá huỷ rừng trong khu vực bảo vệ.

Đối với các khu vực rừng phòng hộ ven biển, việc phá huỷ rừng phục vụ hoạt động sản xuất trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch cũng là những vấn đề cần đƣợc quan tâm đúng mức và kịp thời.

Định hướng sử dụng và quản lý:

Đây là khu vực có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phòng hộ đầu nguồn cũng nhƣ phòng hộ ven biển. Do đó, định hƣớng hàng đầu trong việc sử dụng và quản lý khu vực là bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, hạn chế khai thác các sản phẩm lâm sản cũng nhƣ hạn chế và kiểm soát tốt các hoạt động phát triển (khai thác thuỷ điện và khoáng sản, phá rừng phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng) gây ảnh hƣởng có hại đến môi trƣờng và hệ sinh thái trong phạm vi khu vực.

3.2.1.1. Tiểu vùng bảo tồn thiên nhiên (I.1)

- Phạm vi: bao gồm các khu vực, hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng trong bảo

tồn đa dạng sinh học, cụ thể là toàn bộ diện tích tự nhiên của: Vƣờn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Vƣờn quốc gia (VQG) Pù Mát là vƣờn đƣợc ƣu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái của dãy Trƣờng Sơn. VQG Pù Mát có vùng bảo vệ nghiêm ngặt rộng 91.113 ha thuộc địa phận 03 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tƣơng Dƣơng. Đây là khu rừng nguyên sinh có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học. Những khu vực nguyên sinh, rừng hỗn giao lá kim nhƣ pơ mu và sa mu tập trung ở những vùng có độ cao ở phía Bắc VQG. Là trọng tâm của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, rừng ở đây còn 62% diện tích hầu nhƣ chƣa bị tác động bởi con ngƣời.

Hệ thực vật ở đây rất đa dạng, phong phú,có 1.297 loài thực vật, trong đó có 986 loài thực vật bậc cao thuộc 552 chi và 153 họ. Đặc biệt có 22 họ chỉ có 1 chi và 1 loài duy nhất, có trên 220 loài cây thuốc quý nhƣ: hà thủ ô, thổ phục linh, quế, ba kích, hoài sơn... và các loài cây gỗ quý hiếm nhƣ trầm hƣơng. Ngoài ra, còn có hàng trăm loài thực phẩm, cây ăn quả khác.

Hệ động vật cũng rất đa dạng, có 241 loài thú, 86 họ, 28 bộ, trong đó có 24 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loại lƣỡng thê. Trong 42 loài thú lớn có 20 loài đƣợc xếp vào các cấp độ bị đe doạ. Có thể nói VQG Pù Mát là nơi cung cấp một quần thể lớn nhất về loài đặc hữu ở Bắc Việt Nam và mang ý nghĩa quốc gia, khu vực và quốc tế. Các loài đang bị đe doạ bao gồm: Sao La, Voi, Cầy vằn Trƣờng Sơn, Vƣợn má trắng và Diệc cổ hung.

Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Pù Huống là nơi còn bảo tồn đƣợc các kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh và á nhiệt đới hỗn giao, lá rộng với lá kim, các kiểu rừng này đang bị suy thoái nghiêm trọng. Với thảm thực vật rộng lớn, trong đó còn bảo tồn những giá trị sinh học với các loài thú đƣợc ghi vào sách đỏ thế giới và Việt Nam nhƣ: Voi, Hổ, các loại Gấu, Bò tót, Báo, Khỉ hầu, Tê tê... Các loại chim đặc hữu nhƣ Gà lôi, Gà tiền.

Kết quả điều tra trƣớc đây so sánh với các khu bảo tồn, các VQG cho thấy thực vật đã phát hiện đƣợc 612 loài trong đó có 32 loài đƣợc ghi vào Sách Đỏ, động

vật khảo sát đƣợc 291 loài trong đó có 45 loài quý hiếm đã đƣợc ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu BTTN Pù Hoạt nằm trên độ cao dao động từ 800÷1.400m. Điểm cao nhất củađỉnh Pù Hoạt là 2.452m. Có 3 kiểu rừng chính:Rừng thƣờng xanh trên đất thấp phân bố ở độ cao 800m có mức độ đa dạng các loại thực vật cao; Rừng thƣờng xanh trên núi thấp phân bố ở độ cao 800÷1500m, thành phần thực vật ƣu thế bởi các loại họ long não và họDẻ; Rừng thƣờng xanh trên núi trung bình phân bố loài Bách xanh và một số loài cây quý hiếm có tầm quan trọng bảo tồn quốc. Pù Hoạt là một trong số ít vùng đƣợc biết đến ở Việt Nam có loài hạt trần bị đe doạ toàn cầu là Sa mu. Một số loài thú bị đe doạ toàn cầu đã đƣợc ghi nhận ở Khu BTTN Pù Hoạt có loài Khỉ mốc và Bò tót.

