Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 95 - 96)

a) Định hướng chung:

- Vốn rừng và đa dạng sinh học của tỉnh Nghệ An là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, có ý nghĩa to lớn trong môi trƣờng thiên nhiên và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An, cần phải đƣợc quan tâm đúng mức, tính toán một cách khoa học trong khai thác và bảo tồn để duy trì tính bền vững không chỉ cho chúng ta mà để lại cho con cháu mai sau.

- Phƣơng hƣớng quản lý chính đối với nguồn tài nguyên này đó là tăng cƣờng bảo tồn, bảo vệ các khu vực có vai trò quan trọng về đa dạng sinh học, hệ sinh thái nhƣ các Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,… Tăng cƣờng bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Khai thác lâm sản một cách hợp lý.

b) Giải pháp về quản lý:

- Cần tiến hành khảo sát thống kê đánh giá về đa dạng sinh học theo định kỳ từ 3 đến 5 năm để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất khoán rừng cho các hộ gia đình và tập thể theo Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Hỗ trợ nhân dân trồng và bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả đất rừng đƣợc giao khoán. Khuyến khích quản lý rừng theo các nhóm cộng đồng dân cƣ. Giao khoán trực tiếp công tác bảo vệ rừng cho các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm cộng đồng dân cƣ trong khu vực.

- Xây dựng, ban hành và hƣớng dẫn về miễn giảm thuế sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ƣu đãi cho việc đầu tƣ thành lập trang trại; ban hành các chính sách quản lý vùng đệm và vùng lõi rừng cùng các hƣớng dẫn thực hiện có liên quan. Triển khai các chính sách chia sẻ lợi nhuận phù hợp trong việc bảo vệ rừng nhằm khuyến khích nhân dân địa phƣơng tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm xây dựng các dự án về nông, lâm nghiệp giúp cộng đồng dân cƣ sống trong các Khu bảo tồn cũng nhƣ Khu Dự trữ sinh quyển tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm thiểu sự tác động đến thiên nhiên trong khu vực.

- Nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng, đặc biệt là thầy trò trong các trƣờng phổ thông để họ sẽ là những hạt nhân trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học.

c) Giải pháp về kỹ thuật:

- Nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học.

- Khuyến khích trồng các loài cây bản địa trong tất cả các hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng để tăng cƣờng khả năng thích ứng với các điều kiện bản địa.

- Áp dụng công nghệ khai thác và chế biến lâm sản hiện đại, có hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng cao và tránh các tác động lớn tới tài nguyên rừng.

- Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật phòng và chống cháy rừng và các thảm họa môi trƣờng liên quan tới việc mất rừng.

Một phần của tài liệu phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)