Kết quả nghiên cứu thực trạng việc triển khai chương trình TTSP hệ

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 36 - 109)

9. Các sản phẩm của đề tài

2.6. Kết quả nghiên cứu thực trạng việc triển khai chương trình TTSP hệ

trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non.

2.6.1. Đánh giá về mục đích yêu cầu của chương trình thực tập sư phạm.

Có thể nhận thấy rằng trong chương trình thực tập sư phạm, mục đích yêu cầu của chương trình đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính yếu tố này sẽ quyết định nhiệm vụ thực tập sư phạm, nội dung thực tập sư phạm… Nhận xét dựa trên mục đích yêu cầu thực tập sư phạm của các khóa 1, 2, 3 hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non thì những vấn đề cơ bản cần đạt của một người giáo viên mầm non có trình độ cử nhân cao đẳng đã được xác lập. Từng mục đích yêu cầu đã cấu thành tương đối đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng mà người thực tập cần phải tích lũy. Đặc biệt yếu tố nổi trội trong mục đích yêu cầu của chương trình thực tập sư phạm ở cả ba khóa là có đặt vấn đề tích lũy kinh nghiệm trong đợt thực tập sư phạm. Chính là yêu cầu khá quan trọng để người giáo viên mầm non (học viên) phải thực hiện để tự nâng tầm của mình. Yêu cầu “Học tập rút kinh nghiệm các mặt mạnh nổi bật của phong trào mầm non thành phố” được xác lập như là một yêu cầu cơ bản cho thấy rõ mục đích yêu cầu thực tập sư phạm ở đây là tương đối rõ ràng và có chừng mực.

Tuy nhiên, cũng trong mục đích yêu cầu của từng khóa thực tập sư phạm khác nhau cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhìn chung ở cả ba chương trình thực tập sư phạm đều chưa thể hiện được yêu cầu chuyên sâu về mặt kiến thức giáo dục mầm non khi yêu cầu 1 ở cả ba kế hoạch đều quá chung chung. Nếu chỉ đặt yêu cầu sinh viên biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học và quản lý giáo dục mầm non mà không xác định giới hạn cụ thể của nó thì việc định hướng cho công tác thực tập sư phạm sẽ rất khó khăn. Hơn thế nữa, với yêu cầu thế này thì người học chưa thấy được sự nâng cao trình độ của bậc Cao đẳng Sư phạm Mầm non so với Trung học

Chuyên nghiệp Sư phạm Mầm non đã học và thực tập trước đó. Ở đây, yếu tố đặc thù của đối tượng học viên khi họ là những người có kinh nghiệm nghề, cần học hỏi thêm và rèn luyện thêm để nâng cao tay nghề chưa được thực sự chú trọng; chưa được nêu bật.

Cũng cần đề cập thêm là trong mục đích yêu cầu của thực tập sư phạm ở khóa 2 và khóa 3 được triển khai trong giai đoạn từ năm 2000-2002. Trong giai đoạn này, giáo dục mầm non nước ta đang được quan tâm và có những chiến lược đổi mới quan trọng mà cụ thể hơn là việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non nhưng mục đích yêu cầu trên đây vẫn chưa thực sự chú ý đến vấn đề này. Lẽ ra trong công tác đào tạo, quan điểm đổi mới đã được chú ý bổ sung và triển khai thì trong công tác thực tập sư phạm phải tiếp tục nhấn mạnh và làm rõ. Đây là vấn đề thuộc về thông tin thời sự cần được chú ý và việc bổ sung nó cần phải được thực thi.

Vấn đề yêu cầu thực tập theo chức danh cũng là vấn đề cần được quan tâm trong mục đích yêu cầu thực tập sư phạm ở cả ba khóa. Việc học viên đương nhiệm chức danh giáo viên hoặc cán bộ quản lý sẽ thực tập theo chức danh của mình cần phải được xem xét và suy nghĩ. Phải thừa nhận rằng nếu giáo viên mầm non thực hiện nhiệm vụ thực tập sư phạm theo chức danh giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc-giáo dục trẻ thì vấn đề ở đây không đáng quan tâm lắm nhưng nếu như cán bộ quản lý cũng học giống như các học viên khác mà lại thực tập sư phạm công tác quản lý giáo dục mầm non thì liệu rằng có phù hợp hay không? Liệu rằng những đối tượng này có vận dụng được những kiến thức đã học để thực tập sư phạm một cách cụ thể và thiết thực để nâng tầm của mình hay không? Liệu rằng yêu cầu đạt chuẩn chung cho tất cả các đối tượng thực tập sư phạm có được thực hiện khả thi không?

