1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012

151 1,3K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

+ Chủ quyền quốc gia phải là chủ quyền thực sự: quyền lực tối cao trong quan hệ đối nội và quyềnlực độc lập trong quan hệ đối ngoại khả năng độc lập, nhận danh chính mình để tham gia vào

Trang 1

KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của Luật quốc tế?

Ví dụ:

- Ngành luật: Luật ngoại giao, lãnh sự; Luật nhân đạo quốc tế (Luật quốc tế về chiến tranh); Luật

biển quốc tế; Luật hàng không quốc tế; Luật kinh tế quốc tế; Luật quốc tế về bảo vệ môi trường;…

- Chế định pháp luật quốc tế: Chế định về dân cư trong LQT; Chế định về lãnh thổ và biên giới

quốc gia; Chế định về trách nhiệm về biên giới quốc tế; Chế định về giải quyết tranh chấp trong LQT…

2/ Đặc điểm.

* Chủ thể tham gia LQT.

# Quốc gia:

- Chủ thể chủ yếu và cơ bản của LQT

- Được cấu thành từ các yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính phủ, khả năng tham gia thực tế vào các quan

hệ pháp lý quốc tế, chủ quyền quốc gia (là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia).Trong đó:

+ Lãnh thổ, dân cư có thể thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến tư cách chủ thể LQT

+ Chính phủ phải hoạt động có hiệu quả (đảm bảo được an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia, quyền

và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài,…)

+ Khả năng tham gia quan hệ quốc tế: khả năng được hưởng quyền pháp lý quốc tế và thực hiệnnghĩa vụ pháp lý, khả năng gành chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế

+ Chủ quyền quốc gia phải là chủ quyền thực sự: quyền lực tối cao trong quan hệ đối nội và quyềnlực độc lập trong quan hệ đối ngoại (khả năng độc lập, nhận danh chính mình để tham gia vào các quan

Ví dụ: quyền được tồn tại trong hòa bình và an ninh quốc tế, được phát triển, được bảo vệ, được

tham gia vào đời sống quốc tế,…

 Về các yếu tố cấu thành nên quốc gia, nếu là 4 (như trên) thì tốt nhất nên nói thêm là theo Công ước Montevideo 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế có 4 yếu tố cơ bản:

+ Dân cư thường xuyên.

+ Lãnh thổ được xác định.

+ Chính phủ.

+ Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.

(có ý kiến thì chỉ có 3 cái là lãnh thổ, dân cư, quyền lực nhà nước)

- Con đường hình thành quốc gia mới:

+ Truyền thống: hội tụ 4 yếu tố

Trang 2

- Quyền năng chủ thể do các quốc gia sáng lập quyết định, giới hạn (quyền năng phái sinh).

- Ví dụ: ASEAN, EU, WTO, NATO, OPEC,…

Phân biệt liên chính phủ và phi chính phủ:

Tổ chức QT liên chính

Thành

viên Chủ yếu là các quốc gia

Các cá nhân, pháp nhân cùng hoặc khác quốc

Các hoạt động ko mang tc đại diện cho QG

# Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết

- Là chủ thể của LQT với điều kiện trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, họ phải sử dụngcác biện pháp đấu tranh phù hợp với LQT, được LQT cho phép

Ví dụ: khủng bố, đánh bom, chiếm đoạt máy bay, tàu biển, đánh váo các khu dân sự…

+ Tòa thánh Vatican – chủ thể đặc biệt của LQT:

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, Vatican chính thức được thành lập trên cơ sở 3 Điều ước quốc tế kýkết giữa Thủ tướng Bonito Mussolinin (đại diện cho Vua Italia Victo – Emmanuel II) và Hồng y Pierre

Gasparri (đại diện cho Giao hoàng Pie XI) ngày 11/2/1929: Hiệp ước Lateran công nhận “chủ quyền” (điều 2) của “quốc gia thành phố Vatican” (Điều 26); Hiệp định (Concordat) xác định quan hệ giữa

Chính phủ Italia với Giáo hội Thiên chúa, quy chế của Giáo hội trên lãnh thổ Italia (Hiệp định này đượcsửa đổi ngày 18/2/1984) và Hiệp định liên quan đến vấn đề tài chính Nội dung các Điều ước quốc tế trênđược ghi nhận và khẳng định trong Hiến pháp của Italia năm 1947

Vatican là chủ thể đặc biệt của LQT, có tư cách chủ thể và được xác định là “quốc gia về hình thức”, Vatican nằm lọt trong thành phố Rome của Italia, có diện tích lãnh thổ nhỏ nhất trên thế giới,

khoảng 0,44 km2, với biên giới là tường cao bao quanh dài tổng cộng 3,2 km Dân cư của Vatican chỉ

khoảng 800 người, trong đó trên 450 người có “quốc tịch Vatican” Tuy nhiên “quốc tịch Vatican”

không thực sự là mối liên hệ pháp lý hai chiều, bền vững giữa công dân với nhà nước, mà được xác địnhmang tính tạm thời, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cá nhân đó tại Vatican Một cá nhân có quy chế

“công dân Vatican” trong thời gian làm việc cho Vatican và chấm dứt khi thực hiện xong nhiệm vụ được

giao Bộ máy chính quyền của Vatican được tổ chức tương đối đặc biệt Giáo Hoàng là người đứng đầunhà nước Vatican, nằm quyền lực tối cao, bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Giáo Hoàng

Trang 3

được bầu với quyền lực trọn đời bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi Các thành viên quantrọng của chính phủ đều do Giáo Hoàng bổ nhiệm, bao gồm Ngoại trưởng, Chủ tịch Hội đồng giáo phần

và Thủ hiến (Thủ tướng) Vatican Hiện tại, Vatican có hai lực lượng giữ gìn an ninh: Body of the Gendarmeria (Corpo della Gendarmeria) hoạt động như lực lượng cảnh sát của vùng và Swiss Gurads (Lính Thụy Sỹ) gồm những người đàn ông Công giáo Thụy Sỹ tự nguyện Lính Thụy Sỹ là quân đội chính

thức của Vatican, chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo Hoàng, canh gác các lối ra vào Vatican, các địa điểmGiáo Hoàng thường lui tới, làm cận vệ cho quân đội chính quy có quy mô nhỏ nhất (khoảng hơn 100người) và lâu đời nhất trên thế giới (là lính Thụy Sỹ, có từ thế kỷ XV) Vatican không có lực lượng hảiquân và không quân Việc phòng thủ bên ngoài do Italia chịu trách nhiệm

Vatican có quyền lực hoàn toàn và riêng biệt trong phạm vi lãnh thổ của mình Theo Hiệp ướcLateran, Italia có nghĩa vụ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ củaVatican (Điều 4) Các phương tiện bay nước ngoài phải xin phép khi bay qua vùng trời bên trên lãnh thổcủa Vatican (Điều 7) Trong quan hệ đối ngoại, Vatican tham gia ký kết và gia nhập nhiều ĐƯQT đaphương (ví dụ: Công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, Công ước về quan hệ ngoại giaonăm 1961, Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, khoảng không vũ trụ và dưới nước năm

1963, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968…), thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốcgia trên thế giới, tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế với tư cách quan sát viên (Liên Hợp quốc,

Tổ chức nông lương và lương thực thế giới, Tổ chức giao dục, khoa học và văn hóa của LHQ) và là thànhviên của nhiều tổ chức quốc tế khác (cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Tổ chức du lịch thế giới)

+ Các chủ thể đặc biệt khác như: San Marino, Ancora, Monaco (quan hệ ngoại giao của Monaco do

Pháp đại diện), các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng kong, Ma Cao…

* Đối tượng điều chỉnh của LQT.

- Các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau và chỉ trong các lĩnh vực thuộc thẩmquyền điều chỉnh của LQT, trừ trường hợp các chủ thể của LQT chọn áp dụng luật quốc gia

VD: vấn đề mua bán đảo Alaxca giữa Nga và Mỹ (áp dụng luật quốc gia)

- Các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liênchính phủ, phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế

- Quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh, thay đổi, chấm dứt, do tác động của n~ quy phạm LQT, củanăng lực chủ thể LQT và sự kiện pháp lý quốc tế (bao gồm sự biến pháp lý quốc tế và hành vi pháp luậtcủa chủ thể LQT):

+ Sự biến pháp lý quốc tế: là các sự kiện xảy ra trong thực tế, gây ra các hệ quả pháp lý trong lĩnh

vực LQT Một sự kiện được xác định là sự biến pháp lý không phải từ bản chất của sự biến mà do LQTràng buộc các kết quả pháp lý nhất định với các sự kiện đó

LQT có sự phân loại sự biến pháp lý quốc tế dựa trên một số tiêu chí khác nhau như sự biến tựnhiên (là các sự kiện vật chất hoặc tự nhiên mà LQT ràng buộc các kết quả pháp lý xác định đối với các

sự kiện này, chẳng hạn trường hợp ngập chìm của một hòn đảo là đối tượng thực hiện một ĐƯQT); và sựbiến có liên quan đến hoạt động của con người (được hiểu là hoạt động của thể nhân, pháp nhân mặc dùkhông phải với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế nhưng LQT vẫn xác định n~ kết quả pháp lýràng buộc với các hoạt động này, ví dụ hành động vượt biên giới trái phép của cá nhân)

+ Hành vi pháp luật quốc tế: là hành vi thể hiện ý chí của chủ thể LQT mà sự thể hiện đó được

LQT quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định Theo đó thì trong một hành vi pháp luật quốc tếthường bao gồm sự thể hiện ý chí của chủ thể LQT và việc xuất hiện các kết quả ràng buộc với sự thểhiện ý chí nêu trên của chính chủ thể Do đặc điểm về tư cách chủ thể là quốc gia, dân tộc đang đấu tranhgiành quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tế nên khái niệm ý chỉ của chủ thể khi thực hiện hành vi phápluật quốc tế không phải theo nghĩa hành vi tâm lý mà là hành vi của các cơ quan hay thiết chế có thẩmquyền được thể hiện công khai qua các quyền bố

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, hành vi pháp luật rất đa dạng, phong phú Ví dụ, theo tính chất củahành vi có hành vi có thể phân biệt một hành vi hợp pháp và bất hợp pháp; xét theo tiêu chí chủ thể củahành vi có thể có hành vi đơn phương, hành vi song phương và hành vi đa phương,…

Các hành vi pháp lý có thể đưa đến các hệ quả pháp lý khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và tínhchất của mỗi hành vi

Trang 4

- Các quan hệ pháp luật quốc tế có đặc trưng cơ bản bởi sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia –chủ thể có chủ quyền và việc thực hiện quyền năng chủ thể LQT của quốc gia do thuộc tính chủ quyềnchi phối đã tạo ra sự điều chỉnh khác biệt của LQT so với cơ chế điều chỉnh của luật quốc gia.

* Trình tự xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế.

- LQT được hình thành trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia, thể hiện tính

tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành, thông qua:

+ Quá trình đàm phán, ký kết các ĐƯQT

+ Việc các chủ thể thỏa thuận thừa nhận các tập quán quốc tế (thỏa thuận không thành văn)

VD: nguyên tắc Uti – Passidetis: nguyên tắc quy phạm tập quán, nguyên tắc này không được ghinhận trong các văn bản pháp lý

- Tính tự điều chỉnh trong hoạt động xây dựng quy phạm luật quốc tế thường thông qua hai giaiđoạn: giai đoạn thỏa thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận cộng nhận tínhràng buộc của các quy tắc đã được hình thành Việc hình thành hệ thống quy phạm LQT theo hai giaiđoạn đó không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quôc gia dự trênnguyên tắc bình đẳng về chủ quyền Mặc dù quá trình thỏa thuận giữa các quốc gia có sự tác động quantrọng của hoàn cảnh thực tế nhưng các quy phạm LQT được hình thành vẫn phản ánh được bản chất củaLQT là kết quả của sự thỏa thuận, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến lợi ích quốc gia, dântộc cũng như lợi ích chung của cộng đồng các quốc gia

* Cơ chế cưỡng chế trong LQT (sự thực thi LQT).

- Thực thi LQT là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy địnhcủa LQT được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế Đây là quá trình các chủ thểLQT thông qua các cơ chế quốc tế và quốc gia (do LQT quy định) để thực thi các quyền và nghĩa vụ phápluật quốc tế

- Tính chất của hoạt động hiện thực hóa LQT có thể dưới dạng xử sự tích cực (như hoạt động thựcthi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoạt là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủthể để không tiến hành n~ hoạt động trái với quy định của LQT, gây ảnh hưởng đến trật tự pháp lý quốc

tế hay lợi ích của các chủ thể khác Thực thi thông qua cơ chế này thể hiện đặc trưng có tính bản chất củaluật này là thông qua cơ chế thỏa thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia

- Cơ chế cưỡng chế trong LQT: không có cơ quan thực hiện chức năng cưỡng chế chung, xuất phát

từ chủ quyền quốc gia

- Các quốc gia và các chủ thể khác của LQT có quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế cho phùhợp với từng hoàn cảnh cụ thể Đó là các biện pháp cưỡng chế theo 1 trong 2 cách thức:

+ Cưỡng chế riêng lẻ: do 1 chủ thể tiến hành một cách riêng lẻ để chống lại một quốc gia hoặc chủ

thể khác có hành vi vi phạm LQT Chẳng hạn các biện pháp về kinh tế, ngoại giao, thương mại, tàichính…, từ từng phần đến toàn phần

VD: Cấm vận 1 mặt hàng đến nhiều mặt hàng, phòng tỏa nội địa, tẩy chay hàng hóa… Quan trọnghơn, có thể áp dụng biện pháp phòng vệ chính đáng: sử dụng lực lượng quân sự chống lại quốc gia thùđịch

Các quốc gia bắt buộc phải tuần thủ nguyên tắc tương xứng

VD: Ấn Độ xung đột với Pakistan vùng đất Kasmia hơn nửa thế kỷ Pakistan dùng pháo binh bắnphá biên giới Ấn Độ  Ấn Độ được dùng pháp binh, nếu dùng vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân,… thì

vi phạm nguyên tắc tương xứng

+ Cưỡng chế tập thể: do nhiều chủ thể tiến hành Là biện pháp bắt buộc phải thực hiện trong khuôn

khổ của tổ chức quốc tế theo đúng các quy định của LQT

VD: Chương 7 Hiến chương LHQ được áp dụng biện pháp cưỡng chế tập thể đối với các quốc gia

vi phạm từ thấp tới cao

_Trừng phạt tạm thời nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục trạng thái ban đầu

_Biện pháp ngoại giao, kinh tế, từng phần  toàn phần: rút nhân viên ngoại giao, cắt đứt quan hệngoại giao

_Biện pháp trừng phạt quân sự

Trang 5

VD: Năm 1990 – 1991, Irac xâm lược Cooet, Chỉnh phủ Cooet phải chạy sang Ả rập HĐBA LHQ

