Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm chương trình TTSP hệ

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 84 - 109)

9. Các sản phẩm của đề tài

3.7.4. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm chương trình TTSP hệ

TTSP cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu theo hướng đổi mới.

Sau thời gian tiến hành thực nghiệm, kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới đã đem lại những hiệu quả khá rõ nét trong việc nâng cao kỹ năng sư phạm hay kỹ năng nghề của học viên.

Bên cạnh đó, chương trình thực tập sư phạm này cũng nhận được sự ủng hộ khá tích cực và được từng nhóm khách thể chấp nhận thông qua sự hài lòng khi thực hiện chương trình. Tuy vậy, dựa trên thực tế giáo dục mầm non cũng như công tác đào tạo mà đặc biệt là những nghiên cứu sâu xoay quanh các ý tưởng hoàn thiện chương trình thực tập sư phạm có thể rút ra các kết luận sau:

− Chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới đã được thực nghiệm đã đem lại những hiệu quả đích thực trong công tác đào tạo. Chương trình thực tập sư phạm này thực sự là khả thi và mang tính thích ứng cao.

− Chương trình thực tập sư phạm đã thực nghiệm sẽ được tiếp tục tiến hành để trở thành một “công cụ” trong quy trình đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên mầm non từ trình độ THCN lên cử nhân CĐSP mầm non hệ chuyên tu.

− Chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non mới sẽ giảm bớt nội dung xây dựng môi trường hoạt động và không đánh giá nội dung này như là một kỹ năng nghề độc lập trong đợt thực tập sư phạm. Ngoài ra, nội dung xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động chỉ được kiểm tra chứ không đòi hỏi phải đánh giá thông qua đợt thi thực tập sư phạm. Hồ sơ thực tập sư phạm cho từng học viên cũng như cho toàn đoàn thực tập sư phạm sẽ giảm bớt phiếu điểm kiểm tra trong đợt thực tập sư phạm; giảm bớt phiếu điểm dự giờ học viên khác, giảm bớt hồ sơ xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động.

Như vậy: Chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non đã thực nghiệm thể hiện khá rõ tính khoa học, tính hiệu quả và tính khả thi của mình trong mối quan hệ với chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng giáo dục mầm non hệ chuyên tu hiện nay.

KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ

Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày, xin được rút ra những kết luận và kiến nghị sau:

1. Kết luận.

− Việc nghiên cứu chương trình thực tập sư phạm cho hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non là việc làm rất cần thiết và bức xúc thật sự trong giai đoạn hiện nay. Giải quyết vấn đề này nghĩa là đã giải quyết và tìm ra một câu trả lời rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nâng chuẩn để giáo viên mầm non có trình độ cử nhân cao đẳng giáo dục mầm non. Đây cũng là một yêu cầu cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên mầm non và tình hình đổi mới giáo dục mầm non tại Tp. Hồ Chí Minh.

− Việc xây dựng hay đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non phải dựa trên một số cơ sở khoa học nhất định. Các cơ sở có thể đề cập ở đây là: thực trạng việc sử dụng hay triển khai chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non, một số cơ sở lý luận về việc xây dựng và đổi mới chương trình thực tập sư phạm cho hệ này như: mục tiêu của chương trình, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đào tạo, tính thích ứng và khả thi của chương trình và một số vấn đề khác.

− Thực trạng việc thực hiện chương trình thực tập sư phạm hiện hành cho thấy về cơ bản đã thực hiện được mục tiêu rèn luyện tay nghề hay kỹ năng nghề cho học viên, mục tiêu có xoáy vào các yêu cầu trọng tâm trong chuẩn đào tạo. Tuy nhiên các vấn đề về hình thức thực tập sư phạm, công tác tổ chức thực tập sư phạm, triển khai chương trình thực tập sư phạm đều bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của cả giáo viên sư phạm và học viên học tập nâng chuẩn. Các vấn đề nổi trội trong khi triển khai chương trình thực tập sư phạm hiện hành là thời gian, thời điểm thực tập sư phạm chưa thật hợp lý, việc thiết kế các nội dung thực tập sư phạm

cho từng dạng đối tượng còn chưa thật sự hợp lý; chương trình chưa chú trọng khai thác triệt để kinh nghiệm, hoàn cảnh thực tế của học viên, các vấn đề đổi mới giáo dục mầm non chưa đưộc chú trọng nhiều trong nội dung thực tập sư phạm - chương trình thực tập sư phạm.

− Chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non được đổi mới theo hướng cụ thể hóa mục tiêu thực tập sư phạm; hệ thống hóa và chi tiết hóa nội dung thực tập sư phạm bằng cách vạch ra từng kỹ năng nghề cần được rèn luyện-nâng cao, xác định các nội dung thực tập sư phạm cụ thể bao gồm các nội dung bắt buộc và nội dung tự chọn kèm theo hình thức đánh giá, xác định thời gian và hình thức thực tập sư phạm, xác lập quy trình thực tập sư phạm; quy định về hình thức kiểm tra và thi thực tập sư phạm cũng như các nội dung cần đánh giá kiểm tra hoặc thi, thang điểm đánh giá và các điều kiện triển khai công tác thực tập sư phạm đã được xác lập và được thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới đã đem lại hiệu quả khá rõ nét trong việc nâng cao kỹ năng sư phạm hay kỹ năng nghề của học viên. Chương trình thực tập sư phạm đổi mới cũng nhận được sự ủng hộ và sự hài lòng của giáo viên mầm non- cán bộ quản lý-giáo viên sư phạm và đặc biệt là của các học viên.

Nhìn chung, hiệu quả của chương trình thực tập sư phạm đổi mới thể hiện rõ ưu thế của mình trong công tác đào tạo và rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non. − Chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non đã thực nghiệm thể hiện khá rõ tính khả thi trong thực tế đào tạo. Chương trình này đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của mình cùng với công đoạn đào tạo lý thuyết của nhà trường sư phạm.

2. Kiến nghị.

− Hệ cao đẳng chuyên tu là hệ nâng chuẩn giáo viên mầm non theo hướng cập nhật kiến thức và kỹ năng chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non theo hướng đổi mới, vì vậy chúng tôi kiến nghị các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non cần quan tâm tổ chức thực tập sư phạm cho học viên hệ đào tạo này.

− Có thể triển khai ứng dụng chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh trong các khóa đào tạo tiếp theo.

− Cần tiếp tục nghiên cứu việc ứng dụng chương trình thực tập sư phạm đổi mới này trên nhiều địa phương khác để có thể chuyển giao một cách rộng rãi chương trình thực tập sư phạm đã được nghiên cứu đổi mới.

− Nên có những nghiên cứu xoay quanh vấn đề chuẩn của giáo viên mầm non kèm theo từng yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực để làm chỗ dựa cho công tác đào tạo giáo viên mầm non.

TAØI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm (chủ biên), (1997), Giáo Dục Mầm Non, Tập I, II, III, NXB. Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Việt Bắc (Chủ nhiệm), (1997), Đề tài cấp thành phố

Xây dựng qui trình hình thành hệ kỹ năng sư phạm cho giáo

sinh sư phạm tiểu học”, Trường Trung Học Sư Phạm Thành phố

Hồ Chí Minh, 1997.

3. Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Thực tập sư phạm, Hà Nội (trang 24-27, 30-35, 37).

4. Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Hình thành kỹ năng nghề nghiệp

cho giáo sinh – một yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục, Tạp

chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

5. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành kỹ năng sư phạm cho

sinh viên sư phạm, Hà Nội (trang 2, 4).

6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học, NXB Giáo Dục, Hà Nội (trang 229).

7. Bùi Ngọc Hồ (chủ biên) (1994), Hỏi đáp về thực tập sư phạm,

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (trang 12).

