Sử dụng các câu chuyện pháp luật để làm rõ tri thức

Một phần của tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 (Trang 33 - 36)

Là hình thức giáo viên dung câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp để làm sáng tỏ tri thức của bài học, qua nội dung câu chuyện học sinh sẽ nắm được tri thức bài học, hay nói cách khác là thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức bài học cho học sinh. Đây cũng là hình thức củng cố một lượng tri thức của một phần nội dung trong bài học.

Ví dụ: Ở Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản Mục 1a: Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Sau khi cung cấp tri thức: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của tịa án, quyết định phê chuẩn của viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:

Bắt giữ người trái phép

Trịnh Thị Lục H có quen biết với chị Nguyễn Thị T (sinh năm 1983). Do nghi ngờ chị T lấy trộm điện thoại di động của mình, khoảng 18 giờ ngày 12-11, H đã ép chị T về nơi mình trọ. Tại đây, thị H gọi điện thoại cho Nguyễn Viết Đ cùng một số đối tượng khác đến để “giải quyết”. Khi đến nơi, cả bọn tiếp tục dồn ép, hành hung, lấy đi của chị T trên 1,2 triệu đồng rồi bắt ép nạn nhân phải viết giấy biên nhận có vay nợ 15 triệu đồng. Lấy được tiền, bọn chúng liền nhốt nạn nhân ở trong phịng, rồi cả bọn ra ngồi. Cho đến chiều 13-11, bọn chúng mới thả cho chị T về nhà. Trước khi bỏ đi, chúng còn cướp đi 1 điện thoại di động.

Giáo viên hỏi: Hành động của H và đồng bọn đã vi phạm đến quyền gì của chị T?

Giáo viên: Trong câu chuyện chúng ta thấy H và đồng bọn đã vi phạm

quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân (chị T) chúng đã bắt giữ chị T khi khơng có quyết định của cơ quan chức năng nào hay nói cách khác chúng đã bắt và nhốt người trái phép đồng thời cướp đi những tài sản có trong người chị T (tiền, điện thoại di động). Quyền bất khả xâm phạm thân thể của chị T được pháp luật bảo vệ đồng thời sẽ xử lí nghiêm minh hành động của H và đồng bọn.

Hoặc ở Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Mục 2: Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước Phần a: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

Sau khi truyền đạt tri thức: Mọi cơng dân khi đã có điều kiện do pháp luật quy định để có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền chứng nhận đăng kí kinh doanh. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh công dân phải được thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho mọi đối tượng, từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp:

+ Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành nghề mà pháp luật không cấm

+ Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật + Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

+ Bảo vệ môi trường

+Tuân thủ các quy định quốc phòng, an ninh trật tự xã hội

Giáo viên có thể củng cố tri thức bằng việc vận dụng câu chuyện pháp luật:

Tập đồn sữa giấu thơng tin

Tập đoàn X đã liên tục nhận được phản ảnh từ người tiêu dùng về tình trạng trẻ nhập viên sau khi sử dụng sữa của tập đoàn này từ nhiều tháng trước chứ khơng phải trong thời gian gàn đây như báo chí đưa tin trong những ngày qua. Động thái này đặt ra mối nghi ngờ lớn về vấn đề bưng bít thông tin. Theo thông tin, ngay từ tháng 6/2008 Tập đoàn X đã tự kiểm tra và phát hiện sữa của họ nhiễm melamine, tuy nhiên vẫn không chịu lên tiếng báo với các cơ quan chức năng ngay lúc đó mà đợi đến hai tháng sau (2-8) mới báo lên chính quyền thành phố. Chính quyền thành phố sau khi tiếp nhận thông tin, 38 ngày sau mới báo lên cấp tỉnh nhưng khơng theo quy định.

Đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoặc thu hồi sản phẩm sữa từ tập đoàn này.

Giáo viên hỏi: Trong câu chuyện trên tập đoàn sữa X đã vi phạm những nội dung gì ảnh hưởng dến sự phát triển kinh tế và bền vững đất nước?

* Gợi ý trả lời: Trong câu chuyện trên tập đồn sữa X đã bưng bít

thơng tin, khơng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, làm nhiều trẻ em phải nhập viện, họ đã sử dụng chất độc hại để chế biến sữa. Những lỗi vi phạm của

tập đoàn sữa X đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Pháp luật sẽ xử lí những vi phạm trên của tập đoàn X.

Sử dụng các câu chuyện pháp luật theo cách này nhiều lúc đem lại hiệu quả rõ rệt. Trong các câu chuyện, tri thức pháp luật của bài học đã được chuyển thành hành vi pháp luật thơng qua các tình huống trong câu chuyện. Do đó giáo viên bằng nghệ thuật kể chuyện của mình làm tốt lên và giúp học sinh nắm được tình huống và cách xử lý trong câu chuyện, như vậy có nghĩa là đã giúp học sinh nắm được tri thức bài học. Cách sử dụng này đặc biệt có hiệu quả đối với việc giáo dục hành vi pháp luật cho học sinh, vì các em đang chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hội sau khi tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 (Trang 33 - 36)