áp dụng các biện pháp: Irac chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút mọi lực lượng, trao trả chủ quyền chochính phủ Cooet  k thực thi

Áp dụng các biện pháp ngoại giao, cắt đứt quan hệ ngoại giao (VN cũng phải cắt đứt, mặc dù quan

hệ ngoại giao đang tốt đẹp, 40.000 công dân VN phải về nước)  Irac vẫn duy trì quân đội

Trừng phạt quân sự, chiến dịch Cát sa mạc (Chiến tranh vùng vịnh lần 1) buộc Irac phải chấm dứt Chiến tranh vùng vịnh lần 2 (2003) do liên quân Anh – Mỹ thực hiện vi phạm LQT do không cóNghị quyết của HĐBA

 Những khiếm khuyết của LQG VN: Hàng chục nghìn bản án dân sự chưa được thi hành hoặc k thi hành được; nhiều điều khoản Luật không có: tội quấy rối tình dục,…

VD: khi một quốc gia bị quốc gia khác tấn công:

_cưỡng chế riêng lẻ là quốc gia đó dùng sức mạnh trên mọi lĩnh vực (quân sự, ngoại giao, kinh tế,chính trị,…) để đáp trả lại sự tấn công đó

_cưỡng chế tập thể là kêu gọi sự giúp đỡ của quốc gia khác, liên minh, liên kết với nước ngoài đểđáp trả hoặc thông qua tổ chức quốc tế liên chính phủ để đáp trả

 Tòa án quốc tế: là hình thức cưỡng chế tập thể, do các quốc gia thỏa thuận thành lập, chỉ có thẩm

quyền giải quyết tranh chấp khi được tất cả các quốc gia tranh chấp tán thành

 Hội đồng bảo an LHQ: là hình thức cưỡng chế tập thể, có quyền phủ quyết, thông qua Nghị quyết

trừng phạt các quốc gia vi phạm…, quyền hạn của hội đồng bảo an do các quốc thỏa thuận trao cho

 Interpol: không có quyền lực như cảnh sát quốc gia mà chỉ giúp các quốc gia hợp tác phòng

chống, trừng phạt tội phạm hình sự quốc tế (không được quyền yêu cầu xét xử), cung cấp các thông tincần thiết về tội phạm hình sự quốc tế

 Biện pháp mà các quốc gia hay chủ thể khác của LQT có thể tiến hành khi có sự vi phạm quy định của LQT:

+ Kinh tế: phong tỏa, cấm vận,…

+ Ngoại giao: cắt đứt quan hệ ngoại giao,…

+ Chính trị:

+ Quân sự: dùng sức mạnh để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại hành động tấncông vũ trang

+ Dư luận tiến bộ trên thế giới

- Vấn đề kiểm soát quốc tế.

+ Cơ chế này bao gồm việc yêu cầu các quốc gia trình bay báo cáo (kể cả thanh tra của thiết chếquốc tế về các báo cáo của quốc gia này) hoặc là hoạt động bảo vệ các báo cáo quốc gia về một lĩnh vựcLQT nhất định trước cơ quan, thiết chế quốc tế (như trong lĩnh vực LQT về quyền con người), ví dụ: cơchế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên CEDAW

+ Vấn đề các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành các nghĩa vụ đã cam kết trong các ĐƯQT

và sau đó việc thỏa thuận các báo cáo này tại các cơ quan, thiết chế quốc tế đã được áp dụng trong một sốlĩnh vực hợp tác theo quy định của LQT, ví dụ: trong khuôn khổ của ILO (tổ chức lao động quốc tế),trong LHQ đối với một số công ước về quyền con người mà LHQ thông qua

Cơ chế thanh tra của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, việc thanh tra quốc tế được tiếnhành nhằm mục đích đảm bảo việc tuân thủ của ĐƯQT và hiện nay có 3 loại thanh tra sau:

_Thanh tra của tổ chức quốc tế (thanh tra của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA)

_Thanh tra được thực hiện bởi các quốc gia hữu quan, thành viên của ĐƯQT thực hiện nhưng dưới

sự giám sát của các cơ quan quốc tế

_Thanh tra chéo giữa các quốc gia thành viên ĐƯQT thực hiện (hoạt động thanh tra được ghi nhậntrong Hiệp ước về Nam cực năm 1959)

Câu 2: Bốn yếu tố cấu thành và thuộc tính chính trị pháp lý của quốc gia – chủ thể cơ bản của LQT?

1/ Bốn yếu tố cấu thành của quốc gia.

Theo quy định của Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một

thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có 4 yếu tố cơ bản sau:

- Dân cư thường xuyên.

- Lãnh thổ được xác định.

Trang 6

- Chính phủ.

- Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.

Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tế thường dựa vào các tiêu chínêu trên nhưng một quốc gia đang tồn tại trong thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể cóđầy đủ tiêu chí của quốc gia, mới xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ quốc gia hay khônglại không do n~ tiêu chí này quyết định Nói cách khác, một thực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gianhưng không thể buộc các quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong mộtquan hệ song phương Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau hoàn toàntùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan của các quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia

2/ Thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia.

Quốc gia là chủ thể có thuộc tính chính trị - pháp lý đặc thù là chủ quyền quốc gia

Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình vàquyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia ó quyền chính trị tối cao Quyền chính trị tối cao này thểhiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia mà quan trọng hơn cả là quyền quyết địnhmọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia và các quốc gia kháckhông có quyền can thiệp

Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác trong giảiquyết vấn đề đối ngoại của mình Việc tham gia của quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt độngquốc tế liên quốc gia và các hình thức hợp tác quốc tế khác là biểu hiện rõ nét kết quả thực hiện chủquyền đối ngoại của quốc gia

Câu 3: Phân tích quyền năng chủ thể LQT của quốc gia?

1/ Quyền năng chủ thể LQT.

- Quyền năng chủ thể LQT là n~ phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của n~ thực thểpháp lý được hưởng n~ quyền và gánh vác n~ nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theoquy định của LQT

- Có thể xem xét quyền năng chủ thể LQT theo các góc độ:

+ Về lý luận, thuộc tính chủ quyền gắn với địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong các quan hệquốc tế tạo nên sự phân biệt về địa vị pháp lý giữa quốc gia với chủ thể do quốc gia tạo ra là các tổ chứcquốc tế liên chính phủ  từ đây có thể phân loại chủ thể LQT thành các chủ thể có chủ quyền và chủ thể

có quyền năng phái sinh

+ Về pháp lý, quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và tổ chức quốc tế được thừa nhận làn~ thực thể có n~ quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản từ chính khả năng thực tế của n~ thực thể này khitham gia các quan hệ pháp luật quốc tế

2/ Quyền năng chủ thể LQT của quốc gia.

Thể hiện ở quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia:

Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia được hình thành và phát triển phù hợp với sựphát triển tiến bộ của LQT

Quyền quốc tế cơ bản của quốc gia gồm:

- Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;

- Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể;

- Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;

- Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;

- Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế;

- Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của LQT’

- Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến;

Nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia gồm:

- Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;

- Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;

- Không áp dụng vũ lực đe dọa bằng vũ lực;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

Trang 7

- Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;

- Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;

- Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và n~ cam kết quốc tế;

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình

Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế quốc gia có thể tự hạn chế n~ quyền và nghĩa vụ cơ bản của mìnhtrong n~ lĩnh vực và phạm vi nhất định, với điều kiện, không trái với các quy ước quốc tế Ví dụ: quốc giatheo đuổi chế độ nhà nước trung lập thường xuyên, chính sách k liên kết… Quốc gia cũng có thể gánh vácthêm n~ quyền và nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, ví dụ: chế độ các cườngquốc theo Hiến chương LHQ)

Câu 4: Quyền năng chủ thể LQT của các chủ thể khác của LQT?

1/ Tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có được quyền năng chủ thể LQT nhưng không phải căn cứ vào

“những thuộc tính tự nhiên” vốn có như quốc gia mà do thỏa thuận của các quốc gia thành viên tự trao

cho

Quyền năng chủ thể LQT của các tổ chức quốc tế liên chính phủ dựa trên điều lệ (hiến chương, quychế,…) của mỗi tổ chức, trong đó quy định rõ phạm vi quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức này Nhưvậy, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác nhau sẽ có n~ phạm vi quyền năng chủ thể LQT khônggiống nhau

Một số đặc điểm của tố chức quốc tế liên chính phủ:

+ Là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên

cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với LQT,có quyền năng chủ thể riêng biệt và 1 hệ thống cơ cấu tổ chứcphù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo tôn chỉ, mục đích của tổ chức

+ Thành viên của tổ chức QT liên chính phủ chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền Ngoài

ra một số thực thể khác như Hông kong, Ma Cao hay các tổ chức quốc tế như EU là thành viên WTO.+ Chịu trách nhiệm pháp lý độc lập với các thành viên

+ Sự tồn tại, phát triển, chấm dứt là do các quốc gia quyết định

+ Được thành lập bằng 1 điều ước QT để thực hiện 1 chức năng, 1 lĩnh vực hoạt động nhất định.+ Là chủ thể hạn chế của LQT(chủ thể không có chủ quyền)

Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có n~ quyền cơ bản sau:

- Được ký kết các ĐƯQT;

- Tiếp nhận cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên tại tổchức trên;

- Được hưởng n~ miễn trừ và ưu đãi ngoại giao;

- Được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau;

- Được yêu cầu kết luận tư vấn của Tòa án quốc tế và LHQ;

- Được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và các tổ chức quốc tế đó

Ngoài các quyền, các tổ chức này còn có các nghĩa vụ quốc tế nhất định Các tổ chức này cũng cón~ quyền và nghĩa vụ theo các ĐƯQT ký kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác

2/ Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết.

Trường hợp dân tộc đang đấu tranh vì một nền độc lập và tự do chân chính thường lập ra các cơquan nhất định để lãnh đạo cuộc đấu tranh đó và để cụ thể hóa quyền năng chủ thể LQT của mình thì dântộc này là chủ thể LQT đang ở trong giai đoạn quá độ thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, có chủquyền

Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của dân tộc đang đấu tranh với tính cách là một chủ thể độclập của quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh từ chủ quyền dân tộc, được dân tộc đó thực hiện và bảo vệ.Trong quá trình tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế với n~ chủ thể khác của LQT, dân tộc đang đấutranh giành quyền dân tộc tự quyết có thêm được n~ quyền và nghĩa vụ quốc tế bổ sung không đặc thùcho chủ quyền dân tộc

Xuất phát từ chủ quyền dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết có n~ quyền quốc tế cơ bản sau:

- Được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất kỳ dạng nào, kể

cả việc áp dụng n~ biện pháp để chống lại nước đang cai trị mình

Trang 8

- Được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc và nhân dân trên thế giới, các tổ chứcquốc tế,… giúp đỡ.

- Quyền được thiết lập n~ quan hệ chính thức với các chủ thể của LQT hiện đại

- Được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên chính phủ

- Được tham gia vào việc xây dựng n~ quy phạm của LQT và độc lập trong việc thực thi luật này.Bên cạnh các quyền quốc tế cơ bản, các dân tộc đang đấu tranh cũng có n~ nghĩa vụ quốc tế nhấtđịnh trong sinh hoạt quốc tế (tương tự như nghĩa vụ quốc tế của quốc gia)

Câu 5: So sánh quyền năng chủ thể LQT của quốc gia với các chủ thể khác của LQT?

* Giống nhau:

- Đều có quyền năng chủ thể của LQT quy định

- Phải thỏa mãn các điều kiện của chủ thể LQT thì mới được hưởng các quyền đó

* Khác nhau:

- Quốc gia: quyền năng nguyên thủy, truyền thống gắn liền với quốc gia, khi quốc gia xuất hiện,

quyền năng đầy đủ và trọn vẹn nhất vì quốc gia là chủ thể chủ yếu

- Các chủ thể khác: quyền năng bị giới hạn nhất định (do LQT giới hạn, do tự nguyện, do cấu trúc

đặc biệt không thể tham gia vào một số quan hệ LQT)

+ Tổ chức liên chính phủ: được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia hoặc một số chủ

thể khác Quyền năng chủ thể LQT của tổ chức quốc tế liên chính phủ có đặc điểm:

_Mang tính độc lập khi tham gia quan hệ với chủ thể khác, thể hiện trong quan hệ với các quốc giathành viên và trong quan hệ với các quốc gia khác

_Mang đặc điểm phái sinh, do các quốc gia thành viên thỏa thuận, trao cho  mỗi tổ chức quốc tế

có quyền và nghĩa vụ là khác nhau

_Mang tính hạn chế, chỉ được thực hiện trong phạm vi mà các thành viên trao cho, bị giới hạn bởicác ĐƯQT

+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết: Xuất phát từ bản chất 1 thực thể đang

trong quá trình đầu tranh nhằm xây dựng 1 quốc gia  quyền năng quá độ

+ Các thực thể khác: chủ thể đặc biệt, quyền năng bị giới hạn về số lượng, chất lượng.

Câu 6: Các quyền năng chủ thể LQT mà tổ chức quốc tế có mà quốc gia không có?

LHQ có quyền trừng phạt tập thể bằng quân sự đối với các quốc gia vi phạm Trong khi quốc gia chỉ có quyền phòng vệ chính đáng, các quốc gia không được phép trừng phạt đơn lẻnếu chưa được LQT cho phép

VD: Tóa thánh Vatican: chỉ coi sóc về mặt tư tưởng, bảo vệ quyền của các giáo dân, các nhà thờ;không có khả năng tham gia quan hệ biển, bởi không có thực lực, không có nhu cầu; không có khả năngtham gia quan hệ hàng không bởi không có sân bay,…; không có khả năng tham gia quan hệ tài chính bởitiền không có sức mạnh tham gia vào đời sống tôn giáo

Câu 7: Định nghĩa, thể loại, hình thức và phương pháp, hậu quả pháp lý của công nhận quốc tế?

1/ Định nghĩa.

- Công nhận quốc tế là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng cácđộng cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại củathành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách,chế độ chính trị, kinh tế… của thành viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bìnhthường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sốngquốc tế

+ Khía cạnh chính trị của hành vi công nhận: thể hiện chủ yếu ở động cơ của quốc gia công nhận.+ Khía cạnh pháp lý:

_Xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế

_Những hậu quả pháp lý nhất định

- Việc tồn tại hành vi và thực tiễn công nhận quốc tế là tất yếu khách quan, do nhiều nguyên nhânnhưng chủ yếu vì lý do các quốc gia thường không cùng xuất hiện và không hoàn toàn đồng nhất về thể

Trang 9

chế nhà nước Sự xuất hiện chủ thể mới trong quan hệ quốc tế ít nhiều đều có tác động nhất định đếntương quan của các mối quan hệ và liên kết quốc tế, dẫn đến n~ phản ứng khác nhau trong dự luận và sinhhoạt quốc tế Những phản ứng quốc tế như vậy thường đưa đến n~ hậu quả pháp lý xác định, làm thay đổihoặc củng cố thêm các mối quan hệ quốc tế đa dạng giữa các quốc gia.