Những nhận định trên cho thấy dù rằng mục đích yêu cầu thực tập sư phạm cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu về cơ bản cũng đã đề cập được những vấn đề trọng tâm hướng đến chuẩn đào tạo cử nhân cao đẳng sư phạm mầm non nhưng cũng đã bắt đầu bộc lộ những bất cập cần phải được nghiên cứu và bổ sung.

2.6.2. Phân tích về nội dung thực tập sư phạm trong chương trình thực tập sư phạm.

Nội dung thực tập sư phạm cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu được triển khai từ khóa 1 đến khóa 3 được bổ sung, điều chỉnh qua từng khóa tuy nhiên vẫn tựu trung vào các nội dung cụ thể như công tác chăm sóc trẻ, công tác tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non và công tác quản lý giáo dục mầm non. có thể nhận thấy nội dung thực tập sư phạm của từng khóa (tóm lượt) qua bảng sau:

Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3

-Tham quan thực tế giáo dục mầm non

+ Tham quan về CSVC

+ Tham quan về giờ dạy, hoạt động vui chơi, hoạt động chăm sóc trẻ -Thực tập (toàn diện) + Dự giờ - bình giảng + Tập dạy tất cả các môn ở nhà trẻ, MG. + Thi thực tập theo môn bốc thăm. + Ghi sổ nhật ký dự giờ - nhận xét + Thực hiện bài tập nghiên cứu tâm lý.

-Tham quan thực tế giáo dục mầm non

+ Tham quan về CSVC

+ Tham quan về giờ dạy, hoạt động vui chơi, hoạt động chăm sóc trẻ

-Thực tập (theo chức danh)

+ Với giáo viên đứng lớp:

• Tổ chức hoạt động dạy

• Tổ chức một trong các hoạt động: chơi trong lớp, chơi ngoài trời, lao động, lễ hội, hoạt động chiều.

+ Với cán bộ quản lý: • Tổ chức hoạt động theo chức danh. • Bình giảng – đánh giá • Tổ chức chuyên đề.

-Tham quan thực tế giáo dục và thu hoạch.

+ Tham quan về CSVC

+ Tham quan về giờ dạy, hoạt động vui chơi, hoạt động chăm sóc trẻ -Thực tập: + Với GV đứng lớp: • Tổ chức hoạt động giáo dục và chăm sóc cho trẻ nhà trẻ ở tất cả các môn. • Tổ chức hoạt động giáo dục và chăm sóc cho trẻ mẫu giáo ở tất cả các môn.

• Viết sổ nhật ký và làm bài thu hoạch.

+ Với cán bộ quản lý:

• Bình giảng và bình giảng.

• Lập kế hoạch chỉ đạo chuyên đề chuyên môn.

• Thực hiện bài thu hoạch.

Nhận định một cách khái quát cho thấy các nội dung thực tập ở các khóa trên có bám sát vào các kỹ năng sư phạm của một người giáo viên mầm non ở trình độ cử nhân cao đẳng.

Các nội dung thực tập cũng đã gắn liền với công việc – nhiệm vụ của người giáo viên mầm non. Tuy nhiên, nội dung thực tập sư phạm của cả ba khóa đều chưa chú trọng đến tính đặc thù của đối tượng học viên đang nâng chuẩn đã có kinh nghiệm nghề; nội dung thực tập còn tương đối dàn trải, chưa xoáy mạnh vào các kỹ năng cần nâng cao ở trình độ cử nhân cao đẳng so với trình độ trung học chuyên nghiệp. Các nội dung thực tập cũng chưa thật “sâu” theo mục tiêu hướng đến việc nâng cao “tay nghề” cho từng đối tượng, các nội dung thực tập sư phạm vẫn chưa gắn chặt lắm với những yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non…

Phân tích và nhận xét nội dung thực tập sư phạm ở từng khóa cho thấy:

