Xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ mô

Một phần của tài liệu phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 89 - 109)

trƣờng tỉnh Nghệ An

3.3.1. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài ng yên đất

a) Định hướng chung:

- Sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu “quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hƣớng sự thay đổi công nghệ, thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời thuộc các thế hệ hôm nay và cả mai sau”.

- Sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và mở rộng theo khả năng thích nghi và điều kiện tự nhiên có thể đáp ứng đƣợc, đảm bảo và phục hồi cân bằng sinh thái, không gây ra tình trạng suy giảm chất lƣợng đất, ô nhiễm và thoái hoá tài nguyên đất cũng nhƣ các tài nguyên thiên nhiên khác.

- Khai thác tối đa và hợp lý quỹ tài nguyên đất, đặc biệt sử dụng hợp lý đất dốc nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng nông sản hàng hoá đồng thời không quên nâng cao và ổn định lâu dài độ phì nhiêu của đất.

- Hạn chế sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, tăng cƣờng và khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng các giống cây trồng có khả năng đề kháng, chống chịu tốt với sâu bệnh.

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp với quy hoạch các ngành liên quan đến sử dụng đất. Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, gắn sản xuất với chế biến nông sản theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp.

b) Giải pháp về quản lý:

- Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp, đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về đất đai, công khai các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, gồm việc thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất theo đúng quy hoạch

và trình tự quy định, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội theo pháp luật quy định.

- Có chính sách khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, nuôi trồng thuỷ sản trên mặt nƣớc hoang hoá nhằm đẩy nhanh tiến độ đƣa đất chƣa sử dụng vào sử dụng; cải tạo điều kiện để ngƣời dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý tài nguyên đất của các địa phƣơng trong vùng, đặc biệt là việc sử dụng chuyển đổi mục đích không đúng quy hoạch.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất. Đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của nhân dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lý đất.

c) Giải pháp về kỹ thuật:

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp trên điều kiện đất dốc là điều bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp. Hạn chế cày, xới bề mặt, khai thác trắng. Kết hợp nông - lâm trong sử dụng đất nông nghiệp.

- Khuyến khích đầu tƣ thâm canh tăng vụ với các công thức phân bón cân đối phù hợp với từng loại cây trồng và từng loại đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và an toàn về môi trƣờng.

- Đa dạng hoá trong sản xuất (đa dạng về chủng loại, về chế độ canh tác, …) sẽ tạo ra thế ổn định giúp dễ dàng chuyển hƣớng trƣớc những biến động về môi trƣờng và xã hội.

- Tăng cƣờng bón phân và giữ gìn đất: thƣờng xuyên phủ đất bằng thảm thực vật hay chất hữu cơ, trồng cây và cỏ dọc đƣờng ranh giới khu đất nhằm bảo vệ đất tránh bị rửa trôi, xói mòn; hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp; tăng cƣờng sử dụng phân xanh và phân hữu cơ.

- Phòng trừ dịch hại tổng hợp, áp dụng quan điểm sinh thái vào việc phòng chống sâu bệnh, hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

3.3.2. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài ng yên nước

a) Định hướng chung:

- Thực hiện đầy đủ Luật Tài nguyên nƣớc, Luật Bảo vệ Môi trƣờng cùng các luật, pháp lệnh, quy định liên quan tới khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc, bao gồm cả nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nƣớc, giảm nhu cầu dùng nƣớc của tất cả các ngành sản xuất và sinh hoạt bằng các biện pháp khoa học công nghệ và phƣơng thức quản lý tiên tiến.

- Trong nông nghiệp, cần thực hiện các biện pháp tƣới tiết kiệm nƣớc, giảm tổn thất nƣớc bằng cách kiên cố hoá hệ thống kênh mƣơng, nâng cấp công trình đầu mối và nâng cao hiệu quả quản lý; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ƣu tiên phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có nhu cầu sử dụng nƣớc thấp, hiệu quả kinh tế cao; tích cực phòng chống ô nhiễm sử dụng hoá chất nông nghiệp theo đúng các quy định và hƣớng dẫn kĩ thuật.

- Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cần nâng cao hiệu quả sử dụng nƣớc, xây dựng và hoàn thiện các công trình xử lý nƣớc thải, tích cực phòng chống ô nhiễm nƣớc, thực hiện nghiêm túc luật pháp, các quy định về quản lý nƣớc thải.

- Trong các đô thị và các hoạt động du lịch, dịch vụ cần thực hiện các mục tiêu cấp nƣớc cho đô thị và nông thôn đã đƣợc xác định trong các quyết định của nhà nƣớc; sử dụng nƣớc một cách tiết kiệm nhất, giảm nhu cầu dùng nƣớc, cải tiến thiết bị sử dụng nƣớc và tích cực xử lý nƣớc thải, phòng chống ô nhiễm nƣớc.

- Tiến hành đánh giá đầy đủ chất và lƣợng nƣớc dƣới đất có trong vùng. Cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ chính xác về tài nguyên môi trƣờng nƣớc dƣới đất cho toàn tỉnh.