- Vấn đề công nhận quốc tế hiện nay có nhiều quan điểm, trường phái và học thuyết khác nhau vềvấn đề này, nhưng chủ yếu là thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố:

+ Thuyết cấu thành: quan niệm các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể LQT

và thành viên độc lập của cộng đồng quốc tế nếu được các quốc gia khác chính thức công nhận  phảnđộng, mâu thuẫn với LQT hiện đại

+ Thuyết tuyên bố: cho rằng tất cả các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể LQT và điều đó đượcxác định thông qua bằng chứng là quốc gia này đã xuất hiện và đang còn tồn tại trên thực tế Việc côngnhận quốc gia mới thành lập không thể tạo ra chủ thể mới của LQT mà chỉ đóng vai trò tuyên nhận sự tồntại trên thực tế của một quốc gia

2/ Các thể loại công nhận quốc gia.

Có n~ thể loại khác nhau như: công nhận các dân tộc đang đấu tranh, công nhận các “chính phủ lưuvong”, công nhận các bên tham chiến, công nhận các bên khởi nghĩa,… Song chủ yếu là:

* Công nhận quốc gia mới thành lập.

Các quốc gia có thể thành lập theo một trong các trường hợp sau:

- Các quốc gia có thể thành lập theo con đường cổ điển, là một tập thể con người có thể thành lập

quốc gia mới một cách hòa bình do sự định cư của họ trên một lãnh thổ vô chủ hoặc trên lãnh thổ chưa cómột tổ chức chính trị phù hợp

- Quốc gia có thể thành lập do kết quả của cách mạng xã hội.

- Quốc gia có thể được thành lập do kết quả hoạt động của các quốc gia đã hoặc đang tồn tại vào thời điểm thành lập đó Trong trường hợp này, quốc gia mới có thể được thành lập theo nhiều phương

thức khác nhau, chẳng hạn sự phân chia một quốc gia đang tồn tại thành hai hoặc nhiều quốc gia độc lập,hay là sự hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập thành một quốc gia mới…

Các quốc gia mới được thành lập theo các trường hợp nói trên không phụ thuộc vào thời gian, địađiểm, các đặc điểm dân cư, lãnh thổ, hình thức nhà nước… là những chủ thể mới của LQT ngay tại thờiđiểm mới được thành lập Sự công nhận quốc gia ở đây chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trườngquốc tế một quốc gia mới mà thôi

Khi công nhận một quốc gia mới thành lập, các quốc gia công nhận chỉ ra rằng thành viên mới đócủa cộng đồng quốc tế là một thực thể có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cở bản theo LQT

Sự công nhận chính phủ mới thường được đặt ra đối với loại chính phủ de facto Xét về phạm vi hoạt động và quyền lực, chính phủ de facto được phần ra làm 2 loại: chính phủ de facto chung cho toàn quốc và chính phủ de facto địa phương.

Chỉ những chính phủ đang thực hiện hiệu quả và độc lập quyền lực của mình trên toàn lãnh thổhoặc trên một phần lớn lãnh thổ quốc gia và được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ mới là đối tượngcủa công nhận quốc tế Ngày nay, LQT thừa nhận nguyên tắc hữu hiệu là cơ sở để công nhận các chính

phủ de facto mới được thành lập Nội dung nguyên tắc hữu hiệu được thể hiện rõ qua các điểm cơ bản

sau:

- Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác ủng hộ;

- Chỉnh phủ mới có đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong một thời gian dài;

- Chính phủ mới có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập

và tự chủ, tự quản lý và điều hành mọi công việc của đất nước

Trang 10

VD: Việt Nam đặt đại sứ quán

* Công nhận de facto: Là công nhận thực tế nhưng ở mức không đầy đủ, hạn chế và trong một

phạm vi không toàn diện

VD:

+ Pháp công nhận VN:

_1955 – 1973: Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa, Pháp có lãnh sự ở Sài Gòn, VNDCCH

có lãnh sự ở Paris  công nhận de jure ở miền Nam, công nhận de facto ở miền Bắc

_Sau 1973: Công nhận de jure: lãnh sự chuyển thành đại sứ quán

+ Anh công nhận CHDCND Trung Hoa:

_1949 – 1951: Anh công nhận Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) theo de jure, đặc đại sứ quán_1959 – 1971: Công nhận CHDCND Trung Hoa bằng việc đặt lãnh sự quán ở London, Bắc Kinh.(do có sự thay đổi đời sống chính trị thế giới, Đài Loan không còn là thành viên thương trực HĐBA LHQ

mà nhường lại cho CHDCND Trung Hoa)

_Sau 1971:

Quan hệ phát sinh giữa quốc gia công nhận và bên được công nhận trên cơ sở công nhận de facto là

n~ quan hệ quá độ tiến lên quan hệ toàn diện giữa các bên khi công nhận de jure Phạm vi quan hệ giữacác bên khi công nhận de facto thường vẫn phải được xác định trên cở sở các ĐƯQT Sự khác nhau giữacông nhận de facto và công nhận de jure chủ yếu về mặt chính trị Động cơ chính trị ở đây của bên côngnhận de facto thể hiện ở thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với quốc gia hoặc chính phủ mớiđược thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong nước cũng như quốc tế

* Công nhân ad hoc: Là hình thức công nhận đặc biệt mà quan hệ giữa các bên chỉ phát sinh trong

một phạm vi nhất định nhằm tiến hành một số công vụ chủ yếu và quan hệ đó sẽ được chấm dứt ngay saukhi hoàn thành công vụ đó

VD: Đối với nước Đức:

_1949 – 1989: CHDC Đức và CHLB Đức tồn tại

_Trước 1971: không công nhận, do nhu cầu xây dựng cầu nối giữa Tây Đức và Đông Đức  côngnhận ad hoc  xây dựng xong, 2 bên trở lại trạng thái ban đầu, không công nhận nhau

Đối với trường hợp Đông Timo: được hưởng quy chế dân tộc đang đấu tranh đòi quyền dân tộc

tự quyết Tuy nhiên, Đông Timo là quốc gia được hình thành bằng con đường công nhận.

4/ Các phương pháp công nhận quốc tế.

* Công nhận minh thị: Là công nhận quốc tế, được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, được

thực hiện bằng một hành vi rõ rệt, cụ thể của quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức

* Công nhận mặc thị: Là công nhận quốc tế, được thể hiện một cách kiến đáo, ngấm ngầm mà bên

được công nhận hoặc các quốc gia và chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập quán nhất định haycác nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên côngnhận

Quốc gia có thể thực hiện sự công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập theo thể thức riêng lẻ,độc lập đối với các quốc gia khác hoặc theo thể thức tập thể trong mối quan hệ hợp tác với các quốc giakhác, trong n~ mức độ và phạm vi khác nhau

5/ Hậu quả pháp lý của công nhận quốc tế.

Sự công nhận quốc tế thực hiện hai chức năng pháp lý phù hợp với việc công nhận Thứ nhất, giảiquyết triệt để vấn đề quy chế pháp lý của đối tượng được công nhận; thứ hai, tạo ra n~ điều kiện thuận lợi

để các bên thiết lập n~ quan hệ nhất định với nhau

Hậu quả pháp lý:

- Công nhân quốc tế chính thức giữa các quốc gia và chính phủ sẽ tạo ra và bảo đảm n~ điều kiệnthuận lợi để thiết lập và phát triển n~ quan hệ bình thường giữa các quốc gia, tạo ra tiền đề để thiết lập n~

Trang 11

quan hệ nhiều mặt ở n~ mức độ khác nhau giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận Cần chú

ý, khi công nhận một chính phủ mới được thành lập theo trường hợp cách mạng xã hội thì quan hệ ngoạigiao đã tồn tại giữa các bên (bên công nhận và bên được công nhận) sẽ được phục hồi chứ không phảithiết lập mới quan hệ đó

- Công nhận de facto sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ lãnh sự.

- Việc ký kết các ĐƯQT hai bên, trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện vọng, ý muốn của cácbên và các quyền và nghĩa vụ đã quy định trong các lĩnh vực cụ thể

- Công nhận quốc tế làm thúc đẩy việc tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổcập, và ngược lại việc không công nhận quốc tế đôi khi lại gây khó khăng cho quốc gia không được côngnhận muốn thực hiện quyền tham gia tổ chức quốc tế (VD: LHQ và chính sách không công nhận quốc tếcủa các nước đế quốc đối với các nước XHCN trước đây và các nước mới giành độc lập)

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia (và chính phủ) mới được công nhận có khả năng thực tế đểbảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ củaquốc gia công nhận

- Tạo cơ sở pháp lý để chứng mình hiệu lực chứng cứ của các văn bản pháp luật do quốc gia mớiđược công nhận ban hành

Câu 8: Định nghĩa và các trường hợp kế thừa quốc gia trong quan hệ quốc tế? Phân tích tính chất, cơ sở phát sinh và cách thức giải quyết trong từng trường hợp kế thừa cụ thể?

1/ Định nghĩa.

Trong hai công ước Viên về quyền thừa kế quốc gia do Ủy ban pháp luật quốc tế của LHQ sơn thảo(Công ước Viên về kế thừa theo ĐƯQT thông qua ngày 22/8/1978, Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ

sơ lưu trữ và công nợ của quốc gia thông qua ngày 7/4/1983) có định nghĩa về kế thừa quốc gia như sau:

Kế thừa quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia ngày cho một quốc gia khác trongviệc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó

Quan hệ kế thừa quốc gia liên quan đến các yếu tố:

- Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia Các quốc gia này được phân ra thành quốc gia để lạiquyền thừa kế và quốc gia có quyền thừa kế

- Đối tượng kế thừa (hay còn gọi là khách thể của sự kế thừa) đó là các quyền và nghĩa vụ quốc tế

Những đối tượng quan trọng nhất ở đây là lãnh thổ, ĐƯQT, tài sản quốc tế, quốc tịch và quy chế thành

viên tại các tổ chức quốc tế.

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kế thừa ở đây là n~ biến cố chính trị lớn lao xảy rahợp với quy luật khách quan của xã hội, thỏa mãn n~ yêu cầu của LQT hiện đại, đặc biệt là nguyên tắcdân tộc tự nguyện

2/ Các trường hợp kế thừa quốc gia.

* Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội.

Quốc gia dưới góc độ chủ thể của LQT là một đơn vị lãnh thổ - dân cư kết hợp với một cơ cấuchính trị - giai cấp nhất định Cách mạng xã hội tại các nước vốn không phải là thuộc địa thường giữ lạiđược đơn vị lãnh thổ - dân cư đó và n~ đặc tính giai cấp của một kiểu quốc gia khác với quốc gia đã tồntại trước CM

Sau CMXH, một bộ phận cấu thành quan trọng quốc gia – đơn vị lãnh thổ - dân cư không thay đổi,cho nên khó có thể nói CMXH làm xuất hiện một chủ thể hoàn toàn mới của LQT Tuy nhiên, quốc giasau CMXH vẫn được coi là chủ thể mới của LQT

Vấn đề kế thừa và quyền kế thừa của quốc gia sau CMXH được giải quyết rất khác nhau Việc giảiquyết các vấn đề đó thường phụ thuộc vào n~ điều kiện lịch sử cụ thể

+ Xét về mặt lãnh thổ, tài sản quốc gia mới kế thừa toàn bộ của quốc gia cũ, quốc tịch của công

dân không thay đổi

+ Xét về ĐƯQT và quy chế thành viên, cách mạng xã hội cho ra đời quốc gia mới là chủ thể của

LQT khác về chất so với chủ thể cũ Bởi quốc gia mới với thiết chế chính trị mới lên cầm quyền khác vớithiết chế chính trị cũ về đường lối, chính sách đối nội đối ngoại và mong muốn làm cho quốc gia mình sẽphát triển, tiến bộ nên quốc gia đó không có nghĩa vụ phải công nhận n~ quyền và nghĩa vụ của quốc gia

cũ gây cản trở cho sự phát triển của quốc gia của mình, đồng thời có quyền quyết định việc quốc gia đó

có tiếp tục là thành viên của tổ chức quốc tế nào đó nữa hay không hoặc có tiếp tục tham gia điều ước hay

Trang 12

không mà không phải chịu sự ràng buộc của các chủ thể còn lại khi không ảnh hưởng lớn đến lợi ích củacác chủ thể đó.

Về nguyên tắc quốc gia kế thừa vẫn là thành viên của các tổ chức quốc tế, Điều ước quốc tế liênquan đến biên giới lãnh thổ vẫn phải áp dụng Các điều ước khác thì quốc gia kế thừa có thể thỏa thuận ápdụng

VD: trước đây, trong việc giải quyết vấn đề kế thừa, Nhà nước Xô viết đã kiên quyết đoạn tuyệt

với tất cả n~ quyền và nghĩa vụ mâu thuẫn với bản chất của giai cấp của nhà nước kiểu mới Chính phủNga Xô Viết đã hủy bỏ các món nợ do Chính phủ Sa hoàng vay nước ngoài, bãi bỏ quyền tài phán lãnh sự

ở các nước phương Đông, hủy bỏ các ĐƯQT nô dịch, bất bình đẳng,… Trong khi đó, chính phủ Nga xôviết lại tôn trọng tất cả các quy định trong các ĐƯ về biên giới, các công ước nhân đạo, Công ước toànthế giới về thư tín, viễn thông năm 1874 và tất cả n~ gì phát sinh từ quan hệ “láng giềng thân thiện” komâu thuẫn với ý thức pháp luật “của nền dân chủ nói chung và của quần chúng nhân dân lao động nóiriêng”

Nhà nước xô viết đã tuyên bố kế thừa tất yếu của mình đối với tất cả tài sản của nước Nga cũ,không kể tài sản đó đang ở tại đâu và kế thừa tất cả n~ thành quả lao động của nhân dân nước mình làmra

Sau này, khi Liên Xô cũ tan rã, vấn đề kế thừa trong thực tế đã được giải quyết trên cở sở của Hiệpước thành lập SNG (8/12/1991) với việc bảo đảm cho các quốc gia độc lập – thành viên SNG quyền kếthừa các nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh từ các ĐƯ và các cam kết quốc tế mà Liên xô cũ là thành viên.Tuy nhiên, ko phải tất cả các quốc gia thành viên SNG tự động trở thành thành viên của tất cả các ĐƯQT

mà Liên Xô cũ để lại Mỗi quốc gia của SNG với tư cách là chủ thể kế thừa của Liên xô cũ có quyền thểhiện sự chấp nhận hoặc ko chấp nhận đối với các nghĩa vụ phát sinh từ các ĐƯQT mà Liên x cũ đã làthành viên dành cho

Riêng về phía Liên bang Nga, bộ ngoại giao Liên bang đã gửi công hàm cho tất cả các cơ quan đạidiện ngoại giao của Liên bang Nga ở nước ngoài ngày 13/1/1992, trong đó tuyên bố rõ, Liên bang Ngantiếp tục hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ phát sinh từ các ĐƯQT hiện hành thay thế Liên xô cũ, Liênbang Nga tiếp tục hưởng quy chế thành viên của Liên xô cũ tại LHQ, kể các quy chế thành viên HĐBA

và các tổ chức quốc tế khác Đổi lại, Liên bang Nga sẽ phải gánh chịu phần lớn nghĩa vụ của Liên xô cũ,bao gồm cả n~ nghĩa vụ về tài chính mà Liên xô cũ để lại

Một ví dụ khác sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, tháng 8/1919, Chính phủ Xô viết đã

gửi cho nhân dân Mông Cổ và Chính phủ Ngoại Mông một bức công hàm với nội dung: “Chính phủ Xô

viết một lần nữa trịnh trọng tuyên bố rằng: nhân dân Nga từ bỏ mọi hiệp ước mà Nga hoàng trước đây đã

ký kết với chính phủ Nhật và Trung Hoa về Mông Cổ Mông Cổ ngày nay là một nước độc lập Đối vớibọn cố vấn, bọn lãnh sự của Nga hoàng, bọn tài phiệt Nga, phải đuổi cổ chúng ra khỏi đất Mông Cổ Mọiquyền bính ở Mông Cổ đều phải thuộc về tay nhân dân Mông Cổ Không một nước ngoài nào được canthiệp vào nội trị của Mông Cổ Hiệp ước Nga - Mông năm 1913 đã bị thủ tiêu Mông Cổ, một quốc giađộc lập, có quyền ngoại giao trực tiếp với tất cả các nước khác, không cần có sự đỡ đầu hay trung giannào của Bắc Kinh hay Pêtơrơgrát.”

* Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc.

+ Quốc gia để lại quyền kế thừa đã bóc lột và đàn áp nhân dân ở nước mới độc lập trong nhiều nămnhưng cuối cùng nhân dân ở thuộc địa này đã giành được độc lập và thành lập một quốc gia độc lập, chủquyền, địa vị pháp lý quốc tế bình đẳng với quốc gia đã để lại quyền kế thừa

+ Theo LQT hiện đại, các quốc gia mới giành được độc lập thống nhất không nhất thiết phải tôntrọng các ĐƯQT trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh thổ của quốc gia mới đó

Trong một số trường hợp khác, quốc gia mới thành lập ký kết n~ ĐƯQT đặc biệt với quốc gia để lạiquyền kế thừa để giải quyết vấn đề cụ thể nói trên Trong nhiều ĐƯ loại này có ghi nhận việc quốc gia

Trang 13

mới thành lập sẽ kế thừa tất cả n~ ĐƯ còn hiệu lực thi hành do quốc gia để lại quyền kế thừa đã ký kếtvới nước khác về lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc đó.

+ Vấn đề kế thừa tài sản quốc gia có tại lãnh thổ vốn là thuộc địa cũng được LQT hiện đại điềuchỉnh Để giải quyết thỏa đáng vấn đề này phải chú ý đến tác hại của sự bóc lột thuộc địa do quốc gia đểlại quyền kế thừa đối với nền kinh tế của nước mới giành được độc lập Ở đây ko chỉ đơn thuần là kế thừachính đáng của quốc gia mới được thành lập đối với n~ tài sản quốc gia có tại lãnh thổ mới giành đượcđộc lập mà vấn đề là phải làm sao để buộc quốc gia thựa dân trao trả và bồi thường n~ tài sản mà chúng

đã cướp đi hoặc chiếm giữa do kết quả bóc lột lao động nhân dân thuộc địa

+ Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế LQT hiện đại chưa có n~ quy phạmgiải quyết vấn đề kế thừa quy chế thành viên của quốc gia mới thoát khỏi ách thực dân và lệ thuộc Thựctiễn của LHQ đã giải quyết vấn đề kế thừa đó bằng cách kết nạp quốc gia mới giành được độc lập vào tổchức của mình

VD: thực tiễn VN về vấn đề kế thừa sau khi giải phóng miền Nam VN:

Ngay sau ngày miền Nam được giải phóng hoàn toàn (30/4/1975), Chỉnh phủ CM lâm thờiCHMNVN đã ban hành nhiều văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề kế thừa quốc gia Chẳng hạn,trong Tuyên bố ngày 30/4/1975 của Bộ ngoại giao CHMNVN về quyền thu hồi tài sản của nhân dân miền

Nam ở nước ngoài: “Bộ ngoại giao CHMNVN tuyên bố tất cả tài sản ở miền Nam VN cũng như ở nước ngoài, n~ BĐS và ĐS, tiền tệ, Au, Ag, các phương tiện giao thông… trước thuộc chính quyền Sài Gòn từ ngay thuộc về nhân dân miền Nam VN và chính phủ CM lâm thời CHMNVN được pháp luật quốc tế công nhận” Trong Tuyên bố ngày 1/5/1975 về vấn đề các cơ quan đại diện của Chính quyền Sài Gòn cũ ở nước ngoài, Bộ ngoại giao CHMNVN có ghi rõ: “Toàn bộ tài sản của cơ quan đó, kể cả hồ sơ, tư liệu, tài khoản ở ngân hàng, nhà cửa, phương tiện vận chuyển,… là tài sản của nhân dân miền Nam VN Chính phủ CM lâm thời CHMNVN quản lý tất cả hồ sơ, tư liệu và tài sản đó”.

* Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang khi thay đổi lớn về lãnh thổ quốc gia.

# Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang.

- Vấn đề kế thừa ĐƯQT:

Khi hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập vào một quốc gia liên bang thì tất của các ĐƯQT docác quốc gia độc lập đã ký kết với nước ngoài đang có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực tại lãnh thổ liênbang N~ ĐƯ mẫu thuẫn với mục đích và nguyên tắc cơ bản của quốc gia liên bang hoặc khi có điều kiện

để thực hiện ĐƯ đã ký kết thay đổi hoàn toàn do kết quả của việc hợp nhất hay kết quả của n~ hoàn cảnhkhách quan ngoài ý muốn của các bên thì các ĐƯ nói trên chỉ có hiệu lực trong phạm vi phần lãnh thổcủa quốc gia tham gia ĐƯ (chủ thể của liên bang), tức quốc gia để lại quyền kế thừa nhưng cũng khôngloại trừ trường hợp ĐƯ nói trên được thi hành trên toàn lãnh thổ liên bang mới nếu các chủ thể của liênbang đồng ý chấp thuận trường hợp đó

Trong trường hợp ĐƯQT nhiều bên chưa có hiệu lực vào thời điểm kế thừa thì quốc gia có quyền

kế thừa có thể thiết lập cho mình một quy chế quốc gia ký kết ĐƯQT nhiều bên nói trên nếu vào thờiđiểm kế thừa có ít nhất một quốc gia để lại quyền kế thừa (chủ thể của liên bang mới) ký kết ĐƯQT đó.Các trường hợp kế thừa ĐƯ khi hợp nhất và giải thể các quốc gia trong phần IV Công ước Viên1978:

+ Khi một quốc gia liên bang bị giải thể ra nhiều phần mà mỗi phần đó lại trở thành một quốc giađộc lập thì n~ ĐƯQT do quốc gia liên bang ký kết với nước ngoài, nếu chúng đang có hiệu lực và nếu cácquốc gia thỏa thuận như vậy vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với các quốc gia có quyền thừa kế ĐƯnói trên

Trong trường hợp thành lập một quốc gia độc lập trên một phần lãnh thổ của quốc gia có quyền kếthừa trước đây vốn là chủ thể của quốc gia liên bang bị giải thể thì các ĐƯQT do quốc gia liên bang cũngnhư quốc gia có quyền kế thừa ký kết với nước ngoài chưa hết hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hànhđối với quốc gia mới thành lập

Ngoại lệ chung cho cả 2 trường hợp trên là các ĐƯQT mâu thuẫn với mục đích và nguyên tắc cơbản của quốc gia mới thành lập hoặc n~ điều kiện, hoàn cảnh cần thiết để các ĐƯQT nói trên có hiệu lực

đã thay đổi hoàn toàn

+ Đối với vấn đề kế thừa tài sản trong trường hợp hợp nhất hai hoặc nhiều quốc gia độc lập vào mộtquốc gia liên bang thì quốc gia mới có quyền kế thừa tất cả tài sản của quốc gia thành viên liên bang

Trang 14

Trong trường hợp giải thể quốc gia liên bang ra thành các quốc gia độc lập thì các quốc gia mới đómới có quyền kế thừa theo n~ tỷ lệ thích hợp phần tài sản của quốc gia liên bang Thông thường, các vấn

đề cụ thể trong giải quyết khối tài sản của quốc gia liên bang phải được đặt ra tại hội nghị các quốc giathành viên liên bang và phải được ấn định rõ trong văn kiện chính thức giữa các quốc gia thành viên liênbang trên cơ sở có cân nhắc tỷ lệ dân cư, hoàn cảnh địa lý, điều kiện phát triển kinh tế và một số cơ sởkhác

- Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế:

Được giải quyết theo nhiều cách khác nhau Thực tế trong n~ năm gần đây, khẳng định rằng quốcgia mới thành lập do hợp nhất hoặc giải thể có quyền kế thừa quy chế thành viên của quốc gia để lạiquyền kế thừa tại tổ chức quốc tế

VD: trường hợp giải quyết kế thừa của một số quốc gia sau sự kiện sáp nhập hoặc tách khỏi quốcgia liên bang như trường hợp Séc và Slovakia kế thừa Tiệp Khắc; công hòa hồi giáo Iêmen kế thừa BắcIêmen (Cộng hòa hồi giáo Iêmen) và Nam Iêmen (Cộng hòa dân chủ Iêmen); Cộng hòa liên bang Đức kếthừa Cộng hòa dân chủ Đức…

VD: Điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa kỳ, một Cộng hòa lập hiến liênbang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang Quốc gia này được thành lập ban đầu với 13 thuộc địacủa vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểuquốc”, cả 13 cựu thuộc địa đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776 và sau đó là sự chấp thuận

“Những điều khoản liên hiệp với điều khoản đầu tiên được phát biểu “Tên gọi Liên bang này sẽ là Hợpchủng quốc Hoa Kỳ” Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được quachiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại Lãnh thổ của Hoa Kỳ là do kế thừa lại toàn bộ lãnh thổcủa 13 cựu thuộc địa trước đây và các tiểu bang con lại Người dân Hoa Kỳ có 2 quốc tịch là 1 quốc tịchcủa bang và 1 quốc tịch của liên bang Hội nghị liên bang quyết định sử dụng bản hiến pháp Hoa Kỳ hiệntại vào 17/9/1789 Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa trở thành mộtphần của một nước cộng hòa duy nhất

Tương tự như Hoa kỳ thì các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được thành lập gồm Adu Dhabi,Dubai, Shariah, Umm Al-Qaiwam, Aiman và Fuiairah vào 2/2/1971 Đến 2/1972, Ras Al-Khaimah gianhập nhà nước liên bang này

# Kế thừa quốc gia trong trường hợp có thay đổi lớn về lãnh thổ.

Khi có thay đổi lớn về lãnh thổ phù hợp với LQT hiện đại hoặc khi chuyển nhượng một phần lãnhthổ hay sáp nhập phần lãnh thổ của một quốc gia này vào lãnh thổ của quốc gia khác theo các ĐƯQT vềchuyển nhượng hay sáp nhập cụ thể, người ta thường áp dụng nguyên tắc di chuyển đường quốc giới theothỏa thuận giữa các bên liên quan Nội dung của nguyên tắc:

- Các ĐƯQT của quốc gia để lại quyền kế thừa mất hiệu lực thi hành tại lãnh thổ này từ thời điểmchuyển giao lãnh thổ đố cho quốc gia khác

- Các ĐƯQT của quốc gia có quyền kế thừa sẽ có được hiệu lực thi hành tại lãnh thổ Điều ngoại lệ

ở đây có thể là ĐƯQT của quốc gia có quyền thừa kế mâu thuẫn với mục đích thay đổi lãnh thổ hay tráivới chính sách của quốc gia để lại quyền thừa kế hoặc khi phạm vi cam kết theo các ĐƯQT hay các đkiệncần thiết để thực hiện các ĐƯ đó đã thay đổi hoàn toàn

 Tuy nhiên, Điều 13 Công ước Viên 1978 quy định những ĐƯQT đối với quốc gia thứ 3 có liên quan đến biên giới giữa các nước vẫn có hiệu lực Tức là các ĐƯQT liên quan đến biên giới của lãnh thổ được chuyển giao cho quốc gia khác vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với quốc gia – bên tham gia

ĐƯ cụ thể đó nhưng không tham gia quan hệ kế thừa trong trường hợp này.

Tất cả n~ vấn đề còn lại có liên quan đến quyền kế thừa và được phát sinh khi chuyển giao lãnh thổđược giải quyết thông qua việc ký kết n~ ĐƯQT cụ thể về các vấn đề đó giữa các bên hữu quan

VD: Cụ thể cho trường hợp sáp nhập là Cộng hòa Liên bang Đức Theo điều 20 của Hiến pháp

Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia dân chủ, xã hội và có pháp quyền Nước Đức có 16bang Nước Đức ngày nay vốn là sáp nhập của Cộng hòa Dân chủ Đức với Cộng hòa liên bang Đức.Ngày 23/8/2989 Quốc hội Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ của quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thốngpháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày 3/10/1990 Trước đó Cộng hòa Liên bang là thành viêncủa Hội đồng Châu Âu từ năm 1950, tham gia Hiệp ước Roma năm 1957 và là thành viê của khối NATO

từ năm 1955 Vậy khi sáp nhập vào Tây Đức thi Đông Đức mặc nhiên tham gia vào các tổ chức này vàcũng không có quyền tham gia hay không

Trang 15

Trường hợp tách khỏi quốc gia: Khi tách khỏi Indonêxia năm 2002, lãnh thổ của Đông-Ti-Mo bao

gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor và hai đảo nhỏ phụ cận là Cam Binh vàGiaCô Sau khi tuyên bố độc lập ngày 20/05/2002, nước Cộng hòa Dân chủ ĐôngTimor đã chính thức trởthành thành viên thứ 191 của Liên Hiệp quốc ngày 27/09/2002, thành viên thứ 84 của IMF và WB, thànhviên thứ 61 của ADB và đang vận động xin gia nhập ASEAN vào năm 2012 Hiện ĐôngTimor đã thiếtlập quan hệ ngoại giao với hơn 90 nước và có 15 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài

Trường hợp chia quốc gia: Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc, Ai Cập

Định nghĩa khác: QPPLQT là n~ quy tắc xử sự được các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên,chúng có hiệu lực pháp luật ràng buộc các chủ thể trong việc hưởng quyền pháp lý quốc tế và gánh vácnghĩa vụ pháp lý quốc tế cũng như chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi vi phạm của mìnhgây ra khi các chủ thể này tham gia quan hệ pháp lý quốc tế

VD: Công ước Chicago 1944 về hàng không dân dụng quốc tế

- VN gia nhập CƯ này vào năm 1980

 Quyền: Theo Điều 1: Mỗi quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt trong vùng trời củamình  VN có quyền tuyên bố có chủ quyền trong vùng trời, cho phép máy bay nước ngoài bay vào, bayra

 Nghĩa vụ: xin phép các nước nếu muốn bay vào lãnh thổ của quốc gia khác

 Trách nhiệm: nếu xảy ra tài sản hàng không thì phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong điềuphối hàng không

2/ Phân loại.