8. Lê Xuân Hồng (chủ nhiệm) (1998), Đề tài NCKH cấp thành phố “Nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình và phương pháp

tổ chức thực hành thực tập trong trường SP mầm non”, Trường

Cao Đẳng Sư Phạm Mẫu giáo TW3 – TP Hồ Chí Minh.

9. Ngô Công Hoàn (Chủ nhiệm) (1996), Đề tài NCKH cấp Bộ B94-24-1a-63 “Qui trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa

giáo dục mầm non”, Đại học Sư Phạm Hà Nội, (trang 303).

10. Nguyễn Thị Thanh Hương (1996), Đổi mới phương thức và nội

học quốc gia “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”, Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 303).

11. Nguyễn Thanh Huyền (chủ nhiệm), (1995), Đề tài NCKH cấp Bộ B93-30-05 “Xây dựng qui trình thực hành nghiệp vụ sư

phạm cho học sinh cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo”, Hà

Nội.

12. PTS. Mai Thị Nguyệt Nga (chủ nhiệm), (1999), Đề tài NCKH cấp Bộ “Khảo sát hiệu quả 20 năm đào tạo của trường Cao đẳng

Sư phạm Mẫu giáo TƯ 3”, TP. Hồ Chí Minh.

13. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, Hà Nội (trang 973, 940, 501).

14. Phạm Hồng Quang, Đánh giá kết quả thực tập sư phạm hiện

nay, Nghiên cứu Giáo Dục, 6/1998

15. Trần Anh Tuấn (1995), Xây dựng qui trình tập luyện hình thành các kỹ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực

hành – thực tập sư phạm, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

16. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non (Hè 2001), Bộ Giáo Dục-Đào Tạo-Vụ Giáo Dục Mầm Non.

17. Tài liệu tập huấn giáo viên mầm non (Hè 2002), (Tài liệu lưu hành nội bộ), Bộ Giáo Dục-Đào Tạo-Vụ Giáo Dục Mầm Non.

18. Tài liệu bồi dưỡng giảng viên sư phạm mầm non, Bộ Giáo Dục-Đào Tạo-Vụ Giáo viên, Hà Nội, tháng 11/2001.

19. PH.N. GÔNÔBÔLIN (1977), Những phẩm chất tâm lý của

người giáo viên, (người dịch: Nguyễn Thế Hùng) – Ninh Giang),

NXB. Giáo Dục.

20. A.P. UXÔVA (1977), Dạy học ở mẫu giáo, Người dịch: Nguyễn Trọng Vinh, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

21. Văn Tường (1993), Hội thảo về công tác thực tập sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu Giáo Dục.

22. Vụ Giáo viên, Hội nghị “Đổi mới phương pháp dạy học trong

trường sư phạm”, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/1998.

23. Vụ Giáo viên, Hội thảo “Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ

sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non”, Thành phố Hồ Chí

Minh, 1998 (trang 1).

24. Vụ Giáo dục Mầm non, Chiến lược giáo dục mầm non từ nay

đến năm 2020, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, Hà Nội,

10/1997.

25. Trung Tâm Nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên,

Hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Hà Nội, 1995.

26. Trường Trung Học Sư Phạm Mầm Non TP. HCM, Kế hoạch

và hồ sơ thực tập sư phạm, TP. Hồ Chí Minh, 1998.

27. Trường Trung Học Sư Phạm Mầm Non TP. HCM, Kế hoạch và hồ sơ thực tập sư phạm các lớp Cao đẳng chuyên tu II và Cao

đẳng chuyên tu Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, 1998.

28. Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Kế hoạch thực tập sư

phạm Khoa Giáo Dục Mầm Non, Hà Nội, 1998.

29. Quyết Định số 2278/GD-ĐT ngày 15/8/1994 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành “Mục tiêu, kế hoạch và chương trình đào tạo giáo viên nhà trẻ mẫu giáo trình

độ trung học sư phạm 12+2”.

30. Quyết Định số 2970/GD-ĐT ngày 28/8/1995 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành “Mục tiêu, kế hoạch và chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa cô nuôi dạy trẻ và

31. Quyết Định số 5801/GD-ĐT ngày 27/12/1995 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành “Chương trình

đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng sư phạm”.

