Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào nội dung bài học

Một phần của tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 (Trang 29 - 33)

Khi giảng bài, giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình dùng lời nói để dẫn dắt học sinh vào bài học hoặc vào một phần nào đó của cấu trúc bài học. Sử dụng các câu chuyện pháp luật giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào bài học một cách trực tiếp tạo sự chú ý của học sinh.

Có hai hình thức để dẫn học sinh vào nội dung bài học.

2.1.1.1 Sử dụng các câu chuyện pháp luật để vào bài mới

Đây là hình thức giáo viên dùng một câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để đưa học sinh vào bài thay cho phần thuyết trình vào bài. Từ nội dung của câu chuyện, giáo viên làm rõ chủ đề của bài học và bằng những câu hỏi có tính liên kết để dẫn học sinh vào bài mới. Học sinh sẽ thấy cảm giác hứng thú để bước vào bài.

Chẳng hạn, để dẫn học sinh vào bài 1: Pháp luật và đời sống Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:

Mẹ bán con và những phiên tòa ở vùng cao

Sùng Thị M ( Mèo Vạc, Hà Giang ) Đã bị tòa tuyên phạt 24 tháng tù (cho hưởng án treo) về hành vi tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Sùng Thị M đã đưa con gái là Sùng Thị Ch đến “cậy nhờ” Giàng Thị P: “Nó muốn bỏ đi Trung Quốc, nhà tơi khơng có xe máy, nhà bà có xe thì đưa nó đi”. Ngay sau đó, Ch được P đưa sang Trung Quốc theo đường

mịn và giao cho một người tên là G khơng rõ họ. P về Việt nam và “trả công” cho mẹ đẻ của Ch (Sùng Thị M) 600 nghìn đồng. Cơ quan tư pháp địa phương cũng đã xác định, toàn bộ việc Ch bị đưa sang Trung Quốc bán, Sùng Thị M (mẹ đẻ Ch) biết rất rõ nhưng vẫn làm ngơ.

Một bị cáo nữ quê ở Đồng Văn (Hà Giang) đã nhẫn tâm lập mưu bán đứa con trai (24 tháng tuổi) do mình rứt ruột đẻ ra với giá 1800 tệ (khỏng 5 triệu đồng Việt Nam). Nửa đêm, thị mở chuồng thả bị, sau đó hơ mất trộm. Trong khi cả gia đình đang loay hoay đi tìm bị thì thị giao đứa bé cho kẻ mơi giới lấy tiền tiêu xài. Bị cáo này đã bị tuyên phạt 10 năm tù giam.

Giáo viên: Câu chuyện trên nói về những hành vi vơ nhân tính của những con người khơng có lương tâm. Đây chỉ là 2 trong số những rất nhiều trường hợp trong xã hội được pháp luật phát hiện. Vậy còn những trường khác chưa được đưa ra ánh sáng thì sao? Pháp luật nước ta có vai trị và trách nhiệm như thế nào đối với đời sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hơm nay.

Hoặc để dạy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:

Lãnh án tù vì 50.000 đồng

Ơng Nguyễn Nam T (1966) cùng nhóm bạn gồm 13 người rủ nhau đi dã ngoại cuối tuần. Nhóm của ơng T thuê lều bạt để nghỉ ngơi đến chiều với giá thuê thỏa thuận là 150.000 đồng.

Sau khi vui chơi, ăn uống, hóng gió, nhóm dã ngoại quyết định trả lều để về. Nhóm của ơng T đến gặp bà Trần Thị Minh C (chủ quán lều bạt) trả 100 ngàn đồng, nhưng bà C đòi thêm 50.000 đồng như giá đã thỏa thuận ban đầu, nhưng ông Nguyễn Nam T không đồng ý và hai bên đã xảy ra cãi vã. Hai bên rượt đuổi, đánh nhau gây náo loạn cả khu vực đang có rất đơng khách du lịch. Kết quả Nguyễn Nam T bị nhóm của chủ quán chém vào người nhiều nhát và tử vong. Tại phiên tòa, HĐXX đã quyết định xử phạt bị

cáo Lê Văn T (người chém ông Nguyễn Nam T chết) 8 năm tù, buộc bị cáo phải bồi thường cho gia đình người bị hại 44 triệu đồng các khoản: mai táng phí, tổn thất tinh thần.

Giáo viên: Qua câu chuyện trên chúng ta thấy các bị cáo đã vi phạm pháp luật, vi phạm đến quyền tự do của nhau, ảnh hưởng đến tính mạng của nhau, đến trật tự xã hội. Vậy quyền tự do của cơng dân là gì? Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.

2.1.1.2 Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dẫn học sinh vào từng phần kiến thức của bài học

Cũng giống như sử dụng câu chuyện pháp luật để vào bài mới, chỉ có điều khác ở đây giáo viên sử dụng câu chuyện pháp luật để vào một phần nào đó, một đơn vị kiến thức nào đó của bài học. Do đó nội dung của câu chuyện ở đây có thể khơng phải là nội dung chung của toàn bài mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một phần bài học.

