2.3.1. Chức năng của môi trường
Môi trƣờng là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể không sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật, có hoạt động kinh tế xã hội của con ngƣời trong mối quan hệ phức tạp giữa con ngƣời và tự nhiên.
Môi trƣờng có 3 chức năng cơ bản:
Không gian sống cho muôn loài động vật, thực vật và con ngƣời;
Nơi cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sống và hoạt động kinh tế;
Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải của hoạt động sống và sản xuất. Từ 03 chức năng cơ bản mang tính tổng hợp trên, bằng cách chi tiết hoá có thể xác định những thuộc tính nhƣ là những chức năng thành phần ở cấp độ nhỏ hơn. Ví dụ, đối với phân vùng chức năng môi trƣờng cấp tỉnh đã xác định đƣợc:
1) Chức năng không gian sống bao gồm: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở đai cao trên 700m, trên 1000m; Hệ sinh thái rừng trồng ở vùng gò đồi; Hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng đồng bằng; Hệ sinh thái nƣớc ở các đầm nƣớc lợ ven biển; Hệ sinh thái trên cồn cát khô hạn; Hệ sinh thái san hô, cỏ biển ở vùng biển nông ven bờ v.v…; Không gian sống cho dân cƣ đô thị; Không gian sống cho dân cƣ nông thôn; Không gian để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở v.v…
2) Chức năng nơi cung cấp nguyên vật liệu bao gồm: Vùng cung cấp nguyên liệu khoáng sản; Vùng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ, làm giấy; Vùng cung cấp lƣơng thực và thực phẩm cho công nghiệp chế biến, đảm bảo an ninh lƣơng thực và an ninh xã hội; Vùng dự trữ và cung cấp nƣớc cho nông nghiệp v.v…
Vùng bảo vệ đa dạng sinh học; Vùng rừng phòng hộ đầu nguồn; Vùng rừng phòng hộ ven biển v.v…
3) Chức năng chứa đựng và phân huỷ chất thải bao gồm: Thủy vực tự nhiên tiếp nhận nƣớc thải; Nơi xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung; Nơi xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh; Nơi xây dựng khu xử lý, chế biến rác thải; Nơi xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại v.v…
Ba chức năng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một trong ba chức năng đó suy giảm thì ảnh hƣởng trực tiếp đến hai chức năng kia. Mỗi một khu vực lãnh thổ (vùng, miền…), hoặc một đơn vị hành chính (thành phố, tỉnh, huyện, xã) đều có đủ ba chức năng môi trƣờng, chúng tồn tại đồng thời nhƣng tính trội của các chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trị địa lý xác định. Ngoài ba chức năng chính trên, theo các tài liệu khác nhau, các tác giả còn nêu thêm các chức năng khác của môi trƣờng nhƣ chức năng lƣu trữ thông tin,…
Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy, phân vùng chức năng môi trƣờng của một khu vực lãnh thổ là bƣớc đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
2.3.2. Quan niệm phân vùng chức năng môi trường
Vùng chức năng môi trƣờng là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có một số thuộc tính xác định về môi trƣờng, sinh thái, có thể phân biệt nó với vùng khác [4].
Phân vùng chức năng môi trƣờng về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự đồng nhất về sự phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trƣờng, sinh thái và hoàn cảnh kinh tế xã hội của vùng.
Phân vùng chức năng môi trƣờng của một địa phƣơng (tỉnh thành, huyện thị,…) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trƣờng và hoạt động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phƣơng đó thành
những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trƣng riêng của chúng, phản ánh thực tế khách quan về môi trƣờng, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng lãnh thổ.
Phân vùng môi trƣờng của một địa phƣơng là nhằm xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng quy hoạch môi trƣờng và quản lý tài nguyên, môi trƣờng và định hƣớng phát triển trên địa bàn địa phƣơng đó một cách có hiệu quả.
2.3.3. Mục đích và nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường
Phân vùng chức năng môi trƣờng là bƣớc chuẩn bị, bƣớc đi đầu tiên nhằm tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trƣờng cho việc lập các quy hoạch phát triển và quy hoạch bảo vệ môi trƣờng.
Mục đích phân vùng chức năng môi trƣờng là tạo dựng cơ sở khoa học để điều hoà sự phát triển của ba hệ thống môi trƣờng - kinh tế - xã hội đang tồn tại và hoạt động trong vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống kinh tế xã hội phù hợp trong khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ đƣợc môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững.
Phân vùng chức năng môi trƣờng căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trƣờng và hoạt động kinh tế, xem đó nhƣ những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc định hƣớng phát triển, quy hoạch và quản lý một khu vực lãnh thổ.
Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trƣờng bao gồm:
Lựa chọn cách tiếp cận phân vùng và phƣơng pháp phân vùng nhằm phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn các tiểu vùng đƣợc phân chia.
