Điều kiện thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 56 - 109)

9. Các sản phẩm của đề tài

3.6.1. Điều kiện thực nghiệm

Việc thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương nhau về các điều kiện:

− Trình độ giáo viên sư phạm hướng dẫn từng đoàn thực tập sư phạm ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương nhau; các giáo viên này được biên chế vào nhóm đối chứng hoặc nhóm thực nghiệm theo nguyên tắc ngẫu nhiên.

− Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có học viên ở nội thành và ngoại thành; kết quả đánh giá sơ bộ về khả năng học tập và kỹ năng nghề khi đo đầu vào ở hai nhóm là tương đương nhau.

− Các trường mầm non được chọn làm địa bàn thực tập sư phạm cho các nhóm thực nghiệm và các nhóm đối chứng là những trường có điều kiện cơ sở vật chất tương đối tốt; có kinh nghiệm hướng dẫn thực tập sư phạm; các trường này đều là các trường điểm của các quận.

3.6.2. Tổ chức thực nghiệm.

Nhóm thực nghiệm và các nhóm đối chứng được chọn lựa ngẫu nhiên theo tỷ lệ tương đồng (theo biên chế của từng chương trình thực tập sư phạm).

™ Nhóm thực nghiệm:

− Số trường : 15

− Số giáo viên sư phạm : 27

− Số học viên : 86

− GV mầm non hướng dẫn TTSP và CBQL : 30

™ Nhóm đối chứng:

− Số trường : 03

− Số giáo viên sư phạm : 08

− Số học viên : 86

− GV mầm non hướng dẫn TTSP và CBQL : 10

Từng nhóm nghiên cứu được triển khai chương trình thực tập sư phạm như sau:

Nhóm thực nghiệm:

– Họp đại diện Phòng Giáo dục, trường Bồi dưỡng Giáo dục các quận, huyện, ban giám hiệu các trường mầm non có đón học viên hệ chuyên tu thực tập cùng với đội ngũ giáo viên sư phạm hướng dẫn đoàn thực tập sư phạm để triển khai cụ thể chương trình, kế hoạch thực tập sư phạm đổi mới. Đặc biệt có lưu ý và nhấn mạnh các điểm

đổi mới trong chương trình thực tập sư phạm này so với chương trình thực tập sư phạm cũ.

– Giáo viên sư phạm và cán bộ hướng dẫn công tác thực tập sư phạm cùng triển khai chương trình kế hoạch thực tập sư phạm một cách cụ thể cho các đối tượng có liên quan đến công tác thực tập sư phạm cho học viên khóa 4.

– Giáo viên sư phạm cùng đón học viên thực tập sư phạm tại trường mầm non với các thành phần khác như: Ban giám hiệu, giáo viên mầm non. Sau đó, hướng dẫn học viên thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm như đã triển khai.

Nhóm đối chứng:

– Vẫn triển khai chương trình và kế hoạch thực tập sư phạm như đã áp dụng ở khóa 1, 2, 3 hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non.

– Không thay đổi hay không áp dụng sự tác động nào trong suốt quá trình thực tập sư phạm so với chương trình thực tập sư phạm đã áp dụng trước đó.

3.6.3. Đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non trong khi thực nghiệm.

™ Mục tiêu.

– Nâng cao kiến thức chuyên sâu về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giúp tăng vốn hiểu biết cho học viên về thực tế giáo dục mầm non theo hướng đổi mới hiện nay.

– Củng cố và nâng cao kỹ năng nghề của học viên trong môi trường thực tiễn đặc biệt là kỹ năng ứng dụng sáng tạo lý luận đổi mới giáo dục mầm non vào thực tiễn.

– Tạo điều kiện cho học viên chủ động vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm nghề vào công việc thực tế – qua đó hoàn thiện hơn ý thức tình cảm nghề nghiệp.

™ Nội dung thực tập sư phạm.

Qua quá trình công tác ở trường mầm non, mỗi học viên đã tích lũy được vốn kinh nghiệm nghề nhất định. Vì thâm niên công tác, vì sự tự rèn nghề khác nhau nên kinh nghiệm nghề của mỗi học viên cũng khác nhau. Việc tổ chức thực tập sư phạm phải tạo điều kiện để từng học viên có thể phát huy được một cách tích cực nhất vốn kinh nghiệm nghề của mình. Vì vậy nội dung thực tập sư phạm cũng phải linh hoạt (có phần mềm) cho học viên tự chọn để các học viên đều thực hiện được và thực hiện một cách sáng tạo, không bị lệ thuộc vào nền nếp chuyên môn sẵn có của nơi học viên thực tập.

