1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12

74 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 394 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã tác động hết sức mạnh mẽ vào tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục. Trong điều kiện các phương pháp và hình thức giáo dục cũ đã không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì việc đổi mới trong giáo dục cần mang tính cấp thiết. Dạy và học môn GDCD ở trường phổ thông cũng đã và đang được Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh, học sinh và đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn rất quan tâm. Trong những năm qua, việc cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học môn GDCD đã được đẩy mạnh thực hiện và bắt đầu thu được những thành tựu, có những chuyển biến tích cực. Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 2 khóa VIII chỉ rõ: “…Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các biện pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tụ nghiên cứu cho học sinh…” 1, 25 và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cũng khẳng định: “…Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học chay học vẹt…”. Đối với môn Giáo dục công dân, đây là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, miền tin, hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Đặc biệt trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 đã đề cập đến hai chủ đề lớn của “Công dân với pháp luật” đó là bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, và nhân loại, đề cập đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để ngày một nâng cao hiệu quả dạy học, việc sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật đã trở thành một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Biện pháp này tạo cho học sinh sự chú ý say mê học tập, khả năng thực hành và đặc biệt quán triệt sâu sắc nguyên tắc “Học đi đôi với hành” “Lý luận gắn với thực tiễn”. Qua các bài học rất đa dạng trong sách giáo khoa GDCD lớp 12, các câu chuyện pháp luật sẽ là các tình huống khác nhau để các em lĩnh hội, lồng ghép tri thức một cách chủ động, tự giác và vận dụng sáng tạo kĩ năng GDCD vào cuộc sống. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học cũng tạo sự đam mê cho học sinh, thay đổi cách học thụ động, liên hệ trực tiếp với những hành động của bản thân và xã hội là đúng hay sai, từ đó giúp các em tránh được những cám dỗ của xã hội. Vận dụng sáng tạo phương pháp này giáo viên sẽ làm cho học sinh hiểu biết về bản chất, vai trò và nội dung pháp luật trong một số lĩnh vực đời sống xã hội. Từ tính cấp thiết và đặc thù trên, việc sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 trở nên phù hợp, giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.Với lý do trên tác giả chọn đề tài: “Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp ngành Giáo dục Chính trị

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã tác động hết sức mạnh mẽ vào tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục. Trong điều kiện các phương pháp và hình thức giáo dục cũ đã không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì việc đổi mới trong giáo dục cần mang tính cấp thiết. Dạy và học môn GDCD ở trường phổ thông cũng đã và đang được Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh, học sinh và đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn rất quan tâm. Trong những năm qua, việc cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học môn GDCD đã được đẩy mạnh thực hiện và bắt đầu thu được những thành tựu, có những chuyển biến tích cực. Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 2 khóa VIII chỉ rõ: “…Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các biện pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tụ nghiên cứu cho học sinh…” [1, 25] và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cũng khẳng định: “…Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học chay học vẹt…”. Đối với môn Giáo dục công dân, đây là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, miền tin, hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Đặc biệt trong 1 chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 đã đề cập đến hai chủ đề lớn của “Công dân với pháp luật” đó là bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, và nhân loại, đề cập đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để ngày một nâng cao hiệu quả dạy học, việc sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật đã trở thành một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Biện pháp này tạo cho học sinh sự chú ý say mê học tập, khả năng thực hành và đặc biệt quán triệt sâu sắc nguyên tắc “Học đi đôi với hành” “Lý luận gắn với thực tiễn”. Qua các bài học rất đa dạng trong sách giáo khoa GDCD lớp 12, các câu chuyện pháp luật sẽ là các tình huống khác nhau để các em lĩnh hội, lồng ghép tri thức một cách chủ động, tự giác và vận dụng sáng tạo kĩ năng GDCD vào cuộc sống. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học cũng tạo sự đam mê cho học sinh, thay đổi cách học thụ động, liên hệ trực tiếp với những hành động của bản thân và xã hội là đúng hay sai, từ đó giúp các em tránh được những cám dỗ của xã hội. Vận dụng sáng tạo phương pháp này giáo viên sẽ làm cho học sinh hiểu biết về bản chất, vai trò và nội dung pháp luật trong một số lĩnh vực đời sống xã hội. Từ tính cấp thiết và đặc thù trên, việc sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 trở nên phù hợp, giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.Với lý do trên tác giả chọn đề tài: “Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp ngành Giáo dục Chính trị 2. Lịch sử nghiên cứu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 là một trong những phương pháp dạy học mới, đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ. Tuy nhiên theo sự 2 tìm hiểu và tham khảo, tác giả phát hiện có một số công trình liên quan đến vấn đề Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12”, Nguyễn Thị Hồng, (trường THPT Thanh Khê – Đà Nẵng, 2009). Nội dung của sáng kiến nghiên cứu thực trạng và vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân 12, đề xuất một số kinh nghiệm nhằm vận dụng phương pháp này đạt hiệu quả hơn, đồng thời cũng đưa ra một số câu chuyện pháp luật để định hướng dạy một số đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa GDCD lớp 12. Khóa luận “Sưu tầm và sử dụng bài tập tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật SGK GDCD lớp 12” Trần Thị Hương, ĐHSP Huế, (2010). Nội dung khóa luận đã đưa ra những quy trình về việc sưu tầm và sử dụng các tình huống để dạy học phần công dân với pháp luật môn GDCD lớp 12. Trong khóa luận cũng đưa ra nhiều tình huống pháp luật hay và phù hợp với nội dung bài học. “Tư liệu Giáo dục Công dân lớp 12”, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Đức Ngọc, Nxb Giáo dục, (2008). Cuốn sách đã giới thiệu các tư liệu đọc cụ thể gồm những câu chuyện pháp luật, bài nói chuyện, thông tư, văn bản pháp luật… liên quan đến vấn đề pháp luật đã đề cập trong từng bài của sách giáo khoa môn GDCD lớp 12, đồng thời đưa ra các câu hỏi để làm rõ kiến thức trong sách giáo khoa GDCD lớp 12. “Tình huống GDCD 12”, chủ biên Trần Văn Thắng, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008. Cuốn sách gồm 137 tình huống được biên soạn theo nội dung của 10 bài trong SGK GDCD lớp 12. Cuối mỗi tình huống đều có câu hỏi để học sinh tự trả lời, trong đó còn có một số tình huống khó còn có gợi ý tư liệu tham khảo nhằm giúp học sinh có cơ sở để trả lời. 3 Nhìn chung tất cả các cuốn sách, bài viết trên chưa đi sâu vào việc sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp 