Kết quả nghiên cứu trước khi thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 70 - 72)

9. Các sản phẩm của đề tài

3.7.1. Kết quả nghiên cứu trước khi thực nghiệm

Như đã đề cập là việc chọn lựa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là theo nguyên tắc ngẫu nhiên nhưng để chính xác hóa về điều kiện tương đồng của nhóm khách thể chính (học viên) thì chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm nhắm so sánh về kết quả học tập và kỹ năng sư phạm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

3.7.1.1. So sánh về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm

đối chứng trước khi thực nghiệm.

Bảng 3.1: Kiểm nghiệm Chi-Square so sánh về kết quả học tập giữa nhóm TN và nhóm ĐC trước khi thực nghiệm.

Đối chứng Thực nghiệm Nhóm Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kiểm nghiệm Χ2 Xuất sắc 2 2.33 1 1.16 X2 =0.543 Giỏi 9 10.47 10 11.63 2 4.64 ) 01 . 0 ( = α X Khá 39 45.35 41 47.67 T. Bình 36 41.86 34 39.53 ⇒ 〈 2 2 α X X Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm ĐC và nhóm TN Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square ở mức ý nghĩa α=0.01 Số liệu ở bảng trên cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về kết quả học tập trước khi thực nghiệm. Điều này chon thấy kết quả học tập của hai nhóm trước khi thực nghiệm là tương đương nhau.

Có thể nhận thấy kết quả học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trải đều ở các mức độ khác nhau và không có sự chệnh lệch đáng kể. Điển hình như mức chênh lệch cao nhất giữa nhóm TN và nhóm ĐC chỉ là 2.32% (mức khá ở nhóm ĐC 45.35%, nhóm TN là 47.67%; mức trung bình ở nhóm ĐC là 41.86% và mức này ở nhóm TN là 39.53%); mức chênh lệch thấp nhất giữa nhóm TN

và nhóm ĐC là 1.17% (xuất sắc ở nhóm ĐC là 2.33%, nhóm TN là 1.16%…)

Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square cũng cho thấy X2 tìm được khi kiểm nghiệm dựa trên số liệu ở nhóm TN và nhóm ĐC là 0.543 nhỏ hơn rất nhiều so với 2

α

X ở mức ý nghĩa α là 0.01 nên sự khác biệt ý nghĩa đã không xảy ra. Kết luận này là có ý nghĩa về mặt thống kê nên có thể nhận định rằng kết quả học tập hay khả năng của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đối ngang bằng nhau hay nói khác hơn là không có sự chênh lệch đáng kể.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đánh giá bước đầu về kỹ năng sư phạm của hai nhóm đã nêu thông qua các bài tập thực tập sư phạm. Kết quả này thể hiện ở bảng 3.2

3.7.1.2. So sánh về kỹ năng sư phạm giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm.

Bảng 3.2: Kiểm nghiệm Chi-Square so sánh về kỹ năng sư phạm giữa nhóm TN và nhóm ĐC trước khi thực nghiệm.

Đối chứng Thực nghiệm Nhóm Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kiểm nghiệm Χ2 Xuất sắc 9 10.47 10 11.63 X2 =3.869 Giỏi 37 43.02 40 46.51 2 4.64 ) 01 . 0 ( = α X Khá 38 44.19 32 37.21 T. Bình 2 2.33 4 4.65 ⇒ 〈 2 2 α X X Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm ĐC và nhóm TN Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square ở mức ý nghĩa α=0.01 Dù rằng có sự chênh lệch về kỹ năng sư phạm của nhóm ĐC so với nhóm TN xét trên từng mức độ phân loại cụ thể nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể.

Nếu xét trên hai nhóm mẫu có tổng số cá thể là tương đương nhau thì sự chênh lệch về tần số cũng như tỷ lệ % ở từng mức độ là rất ít. Cụ thể như nhóm TN và nhóm ĐC đều có tỷ lệ học viên đạt mức xuất sắc là bằng nhau (10 người); số liệu này ở các mức khác cũng rất ít chênh lệch (chỉ khoảng 2-3 người) mà thôi. Có thể nhận thấy điều này khi tỷ lệ học viên có kỹ năng sư phạm đạt mức trung bình ở nhóm ĐC là 2.33% thì ở nhóm TN là 4.65% (chênh 2.32%); mức giỏi ở nhóm ĐC là 43.02% trong khi mức này ở nhóm TN là 46.51% (chênh 3.49%).

Chỉ riêng mức khá ở nhóm ĐC đạt tỷ lệ là 44.19% hơn 6.98% so với nhóm TN (37.21%). Tuy nhiên sự chênh lệch này cũng không đáng kể cho nên sự khác biệt ý nghĩa đã không diễn ra. Chi- Square tìm được khi so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm là 3.869 vẫn nhỏ hơn 2

α

X (X2ở mức ý nghĩa α=0.01) nên sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đã không diễn ra. Như vậy, xét trên tỷ lệ % và trên kiểm nghiệm thống kê thì sự khác biệt giữa nhóm ĐC và nhóm TN không diễn ra. Nói khác hơn, theo sự đánh giá bước đầu thì nhìn chung là kỹ năng sư phạm của nhóm ĐC và nhóm TN là tương đương nhau.

Tóm lại, kết quả kiểm nghiệm trước khi thực nghiệm cho thấy kết quả học tập và kỹ năng sư phạm của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau, không có sự chênh lệch đáng kể. Kết luận này có ý nghĩa về mặt thống kê cho thấy những tác động vào nhóm TN (mà cụ thể là chương trình thực tập sư phạm) làm cho kết quả đánh giá về kỹ năng sư phạm của nhóm TN hơn hẳn nhóm ĐC là những minh chứng khá thuyết phục về hiệu quả đích thực của chương trình thực tập sư phạm đổi mới.

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)