Ví dụ: Để dẫn học sinh vào Bài 4: Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lình vực của đời sống xã hội

Phần 1b: Nội dung bình đẳng trong hơn nhân và gia đình. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện pháp luật:

Nước mắt chảy ngược

Trần Văn N (1987) đang ngồi uống cà - phê thì có vài người hàng xóm đi tới, bàn tán xôn xao về việc mẹ của N là bà Trần Thị S bị cha của N là ông Trần K đang đánh ở nhà. Nghe vậy, N vội vàng về nhà, lấy xe chở mẹ tới trạm xá băng vết thương. Thương mẹ, bực bội về hành vi vũ phu của cha, phận làm con, N khơng biết làm gì, nên đã tìm đến rượu. Uống rượu xong, N vẫn rất tỉnh táo, quay về nhà, gặp cha mình, N nói: "Sao ba đánh má ác quá, lỡ má chết thì sao?". Ơng K dằn giọng: "Mày cịn nhỏ, không biết chuyện người lớn đâu. Lỡ có chết thì tao đi tù!". Nghe vậy, vừa thương má, vừa tức giận, N thách thức: "Ơng có ngon thì giết chết ơng Thắng đi, cịn khơng thì

để tơi!". "Mày khơng được làm bậy!" - ông K đe con. Những lời đàm tiếu về mối quan hệ nam nữ bất chính giữa mẹ N với ông Thắng, rồi cảnh cha mẹ N từ đó đến nay thường xuyên mâu thuẫn với nhau ... làm cho N càng thêm ghét cay, ghét đắng ông Thắng. N suy nghĩ đơn giản nếu giết ơng Thắng thì ba N cũng sẽ không đánh mẹ N nữa. N quyết định đi về nhà lấy dao qua giết "kẻ thù" của gia đình mình. Sang nhà ơng Thắng N cầm dao đâm liên tiếp 2 nhát vào ngực ơng. Ơng Thắng chỉ kịp á lên một tiếng đầy kinh hãi...

Giáo viên: Hành động của ông K đã vi phạm quyền bình đẳng vợ chồng. Hành động của ông cũng gián tiếp gây nên sự giết người của N.

Thật đau lòng khi một thanh niên hiền như N, chỉ vì thương mẹ, mong muốn cho gia đình minh được sống trong bình thường, yên ổn như bao gia đình khác, cha mẹ mình hết cãi nhau và mẹ khơng cịn bị cha đánh mà trong phút giây nông nổi đã phạm tội ác giết người. Bi kịch này càng làm cho cha mẹ N đau khổ đến tột cùng, nhất là ông K sẽ phải ân hận suốt đời, nhưng tất cả đều quá muộn, cái giá mà họ phải trả cho cảnh nhà "cơm không ngon canh không ngọt" là quá đắt.

Hoặc để dẫn học sinh vào Bài 2: Thực hiện pháp luật Phần 2: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện pháp luật:

Cái giá phải trả

Chu Văn Đ (1963) và Trịnh Thị Hạnh P (1962) làm nghề bán phở. Năm 1993 vợ chồng Đ - P nuôi một người giúp việc tên là Nguyễn Thị T (1987). Trong quá trình giúp việc tại gia đình này, chị T khơng chỉ bị vắt kiệt sức lao động mà còn bị vợ chồng Đ - P đánh đập, chửi bới và hành hạ rất dã man: Dùng mi nước phở hắt nước nóng vào người, dùng thanh tre, thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhọn đâm vào ống đồng chân trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạng sườn... Do khơng chịu được

việc hành hạ, chị T đã bỏ trốn và tố cáo hành vi của vợ chồng Đ - P với công an.

Việc chị T bị đánh đập hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34%.

Toà án đã xét xử vợ chồng Đ - P về tội: “Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sức khoẻ cho người khác” Cụ thể Chu Văn Đ 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh P 45 tháng tù giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại, về vật chất cho nạn nhân theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên: Qua câu chuyện trên chúng ta thấy vợ chồng Đ – P đã vi phạm pháp luật, cái giá phải trả của gia đình Đ – P vì hành vi hành hạ ngược đãi chị T là hồn tồn thích đáng. Mọi cơng dân nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật. Vậy vi phạm pháp luật là gì? Chịu trách nhiệm pháp lí là gì? Chúng ta sẽ đến với nội dung này.

Hình thức sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào nội dung bài học là một cách làm có hiệu quả, nhất là việc dùng câu chuyện để thay lời vào bài. Nó tránh được kiểu vào bài rập khn, công thức của giáo viên khi bắt đầu vào bài mới. Vào bài theo lối này tạo cho học sinh sụ bất ngờ, thu hút được sự chú ý của các em.

Một phần của tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 (Trang 29 - 33)