Sử dụng các câu chuyện pháp luật để củng cố bài học

Một phần của tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 (Trang 36 - 39)

Đây là hình thức sử dụng các câu chuyện pháp luật sau khi kết thúc bài học. Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp với bài học, trong đó nhấn mạnh đến những chi tiết thể hiện tri thức của bài học để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh

Ví dụ: Sau khi kết thúc Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của cơng dân Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện:

Cô gái bại liệt và những “kỷ lục vàng”

Nhà nghèo, đông anh em, mẹ mất sớm, bố bệnh nặng, bản thân bị bại liệt từ nhỏ; bằng một nghị lực phi thường, Lê Thị Dung đã vượt lên hoàn cảnh tối tăm đó, vươn lên thành cơ trị giỏi, cơ gái “vàng” của thể thao dành cho người khuyết tật.

Tại kỳ ParaGames ở Philipin năm 2005, Dung giành được 3 huy chương vàng và phá 3 kỉ lục khu vực của môn bơi lội. Năm 2006, trong Đại Hội thể dục thể thao người khuyết tật toàn quốc tổ chức tại TPHCM, Dung đã xuất sắc vượt qua tất cả các đối thủ, giành 4 huy chương vàng và phá 3 kỉ lục do

mình lập được trước đó. Hiện tại, Dung đang kiên trì tập luyện để chuẩn bị cho các cuộc thi sắp tới với quyết tâm phá thêm những kỷ lục đã được lập.

Ngoài thể thao, Dung cũng là một sinh viên liên tục có thành tích học tập xuất sắc. “Số phận đã khắc nghiệt nhưng rồi lại nhân từ đối với em. Em phải cố gắng nhiều hơn nữa để khỏi phụ sự quan tâm của những người đã giúp đỡ mình. Phải sống sao để mình khơng nhạt nhẽo, vơ nghĩa” - Dung khẳng định.

Giáo viên hỏi: Qua câu chuyện trên chúng ta học được gì ở tấm gương Lê Thị Dung?

* Gợi ý trả lời: Chúng ta thấy một nghị lực phi thường của cô gái khuyết tật

Lê Thị Dung. Dung đã bỏ qua mặc cảm của bản thân và gia đình để tự vươn lên bằng chính nghị lực của mình, Dung đã khẳng định mình vẫn là con người có ích cho xã hội “tàn nhưng không phế”. Dù bại liệt nhưng Dung vẫn là một sinh viên giỏi, một cô gái vàng của thể thao Việt Nam. Qua đây thể hiện rõ: mọi công dân đều có quyền học tập, sáng tạo và phát triển không phân biệt đối xử. Nhà nước và pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện để mọi công dân có quyền học tập và phát triển để đưa đất nước ngày càng đổi mới. Một cô gái như Lê Thị Dung là một tấm gương cho chúng ta học tập.

Hoặc sau khi kết thúc Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện:

Bài nói chuyện của Bác Hồ với cán bộ và học sinh trường Sư phạm miền núi Nghệ An

“Thấy các cháu vui vẻ, mạnh khỏe, Bác rất vui lịng. Bác có ghé thăm một phịng ngủ, khá sạch sẽ. Thường ngày có được như vậy khơng? Hay nghe tin Bác đến rồi mới làm vệ sinh?

- Ở đây có mấy dân tộc? Sao mà lại mặc theo người Kinh cả? - Các cháu Thổ đâu? Mặc sao giống người kinh?

- Các cháu Thanh đâu? - Các cháu Tày Mười đâu?

- Các cháu Tày Hãy đâu? Chỉ có một cháu thơi à? Sao lại khơng có cháu gái? Lần sau phải có cháu gái.

- Các cháu Đan Lai đâu? - Các cháu Lào đâu?

- Các cháu có hiểu nhau khơng?

- Các cháu có nói chuyện được với nhau khơng? Nói chuyện với nhau bằng tiếng gì?

Hồi trước, bọn Tây và vua quan phong kiến làm cho các dân tộc thù ghét lẫn nhau, người Mường ghét người Kinh. Bây giờ các dân tộc đều là anh em cả. Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đoàn kết như anh em một nhà. Có làm được khơng? Ở đây các cháu thi đua gì? Bác khuyên các cháu học tập tốt. Thế nào là học tập tốt? Học tập tốt là chính trị, văn hóa đều phải gắn liền với lao động sản xuất, khơng học dơng dài. Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hóa đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau.

Giáo viên hỏi: Những lời chỉ bảo của Bác thể hiện cho chúng ta thấy điều gì?

* Gợi ý trả lời: Những câu hỏi, những lời chỉ bảo của Bác làm chúng ta liên

tưởng đến những lời chỉ bảo ân cần của một người cha. Sự quan tâm của Bác cũng chính là những điều mà Đảng, pháp luật và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện đối với các dân tộc và tôn giáo. Dù các dân tộc hay tơn giáo có khác nhau nhưng chúng ta đều sống trong một nhà. Tất cả các dân tộc, tơn giáo trên đất nước ta đều có quyền bình đẳng như nhau, đều có quyền học tập, lao động và phát triển vì sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Đây là cách củng cố bài vừa hấp dẫn vừa hiệu quả. Dùng câu chuyện pháp luật để củng cố bài học pháp luật là hình thức giúp học sinh liên tưởng một cách tích cực tri thức bài học và tri thức cuộc sống được thể hiện qua câu

chuyện. Củng cố bài học bằng kể chuyện làm cho giờ học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng đón chờ giờ học sau của học sinh.

Tóm lại khi lên lớp vào trong giờ GDCD lớp 12 tùy theo mục đích của mình mà giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện pháp luật khác nhau và những cách sử dụng câu chuyện để dạy học khác nhau. Mỗi cách đều có những tác dụng tích cực của nó. Giáo viên cần khai thác tối đa để nâng cao hiệu quả bài dạy GDCD phần pháp luật.

Một phần của tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 (Trang 36 - 39)