9. Các sản phẩm của đề tài
3.7.2. Kết quả nghiên cứu sau khi thực nghiệm chương trình TTSP hệ
thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non theo hướng đổi mới.
Đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục nói chung hay một chương trình thực tập sư phạm nói riêng là một công việc hết sức khó khăn. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả của chương trình thực tập sư phạm này được chúng tôi dựa vào kết quả kỹ năng sư
phạm của học viên sau khi tham gia chương trình thực tập sư phạm so với trước khi thực tập sư phạm. Ngoài ra chúng tôi còn so sánh kết quả đánh giá kỹ năng sư phạm của nhóm TN so với nhóm ĐC, mức độ hài lòng của học viên và các đối tượng khác cùng tham gia tổ chức, triển khai chương trình thực tập sư phạm này cũng như lấy các ý kiến nhận xét để hoàn thiện chương trình thực tập sư phạm…
3.7.2.1. Kết quả đánh giá về kỹ năng sư phạm của nhóm đối chứng sau khi thực nghiệm.
Mục đích của đợt thực tập sư phạm là tiếp tục rèn luyện kỹ năng sư phạm của học viên thông qua các buổi thực tập chuyên biệt tại trường mầm non. Chính vì vậy, kỹ năng sư phạm của học viên sẽ được nâng lên là khát vọng của cơ sở đào tạo và của chính học viên. Thế nhưng, sau đợt thực tập sư phạm theo chương trình thực tập sư phạm hiện có thì kỹ năng sư phạm của các học viên ra sao? Kết quả này thể hiện ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Kiểm nghiệm Chi-Square so sánh về kỹ năng sư phạm của nhóm ĐC giữa trước và sau khi thực nghiệm.
Trước TN Sau TN Thời điểm Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kiểm nghiệm Χ2 Xuất sắc 9 10.47 14 16.28 X2 =3.869 Giỏi 37 43.02 42 48.44 Xα2(α=0.01) = 4.64 Khá 38 44.19 34 39.53 T. Bình 2 2.33 2 2.33 ⇒ 〈 2 2 α X X Không có sự khác biệt ý nghĩa
Nhìn vào bảng trên cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm về kỹ năng sư phạm của nhóm đối chứng. Điều này cho thấy chương trình thực tập sư phạm hiện có chưa thật sự có giá trị cao trong việc nâng cao kỹ năng sư phạm của học viên sau khi tham gia và thực hiện. Nhận định này được cụ thể hóa thông qua sự so sánh từng con số ở từng mức độ phân loại của kỹ năng sư phạm. Trước khi thực nghiệm, ở nhóm ĐC thì có 02 học viên có kỹ năng sư phạm ở mức trung bình thì sau thực nghiệm tỷ lệ này vẫn không thay đổi. Điều này thể hiện ở kết quả thực tập sư phạm toàn khóa. Cụ thể hơn, trước khi thực nghiệm thì trong số 02 học viên được đánh giá là có kỹ năng sư phạm ở mức trung bình thì có 01 học viên trước thực nghiệm đã được đánh giá ở mức này và có 01 học viên từ mức khá trước thực nghiệm bị hạ xuống mức trung bình.
Cũng có thể nhận thấy rằng sau khi thực nghiệm, kỹ năng sư phạm của các học viên có sự tăng lên nhất định khi trải qua đợt thực tập sư phạm. Tuy vậy sự tăng tiến này là không đáng kể. Trước thực nghiệm, tỷ lệ học viên đạt mức giỏi là 43.02% nhưng sau khi thực nghiệm là 46.51%; tỷ lệ học viên đạt mức xuất sắc là 10.47% thì sau khi thực nghiệm tăng lên là 11.63%. Rõ ràng là sự tăng lên này vẫn chỉ ở một mức hạn chế nên sự khác biệt là không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy: sau khi áp dụng chương trình thực tập sư phạm thì kỹ năng sư phạm của học viên ở nhóm ĐC cũng có sự tăng lên nhất định (dù rằng chưa có ý nghĩa về mặt thống kê). Điều này cũng cho thấy được hiệu quả của chương trình thực tập sư phạm nhưng hiệu quả này chưa thật sự như lòng mong đợi của học viên, của người đào tạo. Nói khác đi, chương trình thực tập sư phạm chưa thực sự tạo hiệu ứng đặc biệt để hỗ trợ mạnh mẽ và đắc lực cho toàn bộ quy trình đào tạo.