32. Quyết Định số 31/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 20/5/1998 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành “Qui chế trường thực hành sư phạm cho các trường sư phạm đào tạo giáo viên

mầm non, tiểu học và trung học cơ sở”.

33. Quyết Định số 46/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 07/8/1998 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành “Mục tiêu kế hoạch đào tạo giáo viên nhà trẻ – mẫu giáo (giáo viên mầm non)

PHỤ LỤC 1 Phiếu điều tra

Phiếu 1.1

Phiếu điều tra giáo viên sư phạm, CBQL trường mầm non và học viên (khóa 2002) về thực trạng tổ chức TTSP cho học viên

cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu (khóa 2002)

Để giúp cho nhà trường sư phạm có căn cứ nghiên cứu đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu Cao đẳng Sư phạm Mầm non.

Trân trọng kính mời Quý Thầy (Cô) tham gia trả lời một số câu hỏi sau: (đánh dấu x vào ô thích hợp)

Câu 1: Thầy (Cô) hãy cho biết ý kiến về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình thực tập sư phạm cho học viên hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non vừa qua?

1.1. Những thuận lợi khi thực hiện chương trình TTSP vừa qua.

Nhiệm vụ TTSP gần gũi với công việc thường ngày của GVMN đảm nhận.

Nội dung thi tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp.

Các nhiệm vụ đặc trưng cho từng loại đối tượng học viên tương đối thích hợp.

Giám khảo chấm thi dễ dàng thực hiện nhiệm vụ.

1.2. Những khó khăn khi thực hiện chương trình TTSP vừa qua.

Học viên phải bỏ trường lớp đi thực tập dẫn đến trường MN thiếu nhân sự.

Thời gian thực tập dài làm ảnh hưởng đến công tác. Nội dung TTSP còn chưa cụ thể.

Nội dung TTSP còn thừa so với khả năng kinh nghiệm của học viên, chưa thích hợp với đối tượng đã vững kinh nghiệm nghề.

Chưa có thang đánh giá riêng cho từng đối tượng học viên.

Nội dung TTSP chưa thật sự chú trọng đến các vấn đề chính của chuyên môn, chưa đào sâu vấn đề đổi mới GDMN.

Kỹ năng viết kế hoạch hoạt động và viết tiểu luận còn hạn chế. Còn ý kiến nào khác:...

... ...

Câu 2: Thầy (Cô) cho biết ý kiến về sự cần thiết phải tổ chức thực tập sư phạm cho học viên hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non?

Rất cần tổ chức TTSP cho học viên hệ chuyên tu cao đẳng SPMN.

Với học viên hệ chuyên tu cao đẳng SPMN tổ chức TTSP cũng được mà không cũng được.

Không cần thiết phải tổ chức TTSP cho học viên hệ chuyên tu cao đẳng SPMN.

Có ý kiến nào khác:... Câu 3: Thầy (Cô) đồng ý với ý kiến nào sau đây nếu tổ chức thực tập sư

phạm cho học viên hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non? TTSP là điều kiện tốt nhất để nâng cao kỹ năng nghề.

TTSP là điều kiện duy nhất để học viên trải nghiệm một số quan điểm về đổi mới giáo dục mầm non.

TTSP là điều kiện để học viên tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới GDMN ở GVSP đánh giá điều chỉnh.

TTSP giúp các học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng đổi mới GDMN.

Có ý kiến nào khác:... ... Câu 4: Hiện nay, trong số học viên theo học lớp cao đẳng SPMN hệ chuyên tu có 02 loại đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp. Theo Thầy (Cô) nội dung thực tập sư phạm có nên xây dựng theo chức danh của học viên hay không?

Nên theo chức danh.

Không cần theo chức danh.

Vì ... Câu 5: Tại sao không nên tổ chức TTSP theo chức danh của học viên? Thầy,

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 84 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)