* Dựa vào số lượng chủ thể xây dựng nên quy phạm.

- Quy phạm song phương: Hiệp định VN – Hoa Kỳ

- Quy phạm đa phương:

+ Khu vực: Hiến chương ASEAN

+ Toàn cầu: Hiến chương LHQ

* Dựa vào hình thức ghi nhận.

- QP ĐƯQT (QP thành văn): chứa đựng ĐƯQT.

- QP TQQT (QP bất thành văn): quy tắc xử sự lưu truyền trong cộng đồng quốc tế.

* Dựa vào giá trị hiệu lực pháp lý.

- QP mệnh lệnh chung (QP jus cogens):

+ Là QP có giá trị ràng buộc đối với tất cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế

+ Là QP được xác định là thước đo giá trị pháp lý của các QPPLQT khác, nếu 1 QP được xây dựng

mà trái với QP mệnh lệnh thì sẽ bị vô hiệu

+ Hành vi vi phạm QP mệnh lệnh được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng pl quốc tế và phải gánhchịu các biện pháp trừng phạt quốc tế

VD: 7 nguyên tắc cơ bản của LQT; QP liên quan đến vấn đề nhân quyền như: ngăn cấm hành vidiệt chủng, ngăn cấm hành vi phân biệt chủng tộc,…; “Tội tác diệt chủng là tội ác quốc tế phải bị trừngphạt bởi pháp luật quốc tế”, “Tội ác chiến tranh là tội ác quốc tế và phải bị trừng phạt với pl quốc tế”,…

Trang 16

 Khẳng định: QP jus cogens loại bỏ ĐƯQT trong trường hợp có nội dung khác nhau về cùng một vấn đề là đúng.

- QP tùy nghi.

+ Là QP cho phép các chủ thể có thể lựa chọn hành vi xử sự phù hợp trong khuôn khổ pl cho phép.+ Chủ thể PL quốc tế có thể thỏa thuận để XD 1 quy phạm có thể khác với quy phạm tùy nghi đãhình thành

VD: quy định “tàu thuyền nước ngoài muốn vào vùng nội thủy của quốc gia ven biển phải xin phép”; “quốc gia ven biển tự xác định chiều rộng của lãnh hải nhưng không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở”.

A cho B thuê 1 vùng lãnh thổ làm bàn đạp tấn công C  QP này bị vô hiệu vì vi phạm QP mệnhlệnh “không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…”

VN và một số quốc gia khác thỏa thuận: tàu thuyền các quốc gia có thể vào vùng nội thủy của VN

mà k phải xin phép

Câu 10: Phân biệt quy phạm mệnh lệnh và QP tùy nghi?

Số

Lớn hơn, vì bản chất của LQT làthoả thuận trên cơ sở lợi ích riêng

Hậu

quả plý khi có

hành vi vi

phạm

Đều phải chịu TNPL, hình thức

và mức độ nghiêm trong, nặng hơn

Cũng phải chịu TNPL nhưnghthức và mức độ nhẹ hơn

Phạm vi

tác động

Mọi chủ thể của LQT, mọi quan

hệ LQTMọi lĩnh vực hợp tác của các

chủ thể

Có thể chỉ trong nhóm các chủthể tham gia vào xây dựng quy phạm

Giá trị

pháp lý

Có giá trị ràng buộc đối với tất

cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế

Là thước đo giá trị pháp lý củacác quy phạm PL quốc tế

Ko có gtrị quy định hlực và tínhhợp pháp của QP khác, và phải có nộidung ko trái QP mệnh lệnh

Quá

trính thực

hiên, thay đổi

QP

Khó hơn, chỉ có thể thay đổi khi

có sự đồng ý thoả thuận của tất cả cácquốc gia trg quan hệ quốc tế Theo 2cách: ĐUQT thông qua thỏa thuận,

biểu quyết

Tập quán QTế: thay đổi dần từ

từ

Chỉ thay đổi khi có biển cố xảy

ra trong tương quan quan hệ QT VD:

khi CNXH ra đời, thay đổi tươngquan quan hệ QT 5 ngtăc LQT mới

ra đời

Dễ hơn, chỉ cần có sự thoả thuậnlại của các quốc gia tham gia xây dựng

QP

Câu 11: Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm chính trị? Phân biệt?

1/ Quy phạm pháp luật quốc tế (câu 10)

2/ Quy phạm chính trị.

* KN: Là quy phạm được hình thành thông qua thỏa thuận của các chủ thể LQT, hoặc trong camkết, tuyên bố của một quốc gia, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và tận tâm, thiện chí đểthực hiện cam kết về chính trị đối với mục tiêu đã đặt ra

* Quy phạm chính trị thường được ghi nhận trong các tuyên bố, văn kiện chính trị của Hội nghịquốc tế hoặc tổ chức quốc tế hoặc sau mỗi chuyến viếng thăm quốc tế QP chính trị không có hiệu lực

Trang 17

pháp luật ràng buộc các chủ thể tham gia Tuy nhiên chúng là cơ sở quan trọng để các chủ thể này xâydựng các QPPLQT tương xứng.

* Để xem xét xem quy phạm là ĐƯQT hay quy phạm chính trị dựa vào tiêu chí sau:

- Bối cảnh diễn ra Hội nghị khi các quốc gia đưa ra tuyên bố

- Ý chí của các chủ thể tham gia  quy phạm CT thì chủ thể chỉ đưa ra chiến lược, phương hướnghoạt động hay quy định n~ vấn đề cụ thể

VD: + ASEAN và Trung Quốc đưa ra Tuyên bố DOC – Tuyên bố bộ quy tắc ứng xử biển Đông các QP trong Tuyên bố này là QP chính trị:

Trong Tuyên bố có QP: Các quốc gia cam kết không tiến hành các hoạt động làm xấu đi hiện trạngvốn có ở khu vực biển Đông  k có giá trị pháp lý bắt buộc mà chỉ ràng buộc về mặt chính trị đối với cácbên, nên trong giai đoạn gần đây Trung Quốc có n~ hành động gây tranh chấp với các quốc gia ASENA

về chủ quyền các vùng biển trên biển Đông đặc biệt là chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.+ Hội nghị các quốc gia phát triển về vấn đề kinh tế G8, G7, G20: các quốc gia thường chỉ nhằmđưa ra tuyên bố chính trị, trong đó đề ra chiến lược, phương hướng hoạt động về vấn đề kinh tế, khái quátchung tình hình,…

Là quy phạm được hình thànhthông qua thỏa thuận của các chủ thểLQT, hoặc trong cam kết, tuyên bố củamột quốc gia, dựa trên nguyên tắc bìnhđẳng, tin cậy lẫn nhau và tận tâm, thiệnchí để thực hiện cam kết về chính trịđối với mục tiêu đã đặt ra

Tính

ràng buộc về

mặt pháp lý

Có sự ràng buộc về mặt pháp lýđối với các bên  có giá trị bắt buộcphải thực hiện

Không có giá trị bắt buộc phảithực hiện

Việc thực hiện mang tính “năngđộng, mềm dẻo”

Hệ quả

pháp lý

Tạo ra quyền và nghĩa vụ đốivới các bên

Không tạo ra quyền và nghĩa vụ

mà chủ yếu là phương hướng, chiếnlược chung…

Trách

nhiệm pháp

Được đặt ra khi các bên có hành

vi vi phạm QP mà chỉ ảnh hưởng đến vị trí, vai trò,Không đặt ra trách nhiệm pháp lý

quan hệ giữa các quốc gia

- Ý thức tuân thủ LQT của cácchủ thể

- Nguyên tắc Pacta suntservanda

- Bằng sức mạnh của dư luậntiến bộ trên thế giới

 Nguyên tắc mang tính pháplý

- Nguyên tắc bình đẳng, tin cậylẫn nhau

- Nguyên tắc tận tâm, thiện chíthực hiện mục tiêu đã đặt ra

- Nguyên tắc có đi có lại

 Nguyên tắc mang tính chínhtrị

Hình

thức thể hiện

hoặc các văn kiện của Hội nghị và tổchức quốc tế

Trang 18

Câu 12: Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm đạo đức?

- Đạo đức trong khuôn khổ một chế độ xã hội là n~ quy tắc xử sự và n~ chuẩn mực xã hội đượchình thành trên cơ sở n~ quan niệm của cộng đồng người về cái thiện, cái ác, sự công bằng Trong khuônkhổ của cộng đồng quốc tế đó là các nguyên tắc hay quy phạm được toàn thể nhân loại công nhận về cách

xử sự công bằng, hợp lý cần phải thực hiện của mỗi quốc gia

- Giữa quy phạm đạo đức và QPPLQT có sự tác động qua lại thường xuyên Trong đời sống sinhhoạt quốc tế nhiều trường hợp có sự phù hợp giữa quy phạm đạo đức và quy phạm LQT nên quy phạmđạo đức có ý nghĩa là xuất phát điểm để hình thành quy phạm LQT VD: đạo lý coi trọng hòa bình trởthành QP jus cogens của LQT

- Tuy nhiên, bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy phạm cùng tồn tại trong hệ thống quốc tếhiện nay là phải luôn được xem xét trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia, với sự tôn trọng đúng đắnlợi ích cộng đồng và tận tâm, thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế theo các chuẩn mực của LQT

Câu 13: Các giai đoạn phát triển của LQT?

1/ Luật quốc tế cổ đại.

Được hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà và Ai Cập (khoảng cuối thể kỷ 40 đầu thế kỷ 30tr.CN), rồi sau đó là một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây (Hy Lạp, La Mã,…)Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trởbởi các điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên LQT thời kỳ này mang tính khu vực khépkín, với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến tranh và ngoại giao Bên cạnh đó còn có một sốquy định của Luật nhân đạo (trong Đạo luật Manu của Ấn Độ cổ đại) như quy định cấm dùng vũ khí tẩmthuốc độc, vũ khi gây đau đớn quá mức cho đối phương Thời kỳ này chưa hình thành ngành khoa họcpháp lý quốc tế

2/ Luật quốc tế trung đại.

Thời kỳ này, LQT có n~ bước phát triển với sự xuất hiện của các QP và chế định về Luật biển, vềquyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của quốc gia tạiquốc gia khác Do kinh tế phát triển nên các quan hệ quốc tế của quốc gia đã vượt khỏi phạm vi khu vực,mang tính liên khu vực, liên quốc gia Bắt đầu hình thành một số trung tâm LQT (Tây Âu, Nga, Ấn Độ,Trung Hoa…) và khoa học LQT thế kỷ XVI

3/ Luật quốc tế cận đại.

Hình thành các nguyên tắc mới của LQT như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, ko can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau

LQT phát triển trên cả 2 phương diện: Luật thực định (với sự xuất hiện các chế định về công nhận,

kế thừa quốc gia,…) và Khoa học pháp lý quốc tế (với sự tiến bộ, phong phú của các QP, các ngành luậtcũng như kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp của nội dung các quy định của LQT trước n~ thay đổi về cơ cấu

xã hội cũng như phát triển đa dạng của quan hệ quốc tế)

Sự ra đời của các tổ chức quốc tế đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế củacác quốc gia

Mặt hạn chế là vẫn tồn tại n~ học thuyết, n~ quy chế pháp lý phản động, bất bình đẳng trong quan

hệ quốc tế như chế độ tô giới, bảo hộ, thuộc địa…

4/ Luật quốc tế hiện đại.

Một loạt các nguyên tắc tiến bộ được ghi nhận trong nội dung của LQT như các nguyên tắc Cấmdùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hòa bình giải quyết các tranhchấp quốc tế…

Quan hệ pl quốc tế nói riêng cũng như LQT nói chung gắn với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa,đưa các quốc gia một mặt xích lại gần nhau theo hướng gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc giahay các vùng lãnh thổ, mặt khác cũng làm tăng lên tính cạnh tranh trong phát triển kinh tế, xã hội ở n~khuôn khổ và cấp độ khác nhau Xu thể đó xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như sự phát triển vượt bậccủa lực lượng sx thế giới, nhu cầu tất yếu của việc thống nhất thị trường khu vực và toàn cầu do sự pháttriển của kinh tế thị trường; sự gia tăng của các vấn đề quốc tế trong bối cảnh hòa bình, hợp tác, pháttriển; sự tác động có tính thường xuyên quốc gia của các công ty quốc gia đối với nền kinh tế thế giới và

Trang 19

vai trò của các thể chế quốc tế cũng như quốc gia đối với sự chuyển đổi chính sách kinh tế, xã hội tại mỗiquốc gia.

Toàn cầu hóa làm thay đổi, phát triển và ngày càng hoàn thiện LQT hiện đại

Toàn cầu hóa tác động đến tương quan các quan hệ quốc tế, làm thay đổi sâu sắc, toàn diện chúngtrên bình diện toàn cầu và cũng làm thay đổi diện mạo từng quốc gia TCH đã dẫn đến sự hình thành củacác thể chế kinh tế quốc tế mới, hoạt động của các thể chế này có tác động làm thay đổi về cơ cấu kinh tế,

xã hội và hệ thống pháp luật trong nước của quốc gia thành viên

Hệ thống các cam kết quốc tế hình thành trong khuôn khổ các thể chế kinh tế quốc tế toàn cầu vàkhu vực hiện nay cũng đang trở thành công cụ pháp lý phổ biến để điều tiết quan hệ đó

Hệ thống các quy phạm của một số ngành luật (Luật kinh tế quốc tế, Luật môi trường quốc tế, Luậtquốc tế về quyền con người…) được củng cố

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng tổ chức quốc tế các loại có ý nghĩa tạo thuận lợi và cơ hội choquan hệ hợp tác giữa các quốc gia phát triển về mọi lĩnh vực

 LQT ngày càng có sự hoàn thiện, mới mẻ, đa dạng, phong phú về cả nội dung, hình thức tồn tại

và cách thức tác động

Câu 14: Mối quan hệ giữa Luật quốc gia và Luật quốc tế?

1/ Các học thuyết.

- Quan điểm nhất nguyên: coi LQT và LQG là 2 bộ phận của hệ thống pl chung

- Quan điểm nhị nguyên: LQT và LQG là 2 hệ thống pl khác nhau

2/ Cơ sở hình thành mối quan hệ và cơ sở thực tiễn của các cơ sở hình thành.