12. Sách giáo khoa GDCD lớp 12 hiện nay chỉ còn phần công dân với pháp luật, với nhiều kiến thức mới và khó đối với học sinh, để giúp học sinh có kiến thức vận dụng vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đề ra, khóa luận này đưa ra các câu chuyện pháp luật và có gợi ý trả lời nhằm góp phần giải quyết khó khăn trong quá trình dạy học của giáo viên, học sinh và nâng cao chất lượng dạy học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề này tác giả sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung từng bài trong chương trình môn GDCD lớp 12, từ đó định hướng cho học sinh hiểu được nội dung, tạo tính hứng thú và nhận thức thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Qua nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh hiểu nội dung lồng ghép tri thức một cách chủ động, tự giác và vận dụng sáng tạo kĩ năng GDCD vào cuộc sống, liên hệ trực tiếp với những hành động cụ thể. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học sinh và những ai quan tâm đến vấn đề sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: Sưu tầm, chọn lọc những câu chuyện pháp luật làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu nội dung chương trình môn GDCD lớp 12 từ đó sử dụng các câu chuyện pháp luật phù hợp trong từng tiết học. Định hướng các câu chuyện pháp luật để dạy học các đơn vị kiến thức môn GDCD lớp 12. Từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng các câu chuyện pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 12 và đề xuất biện pháp khắc phục. 4 4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung chương trình dạy học môn GDCD lớp 12. Ý nghĩa thực tiễn của sự vận dụng các câu chuyện pháp luật vào dạy học môn GDCD lớp 12. + Phạm vi nghiên cứu Các câu chuyện pháp luật phù hợp với chương trình môn GDCD lớp 12. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được tiến hành bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan đến đề tài nhằm thu thập các quan điểm lý luận dạy học cơ bản, để có cơ sở lý luận nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thực tiễn: Sưu tầm các tình huống pháp luật trong đời sống, trong các tài liệu …… Phương pháp so sánh, chọn lọc, phân tích tổng hợp khái quát hóa. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Khóa luận được chia thành 2 chương: Chương 1: Câu chuyện pháp luật trong dạy học chương trình môn GDCD lớp 12. Chương 2: Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12. 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD LỚP 12 1.1. Vị trí, nhiệm vụ và đặc thù tri thức môn GDCD ở trường THPT 1.1.1. Vị trí Cùng với các môn khoa học khác ở trường THPT, môn GDCD có vị trí quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo, phát triển toàn diện con người Việt Nam về đức trí, thể, mỹ và lao động. môn GDCD ở trường THPT hình thành nên thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy và cung cấp, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. đó là cơ sở khoa học để hình thành niềm tin cho học sinh, giúp các em có được định hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn và giải quyết các mối quan hệ giữa bản thân với cộng đồng. Là môn học gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống - môn GDCD xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh một cách trực tiếp. Đây là trách nhiệm không nhỏ của môn GDCD. 1.1.2. Nhiệm vụ Môn GDCD giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh những chuẩn mực đạo đức của người công dân, phản ánh những mối quan hệ đạo đức của người công dân; phản ánh những quan hệ đạo đức đối với lao động, công việc đối với người khác, đối với bản thân xã hội và nhà nước, những chuẩn mực và phương pháp mà người công dân phải tuân thủ, bao gồm các chuẩn mực về quyền lợi và nghĩa vụ công dân và cả những chuẩn mực về