Bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao

287 1.1K 7
Bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 0 BIÊN SOẠN: PGS.TS. NGUYỄN BÁ UÂN Hµ né i - 2012 T T R R Ư Ư Ờ Ờ N N G G Đ Đ Ạ Ạ I I H H Ọ Ọ C C T T H H U U Ỷ Ỷ L L Ợ Ợ I I B B ộ ộ m m ô ô n n : : Q Q u u ả ả n n l l ý ý x x â â y y d d ự ự n n g g Q Q U U Ả Ả N N L L Ý Ý D D Ự Ự Á Á N N X X Â Â Y Y D D Ự Ự N N G G N N Â Â N N G G C C A A O O (TẬP BÀI GIẢNG DÙNG CHO CAO HỌC) TẬP BÀI GIẢNG Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN 1.1.1. Khái niệm dự án Dự án là gì? Dự án hiểu theo nghĩa thông thường là “điều mà người ta có ý định làm”. Theo “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện Nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI) thì: “Dự án là sự nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”. Theo định nghĩa này, dự án có 2 đặc tính: 1. Tạm thời (hay có thời hạn) - Nghĩa là mọi dự án đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu dự án đạt được hoặc khi đã xác định được rõ ràng là mục tiêu khống chế đạt được và dự án được chấm dứt. Trong mọi trường hợp, độ dài của một dự án là xác định, dự án không phải là một cố gắng liên tục, liên tiếp; 2. Duy nhất - Nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất đó khác biệt so với những sản phẩm đã có hoặc dự án khác. Dự án liên quan đến viêc gì đó chưa từng làm trước đây và do vậy là duy nhất. Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO, trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thì dự án được xác định nghĩa như sau: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu vào kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực . Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 2 Như vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, nhưng các dự án có nhiều đặc điểm chung như: - Các dự án đều được thực hiện bởi con người; - Bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế: con người, tài nguyên; - Được hoạch định, được thực hiện và được kiểm soát. Như vậy có thể biểu diễn dự án bằng công thức sau: = KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN (Vật chất, Tinh thần, Dịch vụ) Dự án đầu tư là gì? (Chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp) Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đựơc sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Theo một quan điểm khác thì dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và cho xã hội. Dự án đầu tư có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: - Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: dự án đầu tư có thể được hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạt động đầu tư. - Xét về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội. DỰ ÁN SẢN PHẢM DUY NHÂT Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 3 - Xét trên góc độ kế hoạch hóa: dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. - Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: dự án đầu tư thể hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên. - Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lai. Dự án đầu tư là công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư, do đó bên trong nó chứa các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư. Trước hết, dự án đầu tư phải thể hiện rõ mục tiêu đầu tư là gì, có thể là mục tiêu dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn hoặc là mục tiêu chiến lược hay mục tiêu trước mắt. Mục tiêu trước mắt được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như năng lực sản xuất, quy mô sản xuất hay hiệu quả kinh tế. Còn mục tiêu dài hạn có thể là các lợi ích kinh tế cho xã hội mà dự án đầu tư phải mang lại. Hai là, nguồn lực và cách thức để đạt được mục tiêu. Nó bao gồm các điều kiện và biện pháp vật chất để thực hiện như vốn, nhân lực, công nghệ… Ba là, với khoảng thời gian bao lâu thì các mục tiêu có thể đạt được và cuối cùng là ai có thể thực hiện hoạt động đầu tư này và kết quả của dự án. Vậy các đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư đó là: - Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể; - Xác định được hình thức tổ chức để thực hiện; - Xác định được nguồn tài chính để tiến hành hoạt động đầu tư; - Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án. Dự án xây dựng là gì? Dự án xây dựng là cách gọi tắt của Dự án đầu tư xây dựng công trình, được giải thích trong Luật Xây dựng Việt Nam ngày 26-11-2003 như sau: Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 4 “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”. Như vậy có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng. Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu có một diện tích nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) do đó có thể biểu diễn dự án xây dựng như sau: Dựa vào công thức trên có thể thấy đặc điểm, một dự án xây dựng bao gồm các vấn đề sau: 1. Kế hoạch Tính kế hoạch được thể hiện rõ qua các mục đích được xác định, các mục đích này phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ hoàn thành khi các mục tiêu cụ thể đã đạt được. 2. Tiền Đó chính là sự bỏ vốn để xây dựng công trình. Nếu coi phần “Kế hoạch của dự án” là phần tinh thần, thì “Tiền” được coi là phần vật chất có tính quyết định sự thành công của dự án. 3. Thời gian Thời gian rất cần thiết để thực hiện dự án, nhưng thời gian còn đồng nghĩa với cơ hội của dự án. Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần được quan tâm. 4. Đất D Ự ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG = KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN + ĐẤT Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 5 Đất cũng là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng. Đây là một tài nguyên đặc biệt quý hiếm. Đất ngoài các giá trị về địa chất, còn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, môi trường, xã hội….Vì vậy, quy hoạch, khai thác và sử dụng đất cho các dự án xây dựng có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần hết sức lưu ý khi thực hiện dự án xây dựng. 5. Sản phẩm của dự án xây dựng có thể là: - Xây dựng công trình mới; - Cải tạo, sửa chữa công trình cũ; - Mở rộng, nâng cấp công trình cũ. Nhằm mục đích phát triển, duy trì hoặc nâng cao chất lượng công trình trong một thời hạn nhất định. Một đặc điểm của sản phẩm dự án xây dựng là sản phẩm đứng cố định và chiếm một diện tích đất nhất định. Sản phẩm không đơn thuần là sự sở hữu của chủ đầu tư mà nó có một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các công trình xây dựng có tác động rất lớn vào môi trường sinh thái và vào cuộc sống cộng đồng của dân cư, các tác động về vật chất và tinh thần trong một thời gian rất dài. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế và thi công các công trình xây dựng. 6. Công trình xây dựng Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình, nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh được nêu trong dự án. Như vậy công trình xây dựng là mục tiêu và là mục đích của dự án, nó có một đặc điểm riêng đó là: Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 6 - Các công trình xây dựng là mục đích của cuộc sống con người, khi nó là các công trình xây dựng dân dụng như: nhà ở, khách sạn,…; - Các công trình xây dựng là phương tiện của cuộc sống khi nó là các công trình xây dựng cơ sở để tạo ra các sản phẩm khác như: xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi… Một cách chung nhất có thể hiểu dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng , nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ xác định. 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của dự án Dự án có các đặc trưng sau: 1. Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng: Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt tới một kết quả xác định nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Dự án, đến lượt mình, cũng là một hệ thống phức tạp nên có thể chia thành nhiều bộ phận khác nhau để quản lí và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng. Bất cứ dự án nào cuối cùng đều phải thực hiện một mục tiêu nhất định, kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà khách hàng mong muốn. Khi mục tiêu dự án đã được xác định thì khó có thể thay đổi hay sửa chữa. Tuy nhiên, nếu có sự biến đổi của hoàn cảnh dự án (hoàn cảnh bên trong và hoàn cảnh bên ngoài) thì mục tiêu dự án cũng có thể thay đổi hoặc điều chỉnh theo. Khi mục tiêu dự án có sự biến đổi về tính chất thì nó không còn là dự án ban đầu nữa mà trở thành một dự án mới. 2. Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Nghĩa là dự án cũng phải trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Dự án được xem là chuỗi các hoạt động nhất thời. Tổ chức của dự án mang tính chất tạm thời, sau khi đạt được mục tiêu đề ra, tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới. Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 7 Mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động, chu kỳ hoạt động của dự án bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau: * Giai đoạn khởi đầu dự án (Initiation Phase). - Khái niệm (Conception) - Định nghĩa dự án (Definition) - Thiết kế (Design) - Thẩm định (Appraisal) - Lựa chọn (Selection) - Bắt đầu triển khai * Triển khai (Implementation Phase). - Hoạch định (Planning) - Lập tiến độ (Scheduling) - Tổ chức công nghệ (Organizing) - Giám sát (Monitoring) - Kiểm soát (Controlling) * Kết thúc (Termination Phase) - Chuyển giao (Handover) - Đánh giá (Valuation) 3. Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lí chức năng và quản lí dự án. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng lợi dự án, nhà thầu, các nhà tư vấn, các cơ quan quản lí nhà nước… Tùy theo tính chất dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau. Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự án thường phát sinh các công việc yêu cầu sự phối hợp thực hiện nhưng Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 8 mức độ tham gia của các bộ phận là không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác. 4. Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, sản phẩm của dự án không phải là sản phẩm hàng loạt mà có tính khác biệt ở một khía cạnh nào đó. Kể cả một quá trình sản xuất liên tục cũng có thể được thực hiện theo dự án, ví dụ như dự án phục vụ một đơn hàng đặc biệt, dự án nâng cao chất lượng sản phẩm,… Sản phẩm của những dự án này dù được sản xuất hàng loạt nhưng vẫn có điểm khác biết (về đơn đặt hàng, về chất lượng sản phẩm…). Có thể nói sản phẩm hoặc dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn với những nhiễm vụ không lặp lại. 5. Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực Mỗi dự án đều cần dùng một nguồn lực nhất định để thực hiện. Nó bao gồm nhân lực (giám đốc dự án, thành viên dự án), vật lực (thiết bị, nguyên liệu) và tài lực. Ví dụ, chúng ta muốn xây dựng một công trình nhà ở thì nguồn lực của nó bao gồm công ty xây dựng được uỷ quyền, các cửa hàng cung ứng nguyên liệu, thiết bị, máy móc phục vụ cho xây dựng công trình. Tuy cùng là một công trình xây dựng nhưng do công ty xây dựng khác nhau, cửa hàng cung ứng nguyên liệu, thiết bị, máy móc khác nhau, nguồn nhân, tài, vật lực khác nhau nên các công trình kiến trúc cũng có kiểu dáng, phong cách, chất lượng không giống nhau. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, công ty xây dựng được uỷ quyền còn phải chịu sự ràng buộc về giá thành, phải tính toán sao cho với cái giá thấp nhất có thể tạo ra một công trình kiến trúc có chất lượng cao nhất, phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng. 6. Dự án luôn có tính bất định và rủi ro Mỗi dự án đều có tính không xác định của nó, tức là trong khi thực hiện dự án cụ thể do sự tác động của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài nên việc thực hiện đó tất nhiên có sự thay đổi so với kế hoạch ban đầu. Dự án có thể hoàn thành trước thời gian hoặc có thể bị kéo dài thời hạn thi công. Cũng có thể do sự biến đổi về Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 9 điều kiện kinh tế nên giá thành thực hiện dự án sẽ cao hơn giá dự kiến ban đầu, thậm chí kết quả thực hiện dự án cũng không giống với kết quả dự định. Những hiện tượng trên đều là tính không xác định của dự án, đôi khi ta có thể gọi đó là tính rủi ro của dự án. Vì thế, trước khi thực hiện dự án cần phân tích đầy đủ các nhân tố bên trong và bên ngoài mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dự án. Trong quá trình thực hiện mục tiêu dự án cũng cần tiến hành quản lý và khống chế có hiệu quả nhằm tránh được những sai sót xảy ra. 7. Tính trình tự trong quá trình thực hiện dự án Mỗi dự án đều là nhiệm vụ có tính trình tự và giai đoạn. Đây chính là khác biệt lớn nhất giữa dự án với nhiệm vụ công việc mang tính trùng lặp. Cùng với sự kết thúc hợp đồng và bàn giao kết quả thì dự án cũng kết thúc, vì thế dự án không phải là nhiệm vụ công việc lặp đi lặp lại và cũng không phải là công việc không có kết thúc. Ví dụ, việc xây dựng một nhà máy giày dép là một dự án nhưng quá trình sản xuất giày dép mang tính trùng lặp hàng ngày lại không được coi là một dự án. Mỗi dự án nên căn cứ vào điều kiện cụ thể để tiến hành quản lý hệ thống và thực hiện dự án phải có tính trình tự va giai đoạn. 8. Người ủy quyền riêng của dự án Mỗi dự án đều có người ủy quyền chỉ định riêng hay còn gọi là khách hàng. Đó chính là người yêu cầu về kết quả dự án và cũng là người cung cấp nguyên vật liệu để thực hiện dự án. Họ có thể là một người, một tập thể, một tổ chức hay nhiều tổ chức có chung nhu cầu về kết quả một dự án. Khi một công ty xây dựng xây một toà nhà cho một cơ quan nào đó thì cơ quan này chính là người ủy quyền của dự án; một nhà máy sản xuất vũ khí cho quân đội được Chính phủ cấp cho một khoản vốn để nghiên cứu, sản xuất một loại vũ khí mới thì lúc đó Chính phủ là người ủy quyền của dự án. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ủy quyền của dự án cũng chính là người được ủy quyền. Ví dụ, một tập đoàn doanh nghiệp bỏ ra một vốn để thành lập một nhóm dự án chuyên nghiên cứu sản xuất một loại sản phẩm mới với mong muốn trong vòng một năm, tổ dự án đó có thể cho ra đời loại sản phẩm đó. Trong [...]... + So sánh + Sửa sai Trường Đại học Thủy lợi 25 Bộ môn Quản lý xây dựng Biên soạn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân Quản lý dự án 1.2.5 Các lĩnh vực quản lý dự án Quản lý dự án bao gồm nhiều lĩnh vực như quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý rủi ro, quản lý hoạt động cung ứng…(Bảng 1.2) Bảng 1.2 Các lĩnh vực quản lý dự án Theo Viện Nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế( PMI) TT L.vực quản lý Nội dung quản lý Chú... dung quản lý dự án có nhiều, nhưng cơ bản là những nội dung chính sau: 1 Quản lý phạm vi dự án Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án 2 Quản lý thời gian dự án Trường Đại học Thủy lợi 17 Bộ môn Quản lý xây dựng Biên soạn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân Quản lý dự án Quản. .. liệu 9 Quản lý việc giao nhận dự án Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án Một số dự án tương đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự chuyển giao kết quả Nhưng một số dự án lại khác, sau khi dự án hoàn thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này... phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro Trường Đại học Thủy lợi 18 Bộ môn Quản lý xây dựng Biên soạn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân Quản lý dự án 8 Quản lý việc mua bán của dự án Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu... người tiếp quản dự án đều khó gánh vác được những tổn thất to lớn do Trường Đại học Thủy lợi 20 Bộ môn Quản lý xây dựng Biên soạn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân Quản lý dự án sai lầm trong quản lý gây ra Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa học hiện đại giúp việc thự hiện các dự án công trình lớn, phức tạp đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi 2 Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể... dụng thành công kỹ thuật và lý luận quản lý dự án hiện đại vào quá trình thực hiện dự án h Đặc điểm của quản lý dự án Quản lý dự án có một số đặc điểm chủ yếu sau: 1.Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời, được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn Trong thời gian tồn tại đó, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với phòng ban chức năng Sau khi kết thúc dự án cần tiến hành phần công... (Management and Trainning Project) f Dự án bảo dưỡng lớn (Major Maintenance Project) g Dự án viện trợ phát triển phúc lợi công cộng (Public/Welfare/ Development Project) 1.2 QUẢN LÝ DỰ ÁN (Project Management) 1.2.1 Khái niệm, nội dung của quản lý dự án a Khái niệm về quản lý dự án Trường Đại học Thủy lợi 11 Bộ môn Quản lý xây dựng Biên soạn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân Quản lý dự án Từ những năm 50 trở lại đây,... các nhà đầu tư dự án cũng yêu cầu ngày cang cao đối với chất lượng dự án Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư dự án phải lên kế... do đó, nghiên cứu phương pháp luận quản lý dự án mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng: nâng cao hiệu quả của công cuộc xây dựng đất nước, nhanh chóng đưa nước ta đến đích trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội b Tiền đề cơ bản của hệ thống phương pháp luận quản lý dự án Trường Đại học Thủy lợi 13 Bộ môn Quản lý xây dựng Biên soạn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân Quản lý dự án Những thay đổi trong quá trình phát triển... phương pháp quản lý dự án sẽ gây ra tổn thất lớn Để tránh những tổn thất này và giành được những thành công trong việc quản lý dự án thì trước khi thực hiện dự án, chúng ta phải lên kế hoạch một cách tỉ mỉ, chu đáo Trên thế giới, rất nhiều dự án lớn không đạt được mục tiêu đề ra do không có các chuyên gia quản lý dự án, ngược lại cũng có rất nhiều dự án thành công về phương pháp quản lý dự án Ví dụ, . tiêu dự án. Dự án xây dựng là gì? Dự án xây dựng là cách gọi tắt của Dự án đầu tư xây dựng công trình, được giải thích trong Luật Xây dựng Việt Nam ngày 26-11-2003 như sau: Quản lý dự án Biên. toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro. Quản lý dự án Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Quản lý xây dựng 19 8. Quản lý việc mua bán của dự án Quản. 9. Quản lý việc giao nhận dự án Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án. Một số dự án tương

Ngày đăng: 06/01/2015, 12:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan