9. Các sản phẩm của đề tài
1.2.6. Cấu trúc chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng
cao đẳng sư phạm mầm non.
Đối với hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non, chưa có văn bản chính thức của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo về chương trình thực hành, kiến tập, thực tập sư phạm.
Bởi vậy việc đổi mới chương trình thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non này, chúng tôi dựa vào một số chương trình thực tập sư phạm sau:
1. Chương trình thực tập sư phạm của hệ 9+3 do Bộ Giáo Dục-Đào Tạo ban hành.
2. Chương trình thực tập sư phạm của hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non khóa 1.
3. Chương trình thực tập sư phạm của hệ cao đẳng chính quy.
Chương trình thực tập sư phạm của hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non gồm 3 phần:
1.2.6.1. Phần 1: Mục tiêu.
Nêu rõ, cụ thể các mục tiêu cần đạt đối với học viên của đợt thực tập sư phạm.
1.2.6.2. Phần 2: Kế hoạch thời gian.
1. Nội dung thực hiện:
– Thực tập công tác chăm sóc-giáo dục trẻ ở các lứa tuổi mầm non. (Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. Dự giờ, nhận xét đánh giá…)
– Nghiên cứu kế hoạch giáo dục: có nghĩa là phải thực sự tiến hành các hoạt động nhận thức một cách nghiêm túc và cải tạo thế giới. Vì “không nhảy xuống nước thì không thể biết bơi”. Đối với người học viên, việc nghiên cứu khoa học trong thời kỳ thực tập sư phạm chính là môi trường thuận lợi để họ “có nước mà tập bơi”. Họ muốn đạt được kết quả tốt trong nghiên cứu khoa học, thì không có cách nào khác là tự mình làm, tự mình nghiên cứu, chứ không thể dựa vào sự bày sẵn, sự làm hộ của thầy, hoặc chờ đợi sự rút kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp.
Nghiên cứu khoa học trong thời kỳ thực tập sư phạm này chủ yếu là tập dượt. Tập dượt để hình thành phương pháp nghiên cứu. (Nguyễn Đình Chỉnh - Thực tập sư phạm, tr.53)
Công tác nghiên cứu khoa học đối với học viên hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non là việc làm mới mẻ. Bởi vậy nội dung thực tập này chúng tôi sẽ chỉ yêu cầu ở mức độ thấp, có thể ở dạng
bài tập nghiên cứu gắn liền với các vấn đề bức xúc của ngành mầm non, trường, nhóm lớp mầm non.
2. Cách tiến hành:
Nêu rõ biện pháp, hình thức tổ chức để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nội dung thực tập đã nêu ra trên cơ sở phân rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng thành viên liên quan đến thực tập sư phạm và của cả học viên.
Nhiệm vụ cụ thể của:
• Ban chỉ đạo thực tập.
• Giáo viên sư phạm.
• Ban giám hiệu trường mầm non.
• Giáo viên mầm non của trường nơi có học viên thực tập.
• Học viên. 3. Đánh giá:
Việc kiểm tra, đánh giá học viên trong thực tập sư phạm cần được tiến hành nghiêm túc, khoa học, đúng mức. Thang đánh giá phải nhiều chiều trên nhiều mặt tư tưởng, tình cảm, tri thức, kỹ năng, tinh thần, thái độ, phương pháp… quan điểm đánh giá linh hoạt, không đánh giá ở trạng thái tĩnh mà đánh giá trong cả quá trình, trong mối liên hệ với nhiều bộ phận đánh giá.
Để giúp cho việc đánh giá, xếp loại được thuận lợi và xác thực, cần tổ chức cho học viên thực tập đăng ký những “hoạt động tốt” để trong những hoạt động này học viên tập trung mọi cố gắng của mình thể hiện mức cao nhất năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn của mình. (Nguyễn Đình Chỉnh)
Đối với học viên hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non, nội dung chăm sóc-vệ sinh trẻ đã được học viên thực hiện, rèn luyện hàng ngày trong khi chăm sóc trẻ, nên trong nội dung thực tập và trong nội dung đánh giá học viên thực tập sẽ không đề cập đến.
Vì vậy, nội dung đánh giá học viên sẽ tập trung vào các vấn đề mà qua đó có thể kiểm tra được sự nâng cao về phẩm chất và kỹ
năng nghề đáp ứng yêu cầu của trình độ cao đẳng và yêu cầu của thực tế.
Cụ thể, nội dung đánh giá thực tập sư phạm hệ chuyên tu cao đẳng sư phạm mầm non sẽ đề cập đến các vấn đề sau:
• Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.
• Nhận xét, đánh giá việc tổ chức hoạt động của học viên khác.
• Bài tập nghiên cứu kế hoạch giáo dục. Tất cả đều theo hướng đổi mới.
1.2.6.3. Phần 3: Giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình.
Yêu cầu của phần này là phải giải thích hướng dẫn cụ thể việc thực hiện, kế hoạch thực hiện về cả thời gian, biện pháp. Đặc biệt lưu ý đến những phần có thể linh hoạt khi thực hiện chương trình cho phù hợp với đối tượng đi học và nơi đón nhận học viên đi thực tập cũng như cả nội dung thực tập, nội dung đánh giá mang tính linh hoạt đáp ứng yêu cầu của xã hội, của địa phương, tính thời sự.