Quan điểm thực tập được xác định là phải trang bị tri thức, nâng cao tay nghề để người học có điều kiện chiếm lĩnh tri thức đó phục vụ cho công việc đang đảm trách đạt hiệu quả cao hơn. Tri thức trang bị cho học viên vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ chung một cách tốt nhất, cũng như công việc cụ thể mà học viên đang đảm trách ở trường mầm non.

Ngoài ra, phải chọn lọc, tập trung rèn luyện và nâng cao một số kỹ năng cần thiết trong từng giai đoạn thực tế phát triển của ngành học mầm non. Các nội dung có thể sẽ được điều chỉnh bổ sung theo từng giai đoạn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

3.6.3.1. Một số kỹ năng nghề cần được rèn luyện và nâng cao thông qua đợt thực tập sư phạm.

1. Kỹ năng thiết kế, lập kế hoạch.

− Kế hoạch làm việc của bản thân và làm việc theo kế hoạch.

− Kế hoạch giáo dục tuần theo chủ điểm. − Kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ.

2. Kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới giáo dục mầm non.

3. Kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá, phát hiện đề xuất giải pháp cho các hoạt động giáo dục do đồng nghiệp tổ chức và kỹ năng tự đánh giá.

4. Kỹ năng giáo tiếp với trẻ.

5. Kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá, phát hiện đề xuất giải pháp cho công tác quản lý tại trường mầm non.

6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, làm việc theo nhóm.

3.6.3.2. Nội dung thực tập sư phạm cụ thể.

1. Nội dung bắt buộc:

• Lập kế hoạch thực tập sư phạm của bản thân. → Hình thức thực hiện: Bài viết kế hoạch.

• Xây dựng môi trường giáo dục tại một nhóm lớp bất kỳ (góc chơi)

→ Hình thức thực hiện: Thực hành

• Thiết kế mạng và lập kế hoạch giáo dục tuần theo chủ điểm và tổ chức từ 4 đến 6 hoạt động giáo dục theo kế hoạch (hoạt động chung + hoạt động góc) ở hai lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.

→ Hình thức thực hiện: Thực hành

• Dự (quan sát) phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp cho từ 4 đến 6 hoạt động giáo dục (hoạt động chung + hoạt động góc) của đồng nghiệp ở hai lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.

→ Hình thức thực hiện: Thực hành

• Quan sát, đánh giá và lập kế hoạch giáo dục cá nhân 1 trẻ (Tùy chọn lứa tuổi).

→ Hình thức thực hiện: Bài luận đề. 2. Nội dung tự chọn:

Chọn một trong các nội dung sau để thực hiện.

2.1. Quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá, đề xuất giải pháp một trong các vấn đề sau của công tác tổ chức quản lý nhóm lớp (tự chọn): Chăm sóc-vệ sinh-dinh dưỡng; Môi trường giáo dục; Hoạt động vui chơi trong lớp và ngoài trời; Công tác sổ sách; Kế hoạch nhóm lớp; Các nề nếp

thói quen của trẻ; Công tác đổi mới giáo dục mầm non tại nhóm lớp; Kỹ năng giao tiếp của giáo viên với trẻ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

→ Hình thức thực hiện: Bài viết luận đề (bài tập nghiên cứu).

2.2. Quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá, đề xuất hướng giải quyết cho một trong các vấn đề sau của công tác quản lý trường mầm non nơi học viên thực tập (tự chọn): Công tác chỉ đạo đổi mới giáo dục mầm non tại trường mầm non; Xây dựng môi trường giáo dục trong toàn trường; Công tác sổ sách; Bếp ăn và chế độ dinh dưỡng; Công tác nhân sự trong trường; Tổ chức quản lý công tác đón nhận trẻ mới; công tác đánh giá giáo viên trong trường mầm non.

→ Hình thức thực hiện: Bài viết luận đề (bài tập nghiên cứu).

3.6.3.3. Thời gian và hình thức thực tập sư phạm: 6 tuần

− Trường thực tập do Phòng Đào tạo qui định. − Thực tập không tập trung.

− Thời gian chuẩn bị: 4 tuần.

→ Thời gian trên qui định chung cho tất cả học viên.