- Phải tiến hành quy hoạch khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất một cách hợp lý, khoanh định các khu vực sử dụng hợp lý nƣớc dƣới đất có giá trị kinh tế cao.

- Việc khai thác nƣớc dƣới đất cần phải hợp lý tránh gây cạn kiệt nguồn nƣớc. Tại những nơi nhu cầu nƣớc lớn cần phải kết hợp với việc sử dụng nƣớc mặt. Khai thác nƣớc dƣới đất cần phải tập trung vào các đối tƣợng có khả năng cấp nƣớc lớn đó là các thành tạo bởi rời và các đá cứng nứt nẻ mạnh chứa nƣớc.

- Hạn chế các tác động tiêu cực từ việc xả chất thải từ sinh hoạt và từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông - lâm - ngƣ nghiệp làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, bao gồm cả hiện tƣợng xâm nhập mặn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về thực trạng, đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng ở trong vùng.

b) Giải pháp về quản lý:

- Lập kế hoạch phối hợp nhu cầu về nƣớc giữa các đối tƣợng cần nƣớc nhằm quản lý phân phối nƣớc một cách đầy đủ trong phạm vi nguồn lực cho phép. Khi dự đoán đƣợc tình hình hạn hán, thiếu nƣớc, nhà chức trách sẽ phối hợp tất cả những đối tƣợng sử dụng nƣớc để cùng đối phó với tình trạng thiếu nƣớc bằng cách điều chỉnh lại các nhu cầu sử dụng nƣớc.

- Cần thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm quản lý nhu cầu về nƣớc một cách chặt chẽ, giảm bớt sự tiêu dùng nƣớc lãng phí bằng cách thƣờng xuyên giám sát điểm lấy nƣớc.

- Nâng cấp hệ thống vận hành đập tổng hợp trên lƣu vực sông với sự phối hợp của một cơ quan quản lý tài nguyên nƣớc chuyên trách. Sự vận hành tổng hợp rất cần thiết khi xuất hiện lũ hoặc hạn hán nghiêm trọng.

- Tăng cƣờng quản lý tài nguyên nƣớc theo lƣu vực sông. Thành lập ban quản lý lƣu vực sông cả về vấn đề khai thác nguồn nƣớc đồng thời kiểm soát lũ trên sông. - Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nƣớc dƣới đất. Yêu cầu chấp hành đúng các nguyên tắc thủ tục xin phép khai thác và sử dụng nƣớc dƣới đất theo các định hiện hành của Nhà nƣớc.

- Xây dựng các quy định về đới bảo vệ các công trình khai thác nƣớc dƣới đất tránh các nguy cơ gây ô nhiễm từ các nguồn trên bề mặt.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nƣớc. Khuyến khích cộng đồng dân cƣ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và tiết kiệm nguồn nƣớc.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong việc sử dụng, quản lý và bảo vệ các nguồn nƣớc dùng chung giữa Việt Nam và các nƣớc láng giềng.

c) Giải pháp về kỹ thuật:

- Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt và các hệ thống xử lý nƣớc thải cho từng cơ sở sản xuất, các khu, cụm công nghiệp. Khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất để giảm lƣợng chất thải, tái sử dụng nƣớc thải.

- Môi trƣờng nƣớc trên các sông thƣợng nguồn sông Cả chịu tác động rõ rệt của hoạt động khai thác khoáng sản, làm biến động rất lớn chất lƣợng nƣớc. Đối với những khu vực này cần có các biện pháp giảm thiểu lƣợng cát bùn đƣa xuống thung lũng và lòng sông; đào hào xung quanh mỏ để cô lập nƣớc mƣa trong phạm vi khai thác. Lƣợng nƣớc này trƣớc khi đƣa vào sông sẽ đƣợc xử lý bằng biện pháp bãi thải. - Cần xây dựng các trạm cấp nƣớc tập trung theo quy mô nhỏ (thôn, xã), tiến tới lập các công ty quản lý khai thác nƣớc dƣới đất ở quy mô lớn hơn (huyện).

- Đối với các nguồn gây ô nhiễmnƣớc dƣới đất phải xây dựng lớp chống thấm đất sét hoặc vật liệu chống thấm đạt yêu cầu kỹ thuật.

3.3.3. Bảo vệ môi trường không khí các kh đô thị và khu công nghiệp

a) Định hướng chung:

- Phƣơng hƣớng bảo vệ môi trƣờng không khí lấy nguyên tắc chủ đạo là phòng ngừa. Đƣa các nội dung bảo vệ môi trƣờng không khí vào các văn bản trong hệ thống quản lý của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đô thị,...