– Nội dung thực tập sư phạm ở khóa 1 được cấu thành không khác lắm so với nội dung thực tập sư phạm của sinh viên cao đẳng chính quy (Phụ lục 3.1). Nội dung này bao gồm tất cả các công việc thường nhật của giáo viên mầm non từ công tác chăm sóc đến giáo dục trẻ nên có thể rèn luyện một cách tổng quát những kỹ năng nghề của người giáo viên mầm non. Tuy nhiên cũng chính vì nội dung thực tập sư phạm dàn trải cho nên các kỹ năng sư phạm cần tập trung nâng cao khi chuyển từ trình độ trung học sư phạm mầm non sang cao đẳng sư phạm mầm non chưa được chú trọng một cách thích đáng. Hơn thế nữa, việc thực tập sư phạm quá nhiều nội dung như sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non hệ chính quy sẽ gây áp lực khá lớn đối với người giáo viên mầm non thực tập cũng như giáo viên mầm non hướng dẫn thực tập sư phạm.

– Nội dung thực tập sư phạm ở khóa 2 và khóa 3 (Phụ lục 3.2) cũng bộc lộ những hạn chế nhất định dù rằng nội dung này có chú trọng đến kỹ năng cần có theo chức danh công tác ở trường mầm non. Nội dung thực tập sư phạm ở đối tượng học viên là giáo viên vẫn yêu cầu thực hiện đầy đủ các công việc của một người giáo viên mầm non giống như nội dung thực tập sư phạm ở khóa 1. Điều này

cho thấy trong nội dung thực tập sư phạm vẫn chưa nhấn mạnh được kỹ năng cần được tập trung rèn luyện và nâng cao ở quá trình đào tạo nâng chuẩn. Bên cạnh đó, những kỹ năng cần có để thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non (1999-2000…) chưa được quan tâm trong nội dung thực tập sư phạm. Đây cũng là một hạn chế nhất định xét trong giai đoạn lịch sử nhất định. Nội dung thực tập sư phạm cho cán bộ quản lý thể hiện một vài ưu điểm khá nổi trội như bám sát thực tế chỉ đạo phát triển của ngành học mầm non thành phố thông qua việc cho thực tập chỉ đạo các chuyên đề, thực hiện bài thu hoạch, dự giờ bình giảng-nhận xét… Tuy vậy, nội dung thực tập sư phạm trực tiếp với nhóm lớp vẫn chưa được chú trọng một cách thích đáng nên việc nâng cao kỹ năng chỉ đạo quản lý chuyên môn sâu sẽ chưa được thực thi hiệu quả trong đợt thực tập sư phạm...

Rõ ràng có thể nhận thấy những ưu điểm về nội dung TTSP ở các khóa rất cần thiết được tiếp thu nhưng những tồn tại đã nêu là những yếu tố cần tham khảo bổ sung để nội dung TTSP cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu sẽ sát sườn hơn, hiệu quả hơn nhằm đáp ứng một cách hiệu quả về yêu cầu của công tác đào tạo.

2.6.3. Phân tích về hình thức thực tập sư phạm đã triển khai.

Việc xác định hình thức thực tập sư phạm cho học viên cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu cũng là một câu hỏi hết sức lý thú. Việc chọn lựa hình thức thực tập sư phạm sẽ phần nào ảnh hưởng đến quy trình thực tập sư phạm chung. Kết quả đánh giá, lấy ý kiến của học viên về hình thức TTSP thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Kết quả điều tra.

Hình thức thực tập sư phạm Toàn mẫu Số phiếu Tỉ lệ Thực tập sư phạm tập trung 29 4.0% Thực tập sư phạm bán tập trung 13 1.8%

Thực tập sư phạm không tập trung

725

683 94.2%

Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy hình thức thực tập sư phạm không tập trung được lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ lên đến 94.20%. Điều này cho phép kết luận rằng đây là hình thức thực tập sư phạm được tán đồng nhiều nhất. Sở dĩ các học viên chọn lựa hình thức này là do giáo viên cho rằng sẽ không ảnh hưởng đến công tác thường xuyên ở lớp mình. Một số giáo viên cho rằng việc nhà trường bố trí học tập vào các ngày nghỉ và kỳ nghỉ nên cho thực tập sư phạm không tập trung sẽ giúp cho học viên chủ động công tác. Bên cạnh đó, một số học viên khẳng định rằng nên chọn hình thức thực tập sư phạm không tập trung vì thực tập sư phạm cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu chủ yếu là mượn lớp để dạy, để giáo dục nên không cần tập trung nhiều. Điều khác nữa là nhiều học viên cũng cho rằng mình đã quá quen với công tác chăm sóc giáo dục trẻ nên không cần phải tập trung hoàn toàn.

