Những yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình mơn GDCD lớp

Một phần của tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 (Trang 61 - 63)

2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước

2.5. Những yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình mơn GDCD lớp

luật để dạy học chương trình mơn GDCD lớp 12

2.5.1. Yêu cầu

2.5.1.1. Chọn chuyện

Yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình mơn GDCD lớp 12 là sưu tầm chọn được những câu chuyện có nội dung và hình thức phù hợp để sử dụng. Căn cứ vào mục đích giáo dục của bài học,đặc điểm tâm sinh lí, hứng thú, khả năng tiếp thu của học sinh… giáo viên lựa chọn những câu chuyện phù hợp để kể cho học sinh. Những câu chuyện này có thể lấy từ thực tiễn cuộc sống, từ báo chí, phát thanh truyền hình…Đó là những câu chuyện rất gần với cuộc sống của chúng ta, đề cập đến những vấn đề cuộc sống mà con người đang chứng kiến. Điều này sẽ làm các em quan tâm và thấy hứng thú hơn. Những câu chuyện liên quan đến bài học sẽ là những bài học đáng nhớ đối với các em.

2.5.1.2. Nắm vững nội dung

Để có thể kể được, kể có nghệ thuật, kể hấp dẫn, rõ ràng, giáo viên phải là người thực hiện những câu chuyện, những tình huống pháp luật đó. Nắm vững được các tình tiết phải hiểu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện đó. Muốn nắm vững được nội dung câu chuyện giáo viên phải đọc nhiều lần. Đối với các câu chuyện có tình tiết mới, việc này rất cần thiết. Quá trình đọc nhiều lần câu chuyện sẽ giúp giáo viên nắm rõ nội dung và tình huống của câu chuyện

2.5.1.3. Ngơn ngữ

Nói tới kể chuyện trước hết là nói tới việc sử dụng chất liệu ngơn ngữ. Như chúng ta đã biết: ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng là âm thanh và chữ viết. Khác với văn học viết - dùng chữ làm chất liệu. Kể chuyện là hình dạng của văn học dân gian. Nó dùng lời mà khơng dùng chữ, dùng âm thanh mà khơng dùng hình dáng của chữ để nhận biết, truyền đạt. Ngơn ngữ kể chuyện là ngơn ngữ nói, khơng phải là ngơn ngữ viết. Nó có một lớp từ riêng, có những đặc điểm riêng về phong cách và khả năng diễn đạt. Giáo viên khi sử dụng các câu chuyện pháp luật để kể cũng phải dựa vào những đặc điểm trên. Mặc dù có những câu chuyện pháp luật rất ngắn, chỉ mang tính tường thuật lại, nhưng việc sử dụng ngôn ngữ là điều rất cần thiết để truyền đạt kiến thức cho học sinh.

2.5.1.4. Giọng kể

Kể chuyện thì vấn đề phải kể chứ khơng thể đọc. Nói tới kể chuyện tức là nói tới phát âm, giọng, điệu…của giọng kể. Giọng kể là một bộ phận cấu thành của hoạt động kể chuyện, khơng có nó thì giáo viên khơng thể kể chuyện. Một câu chuyện với những tình tiết pháp luật hay, hấp dẫn rát cần một giọng kể hấp dẫn. Nếu khơng có giọng kể hấp dẫn khơng thể kể hay được, điều này sẽ giảm đi sự hứng thú ở học sinh.

Tùy theo từng loại câu chuyện khác nhau mà giáo viên sử dụng giọng điệu cho thích hợp. Để có được điều đó giáo viên phải hiểu câu chuyện, phải tái hiện cho học sinh thấy được các tình huống trong câu chuyện.

2.5.1.5. Tư duy

Kể chuyện là hoạt động lời nói, tư duy kể chuyện cũng là tư duy lời nói, là một kiểu tư duy giao tiếp, Tư duy đòi hỏi phản xạ nhanh, ứng xử kịp thời, linh hoạt. Tư duy nói cũng địi hỏi như vậy nhằm đáp ứng nhu cầu đối thoại. Người kể chuyện không được phép suy tư, nghiền ngẫm quá lâu mà phải có mạch liên tục, từ đó dùng ngơn ngữ mới liên tục. Muốn vậy giáo viên cần phải sưu tầm và chọn lựa những câu chuyện có nội dung rành mạch rõ ràng.

2.5.1.6. Động tác bổ trợ

Động tác bổ trợ cũng là một yêu cầu quan trọng đối với giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện. Động tác bổ trợ ở đây chính là sự biểu lộ nét mặt và cử chỉ. Để phù hợp với sắc thái ngữ điệu chính là việc biểu lộ nét mặt. Bên cạnh đó biểu lộ cử chỉ của tay, đầu, mắt cũng không kém phần quan trọng. Cử chỉ khi kể chuyện nên đơn giản và nội dung rõ rệt

Một phần của tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w