Mối quan hệ giữa LQT và LQG thực sự tồn tại trên thức tế Điều này được khẳng định dựa trên sựtốn tại của 3 cơ sở sau:

- QG vừa là chủ thể xây dựng và thực thi LQT cũng như LQG: thực tế, LQT xây dựng trên nguyêntắc thỏa thuận và bình đẳng giữa các quốc gia, do đó, ĐƯQT đã xây dựng thì phải thực thi bởi đó chính

do quốc gia đặt ra

- QG vừa là chủ thể xây dựng và thực thi chính sách đối nội và đối ngoại của mình: Gia nhập LQTđòi hỏi QG phải mở cửa, điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại để phù hợp với LQT

- Các QG phải tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc tận thâm, thiện chí thực hiện các cam kết QT(nguyên tắc Pacta sunt servanda): LQG phải sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với LQT; việc gianhập LQG làm cho LQG phát triển và hoàn thiện để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc

Sự móc nối của 3 cơ sở: một QG không thể tồn tại độc lập, chỉ thực hiện đối nội  đối ngoại là cầnthiết, do đó QG phải thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp để quan hệ với các quốc gia khác 

QG vừa xây dựng vừa thực thi LQT, và phải sửa đổi, hoàn thiện pháp luật quốc gia để phù hợp với LQT

3/ Tính chất và nội dung của mối quan hệ.

- Mối quan hệ giữa LQT và LQG là mối quan hệ biện chứng, giữa chúng có sự tác động và ảnhhưởng lẫn nhau, góp phần cùng nhau hình thành và phát triển Mỗi quan hệ này có các nội dung sau:+ LQG có ảnh hưởng tác động quyết định đến sự hình thành và phát triển của LQT

+ LQT có ảnh hưởng người trở lại đối với LQG, góp phần hoàn thiện và hoàn chỉnh LQG, nhất làLQG của các nước đang chậm – kém phát triển Tính chất tác động này được đánh giá bằng thực tiễn thựcthi nghĩa vụ thành viên ĐƯQT, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở n~ hoạt động cụ thể, chẳng hạnnhư nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của LQG cho phù hợp với n~ cam kết quốc tế củachính QG đó

VD: + các văn bản quốc gia góp phần định hình các văn bản pháp luật quốc tế, nhất là thuộc lĩnhvực dân sự

Vấn đề quyền con người: LQG ra đời đầu tiên: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền sau CMTSPháp 1779; Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; quyền công dân của Anh cuối thế kỷ 18  mỗi quốc giaquy định quyền con người khác nhau do điều kiện kinh tế, dân cư,…

 ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, cần soạn thảo văn bản về vấn đề này để đảm bảo không có tranhchấp, đảm bảo quyền con người, chuẩn mực về quyền con người

 1966: Công ước về quyền dân sự chính trị; Công ước về quyền văn hóa – kinh tế - xã hội Sau

đó, có 20 Công ước quốc tế về quyền con người

Trang 20

+ Năm 1989, VN tham gia Công ước về quyền trẻ em Để đảm bảo thực thi công ước này VN phải

ra văn bản quốc gia  ban hành Luật chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em VN 1992

+ Luật hình sự quốc tế: giảm án tử hình, các ĐƯQT về trừng trị tội phạm quy định số lượng tộidanh bị khép án tử hình giảm  VN cũng giảm số tội danh áp dụng hình phạt tử hình (các tội liên quanđến ma túy từ hơn 20 tội tử hình giảm 13 tội)

4/ Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa LQT và LQG.

- ĐƯQT có phạm vi điều chỉnh riêng  LQT không thể thay thế hoàn toàn LQG

VD: quy định về thuế nhập khẩu ô tô chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên

- LQT có giá trị ưu tiên thi hành hơn so với LQG

VD: VN quy định: trong trường hợp ĐƯQT hoặc cam kết quốc tế mà VN tham gia có quy địnhkhác thì ưu tiên áp dụng

Liên bang Nga: ĐƯQT là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia, có giá trị ưu tiên thực hiện

Câu 15: So sánh LQT và LQG?

* Giống nhau:

- Đều do chủ thể trước tiên và chủ yếu là quốc gia xây dựng và thực thi

- Nguồn: QP thành văn, tập quán, các nguyên tắc pháp lý, các học thuyết pháp lý

- Đều là hệ thống pháp luật, có các ngành luật, các chế định luật

Do giai cấp cầm quyền đặt ra,mang ý chí của giai cấp cầm quyền 

có cơ quan lập pháp trung ương củaquốc gia

Chủ thể Quốc gia, dân tộc đấu tranh giành

quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tếliên chính phủ, các thực thể pháp lýlãnh thể khác

Các quan hệ pháp lý phát sinhtrong tất cả các lĩnh vực đời sống xãhội của một quốc gia

Phạm vi

tác động

Dành cho tất cá các quốc gia vàcác chủ thể trên thế giới hoặc dành chomột nhóm quốc gia nằm trong một tổchức quốc tế của một khu vực

Trong phạm vi quốc gia

Cưỡng

chế thi hành tập thểCưỡng chế riêng lẻ và cưỡng chế

 không có bộ máy cưỡng chếtập trung

Cưỡng chế bằng sức mạnh củanhà nước

 có bộ máy cưỡng chế tậptrung

Câu 16: Phương thức áp dụng LQT?

2 phương thức:

- Áp dụng trực tiếp

- Chuyển hóa

Ở Việt Nam: áp dụng cả hai phương thức trên

- Chuyển hóa: vd khoản 3 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT

“Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủkhi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn

bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của

Trang 21

điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặcban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.”

- Áp dụng trực tiếp: khi các QPPLQT phù hợp, vd: Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định

thư gia nhập WTO của Việt Nam (2006)

 Khẳng định: Theo quy định của LQT, quốc gia có thể viện dẫn các quy phạm pháp luật quốc gia

để từ chối thực hiện các QPPLQT  khẳng định sai, căn cứ vào nguyên tắc Pacta sunt servanda.

 Liên minh Châu Âu với mối quan hệ giữa LQT và LQG:

- Quan điểm của thẩm phán TA công lý EU: hệ thống pl của liên minh phải được tôn trọng thựchiện  hệ thống pl của liên minh có hiệu lực cao hơn pl của từng quốc gia trong liên minh

- Quan điểm của thẩm phán của quốc gia: đề cao hiệu lực của hiến pháp Thông thường, nếu như có

sự mâu thuẫn giữa luật của liên minh và luật khác thì ưu diên áp dụng điều ước của liên minh nhưng nếu

có mâu thuẫn giữa luật của liên minh và hiến pháp thì thường ưu tiên áp dụng hiến pháp

NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Câu 1: Định nghĩa, cơ sở xác định và phân loại nguồn của LQT?

1/ Định nghĩa

Hiểu theo nghĩa pháp lý, nguồn của LQT là các hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các QPPLQTđiểu chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau trong tất cả các lĩnhvực của đời sống QT

Về lý luận, nguồn của LQT là phạm trù pháp lý gắn với quá trình hình thành các quy định của luậtnày

2/ Cở sở xác định

- Cơ sở xác định nguồn của LQT là khoản 1 Điều 38 Quy chế TA công lý QT

+ TA công lý QT là một trong 6 cơ quan chính của LHQ (Đại hội đồng, HĐBA, Hội đồng kinh tế

-xã hội, Họi đồng quản lý khác, Ban thư ký, TA công lý); trụ sở tại Lahay – Hà Lan

+ Quy chế: quy chế hoạt động của TA công lý QT, trình tự, thủ tục tố tụng, ra phán quyết…, tổchức TA, tiêu chuẩn của thẩm phán

Đây là bộ phận không thể tách rời của Hiến chương LHQ (Phụ lục)

+ Khoản 1 Điều 38 ghi nhận: “Nhiệm vụ của TA là giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến

TA trên cơ sở công pháp quốc tế.

a/ Các công ước quốc tế chung hoặc khu vực đã quy định về n~ nguyên tắc được các bên đang tranh chấp đang thừa nhận.

b/ Các tập quán quốc tế với tính chất là n~ chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như n~ QPPL.

c/ Nguyên tắc đã hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh thừa nhận.

d/ Với n~ điều kiện nêu ở Điều 59 (Bản quyết nghị của TA nhất thiết chỉ dành cho n~ người của các bên tham gia vào vụ án và chủ trong vụ án đó), các nghị quyết xét xử và các học thuyết của các chuyên gia có uy tín nhất về pháp luật quốc tế của các nước khác nhau được coi là n~ nguồn bổ trợ để xác định các QPPL.”

+ Theo đó, khoản 1 Điều 38 không ghi nhận nguồn của LQT gồm n~ gì mà TA công lý quốc tế khixét xử ra phàn quyết dựa vào các cơ sở pháp lý sau đây: ĐƯQT, TQQT, nguyên tắc pháp luật chung, cácnguồn bổ trợ

 quá trình nghiên cứu và phát triển LQT, các học giả đều thống nhất, đây chính là nguồn củaLQT

3/ Phân loại

Nguồn của LQT bao gồm:

- Điều ước quốc tế

- Tập quán quốc tế

Trang 22

 nguồn chính, nguồn cơ bản

- Các nguyên tắc pháp luật chung

- Phán quyết của TA quốc tế

- Học thuyết của các học giả danh tiếng trên thê giới về LQT

- Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ

- Hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể luật quốc tế

 nguồn bổ trợ

* So sánh nguồn bổ trợ và nguồn cơ bản:

- Nguồn cơ bản: điều chỉnh trực tiếp các quan hệ pháp luật quốc tế, có hiệu lực pháp lý quốc tế, trựctiếp xác định quyền, nghĩa vụ của các bên

- Nguồn bổ trợ: Điều chỉnh gián tiếp, không có hiệu lực pháp lý quốc tế

Câu 2: Định nghĩa, đặc điểm, phân loại Điều ước quốc tế?

1/ Định nghĩa.

Theo khoa học LQT, ĐƯQT được hiểu là các thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa cácquốc gia và các chủ thể khác của LQT với nhau và được LQT điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏathuận quốc tế này được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất, 2 hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhaucũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của n~ văn kiện đó

2/ Đặc điểm.

* Về chủ thể.

Là chủ thể của LQT

* Nội dung của những thỏa thuận đó.

Chứa đựng quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc đối với các chủ thể LQT trong quan hệ quốc tế

* Hình thức:

- Tồn tại chủ yếu dưới dạng văn bản Trên thực tế cũng có những thỏa thuận bằng miệng, ĐƯQT

bằng miệng, chẳng hạn như “ĐƯQT quân tử”, chủ yếu tồn tại trong thời kỳ LQT trung đại hoặc trongcam kết giữa các quốc gia trong hội nghị

VD: Trong tiệc chiêu đãi, kết thúc chuyến viếng thăm A cam kết tài trợ 10 triệu USD cho phát triển

hệ thống thoát nước và hệ thống giao thông cho quốc gia B

- Thỏa thuận quốc tế về nguyên tắc và thông thường trong thực tế, thường được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất Tuy nhiên, một vài trường hợp, ký kết trong 2 hay nhiều văn kiện có mối quan hệ

với nhau

VD: trong thời ký nhất định, Ixraren và Palextin đối đầu nhưng một số vấn đề phải quan hệ, nhờnhóm bộ tứ (gồm Liên minh châu Âu, LHQ, Nga, Mỹ) trong lộ trình hòa bình của Trung Đông đã giúp 2nước ký văn kiện như

+ ĐƯQT cam kết của Ixraren về vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Palextin

+ ĐƯQT cam kết của Palextin về vấn đề nhượng bộ của Palextin về lãnh thổ hoặc cùng chiếmđóng

 đây là ĐƯQT về cam kết của Ixraren và Palextin về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và biêngiới quốc gia Nó là một ĐƯQT vì cùng điều chỉnh một vấn đề

- Tên gọi.

+ ĐƯQT là tên gọi chung cho tất cả các văn bản

+ Tên gọi riêng: Hiến chương, Công ước, Hiệp ước, Nghị định thư, Hiệp định…

Việc sử dụng tên gọi riêng phụ thuộc vào các chủ thể tham gia Tên gọi không được quy định vàkhông liên quan đến hiệu lực pháp lý của văn bản đó

Thông thường, tên gọi bao gồm: nơi ký kết; năm ký kết (thường không trùng với năm ĐƯQT cóhiệu lực); vấn đề được đề cập tới trong ĐƯ

Mỗi tên gọi thường được sử dụng trong n~ trường hợp nhất định như:

+ Hiến chương: ĐƯQT thành lập tổ chức quốc tế VD: Hiến chương LHQ, Hiến chương ASEAN…+ Công ước quốc tế: ĐƯQT đa phương, toàn cầu, điều chỉnh các vấn đề của nhận loại, trong mộtlĩnh vực nhất định VD: Công ước luật biển 1982, Công ước Viên 1969…

+ Hiệp ước: ĐƯQT hai bên, điều chỉnh vấn đề liên quan đến nhân loại VD: Hiệp ước về giải trừ vũkhí hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ

Trang 23

+ Hiệp định: hai bên, điều chỉnh những vấn đề thường nhật của đời sống quốc gia, đời sống quốc tế.VD: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định xuất – nhập khẩu, Hiệp định cho vay tín dụng.

+ Nghị định thư: ĐƯQT có tính chất bổ sung, chỉnh sửa cho các ĐƯQT trên VD: Nghị định thư bổsung Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, Nghị định thư bổ sung cho Công ước 1966 về quyền dân sự

và chính trị

- Cơ cấu:

+ Mở đầu: mang tính chất thủ tục Phần này không được chia thành từng chương, điều hoặc từngkhoản Trong phần này không chứa đựng các quy phạm cụ thể xác lập quyền và nghĩa vụ cho các bên màchỉ nêu lý do ký kết, mục đích ký kết, tên của các bên tham gia ký kết

+ Nội dung chính: Đây là phần chính, rất quan trọng của ĐƯ Nó thường được chia thành các phân,chương, điều khoản nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác mà các bên quan tâm

+ Điều khoản cuối cùng: thường là vấn đề hiệu lực của ĐƯQT, bao gồm các điều khoản quy định

về thời điểm, thời hạn có hiệu lực của ĐƯ, ngôn ngữ soạn thảo ĐƯ, vấn đề sửa đổi, bổ sung, cơ quan lưuchiểu ĐƯ…

Ngoài ra, có thẻ có phụ lục thường liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp, bản đồ kèm theo nếu

ĐƯ đó liên quan đến vấn đề phân chia lãnh thổ Phần này có hiệu lực giống như nội dung chính

- Ngôn ngữ:

+ ĐƯ song phương: soạn thảo bằng ngôn ngữ của 2 quốc gia

+ ĐƯ đa phương: chọn 1 trong 6 ngôn ngữ làm việc của LHQ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, TâyBan Nha, Ả Rập)

* Luật áp dụng để điều chỉnh việc ký kết và thực hiện ĐƯQT phải là LQT (Công pháp QT)

Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế, Công ước Viên 1986 (chưa có hiệu lực)

3/ Phân loại.