3.6.3.4. Quy trình tổ chức thực tập sư phạm.

Một quy trình thực tập sao cho người học khi thực hiện nội dung thực tập sư phạm sẽ không bị ràng buộc một cách cứng nhắc về thời gian, về điều kiện thực tập. Khi quy trình thực tập sư phạm đáp ứng được yêu cầu trên tức là sẽ tạo điều kiện cho người học chủ động lập kế hoạch làm việc và thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả nhất.

Quan điểm này hoàn toàn xuất phát từ lợi ích của người học, nhằm giải quyết các khó khăn của họ do đặc điểm của hệ đào tạo, mà vẫn phải đảm bảo việc hoàn thành một cách có chất lượng

các nhiệm vụ của đợt thực tập sư phạm và được thể hiện ở kết quả của bài kiểm tra và thi tốt nghiệp thực tập sư phạm.

Quy trình thực tập sư phạm được qui định theo 3 giai đoạn:

− Chuẩn bị

− Thực hiện − Thi

Trong mỗi giai đoạn của quy trình thực tập, nhiệm vụ của từng đối tượng có liên quan được cụ thể hóa như sau:

™ Giai đoạn 1: Chuẩn bị.

+ Giai đoạn này được thực hiện trước khi học viên thực tập 4 tuần.

+ Học viên thực hiện ngay các nội dung trong giai đoạn này nếu có thể.

− Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thực tập và Phòng Đào tạo:

y Chọn trường mầm non và làm việc với các trường mầm non

y Chia học viên thành các đợt thực tập (nếu cần)

y Phân công học viên vào các trường mầm non

y Phân công giáo viên sư phạm hướng dẫn (1 GVSP hướng dẫn từ 5-7 học viên)

y Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực tập: của trường SP, của quận huyện

y Họp triển khai công tác thực tập sư phạm với quận huyện, với giáo viên hướng dẫn.

y Kiểm tra, giám sát chất lượng, hiệu quả công việc. − Nhiệm vụ của giáo viên hướng dẫn:

y Tìm hiểu học viên (gặp học viên tại trường mầm non để cùng lên kế hoạch làm việc).

y Làm việc với trường mầm non

y Hướng dẫn học viên lập kế hoạch cá nhân

y Duyệt kế hoạch làm việc cá nhân.

y Tổ chức cho thông qua, thảo luận kế hoạch cá nhân trong nhóm học viên.

y Ghi sổ nhật ký thực tập cùng Ban giám hiệu trường mầm non.

y Báo cáo cho Phòng Đào Tạo.

y Dự họp giai đoạn do Phòng Đào Tạo tổ chức. − Nhiệm vụ của học viên:

1. Tìm hiểu nhiệm vụ, nội dung thực tập sư phạm.

2. Thảo luận thang đánh giá.

3. Làm quen với trường mầm non, nhóm lớp thực tập.

4. Lập kế hoạch làm việc của cá nhân cho cả đợt thực tập.

5. Thông qua kế hoạch làm việc cá nhân trước giáo viên hướng dẫn và nhóm học viên thực tập.

6. Cùng ghi sổ nhật ký thực tập với giáo viên tại nhóm lớp.

7. Thực hiện trước các nội dung thực tập khi có thể. − Nhiệm vụ của trường mầm non:

+ Nhiệm vụ của Ban giám hiệu:

y Tìm hiểu số học viên thực tập.

y Tạo điều kiện, hướng dẫn học viên chọn lớp nhóm.

y Giúp đỡ gợi ý học viên lập kế hoạch làm việc trên cơ sở thống nhất với kế hoạch làm việc của trường, lớp, nhóm.

y Tạo điều kiện để học viên thực hiện các công việc của giai đoạn chuẩn bị tại lớp nhóm.

y Chỉ đạo giáo viên tại nhóm lớp và các bộ phận có liên quan trong trường giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên thực tập.

y Có ý kiến nhận xét về chất lượng làm việc của học viên.

y Ghi sổ nhật ký thực tập.

+ Nhiệm vụ của giáo viên mầm non tại nhóm lớp có học viên thực tập:

y Tạo điều kiện, giúp đỡ học viên làm quen với công việc và với trẻ.

y Thống nhất kế hoạch làm việc cá nhân của học viên với kế hoạch làm việc của nhóm lớp.

y Có ý kiến nhận xét về chất lượng làm việc của học viên.

™ Giai đoạn 2: Thực hiện

− Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thực tập và Phòng Đào tạo:

y Giám sát, kiểm tra, đôn đốc, gợi ý, chỉ dẫn, tạo điều kiện việc tiến hành thực tập ở các đoàn thực tập.