nguyên tắc ứng xử của mỗi công dân. Thông qua các bài học trong chương trình môn GDCD trang bị một cách có hệ thống những tri thức khoa học cơ bản, phổ thông, thiết thực và hiện đại về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 6 đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam; về những vấn đề thời đại, về Nhà nước và pháp luật… Nội dung của môn GDCD giúp học sinh biết ủng hộ cái đúng, cái tiến bộ, biết đấu tranh chống lại cái sai, lạc hậu, bảo thủ; biết kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhân loại; từng bước hình thành cho học sinh thói quen kỹ năng vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống, học tập và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức đúng đắn và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn GDCD sẽ giúp giáo viên tránh được những sai lầm về nhận thức và hành động trong quá trình giảng dạy. 1.1.3. Đặc thù tri thức môn GDCD lớp 12 Môn GDCD là sự tiếp nối và phát triển chương trình GDCD lớp 10 và lớp 11 nhằm thực hiện hoàn chỉnh mục tiêu và yêu cầu giáo dục về kiến thức, thái độ, kỹ năng cho học sinh THPT trên các lĩnh vực công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đạo đức người công dân, công dân với kinh tế; công dân với các vấn đề chính trị - xã hội; công dân với pháp luật. Chương trình môn GDCD lớp 12 trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, nhân loại. Trên cơ sở đó có định hướng, ý thức, thái độ đúng đắn, rèn luyện thói quen và hành vi tự giác chấp hành luật pháp tring đời sống xã hội, từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá biểu hiện tình huống pháp luật trong đời sống hàng ngày của bản thân, gia đình và xã hội; giúp học sinh trân trọng tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng, tôn trọng và tự giác sống, học tập theo pháp luật. Sau khi tốt nghiệp THPT các em sẽ chính thức bước vào cuộc sống xã hội, do đó những kiến thức phổ thông cơ bản môn GDCD nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng có ý nghĩa thiết thực là hành trang quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi công dân. Cũng như SGK GDCD lớp 10 và lớp 11, ở mỗi bài trong chương trình GDCD lớp 12, cùng với việc trình bày nội dung tri thức khoa học, các tác giả đã nêu những tình huống hoặc ví dụ minh họa cụ thể nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng hơn trong việc truyền thụ, 7 tiếp thu tri thức, liên hệ thực tiễn. Do đó tạo cơ sở, động lực nhất định cho việc đổi mới phương pháp giáo dục của giáo viên, kích thích năng lực tư duy, tìm tòi, khám phá tri thức và phát huy vai trò chủ động, tích cực học tập của học sinh. Chương trình GDCD lớp 12 được cấu trúc thành 4 chương, gồm 10 bài được giảng dạy trong 37 tiết. Chương 1 – Pháp luật và thực hiện pháp luật Bài 1: Pháp luật và đời sống Bài 2: Thực hiện pháp luật Chương 2 - Pháp luật với sự bình đẳng Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Chương 3 – Pháp luật và tự do dân chủ Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ Chương 4 – Pháp luật với sự phát triển của công dân, đất nước và nhân loại Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân Bài 9: Pháp luật với sự pt bền vững của đất nước Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại Chương trình môn GDCD lớp 12 mới được đưa vào giảng dạy đầu năm học 2008 – 2009, nhưng nhìn nhận một cách tổng thể thì SGK GDCD lớp 12 đã có nhiều ưu điểm hơn so với SGK lớp 10 và lớp 11. Sau đây là bảng phân phối chương trình môn GDCD lớp 12: Học kỳ I: Tiết 1 + 2 + 3: Bài 1: pháp luật và đời sống Tiết 4 + 5 + 6: Bài 2: Thực hiện pháp luật Tiết 7: Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật 8 Tiết 8 + 9 + 10: Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Tiết 11: Ôn tập Tiết 12: Kiểm tra Tiết 13 + 14: Bài 15: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Tiết 