3.7.2.2. Kết quả đánh giá về kỹ năng sư phạm của nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm.
Bảng 3.4: Kiểm nghiệm Chi-Square so sánh về kỹ năng sư phạm của nhóm TN giữa trước và sau khi thực nghiệm.
Trước TN Sau TN Thời điểm Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kiểm nghiệm Χ2 Xuất sắc 10 11.63 22 25.58 X2 =31.849 Giỏi 40 46.51 59 68.61 Xα2(α=0.01) = 4.64 Khá 32 37.21 5 5.81 T. Bình 4 4.65 0 0.00 ⇒ 〉 2 2 α X X Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square ở mức ý nghĩa α=0.01 Số liệu ở bảng trên cho thấy sau khi thực nghiệm thì kỹ năng sư phạm của nhóm TN vượt hẳn so với trước khi thực nghiệm. Điều này đã khẳng định rằng chương trình thực tập sư phạm cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu có hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng sư phạm của học viên.
Nếu xét trên tỷ lệ % ở từng mức độ của kỹ năng sư phạm thì sau khi thực nghiệm kỹ năng sư phạm của học viên tăng lên một cách đáng kể. Nếu trước thực nghiệm, vẫn còn có 4.65% học viên đạt ở mức trung bình thì sau thực nghiệm số học viên này không còn nữa. Tất cả các học viên đều đạt ở mức khá trở lên. Xét trên toàn mẫu cho thấy có gần 95% học viên đạt mức giỏi và xuất sắc. Đây là một tỷ lệ khá cao cho thấy kết quả thực tập sư phạm này là khá khả quan nếu so với trước khi thực nghiệm. Sự chênh lệch ở đây là 36.05% (94.19% - 58.14%). Con số này có được là do có khá nhiều học viên trước đó có kết quả kỹ năng sư phạm chỉ ở mức khá giờ đây đã tăng vọt lên mức giỏi hoặc thậm chí là xuất sắc. Điển hình cho trường hợp của Nguyễn Thị Thu Th. Trước thực nghiệm điểm trung bình chung của bài tập đánh giá kỹ năng sư phạm chỉ là 7.90 đạt
mức khá thì sau thực nghiệm học viên này đạt đến 9.10 xếp loại xuất sắc.
Ngoài ra, trước thực nghiệm vẫn còn có hơn 40.00% học viên đạt mức khá và trung bình thì sau khi thực nghiệm chỉ còn có vỏn vẹn 5.81% học viên đạt ở mức khá. Đây cũng là một tín hiệu khá khả quan. Nếu cho rằng chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới đã đặt ra những nhiệm vụ rất cụ thể cho việc rèn luyện và nâng cao các kỹ năng nghề thì kết quả này thực sự rất đáng khích lệ. Có thể nhận thấy rằng sau khi thực nghiệm, tỷ lệ học viên đạt mức xuất sắc và giỏi tăng lên khá nhiều so với trước khi thực nghiệm cũng như tỷ lệ khá được giảm đáng kể và tỷ lệ học viên đạt ở mức trung bình không còn nữa. Chính phương pháp thống kê toán học cũng đã góp phần chính xác hóa nhận định này. Giá trị X2 tìm được qua kiểm nghiệm Chi-Square (X2 =31.849) lớn hơn rất nhiều so với 2
α
X ở mức ý nghĩa 0.01 (4.64) nên sự khác biệt ở đây là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Như vậy có thể nhận thấy rằng sau khi thực nghiệm, kỹ năng sư phạm của nhóm TN tăng lên khá rõ so với trước khi thực nghiệm. Điều này cũng có thể cho phép kết luận rằng hiệu quả của chương trình thực tập sư phạm đã để lại một dấu ấn khá rõ trong việc nâng cao kỹ năng sư phạm cho các học viên cũng như góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong quy trình đào tạo cử nhân cao đẳng sư phạm mầm non hệ chuyên tu.