− Nhiệm vụ của giáo viên hướng dẫn:

y Giám sát kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch làm việc cá nhân của từng học viên.

y Kiểm tra đánh giá giữa giai đoạn các nội dung, bài tập sư phạm của học viên.

y Báo cáo tiến độ thực tập của học viên với Ban chỉ đạo thực tập sư phạm (định kỳ).

y Dự họp định kỳ với Phòng Đào Tạo. − Nhiệm vụ của học viên:

y Tiến hành thực hiện kế hoạch thực tập của cá nhân.

y Báo cáo với giáo viên hướng dẫn tiến độ làm việc và kế hoạch kiểm tra.

y Thực hiện các bài kiểm tra giữa giai đoạn.

y Ghi sổ nhật ký thực tập cùng giáo viên tại nhóm lớp. − Nhiệm vụ của trường mầm non:

+ Nhiệm vụ của Ban giám hiệu:

y Tiếp tục giúp đỡ tạo điều kiện cho học viên thực hiện nhiệm vụ thực tập.

y Có ý kiến nhận xét đánh giá về chất lượng công việc.

y Cùng ghi sổ nhật ký thực tập với giáo viên hướng dẫn.

y Tham gia các buổi kiểm tra đánh giá nếu có thể.

y Chỉ đạo giáo viên mầm non và các bộ phận có liên quan tiếp tục tạo điều kiện cho học viên thực tập tốt.

+ Nhiệm vụ của giáo viên tại nhóm lớp:

y Tiếp tục giúp đỡ tạo điều kiện cho học viên thực hiện nhiệm vụ.

y Học hỏi, trao đổi, truyền kinh nghiệm chuyên môn cùng các học viên.

y Có ý kiến nhận xét về chất lượng hiệu quả thực tập của học viên.

y Cùng ghi sổ nhật ký thực tập với học viên.

™ Giai đoạn 3: Thi và tổ chức thi cuối đợt thực tập sư phạm.

Học viên có thể thi trước giai đoạn: Cần báo kế hoạch cho giáo viên hướng dẫn – GV hướng dẫn thông qua Phòng Đào Tạo. − Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thực tập và Phòng Đào tạo:

y Lập Hội đồng chấm thi và xếp lịch chấm thi.

y Tổ chức chấm thi

y Tổng hợp điểm thi, viết báo cáo và nhận định, đánh giá chung

y Tổ chức tổng kết thực tập sư phạm tại trường mầm non, tại trường sư phạm.

− Nhiệm vụ giáo viên hướng dẫn:

y Gởi nội dung bài thi thực tập sư phạm của phần tổ chức hoạt động chung theo chủ điểm cho Phòng Đào Tạo.

y Hướng dẫn học viên chuẩn bị thi.

y Tham gia chấm thi.

y Ghi nhật ký thực tập các diễn biến của đợt thi

y Gởi kết quả thi về phòng Đào tạo. − Nhiệm vụ học viên:

y Thực hiện các nội dung thi.

y Chuẩn bị và dự các buổi tổng kết thực tập.

y Học viên có thể đăng ký thi sớm hơn kế hoạch chung. − Nhiệm vụ của trường mầm non:

+ Nhiệm vụ của Ban giám hiệu:

y Giúp đỡ, tạo điều kiện để kế hoạch thi cuối đợt thực tập được tiến hành tốt.

y Tham gia chấm thi nếu có thể.

y Ghi sổ nhật ký thực tập diễn biến của đợt thi.

+ Nhiệm vụ của giáo viên mầm non:

y Giúp đỡ, tạo điều kiện để kế hoạch thi được tiến hành tốt.

y Ghi sổ nhật ký thực tập diễn biến của đợt thi.

3.6.3.5. Nội dung, hình thức kiểm tra và thi thực tập sư phạm.

™ Nội dung và hình thức kiểm tra.

1. Kế hoạch làm việc cá nhân – Đánh giá bài viết kế hoạch và đánh giá thông qua các buổi thảo luận nhóm về kế hoạch.

2. Xây dựng môi trường giáo dục (góc chơi) – Đánh giá trên thực tế.

3. Thiết kế mạng và lập kế hoạch giáo dục tuần theo chủ điểm+ tổ chức hướng dẫn ít nhất hai hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Đổi mới chương trình thực tập hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non (Trang 56 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)