Từ khóa tìm kiếm tài liệu :CÁCH MAY – QUY CÁCH LẮP RÁP – QUY CÁCH ĐÁNH SỐTÀI LIỆU KỸ THUẬT NGÀNH MAY –TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT – QUY CÁCH ĐÁNH SỐ QUY CÁCH LẮP RÁP – QUY CÁCH MAY – QUY TRÌNH MAY – GẤP XẾP ĐÓNG GÓI – GIÁC SƠ ĐỒ MÃ HÀNG Công nghệ may,kỹ thuật may dây kéo đồ án công nghệ may, công nghệ may trang phục, thiết kế trang phục, anh văn chuyên ngành may, thiết bị may công nghiệp,ngành may,báo cáo thực tập ngành may, từ điển chuyên ngành may, thiết kế trang phục 1, thiết kế trang phục thể thao, nguyên phụ liệu ngành may,vest, một số sai hỏng thường gặp ở sản phẩm may công nghiệp, quy trình may, tài liệu kỹ thuật, hình vẽ mô tả mẫu áo jacket, giác sơ đồ, giáo trình công nghệ may 3 – võ phước tấn – đại học công nghiệp tp.hcm,sách tiếng anh ngành may, sách hay ngành may,công nghệ may trang phục 1, công nghệ may tran phục 2, khoa công nghệ may và thời trang, trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh,kỹ thuật may căn bản, quản lý đơn hàng ngành may,giáo trình thiết kế trang phục 5, thiết kế dây chuyền may, cân bằng chuyền, thiết kế đầm váy, cắt may căn bản, cắt may toàn tập, TÀI LIỆU KỸ THUẬT NGÀNH MAY, TECH PACK, QC CHUYỀN MAY, CHỨC NĂNG TỔ TRƯỞNG CHUYỀN MAY,hướng dẫn gấp xếp, đóng gói sản phẩm may,mẫu preproduction, giáo trình thiết bị trong công nghiệp may, cân bằng chuyền, mẫu trước sản xuất, ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY, BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NGHỆ MAY, may công nghiệp, quản lý sản xuất, vị trí công việc ngành may, Plat sketch, dictionary for fashion, textile, cottton, congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net ENGLISH FOR GARMENT TECHNOLOGY, Atlas.of.fashion.designers.bd, một số loại chuyền may, cơ sở sản xuất may công nghiệp,công nghệ may trang phục 1, lập kế hoạch sản xuất, giáo trình công nghệ may 2, vật liệu may trần thủy bình, công nghệ may trang phục 2, giáo trình công nghệ may 2 đại học công nghiệp tp.hcm – võ phước tấn, Fashion illustration for designers, công nghệ may 4 võ phước tấn, giáo trình thiết kế trang phục 1 võ phước tấn đại học công nghiệp,giáo trình thiết kế trang phục 2 võ phước tấn đại học công nghiệp tp.hcm,giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình, Fabric styles ,giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình, GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY LÊ THỊ KIỀU LIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOAcongnghemay.net congnghemay.net congnghemay.net, dệt may việt nam, đặc thù ngành dệt may việt nam, tin tức ngành may, công nghệ may, care label, trương trung thịnh, Luận văn thực trạng và phương hướng phát triển hàng dệt may xuất khẩu việt nam luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp, mỹ thuật trang phục, giáo trình thiết kế trang phục, giáo trình thiết kế trang phục 4, Basics fashion design construction
LỜI CẢM ƠN *** *** Trang phục là một nhu cầu thiết yếu của con người. Để đáp ứng nhu cầu đó ngành may công nghiệp ra đời và ngày càng phát triển. Là những người đang từng bước tiếp thu những kiến thức cần thiết về ngành công nghệ may trên giảng đường đại học, nhưng lý thuyết thôi chưa đủ. Chính vì thế nhà trường đã giành một khoảng thời gian để chúng em đi khảo sát thực tế, nhằm giúp chúng em hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và hiểu một cách sâu sắc nhất công việc và ngành nghề của mình . Với thời gian thực tập hai tháng ở phòng Kỹ Thuật Công Nghệ đồng thời xuống xí nghiệp may Việt Long II để theo dõi mã hàng, tuy không nhiều nhưng được sự chỉ đạo tận tình của toàn thể cán bộ công nhân viên ở phòng cũng như ở xí nghiệp may Việt Long II, đã phần nào giúp em có thể giải đáp được những thắc mắc trong quá trình học tập . Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo công ty may Việt Tiến cũng như Ban Lãnh Đạo phòng Kỹ Thuật Công Nghệ, xí nghiệp may Việt Long II cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong phòng và xí nghiệp đã tạo mọi điều kiện để em được tiếp cận với thực tế ngành mình học. Để hoàn thành tập đồ án này ngoài sự nỗ lực cố gắng hết sức của bản thân, em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô Trường Đại Học Hồng Bàng – Khoa Công Nghệ Dệt May, đặc biệt là cô Nguyễn Thúy Hà đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình cho chúng em trong thời gian qua . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn . TP. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2008 Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Khánh Hồng PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC TRONG MAY CÔNG NGHIỆP I. Giới thiệu ngành may Khi chưa phát minh ra máy may, sản xuất hàng may mặc chưa phát triển được vì chỉ bó hẹp trong phạm vi may đo và may bằng tay, năng suất lao động không cao . Thế kỷ thứ XVIII, năm 1790 máy may móc xích đơn ra đời, năm 1845 máy may thắt nút dạng thoi thuyền ra đời, năm 1871 máy may gia đình đã được phát minh Altenburg của nước Đức và dần dần được hoàn thiện. Năm 1961 máy may công nghiệp ra đời kéo theo ngành công nghiệp may phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, có nhiều máy may điện tử và tự động hoá đã được sử dụng trong các xí nghiệp may . II. Đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của ngành May công nghiệp : II.1. Đặc điểm : - Chuyên môn hoá trong may công nghiệp là quá trình tăng cường tính đồng nhất về công nghệ sản xuất của sản phẩm. Có 3 hình thức chuyên môn hoá : + Chuyên môn hoá theo loại máy . + Chuyên môn hoá theo thao tác . + Chuyên môn hoá theo sản phẩm . - Tập thể hoá : Là quá trình tổ chức sản phẩm theo dây chuyền. Nghĩa là mỗi sản phẩm được một tập thể người sản xuất thực hiện gắn với những công cụ và thiết bị phù hợp và trên một diện tích nhà xưởng nhất định. Trong quá trình sản xuất, mỗi người được phân công những công việc phù hợp với trình độ và tay nghề của mình, thực hiện trong một thời gian định mức. Việc cung cấp bán thành phẩm cho người lao động bằng thủ công, cơ giới hoá hoặc tự động hoá . - Kỷ luật trong quá trình sản xuất nghĩa là ở một vị trí nào cũng phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định ở vị trí đó. Đó là nguyên tắc sản xuất theo quy trình, bám sát quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và luôn coi đó là một trách nhiệm quan trọng để nhằm đưa năng suất và chất lượng sản phẩm lên cao. Kỷ luật còn thể hiện ở những quy định lao động như giờ giấc làm việc, an toàn lao động . - Công tác kiểm tra chất lượng trong công nghiệp may là một công việc quan trọng để cơ sở tồn tại trên thương trường. Do vậy kiểm tra KCS phải tiến hành thường xuyên theo 3 cấp : + Công nhân tự kiểm tra công việc của mình sau khi hoàn thành và kiểm tra ở vị trí công việc trước đó . + Cán bộ kỹ thuật của đơn vị, dây chuyền kiểm tra trong sản xuất . + Nhân viên KCS, thu hoá kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi may xong II.2. Thuận lợi: - Tình hình Chính Trị ổn định . - Kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao ( 7,5 % ). - Việt Nam có quan hệ với 147 Quốc gia là thành viên WTO. Năm 2004 Việt Nam đã tiến hành 3 cuộc đàm phán đa phương và 18 cuộc đàm phán song phương để gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào năm 2005 . - Ngành Dệt May đã và đang phát triển thị trường ổn định : Năm 2007 doanh thu đạt 16.265 tỷ đồng, tăng 10.9% so với năm trước - Có tiềm năng về Lao Động . II.3. Khó khăn: - Hợp đồng gia công ( CMT ) tỷ lệ còn cao 70 % thông qua khách hàng trung gian luôn bị động . - 70 % Nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Nước Ngoài . - Năng lực cạnh tranh của Doanh Nghiệp trong ngành còn hạn chế, đối mặt với hai cường quốc xuất khẩu hàng Dệt May là Trung Quốc và Ấn Độ . - Ngành Dệt May đầu tư phát triển không đồng đều, không cân đối giữa các thành phần kinh tế, giữa Dệt và May, giữa sản xuất với thị trường . - Đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng cho đầu tư phát triển, năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân thấp . - Các tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 – ISO 14000 SA * 8000 . CSR các thương hiệu hàng hoá còn rất hạn chế . - Bị hạn chế hạn ngạch vào Hoa Kỳ, phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực. III. Khái quát về phương thức sản xuất của may công nghiệp: Căn cứ vào các kết cấu của các bước công việc tiến hành triển khai sản xuất một mã hàng mới, người ta phân phương thức sản xuất trong may công nghiệp ra làm hai loại: III.1 Phương thức gia công theo đơn đặt hàng: Đặc trưng của phương thức này là kiểu cách của sản phẩm được khach hàng đặt trước kèm theo mẫu chuẩn, một số văn bản kỹ thuật, một số loại mẫu cần thiết trong quá trình sản xuất hoặc có những loại sản phẩm được đặt hàng bằng mẫu chuẩn. Để làm theo yêu cầu của họ,và xí nghiệp chỉ thu được lợi nhuận từ tiền công may. Với phương thức này, xí nghiệp không phải bỏ vốn và tìm thị trường tiêu thụ, nhưng lợi nhuận thu được thấp. III.2 Phương thức tự sản xuất để xuất khẩu và phục vụ thị trường nội địa: Đối với loại phương thức này, cơ sở sản xuất tự bỏ vốn ra mua nguyên phụ liệu, tự thiết kế mẫu,may mẫu và tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm mình làm ra. Với hình thức này, nhà sản xuất thưởngchủ động trong sản xuất và nếu thành công thì lợi nhuận thu đuợc khá cao. Tuy nhiên ,trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất phải bỏ ra lượng vốn tương đối lớn và phải không khéo trong cạnh tranh về mẫu mã và thị trường tiêu thụ. IV. Quy trình công nghệ sản xuất tổng quát trong may công nghiệp: Trong may công nghiệp, để cho ra đời một sản phẩm, nguyên phụ liệu may… phải đi qua một quy trình công nghệ tổng thể gồm hai phần cơ bản là chuẩn bị sản xuất và các quá trình sản xuất. Mỗi phần được chia thành nhiều quá trình và nhiều bước công việc. Tùy theo hình thức tổ chức sản xuất mà các bước công việc trong một quá trình có thể thay đổi thứ tự, thêm hoặc bớt. IV.1 Chuẩn bị sản xuất: bao gồm những công tác chuẩn bị cho việc sản xuất một sản phẩm mới, bắt đầu từ chuẩn bị nguyên phụ liệu, đến chuẩn bị mẫu và các tài liệu đi kèm. Chuẩn bị sản xuất là tập hợp ba quá trình chuẩn bị: - Chuẩn bị nguyên phụ liệu: là quá trình kiểm tra, phân loại thống kê, bảo quản và chuyền giao nguyên phụ liệu vào sản xuất. - Chuẩn bị về thiết kế: là quá trình hòan thiện cấu trúc của sản phẩm trên hệ thống cỡ vóc được chọn cho sản xuất, được thực hiện qua các công việc như : thiết kế mẫu, nhảy mẫu, ra mẫu cứng,giác sơ đồ. - Chuẩn bị về công nghệ: là quá trình lập các tài liệu, tiêu chuẩn, đi kèm theo mẫu thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ cho sản xuất sản phẩm. Trong phẩn chuẩn bị về công nghệ, số lượng nhân sự, thiết bị, bố trí vị trí làm việc và thiết kế mặt bằng cũng là những vấn đề cần được giải quyết. IV.2 Quá trình sản xuất: được xem là quá trình kết hợp các yếu tố con người, nguyên phụ liệu, công nghệ và thiết bị để tạo ra sản phẩm. Sản xuất sản phẩm may bao gồm các quá trình: - Quá trình cắt: là quá trình biến đổi nguyên liệu từ dạng tấm hay dạng mảnh hay các chi tiết bán thành phẩm. Quá trình này bao gồm các công việc như: xổ vải, trải vải, cắt vải, đánh số, phối kiện, bóc tập… - Quá trình may: là quá trình gia công, ráp nối các chi tiết bán thành phẩm để tạo thành sản phẩm . Quá trình này bao gồm 2 công đoạn là may chi tiết và may lắp ráp. - Quá trình hoàn tất: là quá trình làm sạch và làm đẹp sản phẩm, tạo cho sản phẩm sức hấp dẫn trước người tiêu dùng. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC NPL: nguyên phụ liệu BTP: bán thành phẩm CĐ: công đoạn TCKT: tiêu chuẩn kỹ thuật V. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÃ HÀNG MỚI TRONG MAY CÔNG NGHIỆP: Để thiết kế công nghệ sản xuất đối với mã hàng mới trong may công nghiệp thì cần phải làm những nhiệm vụ sau: Lựa chọn mãu hàng để đưa vào sản xuất. Lập bảng kế hoạch sản xuất. Thiết kế dựng hình các chi tiết của sản phẩm. Xây dựng định mức nguyên phụ liệu. Xây dựng định mức thời gian may lắp ráp sản phẩm. Xây dựng bố trí dây chuyền để đưa vào sản xuất. Xây dựng phương pháp công nghệ cho công đoạn cắt. Xây dựng công nghệ may lắp ráp sản phẩm. Xây dựng công nghệ hòan tất sản phẩm cho phân xưởng hòan thành. Xây dựng bảng quy cách kỹ thuật của mã hàng cho công đoạn sản xuất. Chương 2 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN Tên Công ty: TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN Tên giao dịch quốc tế: VIET TIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT CORPORATION Tên víêt tắt: VTEC Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, quận Tân Bình , thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84) 8.8640800 ( 22 lines) Email: vtec@hcm.vnn.vn Website: www.viettien.com.vn I. Quá trình hình thành và phát triển: • Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m 2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. • Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công Nghiệp). • Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. • Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. • Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT- EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991) • Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ. • Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời. • Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM- TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. • Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. • Sản xuất quần áo các loại; • Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; • Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng; • Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; • Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; • Đầu tư và kinh doanh tài chính; • Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ : 129 tỷ đồng Vốn kinh doanh: 200 tỷ đồng • Nhà xưởng: 55.709.32 m2 • Thiết bị: 14.668 đơn vị • Lao động: 20.000 lao động • Tăng trưởng doanh số năm 2006 so với năm 2005 : 17% • Tăng trưởng lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 : 12% • Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 : 1.974.406 đồng/tháng. II. Khả năng hoạt động của Công Ty: Nguồn lực: [...]... XUẤT Tầm quan trọng của khâu chuẩn bị sản xuất: • Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất hàng may công nghiệp, năng suất lao động có cao không, chất luợng sản phẩm có tốt không, có tiết kiệm được nguyên liệu nhiều không…tất cả đều phụ thuộc vào công đoạn chuẩn bị sản xuất • Cần đầu tư thật nhiều cho khâu chuẩn bị sản xuất, giữa các tổ trong phòng chuẩn bị sản xuất phải có mối quan hệ qua... - Số lượng: 8000 sản phẩm Tổng số ngày sản xuất : 33 ngày Ngày thứ 34 là ngày giao hàng Sản lượng phân bổ cho các size như sau: size Sản lượng S 2500 M 3000 L 2500 Thời gian chuẩn bị sản xuất là 3 ngày Khâu cắt thực hiện trước khâu may 2 ngày Thời gian ca: 8 tiếng Tiến độ sản xuất: 32 ngày 3 ngày chuẩn bị sản xuất (thiết kế ,công nghệ , nguyên phụ liệu) 29 ngày Các khâu sản xuất( cắt ,may, hòan thành)... trong sản xuất, để đảm bảo kế hoạch giao hàng đúng thời hạn thì thời gian sản xuất phải trừ hao 1 ngày nhằm đề phòng những trường hợp ngoài dự