15 + 16: Thực hành các vấn đề pháp luật đã học Tiết 17 + 18: Ôn tập học kỳ I Tiết 19: Kiểm tra học kỳ I Học kỳ II: Tiết 20 + 21 + 22 + 23: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản Tiết 24 + 25 + 26: Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ Tiết 27 + 28: Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân Tiết 29 + 30 + 31 + 32: Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước Tiết 33: Kiểm tra viết Tiết 34 + 35: Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại Tiết 36: Ôn tập học kỳ II Tiết 37: Kiểm tra học kỳ II Mặc dù chia thành 4 chương nhưng chúng ta có thể thấy nội dung chương trình GDCD lớp 12 được phân thành 3 phần kiến thức: Phần thứ nhất: cung cấp cho học sinh những hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật, mối quan hệ của pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức (Bài 1; 2) Phần thứ hai: từ bài 3 đến bài 7 từ những hiểu biết về pháp luật ở phần đầu, học sinh sẽ có những hiểu biết về quyền bình đẳng trước pháp luật. Các quyền của công dân trong đời sống, trong hôn nhân gia đình, trong lao động, kinh doanh. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, các quyền tự do cơ bản, 9 quyền dân chủ từ đó thực hiện các quyền của mình trong khuôn khổ pháp luật. Phần thứ ba: từ bài 8 đến bài 10 thông qua các quyền bình đẳng trong đời sống xã hội, pháp luật bảo vệ sự phát triển của công dân, của sự phát triển bền vững của đất nước, xa hơn nữa là của hòa bình và sự pt tiến bộ của nhân loại. Chương trình kiến thức GDCD lớp 12 tập trung ở từng bài, không dàn trải nội dung, giáo viên có thể dễ dàng sử dụng quỹ thời gian, sử dụng các phương pháp mới, sử dụng các câu chuyện pháp luật trong đời sống hàng ngày để vận dụng thực tiễn vào kiến thức mà học sinh vừa tiếp nhận trong SGK. Những câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung bài học sẽ là những bài tập thực hành để học sinh nhận thức, nắm vững nội dung, học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức, đồng thời tạo cảm giác sôi nổi chăm chú của học sinh, tiết học sẽ không khô cứng và khó nhớ. Nội dung pháp luật trong chương trình SGK trừu tượng, lại không đi sâu luật trong khi đời sống xã hội lại thay đổi từng ngày, từng giờ. Đây cũng là khó khăn cho người dạy. Chính vì vậy đòi hỏi người dạy cần có sự nỗ lực, tìm ra phương pháp mới gây cảm giác hứng thú và gắn với thực tiễn cuộc sống xã hội. Do đó các câu chuyện pháp luật sẽ cập nhật những tình huống, những câu chuyện gắn với bài học trong chương trình tạo cảm giác hứng thú của học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, từ đó giáo dục ý thức pháp luật, thực hiện pháp luật cho học sinh khi các em đang chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hội sau khi tốt nghiệp. Câu chuyện pháp luật sẽ giúp các em suy ngẫm và vận dụng tri thức mà không cần các em phải học thuộc kiến thức. Các em chỉ cần hiểu vấn đề và thực hiện đúng, tránh được những vi phạm sai lầm mà câu chuyện đã đề cập tiêu biểu. 10 [...]... cách sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng các câu chuyện pháp luật vào nhiếu dạng khác nhau nhằm những mục đích khác nhau Nhưng nhìn chung có 3 dạng cơ bản thường được các giáo viên sử dụng một cách hiệ quả 2.1.1 Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào nội dung bài học Khi giảng bài, giáo viên thường sử dụng. .. đưa tình huống vào giảng dạy sẽ không hoàn thành mục tiêu bài học 28 1.5.2 Quy trình sưu tầm các câu chuyện pháp luật phục vụ chương trình dạy học môn GDCD lớp 12 Quy trình sưu tầm các câu chuyện pháp luật gồm có 3 bước cơ bản: Lựa chọn các câu chuyện pháp luật: Các câu chuyện pháp luật xảy ra trong cuộc sống rất phong phú, đa dạng, nhưng giáo viên phải chọn ra các câu chuyện pháp luật điển hình nhất,... chuyện pháp luật sẽ dễ dàng đối với giáo viên đồng thời góp phần trong