- Cần thực hiện đầy đủ việc đánh giá tác dộng môi trƣờng đối với tất cả các doanh nghiệp ngay từ khi lập dự án. Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, các phƣơng tiện giao thông vận tải và các thiết bị sử dụng nhiên liệu phục vụ sinh hoạt. Buộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng phải tiến hành xử lý triệt để và khắc phục tình trạng ô nhiễm. Kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm.

b) Giải pháp về quản lý:

- Định hƣớng phát triển hệ thống quan trắc và phân tích môi trƣờng nhằm phục vụ công tác đánh giá diễn biến chất lƣợng môi trƣờng, định kỳ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trƣờng dựa trên hệ thống quan trắc và phân tích môi trƣờng quốc gia.

- Về mặt pháp lý, cần đặt ra định mức cho mỗi nguồn thải và cƣỡng chế các nguồn thải phải tuân thủ các quy định môi trƣờng đã đặt ra và thực hiện tốt việc phải trả phí môi trƣờng, ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền.

- Khuyến khích sử dụng nguyên liệu và công nghệ sạch tại các cơ sở sản xuất. Nghiêm cấm nhập khẩu các công nghệ lạc hậu và nhanh chóng giảm dần quy mô vận hành các thiết bị đã cũ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

- Đối với các nguồn ô nhiễm di động, cần đặt ra tiêu chuẩn xả khí với các nguồn này (các loại ô tô, xe máy) và tiến hành các quá trình kiểm tra và cấp chứng nhận cho các loại xe đủ tiêu chuẩn;quản lý chất lƣợng nhiên liệu dùng cho các phƣơng tiện giao thông;ƣu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát triển xe ô tô con cá nhân.

c) Giải pháp về kỹ thuật:

- Đối với nguồn gây ô nhiễm từ sinh hoạt đô thị: khuyến khích đun nấu bằng nhiên liệu sạch (gas, điện) thay cho than tổ ong và dầu hỏa. Giữ gìn đƣờng phố sạch đẹp và trồng cây xanh để giảm ô nhiễm bụi.

- Đối với nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động của các cơ sở công nghiệp: Bố trí tập trung các cơ sở sản xuất vào khu công nghiệp là biện pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Khu công nghiệp cần phải đặt ở cuối hƣớng gió, cuối nguồn nƣớc so với khu dân cƣ. Xung quanh KCN cần có vành đai cây xanh để giãn cách với các khu dân cƣ hoặc đô thị. Áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất. Khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch với lƣợng thải ít.

- Đối với nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông: Cải tiến động cơ và ống xả để giảm mức thải khí độc hại của ô tô, xe máy. Sử dụng các nguồn năng lƣợng ít độc hại hơn. Cải tạo hệ thống giao thông vận tải thông suốt, an toàn và thuận lơn.

- Ô nhiễm tiếng ồn: Biện pháp hiệu quả nhất là hạn chế tiếng ồn từ nguồn phát sinh bằng cách: cải tạo hệ thống giao thông, thiết kế giảm rung cho thiết bị, lắp thêm vỏ cách âm.

3.3.4. Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng

a) Định hướng chung:

- Vốn rừng và đa dạng sinh học của tỉnh Nghệ An là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, có ý nghĩa to lớn trong môi trƣờng thiên nhiên và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An, cần phải đƣợc quan tâm đúng mức, tính toán một cách khoa học trong khai thác và bảo tồn để duy trì tính bền vững không chỉ cho chúng ta mà để lại cho con cháu mai sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phƣơng hƣớng quản lý chính đối với nguồn tài nguyên này đó là tăng cƣờng bảo tồn, bảo vệ các khu vực có vai trò quan trọng về đa dạng sinh học, hệ sinh thái nhƣ các Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,… Tăng cƣờng bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Khai thác lâm sản một cách hợp lý.

b) Giải pháp về quản lý:

- Cần tiến hành khảo sát thống kê đánh giá về đa dạng sinh học theo định kỳ từ 3 đến 5 năm để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất khoán rừng cho các hộ gia đình và tập thể theo Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Hỗ trợ nhân dân trồng và bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả đất rừng đƣợc giao khoán. Khuyến khích quản lý rừng theo các nhóm cộng đồng dân cƣ. Giao khoán trực tiếp công tác bảo vệ rừng cho các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm cộng đồng dân cƣ trong khu vực.

- Xây dựng, ban hành và hƣớng dẫn về miễn giảm thuế sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ƣu đãi cho việc đầu tƣ thành lập trang trại; ban hành các chính sách quản lý vùng đệm và vùng lõi rừng cùng các hƣớng dẫn thực hiện có liên quan. Triển khai các chính sách chia sẻ lợi nhuận phù hợp trong việc bảo vệ rừng nhằm khuyến khích nhân dân địa phƣơng tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm xây dựng các dự án về nông, lâm nghiệp giúp cộng đồng dân cƣ sống trong các Khu bảo tồn cũng nhƣ Khu Dự trữ sinh quyển tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm thiểu sự tác động đến thiên nhiên trong khu vực.

- Nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng, đặc biệt là thầy trò trong các trƣờng phổ thông để họ sẽ là những hạt nhân trong công cuộc

Một phần của tài liệu phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 89 - 109)