tính như mất điện, hàng bị hư nhiều Điều đó có nghĩa là các khâu sản xuất (cắt, may, hoàn thành) chỉ sản xuất trong thời gian là 29 ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 -> 23 24 25 26 27 28 29 Khâu Cắt May HT 320 8000 320 8000 320 8000 Chương 2 : QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT... như chỉ, vải, vải lót, vải dựng ngoài ra còn là sản phẩm của các ngành phụ thuộc khác như nút, móc, dây kéo, thun… - Nắm được tính chất của nguyên phụ liệu, chúng ta sẽ sử dụng chúng có hiệu quả kinh tế hơn trong sản xuất , sẽ bảo quản vật liệu tốt hơn, tránh được lỗi cho sản phầm may do chất lượng của vật liệu không đảm bảo - Nguyên phụ liệu may có những tính chất chung, đồng thời cũng có những tính... công nghệ phải theo sát sản phẩm mẫu để bố trí thích hợp vị trí máy, người, vị trí máy… - Phải lập bảng tiêu chuẩn kỹ thuật đúng theo yêu cầu khách hàng I Chuẩn bị sản xuất về thiết kế: • Đây là công đoạn có tác dụng quyết định đến năng suất chất lượng cuối cùng của sản phẩm và hiệu quả kinh tế của quá trính sản xuất, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm • Công đoạn chuẩn bị sản xuất về thiết kế được tiến... thuật: ta có thể xác định được bản vẽ mô tả sản phẩm , thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật… - Nghiên cứu mẫu đảm bảo những thông tin cần thiết cho công tác thiết kế ,may mẫu, giác sơ đồ - Đối với sản phẩm quần kaki nam Mitsubishi 038 đưa vào sản xuất tài liệu mà khách hàng cung cấp là sản phẩm mẫu và tài liệu kỹ thuật ( hìnhvẽ mô tả sản phẩm, bảng thông số thành phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật) Từ đó, chúng ta có thể... danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam • Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp • Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư cho con người và môi trường làm việc • Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước... trong nước và quốc tế • Xây dựng nền tài chính lành mạnh • Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động PHẦN II : THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÃ HÀNG QUẦN KAKI NAM MITSUBISHI 038 Chương 1 : GIỚI THIỆU MẪU ĐƯA VÀO SẢN XUẤT I Lý do lựa chọn: Trong ngành may công nghiệp có rất nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, trong đó có trang phục kaki... quan đến sản phẩm nhằm đáp ứng cho công tác thiết kế ,may mẫu và giác sơ đồ như sau: I.2.1.Nguyên phụ liệu: + Vải chính: Thành phần nguyên liệu: 100% cotton Kiểu dệt: dệt thoi Màu sắc: Beige-be + Dựng: Dựng KD 7111: lưng trong phải, lưng trong trái, lưng trong sau Dựng CE 3025: bagết trên, bagết dưới, viền túi trước, nắp túi trước, nắp túi sau + Phụ liệu: • Chỉ : Kí hiệu #80156 Chỉ 30/3: dùng để may Chỉ... thiết + Dựa vào tài liệu kỹ thuật để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo thông số kích thước và cách sử dụng nguyên phụ liệu cho phù hợp - Trong trường hợp giữa sản phẩm mẫu và tài liệu kỹ thuật có mâu thuẫn thì ta dựa vào tài liệu kỹ thuật để tiến hành thiết kế mẫu I.3.3 Nghiên cứu về nguyên phụ liệu: Trước khi thiết kế mẫu mỏng, ta cần phải nghiên cứu nguyên phụ liệu để có những phương án sử dụng, . IV.1 Chuẩn bị sản xuất: bao gồm những công tác chuẩn bị cho việc sản xuất một sản phẩm mới, bắt đầu từ chuẩn bị nguyên phụ liệu, đến chuẩn bị mẫu và các tài liệu đi kèm. Chuẩn bị sản xuất là. NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC TRONG MAY CÔNG NGHIỆP I. Giới thiệu ngành may Khi chưa phát minh ra máy may, sản xuất hàng may mặc chưa phát triển được vì chỉ bó hẹp trong phạm vi may đo và may bằng. dùng. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC NPL: nguyên phụ liệu BTP: bán thành phẩm CĐ: công đoạn TCKT: tiêu chuẩn kỹ thuật V. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÃ HÀNG MỚI TRONG MAY