Xác lập các tiêu chí vùng, tiểu vùng và các phân vị nhỏ hơn, xác định nguyên tắc phân vùng sao cho đáp ứng mục đích phân vùng, trong đó quan trọng nhất là thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của các phân vị trong phân vùng.
Phân vùng chức năng môi trƣờng thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và con ngƣời trên một khoảng không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có tác động tƣơng hỗ và phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả phân vùng là đƣa ra một hệ thống cơ cấu các vùng và tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn, nếu cần thiết) để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Trong hệ thống đó, mỗi vùng và tiểu vùng, dựa vào chức năng và lợi thế so sánh của mình để định hƣớng chiến lƣợc phát triển, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, bao gồm cả quy hoạch môi trƣờng.
2.3.4. Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường
Phân vùng chức năng môi trƣờng đƣợc dựa trên hai cách tiếp cận cơ bản là cách tiếp cận hệ thống và cách tiếp cận sinh thái.
a) Cách tiếp cận hệ thống
Ngày nay, lý thuyết hệ thống đƣợc vận dụng phổ biến trong nghiên cứu tự nhiên cũng nhƣ kinh tế xã hội, nhất là đối với những hệ thống lớn, gồm nhiều hợp phần không đồng nhất, giữa chúng có mối quan hệ chức năng tƣơng hỗ phức tạp. Cách tiếp cận hệ thống rất phù hợp cho việc nghiên cứu phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, để phân tích sức chứa, sức chịu tải của lãnh thổ, cơ cấu liên vùng, liên ngành, để phân chia các khu chức năng cho mục đích quy hoạch nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
Dƣới góc độ phân vùng chức năng môi trƣờng theo cách tiếp cận hệ thống thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trƣng cho toàn vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống. Mỗi tiểu vùng có những đặc điểm riêng và khác với tiểu vùng liền kề. Nói một cách tổng quát, mỗi phân vị (tiểu vùng) trong hệ thống phân vùng vừa có những sắc thái riêng, vừa có những đặc trƣng chung của phân vị cấp lớn hơn (vùng).
Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên, bao gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trƣờng tại một khu vực nhất định mà ở đó luôn luôn có tác động qua lại và trao đổi vật chất, năng lƣợng trong hệ và với các hệ khác. Mỗi hệ sinh thái đƣợc đặc trƣng bằng: tính đa dạng sinh học, tính toàn vẹn, tính cân bằng, tính thay đổi và tính phục hồi. Con ngƣời là một phần của hệ sinh thái, là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng của hệ sinh thái bằng cách điều chỉnh các điều kiện vật lý, hoá học của môi trƣờng, thay đổi mối tƣơng tác sinh học.
Có thể xem mỗi vùng lãnh thổ (tỉnh thành, huyện thị,…) là một hệ thống các hệ sinh thái lớn, nhỏ với những chức năng sinh thái xác định. Mục đích của việc phân vùng dựa trên hệ sinh thái là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con ngƣời khi sử dụng hệ sinh thái có thể đạt đƣợc sự hài hoà giữa lợi ích thu đƣợc từ tài nguyên của hệ sinh thái với việc duy trì khả năng của hệ sinh thái tiếp tục cung cấp đƣợc những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài.
2.3.5. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường
a) Tôn trọng tính khách quan của vùng:
Xuất phát từ quan niệm rằng vùng là một thực thể khách quan, nó đƣợc hình thành do tác động tƣơng hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên về dòng năng lƣợng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng những đặc tính khách quan của vùng đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và trong điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con ngƣời nói riêng. Tuy nhiên, nhận thức và vận dụng tính khách quan của vùng lại mang tính chủ quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức, đặc biệt là khi con ngƣời ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào giới tự nhiên. Mặc dù vậy, bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn không mất đi, do đó nó cần đƣợc xác định trong nhận thức, cũng nhƣ đảm bảo khách quan khi tiến hành phân vùng.
b) Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng
Phân vùng dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí về tự nhiên và kinh tế xã hội. Mỗi vùng đƣợc phân định theo sự đồng nhất về tất cả các tiêu chí phân vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đó chỉ là sự
đồng nhất tƣơng đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định đƣợc các tiêu chí chính, mang tính chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp độ phân vùng.
c) Phù hợp với chức năng sinh thái của vùng
Đây là nguyên tắc chủ đạo. Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng thì mỗi vùng nhƣ miền núi, đồng bằng là một hệ sinh thái lớn, mỗi tiểu vùng là một hệ sinh thái nhỏ hơn. Tính chức năng của vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ theo chiều ngang giữa các hợp phần trong mỗi vùng, từ trung tâm đến ngoại vi. Mỗi hệ sinh thái có thể có một vài chức năng riêng, ví dụ hệ sinh thái rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan; hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ, bảo vệ bờ biển, vừa có chức năng cung cấp thức ăn, bãi đẻ, nơi cƣ trú cho nhiều giống loài sinh vật, đồng thời cung cấp củi đun, dƣợc liệu cho cƣ dân ven biển. Vì vậy, khi tiến hành phân vùng chức năng môi trƣờng cần hết sức tôn trọng tính toàn vẹn của hệ sinh thái. Nói cách khác, khi phân vùng phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn các chức năng sinh thái và môi trƣờng.