- Chức năng môi trường chính: Chức năng môi trƣờng chính của tiểu vùng bảo

tồn thiên nhiên là bảo tồn đa dạng sinh học (bảo tồn nguồn gen), các giống loài sinh vật, bảo tồn sinh cảnh và hệ sinh thái. Ngoài ra, vùng còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, điều tiết nguồn nƣớc và phòng hộ đầu nguồn. Đây cũng là khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn và du lịch văn hóavới các phong tục tập quán đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của các dân tộc ít ngƣời. Khu bảo tồn thiên nhiên cũng là nơi phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong nƣớc và quốc tế.

- Các vấn đề môi trường cần quan tâm: khai thác trái phép rừng (gỗ, song,

mây, phong lan,…) và các loài động, thực vật quý hiếm trong phạm vi vùng đệm và khu bảo vệ nghiêm ngặt là vấn đề môi trƣờng cần phải hết sức đƣợc quan tâm. Ngoài ra, tập quán du canh du cƣ, chặt phá rừng làm nƣơng rẫy của ngƣời dân tộc trong khu vực cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc làm suy giảm diện tích và chất lƣợng của các khu vực bảo tồn thiên nhiên nói trên. Việc khai thác vàng trái phép cũng đang diễn ra ở một vài nơi trong VQG chủ yếu dọc theo Khe Thơi ở phía Tây Bắc, làm thay đổi cấu trúc hình dáng các bờ sông, suối và gây ra sạt lở đất cát xuống dòng chảy.

- Định hướng sử dụng và quản lý bảo vệ: Mục tiêu trọng tâm của khu vực là

bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiêm cấm hoặc hạn chế tối đa các hoạt động khai thác tài nguyên trong khu vực này. Hoạt động du lịch sinh thái đƣợc khuyến khích nhằm giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan và các giá trị sinh học quan trọng trong khu vực, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng của ngƣời dân, đồng thời tạo nguồn thu cho phát triển kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cần đƣợc hạn chế và cần có biện pháp quản lý chất thải nhằm đảm bảo không gây tổn hại đến môi trƣờng và hệ sinh thái. Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu vực. Cần có các biện pháp tái định cƣ và chuyển đổi nghề phù hợp cho đồng bào dân tộc sống trong khu vực nhằm đảm bảo sinh kế cho ngƣời dân đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

3.2.1.2. Tiểu vùng bảo vệ và phục hồirừng phòng hộ đầu nguồn (I.2)

- Đặc điểm: bao gồm các khu vực trồngrừng phòng hộvà khoanh nuôi, phục

hồi rừng phòng hộ đầu nguồn, tập trung phần lớn ở vùng trung du, đồi núi phía Tây và dải núi phía Nam tỉnh Nghệ An. Tiểu vùng này phân bố ở hầu hết các huyện miền núi nhƣ huyện Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong, Con Cuông và huyện Quỳ Châu. Thảm thực vật hiện tại trong khu vực khá đa dạng, với các loại rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới tập trung trên các đỉnh núi cao (trên 1200m), rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới mƣa mùa hỗn giao cây lá rộng lá kim, có cấu trúc 4÷5 tầng, trong đó gồm có 2÷3 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và một tầng cây cỏ. Ngoài ra, còn có các loại rừng tre nứa và hỗn giao tre nứa - cây lá rộng và các loại rừng trồng (keo lá chàm, keo tai tƣợng, thông nhựa,…). Động vật cũng đa dạng với các loài thú, chim, lƣỡng cƣ, bò sát.

- Chức năng môi trường chính: chức năng môi trƣờng chính của tiểu vùng này

là phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nƣớc cho các dòng chảy, các hồ chứa nƣớc, góp phần hạn chế lũ lụt, giảm thiểu xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp lòng sông, lòng hồ phía hạ lƣu.

Ngoài ra, trong phạm vi khai thác cho phép, khu vực này còn cung cấp các sản phẩm lâm sản (gỗ, củi, măng,…) phục vụ cho đời sống và sản xuất của ngƣời dân trong khu vực và lân cận.

- Các vấn đề môi trường cần quan tâm: Khai thác rừng và tài nguyên khoáng

sản trái phép trong phạm vi khu vực cũng nhƣ tập quán du canh du cƣ, chặt phá rừng làm nƣơng rẫy của các đồng bào dân tộc thiểu số đang làm suy giảm diện tích và chất lƣợng rừng phòng hộ. Rủi ro cháy rừng vào mùa khô cũng là vấn đề cần hết sức quan tâm phòng chống và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Định hướng sử dụng và quản lý bảo vệ: Bảo vệ và phục hồi là định hƣớng

quản lý chính trong khu vực. Cụ thể là: cần tích cực bảo vệ các khu rừng phòng hộ sẵn có, tăng cƣờng quản lý, ngăn chặn/hạn chế các hoạt động khai thác trái phép tài

Một phần của tài liệu phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 63 - 109)