Một số nguyên tắc đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 31 - 34)

9. Các sản phẩm của đề tài

1.2.9. Một số nguyên tắc đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ

phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non.

1. Mục tiêu của chương trình thực tập sư phạm phải góp phần đạt được mục tiêu chung đề ra của khóa đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn từ trình độ trung cấp lên cao đẳng.

2. Đảm bảo tính thống nhất giữa lý luận về công tác chăm sóc-giáo dục trẻ và việc vận dụng nó trong thực tế.

3. Kế thừa, phát huy những mặt mạnh và bổ sung hoặc điều chỉnh những vấn đề chưa phù hợp của các chương trình thực tập sư phạm đã được vận dụng ở hệ chuyên tu cao đẳng các khóa trước.

4. Nội dung thực tập và nội dung đánh thức kiểm tra- thi tốt nghiệp của đợt thực tập phải đáp ứng với việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên mầm non và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.

5. Hình thức tổ chức thực tập sư phạm của hệ chuyên tu cao đẳng này phải tính tới việc tạo điều kiện thuận lợi để học viên vừa đảm bảo công tác ở trường mầm non vừa hoàn thành tốt đợt thực tập.

6. Chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu phải xây dựng trên cơ sở tính tới kinh nghiệm trong công tác chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non của học viên nói riêng và đặc điểm tâm lý của họ nói chung khi đi thực tập sư phạm (Ví dụ: Tính chủ động, sáng tạo của người học).

Kết luận:

Như vậy, như ta thấy các vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn và từ lý luận về vấn đề thực tập sư phạm nói chung và của hệ đào tạo giáo viên mầm non nói riêng đã có tương đối nhiều; song vấn đề thực tập sư phạm cho hệ đào tạo nâng chuẩn chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non chưa được đặt ra nghiên cứu. Đến giai đoạn hiện nay, công tác chuẩn hóa giáo viên mầm non đã gần hoàn thành và việc đào tạo nâng chuẩn đang rất được quan tâm. Vấn đề cần được nghiên cứu cho chương trình thực tập sư phạm hệ nâng cao tiếp theo sẽ là:

– Cần xác định mục tiêu đào tạo nói chung và mục tiêu đạt được của đợt thực tập sư phạm nói riêng để từ đó có các nội dung, phương pháp tổ chức, đánh giá đúng, thực chất và khách quan.

– Nghiên cứu chỉ ra được tính chất đặc thù của học viên hệ cao đẳng chuyên tu ngành mầm non, tính đặc thù của viện tiến hành tổ chức các khóa học này tại các trường sư phạm mầm non, để đưa ra được một chương trình thực tập sư phạm phù hợp.

– Cần xác định được nội dung TTSP cho học viên là giáo viên trực tiếp đứng lớp riêng và cho học viên là cán bộ quản lý riêng.

– Cần có thang đánh giá kết quả thực tập sư phạm cho mỗi đối tượng riêng để phù hợp với nội dung đã đề ra.

– Vấn đề xây dựng được đội ngũ hướng dẫn thực tập sư phạm đạt chất lượng, đủ kinh nghiệm nghề để hướng dẫn thực tập sư phạm và tham gia đánh giá kết quả cuối cùng của đợt thực tập.

– Cần xác định vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ giáo viên chỉ đạo thực tập tại nơi thực tập – Vì không thể để một giáo viên mầm non có trình độ trung cấp lại là giáo viên chỉ đạo, có quyền đánh giá, cho điểm, hướng dẫn một học viên học nâng chuẩn lên cao đẳng như hiện nay, đây là điều bất cập cần được giải quyết.

– Cũng cần thiết xây dựng một chương trình thực tập sư phạm sao cho đáp ứng được thực tế công việc của đại đa số các trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo trong toàn thành phố.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM

HỆ CHUYÊN TU CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON TỪ KHÓA 1 ĐẾN KHÓA 3 TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Việc đánh giá thực trạng triển khai chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non từ khóa 1 đến khóa 3 tại Tp. Hồ Chí Minh được xem như là một cơ sở thực tiễn rất quan trọng của đề tài. Việc đánh giá này dựa vào công tác triển khai chương trình thực tập sư phạm của khóa 1, khóa 2, khóa 3 hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non từ năm 1998 đến năm 2001 bằng cách lọc những nội dung chung nhất, chủ yếu nhất của ba khóa đã nói trên.

2.1. Mục đích nghiên cứu.

Đánh giá thực trạng việc triển khai chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non từ khóa 1 đến khóa 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đề xuất hướng đổi mới chương trình thực tập sư phạm.

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)