việc sử dụng nó để giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn 1.5 Sưu tầm, các câu chuyện pháp luật nhằm phục vụ cho các bài dạy chương trình GDCD lớp 12 1.5.1 Nguyên tắc sưu tầm, các câu chuyện pháp luật nhằm phục vụ cho phần công dân với pháp luật môn GDCD lớp 12 Sưu tầm các câu chuyện pháp luật là một hoạt động xã hội có tính khoa học, tính... phương pháp thuyết trình dùng lời nói để dẫn dắt học sinh vào bài học hoặc vào một phần nào đó của cấu trúc bài học Sử dụng các câu chuyện pháp luật giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào bài học một cách trực tiếp tạo sự chú ý của học sinh Có hai hình thức để dẫn học sinh vào nội dung bài học 2.1.1.1 Sử dụng các câu chuyện pháp luật để vào bài mới Đây là hình thức giáo viên dùng một câu chuyện pháp luật. .. và nghệ thuật Quá trình sưu tầm, các câu chuyện pháp luật vào dạy học muốn đạt kết quả tối ưu thì cần có các nguyên tắc dẫn đường Nguyên tắc thường được hiểu một cách ngắn gọn là điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động Vì vậy khi sưu tầm các câu chuyện pháp luật giáo viên cần chú ý vào các nguyên tắc sau: Sưu tầm các câu chuyện pháp luật phục vụ cho việc dạy học chương trình GDCD. .. học nhất Cấu trúc lại các câu chuyện pháp luật: có 3 phần rõ ràng (mở đầu, phần nội dung, và bình giá các sự kiện) Giáo viên phải đặt các câu hỏi giúp học sinh định hướng công việc phải làm Lập luận các câu chuyện pháp luật sao cho lôgic chặt chẽ, rõ ràng để định hướng cho học sinh thấy được nội dung bài học trong đó 29 Chương 2 SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD 12 2.1 Các. .. của câu chuyện pháp luật rất cao, câu chuyện pháp luật sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc 19 sống một cách hợp lý nhất Bài học rút ra từ các câu chuyện pháp luật sẽ tác động thực tiễn đến suy nghĩ của học sinh Câu chuyện pháp luật có thể góp phần dẫn dắt vào nội dung bài học, dùng để dẫn học sinh vào từng phần kiến thức của bài học Giáo viên cũng có thể sử dụng các câu chuyện pháp. .. sinh kỹ năng và thái độ cơ bản Các câu chuyện pháp luật sưu tầm được khai thác theo các hướng khác nhau, thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh, từ đó học sinh giải quyết và hình thành thái độ của mình đối với vấn đề đưa ra Trong quá trình sưu tầm các câu chuyện pháp luật giảng dạy chương trình GDCD lớp 12 giáo viên phải vận dụng một cách đồng bộ tất cả các nguyên tắc sưu tầm nói trên,... luật thì giáo viên cần phải trực tiếp sưu tầm tìm hiểu câu chuyện pháp luật Các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung bài học và phải ngắn gọn để tiết kiệm thời gian Giáo viên có thể tóm tắt lại tình tiết của câu chuyện cho dễ hiểu và ngắn gọn hơn Nguồn sưu tầm các câu chuyện pháp luật để vận dụng trong giảng dạy cũng rất đa dạng giáo viên có thể sưu tầm trên các loại sách báo, tạp chí, đài phát... thức, kỹ năng, thái độ sưu tầm các câu chuyện pháp luật để giúp cho học sinh đạt được những mục tiêu trên thì câu chuyện càng có giá trị hơn Hơn nữa sưu tầm các câu chuyện pháp luật cần phải xuất phát từ đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh để tìm ra những câu chuyện phù hợp Các câu chuyện cũng phải đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển tư duy của học sinh Các câu chuyện không khó hiểu mà . môn GDCD lớp 12. Chương 2: Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12. 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD LỚP 12 1.1 trong từng bài của sách giáo khoa môn GDCD lớp 12, đồng thời đưa ra các câu hỏi để làm rõ kiến thức trong sách giáo khoa GDCD lớp 12. “Tình huống GDCD 12 , chủ biên Trần Văn Thắng, Nhà xuất. nội dung chương trình môn GDCD lớp 12 từ đó sử dụng các câu chuyện pháp luật phù hợp trong từng tiết học. Định hướng các câu chuyện pháp luật để dạy học các đơn vị kiến thức môn GDCD lớp 12.