d) Phù hợp với yêu cầu quản lý
Phân vùng chức năng môi trƣờng nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng cơ sở khoa học để điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái và môi trƣờng tự nhiên. Bản chất tự nhiên của mỗi cấp độ vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn đề quản lý. Ranh giới phân chia các vùng thƣờng là ranh giới tự nhiên, đó có thể là một đƣờng bình độ chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền gò đồi, hoặc một đƣờng đẳng độ mặn 0,1% , 0,4%; một dòng sông, hoặc một đƣờng phân thủy v.v... Tuy nhiên, trong trƣờng hợp có điều kiện, thì có thể khoanh vẽ ranh giới vùng và tiểu vùng theo ranh giới hành chính, nhằm nâng cao tính khả thi trong việc quản lý tài nguyên và môi trƣờng theo đơn vị hành chính.
2.3.6. Các phương án phân vùng chức năng môi trường
Trên cơ sở các chức năng môi trƣờng nổi trội và tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, ngƣời ta áp dụng các nguyên tắc khác nhau để đƣa ra phƣơng án phân
vùng. Dƣới đây mô tả một số phƣơng án, còn trên thực tế một vùng lãnh thổ có thể đƣợc phân vùng dựa trên việc tổ hợp một số nguyên tắckhác nhau.
a) Dựa trên mức độ phát triển
Theo cách này có thể phân khu vực lãnh thổ ra thành các vùng: vùng phát triển, vùng đệm và vùng bảo vệ (bảo tồn). Đây là phƣơng án cơ bản trong phân vùng, dựa chủ yếu vào mục đích quản lý lãnh thổ (thúc đẩy phát triển hay bảo tồn). Vùng đệm nên đƣợc thiết kế xung quanh vùng bảo tồn để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các tác động tiêu cực có thể có từ vùng phát triển sang vùng bảo tồn.
Trong một số trƣờng hợp, vùng phát triển lại có thể đƣợc phân nhỏ hơn thành những tiểu vùng nhƣ:
- Tiểu vùng phát triển thấp (ít tập trung các hoạt động phát triển);
- Tiểu vùng phát triển cao (tập trung nhiều hơn các hoạt động phát triển); - Tiểu vùng phát triển đa ngành (tập trung nhiều ngành và nhiều hoạt động
phát triển khác nhau). Trong trƣờng hợp này, tiểu vùng phát triển thấp có thể đóng vai trò nhƣ một vùng đệm.
Tƣơng tự nhƣ vậy, vùng bảo tồn cũng có thể đƣợc phân chia thành các tiểu vùng hoặc khu vực nhỏ hơn nhƣ:
- Khu vực bảo tồn nghiêm ngặt; - Khu vực bảo tồn thông thƣờng; - Các khu bảo tồn biển;
- Khu bảo tồn đa dạng sinh học; - Vƣờn quốc gia;
b) Dựa trên chức năng sử dụng nguồn lợi cho các hoạt động phát triển
Không gian lãnh thổ có thể đƣợc phân chia theo chức năng sử dụng tài nguyên, môi trƣờng phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội. Ví dụ, vùng lãnh thổ có thể đƣợc phân chia thành các khu nông nghiệp, khu lâm nghiệp, khu nuôi trồng thủy
sản, khu đô thị, khu công nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu chức năng đặc biệt, khu phục hồi,…
c) Dựa trên mức độ khai thác tài nguyên của các hoạt động phát triển
Dựa trên mức độ khai thác tài nguyên của các hoạt động phát triển có thể phân ra các vùng nhƣ sau:
- Vùng khai thác hạn chế/ hạn định: dành cho các hoạt động kinh tế mà hoạt động của nó phụ thuộc vào hoặc có liên quan đến một ngƣỡng chất lƣợng môi trƣờng nhất định.
- Vùng khai thác độc quyền: dành cho các hoạt động phát triển mà hoạt động của họ đòi hỏi việc sử dụng tài nguyên không hạn chế.
- Vùng khai thác đa ngành: dành cho các hoạt động phát triển mà hoạt động của họ đòi hỏi sự di chuyển, vận chuyển và sự hợp tác hoặc chia sẻ với nhau trên cùng một khu vực tại các thời điểm khác nhau.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An
3.1.1. Các tiêu chí phân vùng chức năng môi trường Nghệ An
Việc phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An đƣợc tiến hành dựa vào bộ tiêu chí phân vùng, bao gồm nhiều yếu tố:
+ Các đặc điểm về tự nhiên: Nền địa chất, địa hình, đất đai, mạng thủy văn,