- Căn cứ vào tiêu chí phạm vi áp dụng: 3 loại:

+ ĐƯQT song phương: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định về đường biển giới trên biển

VN – TQ 2000…

+ ĐƯQT đa phương khu vực: Hiến chương ASEAN

+ ĐƯQT đa phương toàn cầu: Hiến chương LHQ

- Căn cứ vào tiêu chí đối tượng điều chỉnh: nhiều loại, như:

+ ĐƯQT về chính trị

+ ĐƯQT về lãnh thổ

+ ĐƯQT về kinh tế, tài chính, thương mại

+ ĐƯQT về bảo vệ môi trường, nhân đạo, chiến tranh

- Căn cứ vào tiêu chí các bên tham gia ký kết:

+ ĐƯQT song phương

+ ĐƯQT đa phương

+ ĐƯQT ký kết giữa các quốc gia (Hiệp định thương mại Việt – Mỹ); ĐƯQT giữa các tổ chức quốc

tế với nhau (Hiệp ước hợp tác và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa EU và ASEAN – ASEM);ĐƯQT giữa tổ chức quốc tế với quốc gia (Hiệp ước tăng cường hợp tác quốc tế giữa Liên minh Châu Âu

và VN)…

Câu 3: Phân biệt ĐƯQT và các thỏa thuận quốc tế khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế số 33 ngày 20/4/2007?

Điều ước quốc tế Các thỏa thuận quốc tế khác

Khái niệm ĐƯQT được hiểu là các thỏa thuận

quốc tế được ký kết bằng văn bảngiữa các quốc gia và các chủ thể kháccủa LQT với nhau và được LQT điềuchỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏathuận quốc tế này được ghi nhận trongmột văn kiện duy nhất, 2 hay nhiều

Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng vănbản về hợp tác quốc tế được ký kếtnhân danh cơ quan nhà nước ở trungương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trungương của tổ chức trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhvới một hoặc nhiều bên ký kết nước

Trang 24

văn kiện có quan hệ với nhau cũngnhư không phụ thuộc vào tên gọi cụthể của n~ văn kiện đó.

ngoài, trừ các nội dung sau đây: Hòabình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủquyền quốc gia; Quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân, tương trợ tư pháp;

Tham gia tổ chức quốc tế liên chínhphủ; Hỗ trợ phát triển chính thức thuộcquan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủViệt Nam; Các vấn đề khác thuộc quan

hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theoquy định của pháp luật

Tên gọi Công ước, Hiệp ước, Hiệp định, Nghị

định thư,…

Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản thỏathuận, Biên bản trao đổi, Chương trìnhhợp tác, Kế hoạch hợp tác…

Hình thức Thường bằng văn bản Bằng văn bản hoặc bất thành văn

thuận với bên ký kết nước ngoài

Nội dung Chứa đựng quyền và nghĩa vụ mang

tính bắt buộc đối với các chủ thể LQTtrong quan hệ quốc tế

Quy định trách nhiệm của chủ thể thỏathuận, có thể có hoặc ko quy địnhquyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của quốcgia

hình thành Chặt chẽ Đơn giản, chủ yếu theo thiện chí củacác bên

Câu 4: Phân biệt ĐƯQT với tuyên bố chính trị?

Câu 5: Ký kết ĐƯQT, nội dung và ý nghĩa của các hành vi ký kết đối với quá trình hình thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT?

1/ Thẩm quyền ký kết.

Thuộc về các chủ thể của LQT

* Các quốc gia.

Về nguyên tắc, tất cả các quốc gia đều có thẩm quyền ký kết ĐƯQT Trên thực tế, quốc gia có thể

từ chối một phần, toàn bộ hoặc chuyển cho một quốc gia hay tổ chức quốc tế khác thực hiện thẩm quyền

ký kết ĐƯQT Đối với một số ĐƯQT có ghi nhận rõ n~ loại quốc gia và tổ chức quốc tế nào có thể là

thành viên của ĐƯQT đó VD: Công ước luật biển 1982, tại Điều 305 có liệt kê:

“- Tất cả các quốc gia;

- Nước Na-mi-bi-a do Hội đồng của Liên hợp quốc về Na-mi-bi-a đại diện;

- Tất cả các quốc gia liên kết tự trị đã chọn chế độ này qua một hành động tự quyết do Liên hợp quốc giám sát và phê chuẩn theo Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;

- Tất cả các quốc gia liên kết tự trị mà theo các văn bản liên kết, có thẩm quyền đối với các vấn đề

mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;

- Tất cả các lãnh thổ có quyền tự trị hoàn toàn về nội trị được Liên hợp quốc thừa nhận, nhưng chưa giành được nền độc lập hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;

- Các tổ chức quốc tế theo đúng phụ lục IX.

Trang 25

- Công ước để ngỏ cho việc ký kết tại Bộ Ngoại giao nước Gia-mai-ca cho đến ngày 09-12-1984 cũng như tại trụ sở của Liên hợp quốc tại Niu Oóc từ 1-7-1983 đến 9-12-1984.”

Thẩm quyền ký kết ĐƯQT của tổ chức quốc tế ko giống như quốc gia do tính chất quyền năng chủthể LQT của chủ thể này Theo đó, có n~ loại ĐƯQT quy định ko có sự tham gia của các tổ chức quốc tế

* Chủ thể đặc biệt.

- Tòa thành Vatican tham gia ký 4 Công ước Gionevo về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, ký

và phê chuẩn CƯ Viên 1969 về luật điều ước quốc tế,

- Hongkong, MaCao: Điều 151 Luật cơ bản của Hongkong và Điều 136 Luật cơ bản của MaCaoquy định, chính quyền hành chính của hai vùng lãnh thổ này có thể tiếp tục gìn giữ và phát triển các quan

hệ đối ngoại cũng như ký kết và thực hiện các ĐƯQT với nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế liênchính phủ trong n~ lĩnh vực thích hợp như kinh tế, tài chính, hàng hải, viễn thông, du lịch, thể thao…

 khi ký kết ĐƯQT, các chủ thể thông qua đại diện đương nhiên mà thông lệ quốc tế và thực tiễn

pl của quốc gia xác định là n~ ko cần thư ủy nhiệm, bao gồm:

- Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao trong mọi hành độngliên quan đến việc ký kết ĐƯQT

- Người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một ĐƯQTgiữa nước cử cơ quan đại diện và nước sở tại

- N~ người thay mặt cho quốc gia mình tại một hội nghị quốc tế hoặc tại tổ chức quốc tế trong việcthông qua văn bản một ĐƯQT trong khuôn khổ của hội nghị hoặc tổ chức đó

Ngoài ra, những người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ký kết n~ ĐƯQT thuộc lĩnhvực của bộ, ngành cũng ko cần thư ủy nhiệm

Đối với n~ đại diện phải có thư ủy nhiệm, để tham gia vào quá trình ký kết ĐƯQT thì họ phải xuất

trình thư ủy nhiệm thích hợp Theo Điều 8 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế thì: “Một hành

vi liên quan đến việc ký kết một điều ước của một người mà theo Điều 7 không được coi là có thẩm quyền đại diện cho một quốc gia thì không có giá trị pháp lý, trừ khi được quốc gia họ xác nhận sau đó hành vi

ký kết này.”

Tại khoản 1,2 Điều 11 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT của VN năm 2005 về thẩm

quyền, nội dung quyết định đàm phán, ký ĐƯQT quy định:

“1 Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh Nhà nước với người đứng đầu nhà nước khác.

2 Chính phủ quyết định đàm phàn, ký ĐƯQT nhân danh Chính phủ, nhân danh nhà nước trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, ĐƯQT hai bên hoặc nhiều bên mà VN ký kết hoặc gia nhập được với 2 danh nghĩa là nhànước và chính phủ (không có các bộ, ngành) Đại diện cho quốc gia thực hiện hành vi ký kết hoặc gianhập ĐƯQT là Chủ tịch nước, Thủ tướng CP hoặc đại diện được ủy quyền, có thể là bộ, ngành chức năng

thuộc hệ thống chính trị của nhà nước VN (được cấp “giấy ủy quyền là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định một hoặc nhiều người đại diện cho nước CHXHCN VN thực hiện một hoặc nhiều

hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, ký ĐƯQT” theo khoản 2 Điều 2 Luật ký kết, gia nhập và

thực hiện ĐƯQT)

2/ Trình tự ký kết ĐƯQT.

* Giai đoạn 1: giai đoạn hình thành văn bản dự thảo ĐƯ.

# Các hành vi:

Trang 26

- Đàm phán: là quá trình thỏa thuận, thương lượng để tiến tới xác định quyền và nghĩa vụ của các

bên ghi nhận trong nội dung của văn bản điều ước Có thể tiến hành đảm phán theo các cách thức nhưđàm phán trên cở sở của dự thảo văn bản ĐƯ đã chuẩn bị trước của mỗi bên hay một bên hoặc cùng đàmphán đề trực tiếp xây dựng văn bản điều ước

- Soạn thảo: việc soạn thảo văn bản điều ước sẽ do một cơ quan có thẩm quyền được các bên lập ra

(hoặc thừa nhận) tiến hành hoặc do một cơ quan bao gồm đại diện của các bên tiến hành

- Thông qua văn bản điều ước: là thủ tục không thể thiếu.

Nguyên tắc thông qua:

+ Nguyên tắc đa số

+ Nguyên tắc nhất trí: tất cả các thành viên tán thành

+ Nguyên tắc đồng thuận: không phản đổi

Điều 9 Công ước Viên 1969 quy định về việc thông qua văn bản như sau:

“1 Việc thông qua văn bản của một điều ước sẽ phải được thực hiện với sự đồng ý của tất cả các quốc gia tham gia soạn thảo điều ước đó, trừ những trường hợp quy định trong khoản 2

2 Việc thông qua văn bản của một điều ước trong một hội nghị quốc tế sẽ phải được thực hiện bằng hai phần ba số phiếu của những quốc gia có mặt và bỏ phiếu, trừ trường hợp những quốc gia này quyết định áp dụng quy tắc khác theo đa số như trên.”

# Ý nghĩa đối với quá trình hình thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT.

Chưa làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT mà chỉ có ý nghĩa xác thực văn bản Văn bản đã được cácbên nhất trí thông qua là văn bản cuối cùng, các chủ thể kết ước không được đơn phương sửa đổi, chỉnh

lý hoặc bổ sung mới

Điều 10 Công ước Viên 1969 về việc xác thực văn bản quy định:

“Văn bản của một điều ước được coi là xác thực và không thay đổi:

a) Theo thủ tục được quy định trong văn bản đó hoặc được các quốc gia tham gia soạn thảo điều ước đồng ý hoặc;

b) Nếu không có thủ tục như thế, thì bằng việc đại diện của các quốc gia đó ký, ký ad referendum hoặc ký tắt vào văn bản điều ước, vào văn bản cuối cùng của hội nghị mà trong đó văn bản điều ước được bao gồm.”

* Giai đoạn 2: Giai đoạn các thành viên của ĐƯQT thực hiện hành vi ràng buộc đối với ĐƯQT.

# Hành vi:

- Ký: có 3 hình thức ký ĐƯ như sau:

+ Ký tắt: ký của các vị đại diện của các bên tham gia đàm phán, xây dựng văn bản điều ước nhằm

xác nhận văn bản dự thảo ĐƯ

+ Ký ad referendum: ký của vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý gián tiếp sau đó của cơ quan có

thẩm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia

+ Ký đầy đủ (ký chính thức): ký của vị đại diện của các bên vào văn bản dự thảo ĐƯ.

Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một ĐƯQT được biểu thị bằng việc ký được quy định tại khoản

1 Điều 12 Công ước Viên 1969: “Sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc đại

diện của quốc gia đó ký:

a) Khi điều ước quy định là việc ký sẽ có giá trị ràng buộc đó;

b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng bằng những quốc gia đã tham gia đàm phán thỏa thuận với nhau là việc ký sẽ có giá trị ràng buộc đó; hoặc

c) Khi có ý định của quốc gia đó muốn việc ký kết sẽ có giá trị ràng buộc được thể hiện trong thư

ủy quyền của đại diện quốc gia hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.”

Hành vi ký thể hiện rõ ý định của quốc gia trong việc ràng buộc đối với điều ước quốc tế sau nàynên trong thời gian điều ước chưa có hiệu lực, quốc gia đó không được có n~ hành vi có thể làm ảnhhưởng đến mục đích và đối tượng của điều ước quốc tế

Các điều ước quốc tế đa phương có thể có quy định về thời điểm mở ra để ký không giống nhau.Sau thời điểm này, quốc gia chỉ có thể trở thành thành viên của điều ước đó bằng cách gia nhập

- Phê chuẩn hoặc phê duyệt.

Trang 27

+ Là n~ hành vi pháp lý của một chủ thể LQT, theo đó chủ thể này xác nhận sự đồng ý ràng buộcđối với một ĐƯQT nhất định Việc có áp dụng hình thức phê chuẩn hoặc phê duyệt ĐƯQT hay khôngđược ghi nhận rõ ràng trong điều ước Một số loại điều ước đa phương toàn cầu, đa phương khu vực, cácđiều ước về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, tương trợ tư pháp… thương quy định thủ tục phê chuẩn hoặcphê duyệt

+ Quy định về việc phải phê chuẩn cho phép các quốc gia có thời gian và cơ hội để xem xét và kiểmtra lại việc ký kết của n~ đại diện của quốc gia mình và ban hành n~ văn bản pháp luật cần thiết cho việcthực hiện ĐƯQT đó ở trong nước Đồng thời, hoạt động phê chuẩn cũng thể hiện vai trò của cơ quan cơthẩm quyền đối với hoạt động ký kết, gia nhập ĐƯQT của nhà nước đó

+ Bản chất của việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc với một ĐƯQT được biểu thị bằng việcphê duyệt cũng tương tự như hành vi phê chuẩn

+ Trừ khi điều ước có quy định khác, thời điểm xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với ĐƯQT bằnghình thức phê chuẩn hoặc phê duyệt có thể được tính khi các bên ký kết trao đổi các văn kiện phê chuẩnhoặc phê duyệt; khi quốc gia ký kết nộp lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt tại cơ quan lưuchiểu và khi thông báo n~ văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt cho các quốc gia kết ước hoặc cơ quan lưuchiểu

+ Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một ĐƯQT bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt

được quy định tại Điều 14 Công ước Viên 1969:

“1 Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn:

a) Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;

b) Khi có sự biểu thị rõ ràng bằng hình thức khác rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận dùng hình thức phê chuẩn;

c) Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn; hoặc

d) Khi ý định của quốc gia đó ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện của quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.

2 Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc chấp thuận hoặc phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn.”

VD: Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961 tại Điều 49: “Công ước này cần được phê chuẩn,

các thư phê chuẩn nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký LHQ”.