Tuy vậy, đấy chỉ là những “cái nhìn” ban đầu còn thực chất thì các học viên vẫn chưa nhận thấy được một trong những điểm rất thuận lợi của thực tập sư phạm không tập trung là học viên sẽ có thời gian, điều kiện để “lao động trí óc” một cách chuyên nghiệp nhằm chuẩn bị thật tốt để có thể sáng tạo trong công tác chăm sóc, giáo dục cũng như nghiên cứu đối tượng trẻ em giáo dục mầm non.

– Tỷ lệ 4.00% học viên lựa chọn hình thức thực tập sư phạm tập trung và 1.80% học viên lựa chọn hình thức thực tập sư phạm bán tập trung cũng là vấn đề cần quan tâm. Dù rằng hai tỷ lệ này không lớn lắm nhưng đây là những thông tin cần được tìm hiểu– nghiên cứu. Các học viên chọn hình thức thực tập sư phạm tập trung bởi vì học viên cho rằng hình thức này sẽ làm cho người học tậptrung sâu vào công việc, không bị “chèo kéo” bởi việc ở trường, ở nơi thực tập nên sẽ nắm bắt tình hình lớp thực tập khá tốt cũng như chủ động thực tập… Các học viên chọn hình thức thực tập sư phạm bán tập trung vì công tác thực tập sư phạm sẽ không ảnh hưởng đến công tác đương nhiệm ở trường ở lớp, học viên vừa có thể làm việc ở trường và vừa đi thực tập bằng sự chủ động sắp xếp của chính mình.

– Về ý kiến của các giáo viên sư phạm thông qua hội thảo về thực tập sư phạm cũng nhận định rằng tổ chức thực tập sư phạm tập trung học viên sẽ gặp khó khăn rất nhiều vì công tác ở trường

lớp bị ảnh hưởng (80.00%), khi thực tập sư phạm tập trung ở cả hai nhóm tuổi tại một trường khác sẽ làm cho công tác thực tập sư phạm rất cồng kềnh (50.00%), nên chọn lựa hình thức tổ chức thực tập bán tập trung vì như vậy thì học viên sẽ tự chủ động sắp xếp thời gian để làm quen, để tìm hiểu nhằm làm việc một cách hiệu quả.

Như vậy có thể nhận thấy rằng việc chọn lựa hình thức thực tập sư phạm cho đợt thực tập sư phạm cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu là một vấn đề thực sự khó khăn. Tuy vậy, nếu tổ chức thực tập sư phạm theo hướng tập trung là chưa thật hợp lý. Điều này có nghĩa là việc chọn lựa hình thức thực tập sư phạm bán tập trung hay không tập trung rất cần thiết phải được cân nhắc. Đây cũng là hai hình thức được giáo viên sư phạm và học viên khá ủng hộ.

2.6.4. Phân tích một số vấn đề về công tác tổ chức TTSP.

Công tác tổ chức thực tập sư phạm ở đây được chúng tôi hiểu theo nghĩa hẹp của thuật ngữ cho nên việc phân tích công tác này chỉ dừng ở những điểm sau: đối tượng – phân loại đối tượng thực tập sư phạm, thời gian, thời điểm thực tập sư phạm, địa bàn tổ chức thực tập sư phạm…

2.6.4.1. Đối tượng thực tập sư phạm.

Cũng qua hội thảo thực tập sư phạm đã được đề cập thì có khá nhiều học viên không có nhu cầu thực tập sư phạm (30.00% ý kiến) nhưng phải khẳng định là tất cả học viên đều phải trải qua đợt thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non. Không có học viên nào được hưởng bất kỳ chế độ ưu tiên nào cả bởi vì chính đợt thực tập sư phạm là điều kiện tốt nhất để góp phần nâng cao kiến thức kỹ năng nghiệp vụ cho học viên một cách trực tiếp nhất.

Chính các giáo viên sư phạm cũng đã có ý kiến cho rằng trong đối tượng thực tập sư phạm gồm giáo viên mầm non, ban giám hiệu (nhà quản lý giáo dục mầm non chuyên nghiệp), cán bộ phòng giáo dục mầm non-tổ giáo dục mầm non và cả những công nhân viên

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 36 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)