3.7.2.3. Mức độ hài lòng đối với các chương trình TTSP.
Dù rằng ý kiến của học viên hay giáo viên sư phạm cũng chỉ là một hướng ý kiến nhưng rõ ràng là khi thực hiện hay tham gia một chương trình đào tạo nói chung hay một chương trình thực tập sư phạm nói riêng thì nhận định về chương trình đó là khá cần thiết. Đây cũng là một trong những cứ liệu để khẳng định thêm nữa về tính khả thi, hiệu quả của chương trình TTSP khi đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và lòng mong mỏi của các đối tượng khác nhau.
a. So sánh mức độ hài lòng đối với chương trình thực tập sư phạm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi thực nghiệm.
Bảng 3.5: Kiểm nghiệm Chi-Square so sánh về mức độ hài lòng của nhóm TN và nhóm ĐC với từng chương trình TTSP
đã thực hiện. Đối chứng Thực nghiệm Nhóm Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kiểm nghiệm 2 Χ Rất hài lòng 2 2.33 14 16.28 X2 =32.164 Hài lòng 16 18.60 38 44.19 Xα2(0.01) =5.99
Tương đối hài lòng 40 46.51 29 33.72
Không hài lòng 24 2.79 5 5.81
Hoàn toàn hài lòng 4 4.65 0 0.00
⇒ 〉 2 2 α X X Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square ở mức ý nghĩa α=0.01
Có thể nhận định rằng nhóm TN hài lòng khá nhiều về chương trình TTSP theo hướng đổi mới. Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy có hơn 60.00% mẫu (gần 3/5 mẫu) hài lòng và rất hài lòng về chương trình TTSP. Tỷ lệ học viên tương đối hài lòng cũng lên đến 33.72% như vậy nếu gộp chung các mức độ hài lòng thì tỷ lệ này gần đến 95.00% toàn mẫu. Trong khi đó, tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng ở nhóm ĐC chỉ là 20.93% (chỉ 1/5 mẫu), khá thấp so với nhóm TN.
Mặt khác, nếu như số lượng học viên không hài lòng về chương trình thực tập sư phạm ở nhóm TN chỉ là 5.81% thì tỷ lệ này ở nhóm ĐC lại lên đến 32.55% (gần 1/3 mẫu) cũng phần nào cho phép nhận định rằng các học viên chưa thật sự hài lòng về chương trình thực tập sư phạm đã có. Tiếp tục phỏng vấn sâu một số học viên thì các học viên này vẫn nhắc lại đúng những hạn chế của chương trình TTSP hay những khó khăn về phía học viên như đã đề cập ở phần thực trạng. Nếu như ở nhóm TN không có học viên nào không hoàn toàn hài lòng về chương trình TTSP theo hướng đổi mới thì tỷ lệ này ở nhóm đối chứng lại lên đến 4.65%. Phỏng vấn sâu các đối tượng này thì lý do nổi trội mà các học viên nhận định là chương
trình TTSP lặp lại những nội dung thực tập sư phạm ở hệ trung cấp; thời gian thực tập làm căng kéo công việc ở trường mầm non do chưa tạo điều kiện để học viên chủ động trong đợt TTSP…
Kiểm nghiệm Chi-Square cũng cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm ĐC và nhóm TN khi so sánh mức độ hài lòng đối với từng chương trình TTSP. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê đã một lần nữa khẳng định về tính đúng đắn của các nhận định trên.
Để tìm hiểu sâu hơn về lý do mà các học viên ở nhóm TN đã kết luận về sự hài lòng đối với chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới chúng tôi đã kết hợp phỏng vấn sâu và thăm dò ý kiến bằng các câu hỏi định hướng thì những ưu điểm của chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới được bộc lộ một cách khá rõ ràng. Kết quả này được thể hiện ở bảng 3.6
Bảng 3.6: Các lý do giải thích về sự hài lòng của nhóm TN.
Thứ
hạng Lý do
Tỷ lệ %
1 Chương trình và kế hoạch TTSP tạo điều kiện cho học viên chủ động về thời gian, điều kiện. 98.00
2 Chương trình TTSP phù hợp với từng đối tượng học viên 88.00
3 Nội dung TTSP có chú trọng nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng nghề 78.00
4 Nội dung TTSP có hướng đến thực tế giáo dục mầm non hiện nay 78.00
5 Chương trình TTSP tương đối gắn chặt với nội dung đào tạo 62.00
6 Thang điểm đánh giá trong chương trình khá rõ ràng, chi tiết 60.00
7 Chương trình và kế hoạch TTSP không ảnh hưởng nhiều lắm đến công việc chính nơi đang công tác 58.00 8
Các điều kiện TTSP cũng như giáo viên sư phạm hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình TTSP khá chu đáo, hiệu quả.
