Một số quan điểm phương pháp luận

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 29 - 31)

9. Các sản phẩm của đề tài

1.2.8. Một số quan điểm phương pháp luận

1.2.8.1. Quan điểm thực tiễn.

Đây là quan điểm “Thứ nhất và cơ bản” đòi hỏi việc nghiên cứu Quy trình tập luyện phải xuất phát, trước hết và cơ bản, từ sự phân tích tình hình thực tiễn các đợt thực tập sư phạm, điều kiện của người học.

* Khảo sát thực trạng: cần sử dụng phối hợp nhiều phương

pháp, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp phát hiện thực tiễn. Các phân tích và số liệu thu được được sử dụng như là “cơ sở thực tiễn” để xác định và xây dựng chương trình.

Quan điểm thực tiễn đòi hỏi quá trình thiết kế phải đạt được các yêu cầu:

a) Tính hiệu quả thực tiễn:

– Chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của học viên phải được cải thiện một cách rõ rệt (và “đo đạc” được).

– Học viên phải đạt đến trình độ chủ động sáng tạo, đón cái mới cho bản thân chứ không chỉ lặp lại cái cũ.

– Hiệu quả của chương trình phải cao hơn thực trạng.

b) Luôn bám sát nội dung cơ bản của chương trình đào tạo hiện hành:

– Các tri thức cơ bản của lý luận dạy học và của các bộ môn Khoa học Giáo dục khác.

– Đảm bảo tính kế thừa hợp lý các kinh nghiệm tổ chức, các kế hoạch… đang được thực hiện ở các trường sư phạm mầm non hiện nay.

– Chương trình phải tiếp cận các chủ trương đổi mới của ngành Giáo dục. Trước tiên là đón nhận được những định hướng chủ yếu trong “Đổi mới giáo dục mầm non” đang được nghiên cứu triển khai.

d) Quan điểm thực tiễn còn bao hàm tính khả thi:

Việc thiết kế, xây dựng không dừng lại ở hoàn chỉnh mô hình lý thuyết bằng các thực nghiệm nghiêm túc, mà còn phải tính đến các điều kiện đảm bảo khả năng thực hiện trong các khóa đào tạo nâng chuẩn tiếp theo.

1.2.8.2. Quan điểm hệ thống.

Thực tập sư phạm là một hệ thống con trong hệ thống đào tạo ở sư phạm mầm non. Như vậy, mỗi công đoạn của chương trình là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống thực hành nghiệp vụ sư phạm, và trong hệ thống (lớn hơn) của các môn khoa học nghiệp vụ.

Do đó, trong giai đoạn phân tích thực trạng, cần xem xét vấn đề nghiên cứu trong sự phân tích các yếu tố của nó, và trong các mối liên hệ của nó với vấn đề khác, với khâu trang bị hệ thống lý thuyết, với các hình thức đào tạo khác.

Đối với giai đoạn thiết kế chương trình, cần cố gắng phân tích vị trí, chức năng từng yếu tố (bước, khâu) và của cả chương trình trong toàn bộ các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm; trong mối liên hệ giữa lý luận và thực hành; giữa mục đích, với cách thức, phương tiện thực hiện và khâu kiểm tra, đánh giá kết quả…

Quan điểm hệ thống còn đòi hỏi đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ giữa các bước, khâu, giữa quy trình tập luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ với các hoạt động nghiệp vụ sư phạm khác.

1.2.8.3. Quan điểm tích hợp khoa học.

Trong quá trình thiết kế xây dựng chương trình thực tập sư phạm, đòi hỏi phải vận dụng nhiều luận điểm khoa học, chúng tôi xuất phát từ các kết quả phân tích thực tiễn, từ đó chọn lọc “các hạt

nhân hợp lý” của một số lý thuyết khoa học từ nhiều công trình nghiên cứu khác nhau:

– Một số luận điểm tâm lý học về hình thành kỹ năng nói chung và hình thành kỹ năng học tập, kỹ năng lao động sư phạm nói riêng.

– Các quan điểm về tổ chức lao động theo khoa học.

– Các quan điểm về đặc điểm phát triển tâm lý trẻ.

1.2.8.4. Quan điểm “Dạy học lấy người học làm trung tâm”.

Trước hết, quan điểm này được quán triệt sâu sắc từ khâu khảo sát thực trạng (chú trọng phân tích, đánh giá các khó khăn của sinh viên trong thực tập sư phạm).

Sau đó, quan điểm này còn được thể hiện trong việc xác lập các thành tố (và các mối liên hệ chức năng của chúng): luôn phải xuất phát từ lợi ích học (thực hành) nghề của sinh viên nhằm giải quyết có hiệu quả các khó khăn, thiếu sót của họ trong tập luyện.

Bởi vậy chương trình thực tập sư phạm sẽ tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lập kế hoạch làm việc để hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Các quan điểm này sẽ được quán triệt và phản ánh thông qua một số nguyên tắc đảm bảo việc xây dựng chương trình thực tập sư phạm.

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)