Ngày đăng: 01/01/2015, 22:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương (1999), “Tài liệu học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu (lần 2) BCH Trung ương Đảng khóa VIII”, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài liệu học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu (lần 2) BCH Trung ương Đảng khóa VIII”
Tác giả: Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
2. Nguyễn Hoài Bảo, “Phương pháp dạy học bằng tình huống”, mạng giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp dạy học bằng tình huống”
3. Vũ Đình Bảy (11/2007), “Bài giảng phương pháp dạy học GDCD 3”, ĐHSP Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài giảng phương pháp dạy học GDCD 3”
4. TS. Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên) (2001), “Góp phần dạy tốt - học tốt môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Phổ thông), NXB Giáo dục 5. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, “Tài liệu đổi mới PPDH môn GDCD trung họcphổ thông” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Góp phần dạy tốt - học tốt môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Phổ thông"), NXB Giáo dục 5. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, "“Tài liệu đổi mới PPDH môn GDCD trung học "phổ thông
Tác giả: TS. Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục 5. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Năm: 2001
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), “Sách giáo viên lớp 12”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sách giáo viên lớp 12”
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), “Sách GDCD lớp 12”, NXB Giáo dục 8. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), “Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn GDCD”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Sách GDCD lớp 12”", NXB Giáo dục8. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), "“Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn GDCD
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo (2008), “Sách GDCD lớp 12”, NXB Giáo dục 8. Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục8. Bộ giáo dục và đào tạo (2008)
Năm: 2008
9. Bộ giáo dục và đào tạo, ĐH Huế, trung tâm đào tạo từ xa (2003), “Phương pháp giảng dạy GDCD ở trường THPT”, ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp giảng dạy GDCD ở trường THPT”
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo, ĐH Huế, trung tâm đào tạo từ xa
Năm: 2003
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học Phổ thông môn Giáo dục công dân”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học Phổ thông môn Giáo dục công dân”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục công dân”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục công dân”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
12. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn GDCD”, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn GDCD”
Nhà XB: NXB Giáo Dục
13. Trần Quốc Cảnh - Nguyễn Xuân Khoát – Lê Thị Hải Ngọc (2005), “Giáo trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông chu kỳ 3 môn Giáo dục công dân”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông chu kỳ 3 môn Giáo dục công dân”
Tác giả: Trần Quốc Cảnh - Nguyễn Xuân Khoát – Lê Thị Hải Ngọc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
15. Nguyễn Nghĩa Dân (2001), “Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức và Giáo dục công dân”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức và Giáo dục công dân”
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
16. Hồ Thanh Diện - Nguyễn Văn Cát (2008), “Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 12”, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 12”
Tác giả: Hồ Thanh Diện - Nguyễn Văn Cát
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2008
17. Nguyễn Đức Doãn (2009), “Những vấn đề còn bất cập trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 223, kì 1 (10/2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những vấn đề còn bất cập trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Doãn
Năm: 2009
18. Phan Anh Dũng (2009), khóa luận “Sưu tầm, sử dụng sơ đồ trực quan để giảng dạy một số đơn vị kiến thức môn GDCD lớp 10”, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sưu tầm, sử dụng sơ đồ trực quan để giảng dạy một số đơn vị kiến thức môn GDCD lớp 10”
Tác giả: Phan Anh Dũng
Năm: 2009
19. GS.TS Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí giáo dục số 32, 5.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”
Tác giả: GS.TS Trần Bá Hoành
Năm: 2002
20. Nguyễn Thị Hồng (2008), “Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12”, trường THPT Thanh Khê – Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Năm: 2008
21. Đặng Huyền (2008), “Câu chuyện pháp đình”, NXB Công an nhân dân 22. TS. Nguyễn Thị Vân Hương – Vũ Thị Mỹ Châu (2008), “Sử dụng truyện kể để giáo dục môi trường trong dạy học các môn học tự nhiên – xã hội ở Tiểu học”, Tạp chí Giáo dục số 199, kì 1 (10/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Câu chuyện pháp đình”," NXB Công an nhân dân 22. TS. Nguyễn Thị Vân Hương – Vũ Thị Mỹ Châu (2008), "“Sử dụng truyện kể để giáo dục môi trường trong dạy học các môn học tự nhiên – xã hội ở Tiểu học”
Tác giả: Đặng Huyền (2008), “Câu chuyện pháp đình”, NXB Công an nhân dân 22. TS. Nguyễn Thị Vân Hương – Vũ Thị Mỹ Châu
Nhà XB: NXB Công an nhân dân 22. TS. Nguyễn Thị Vân Hương – Vũ Thị Mỹ Châu (2008)
Năm: 2008
23. TS. Nguyễn Thị Hường – Trịnh Thị Hạnh (2008), “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử ở Tiểu học”, Tạp chí Giáo dục số 199, kì 1 (10/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử ở Tiểu học”
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hường – Trịnh Thị Hạnh
Năm: 2008
24. Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên) (2008), “Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Giáo dục công dân”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Giáo dục công dân”
Tác giả: Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w