Nhìn vào bảng trên cho thấy có thể chia thành hai nhóm lý do khi xét trên tỷ lệ % lựa chọn. Nhóm một là nhóm có khoảng hơn ¾ mẫu chọn và nhóm hai là nhóm có khoảng hơn ½ mẫu chọn. Các lý do đều xoay quanh nhận định chung là chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới có thể khả thi và mang tính hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên.
Nổi bật nhất trong các lý do là chương trình thực tập sư phạm đã tạo điều kiện để học viên chủ động trong công tác. Lý do này được gần như toàn mẫu chọn lựa (98.00%). Đây cũng là một thực tế vì khá nhiều học viên vẫn luôn ở trong tâm trạng là muốn TTSP đạt kết quả thật tốt nhưng công việc ở tại trường đang công tác không bị ảnh hưởng nên đây là một trong những nguyện vọng đã được đáp ứng khi áp dụng chương trình thực tập sư phạm mới. Ngoài ra, các nhận định khác về ưu điểm của chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới như chương trình phù hợp với các dạng đối tượng học viên khác nhau (cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, các đối tượng khác) khi thiết kế nội dung bắt buộc và nội dung tự chọn (88% chọn xếp thứ 2); chương trình thực tập sư phạm có chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nghề (78%- thứ 3); chương trình thực tập sư phạm có hướng đến thực tế giáo dục mầm non hiện nay (78% cùng thứ 3).
Bên cạnh đó, những lý do còn lại cũng đã nêu bật được những ưu điểm của chương trình thực tập sư phạm này. Chính những ưu điểm này đã làm cho các học viên cảm thấy hài lòng về chương trình thực tập sư phạm mà chính mình đã thực hiện, chính mình đã áp dụng trong quá trình thực nghiệm.
Để tìm hiểu và lấy ý kiến thêm từ phía các khách thể khác, chúng tôi cũng đã đánh giá thêm về mức độ hài lòng của giáo viên mầm non, cán bộ quản lý và giáo viên sư phạm về chương trình thực tập sư phạm đã thực nghiệm.
b. Mức độ hài lòng về chương trình thực tập sư phạm của từng nhóm khách thể sau khi thực nghiệm.
Bảng 3.7: Đánh giá về mức độ hài lòng về chương trình thực tập sư phạm. GV sư phạm GVMN và CBQL Học viên Khách thể Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Rất hài lòng 2 7.41 8 26.67 14 16.28 Hài lòng 12 44.44 14 46.66 38 44.19
Tương đối hài lòng 7 25.93 8 26.67 29 33.72
Không hài lòng 6 22.22 0 0.00 5 5.81
Hoàn toàn hài lòng 0 0.00 0 0.00 0 0.00
n=27 n=30 n=86
Số liệu ở bảng trên cho thấy có đến 7.41% giáo viên sư phạm hài lòng về chương trình thực tập sư phạm đã thực nghiệm. Đây là một tỷ lệ khá lớn cho thấy sự tán đồng cũng như sự ủng hộ của giáo viên sư phạm đối với chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới. Tín hiệu này là tín hiệu khá khả quan từ giáo viên sư phạm thường có một cái nhìn và sự đánh giá khá khó khăn.
Tỷ lệ hài lòng ở giáo viên mầm non và cán bộ quản lý lên đến 100.00% cho thấy tất cả giáo viên mầm non và cán bộ quản lý đều ủng hộ chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mới. Chính nhiều cán bộ quản lý đã khẳng định rằng chương trình thực tập sư phạm theo hướng đổi mói này có khá nhiều ưu điểm. Các ưu điểm nổi trội có thể đề cập như: có tính đến đặc thù của đối tượng, học viên được chủ động sắp xếp kế hoạch, các yêu cầu thực tập sư phạm cũng như nội dung thực tập sư phạm tương đối rõ ràng và phù hợp. Nhận định này gần như trùng khớp với nhận định của các học