- Gia nhập:

+ Là hành động của một chủ thể LQT đồng ý chập nhận sự ràng buộc của một ĐƯQT đa phươngđối với chủ thể đó Việc gia nhập thường được đặt ra đối với quốc gia khi thời hạn ký kết điều ước đãchấm dứt hoặc điều ước đã có hiệu lực mà quốc gia đó chưa phải là thành viên

+ Gia nhập thường được thực hiện thông qua việc gửi văn kiện gia nhập đến quốc gia hoặc cơ quancủa tổ chức quốc tế có chức năng bảo quan ĐƯQT đó

+ Trừ khi điều ước có quy định khác, thời điểm xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với ĐƯQT bằnghình thức gia nhập có thể được tính khi các bên ký kết trao đổi các văn kiện gia nhập; khi quốc gia ký kếtnộp lưu chiểu các văn kiện gia nhập tại cơ quan lưu chiểu và khi thông báo n~ văn kiện gia nhập cho cácquốc gia kết ước hoặc cơ quan lưu chiểu

+ Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc gia nhập được quy định tại

Điều 15 Công ước Viên 1969 như sau: “Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu

thị bằng việc gia nhập:

a) Khi điều ước quy định rằng quốc gia này có thể biểu thị sự đồng ý của mình bằng việc gia nhập; b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận là sự đồng ý có thể được biểu thị bằng việc gia nhập; hoặc

c) Khi sau này tất cả các bên thỏa thuận là sự đồng ý của quốc gia có thể được biểu thị bằng việc gia nhập.”

VD: Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961:

Trang 28

Điều 50: “Công ước này để ngỏ việc gia nhập của bất cứ nước nào thuộc một trong bốn loại nêu

trên ở Điều 48 Các văn kiện gia nhập nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký LHQ.”

(Điều 48: “Công ước này để ngỏ cho việc ký của tất cả các nước thành viên của LHQ hoặc của

một tổ chức chuyên môn, cũng như của các nước tham gia Quy chế của TA quốc tế hoặc bất cứ một nước nào khác được Đại hội đồng LHQ mới tham gia Công ước, theo hai cách thức sau: cho đến ngày 31/10/1961, ký tại Bộ ngoại giao Liên bang của Áo và sau đó đến ngày 31/3/1962 ký tại trụ sở LHQ ở New York.”)

Điều 51: (như trên)

# Ý nghĩa đối với quá trình hình thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT.

- Hành vi ký:

+ Ký tắt: chưa làm điều ước phát sinh hiện lực.

+ Ký ad referendum: có thể làm phát sinh hiệu lực cho ĐƯ nếu các cơ quan có thẩm quyền của

quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận sau khi ký ad referendum

+ Ký đầy đủ: sau khi ký đầy đủ điều ước có thể phát sinh hiệu lực, trừ trường hợp ĐƯQT đòi hỏi

thủ tục ký kết khác

- Hành vi phê duyệt, phê chuẩn hoặc gia nhập.

+ Phê duyệt hoặc phê chuẩn: làm phát sinh hiệu lực

_Điều ước song phương: phát sinh ngay sau khi phê chuẩn hoặc phê duyệt

_Điều ước đa phương: đòi hỏi một lượng thành viên nhất định phải phê chuẩn hoặc phê duyệt.VD: Công ước Luật biển 1982: phát sinh hiệu lực sau đó 12 tháng khi 60 quốc gia có văn bản phêchuẩn hoặc phê duyệt

+ Gia nhập: làm phát sinh hiệu lực.

Câu 6: Phân biệt hành vi ký với hành vi phê chuẩn, phê duyệt?

- Về chủ thể tiến hành hành vi:

+ Ký: trưởng phái đoàn đàm phán

+ Phê duyệt, phê chuẩn: cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước tiến hành

- Về phạm vi áp dụng:

+ Ký: được quy định do chính quy định của điều ước

+ Phê duyệt, phê chuẩn: được quy định do quy định của văn bản pháp luật quốc gia

- Ý nghĩa:

+ Ký: sau khi trưởng phái đoàn ký thì ĐƯQT phát sinh hiệu lực, trừ trường hợp ĐƯQT đòi hỏi thủtục ký kết khác, chẳng hạn như ĐƯQT được thỏa thuận yêu cầu phải phê chuẩn hoặc phê duyệt thì mới cóhiệu lực

+ Phê duyệt, phê chuẩn: phát sinh hiệu lực

Câu 7: Phân biệt phê chuẩn với phê duyệt?

- Giống nhau: phê chuẩn, phê duyệt là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia nhằm ràng buộc

quốc gia với ĐƯQT

- Khác nhau:

+ Chủ thể thực hiện hành vi:

_Phê chuẩn: do cơ quan lập pháp tiến hành

_Phê duyệt: do cơ quan hành pháp tiến hành

+ Đối tượng thực hiện hành vi:

_Phê chuẩn: đối với n~ vấn đề quan trọng, cơ bản

_Phê duyệt: đối với n~ vấn đề ít quan trọng, thường nhật

VD: Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 của VN:

Tại Điều 2:

“7 Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đã ký đối với nước CHXHCNVN.

8 Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đã

ký đối với nước CHXHCNVN.”

Trang 29

- Công ước Luật biển 1982, Nghị định thư gia nhập WTO: là vấn đề quan trọng  do Quốc hội phêchuẩn.

- Hiệp định tín dụng, kinh tế, thương mại, vận tải: Do Chính phủ phê duyệt

Câu 8: Các cách thức ra đời một ĐƯQT?

- Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua  dự thảo  ký  phát sinh hiệu lực

- Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua  ký  phê chuẩn  phát sinh hiệu lực

- Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua  ký  phế duyệt  phát sinh hiệu lực

- Gia nhập

Câu 9: Điều kiện có hiệu lực, hiệu lực theo không gian, thời gian của ĐƯQT?

1/ Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT.

- ĐƯQT có hiệu lực và trở thành nguồn của LQT phải thỏa mãn cùng một lúc 3 điều kiện sau đây:+ Nội dung của ĐƯQT phải phù hợp với nội dung của các quy phạm jus cogens, bao gồm cả cácnguyên tắc cơ bản của LQT

+ ĐƯQT phải được xây dựng dựa trên cơ sở thỏa thuận, tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng

và cùng có lợi

+ Trình tự, thủ tục và thầm quyền ký kết ĐƯQT phải tuân thủ các quy định có liên quan của LQT

về vấn đề này

2/ Hiệu lực theo không gian của ĐƯQT.

- Về nguyên tắc, ĐƯQT có hiệu lực bao trùm lên tất cả không gian, lãnh thổ của các quốc gia thànhviên ĐƯQT

- Tuy nhiên có ngoại lệ từ nguyên tắc này

+ Có ĐƯQT có hiệu lực không chỉ bao trùm mà còn ra ngoài lãnh thổ của các quốc gia tham gia.VD: Công ước Luật biển 1982, ngoài việc có hiệu lực với các thành viên còn có hiệu lực bao trùmlên cả vùng biển quốc tế

Thông báo của Hà Lan về việc áp dụng Công ước về quy tắc ứng xử liên quan đến vấn tải bằngđường biển cho Aruba thuộc Hà Lan  mở rộng phạm vi áp dụng về mặt lãnh thổ

+ Có ĐƯQT không có hiệu lực ở lãnh thổ nhất định vì lý do chính trị, quân sự

VD: Tuyên bố của Đan Mạch năm 1987 về việc áp dụng Công ước vận chuyển hàng hóa quốc tếcho quân đảo Faroe  trong quá trình thực hiện điều ước, quốc gia thành viên đã thông báo rút lại việckhông áp dụng về mặt lãnh thổ

3/ Hiệu lực về thời gian của ĐƯQT.

- Thời điểm có hiệu lực

- Thời hạn có hiệu lực: ngắn (3 – 5 năm), trung (10 – 20 năm), dài (30 – 50 năm), vô thời hạn.VD: ĐƯ ngắn hạn: Hiệp định tài chính, tín dụng, thương mại, xuất – nhập khẩu, giao dục, giaothông vận tải  do đối tượng của các hiệp định là luôn thay đổi nên quy định thời hạn ngắn để có sự bổsung, thay đổi, hủy bỏ để ký kết HĐ mới

ĐƯ vô thời hạn: quyền con người, lãnh thổ, biến giới,…  không có thời điểm chấm dứt hiệu lực

- Thời điểm chấm dứt hiệu lực

 Các vấn đề này thường được quy định trong ĐƯQT có liên quan với n~ nội dung quy định hoàntoàn không giống nhau

VD: Công ước quốc tế về quyền con người có hiệu lực tại thời điểm quốc gia thứ 23 gửi văn kiệnphê chuẩn

Công ước luật biển 1982 “có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay

tham gia thứ 60” (khoản 1 Điều 308).

 Văn kiện phê chuẩn và thư phê chuẩn:

- Văn kiện phê chuẩn: chỉ dùng cho quốc gia, vì chỉ có quốc gia mới có dân cư.

- Thư phê chuẩn: ngoài quốc gia còn có các chủ thể khác có quyền phê chuẩn.

Câu 10: Các trường hợp ĐƯQT có hiệu lực đối với bên thứ ba?

Trang 30

* ĐƯQT trao quyền và nghĩa vụ cho bên thứ 3, tức là bên thứ 3 chịu sự ràng buộc của điều ước nếu bên thứ 3 đồng ý.

- Với việc trao quyền: bên thứ 3 im lặng  đồng ý

- Việc quy định nghĩa vụ: bên thứ 3 phải thể hiện rõ ràng bằng văn bản

VD: Hiệp ước Potxdam 1945 chấm dứt chiến tranh toàn thế giới và phân định vùng ảnh hưởng củacác quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ 2 do Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp ký kết, quy định:

+ Dành cho Ba Lan được hưởng miền Đông Phổ rộng lớn (Đức)  Ba Lan có quyền nhận hoặckhông nhận và phải thông báo cho 4 nước thành viên hiệp ước bằng văn bản

+ Quy định nghĩa vụ cho Đức trong tương lai: Đức ko được phát triển lực lượng vũ trang và vũ khítấn công  Nghĩa vụ pháp lý quốc tế đặc biệt (trừng phạt quốc tế)  Đức (bên thứ 3) không có quyền từchối, bắt buộc phải chấp nhận

* Tạo ra hoàn cảnh khách quan, duy trì hoàn cảnh dó mà bên thứ 3 bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh đó.

Đây là n~ điều ước mà quốc gia thứ 3 phải tôn trọng và tính đến trong quan hệ của họ với n~ quốcgia liên quan

VD: Điều ước phân định biên giới quốc gia giữa VN và TQ  Lào bị ảnh hưởng đối với ngã 3 biêngiới giữa VN – TQ – Lào

Hiệp định về Nam Cực: Nam cực trở thành lãnh thổ quốc tế  được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô,…

 nhiều quốc gia tôn trọng điều ước này, được phép sử dụng vùng đất làm hoạt động hòa bình

ĐƯQT liên quan đến giao thông trên các sông quốc tế (sông Ranh, sông Đanuyp,…), các kênh đàoquốc tế (kênh đào Panama,…) và eo biển quốc tế (eo biển Gibranta, eo biển Thổ Nhỹ Kỳ)

* Có quy định về điều khoản tối huệ quốc.

- Tối huệ quốc xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế

VD: VN giành ưu đãi cho quốc gia A thì cũng phải giành ưu đãi tương xứng cho quốc gia B hoặc Cnếu giữa các quốc gia tồn tại điều khoản tối huệ quốc

* ĐƯQT có thể được quốc gia viện dẫn tới tính chất tập quán quốc tế.

Câu 11: Mức độ tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan tới hiệu lực của ĐƯQT?

Hiệu lực thi hành của một ĐƯQT có thể chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố khách quan, chủquan, dẫn đến hệ quả chấm dứt vĩnh viễn hoặc tạm thời đình chỉ

- Những tác động mang tính chất khách quan, dẫn đến hệ quả điều ước chấm dứt hoàn toàn, nhưtrường hợp do đối tượng của điều ước đã bị hủy bỏ hoặc không còn tồn tại hoặc do việc xuất hiện mộtquy phạm bắt buộc chung của LQT (jus cogens)

Trường hợp do có sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh (Rebus sic stantibus) thì theo Điều 62 Côngước Viên 1969 một quốc gia có thể viện dẫn một sự thay đổi cơ bản các điều kiện, hoàn cảnh hiện tại, sovới các điều kiện, hoàn cảnh đã tồn tại vào lúc ký kết ĐƯQT mà các bên đã ko dự kiến được để có cơ sởhay lý do chấm dứt, rút ra khỏi điều ước Tuy nhiên các quốc gia không thể viện dẫn sự thay đổi này đểhủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực của điều ước về xác lập biên giới Ngoài ra nếu sự thay đổi cơ bản về hoàncảnh là do sự vi phạm của chính bên đã nêu ra lý do thì điều ước vẫn có hiệu lực thực hiện

VD: năm 1955, các nước XHCN ở Đông Âu thành lập khối quân sự Vacxava >< NATO Thànhviên của Hiệp ước Vacxava bắt buộc phải là quốc gia XHCN ở Châu Âu  Việt Nam, Trung Quốckhông phải thành viên Năm 1991, các nước XHCN ở châu Âu thay đổi thể chế XHCN thành TBCN Hiệp ước Vacxava không thể thực hiện được

- Yếu tố chủ quan tác động đến thực hiện điều ước thường xảy ra khi có sự vi phạm cơ bản đối vớimột điều ước Trường hợp này được áp dụng trên nguyên tắc có đi có lại nhằm đảm bảo sự bình đẳng vềquyền lợi giữa các bên ký kết Một bên ký kết có quyền viện dẫn sự vi phạm của bên ký kết khác để chấmdứt hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước của toàn bộ hay một phần điều ước đã ký kết Trong trườnghợp các bên đã thỏa thuận về việc hủy bỏ hoặc tạm đình chỉ hiệu lực thi hành của điều ước thì chủ thể kếtước có quyền hành động theo thỏa thuận trong điều ước đó

Trang 31

Ngoài ra, hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ước quốc tế có thể bị tác động bởi việc thựchiện các hành vi hợp pháp của chủ thể ký kết, như hành vi bảo lưu điều ước, hành vi thực hiện quyền kếthừa của chủ thể LQT trong giải quyết các vấn đề kế thừa quốc gia, chính phủ.

Câu 12: Bảo lưu ĐƯQT?

1/ Khái niệm.

Theo Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế tại điểm d Điều 2: “Thuật ngữ bảo lưu dùng đểchỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách việc hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi kýkết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệulực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó”

Bảo lưu chỉ có thể tiến hành vào thời điểm quốc gia thực hiện các hành vi nhằm xác nhận sự ràngbuộc của một điều ước với quốc gia đó

2/ Điều khoản bảo lưu.

LQT thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết ĐƯQT nhưng quyền nàykhông phải tuyệt đối mà nó bị hạn chế trong n~ trường hợp nhất định

Một quốc gia sẽ không được phép đưa ra tuyên bố bảo lưu nếu liên quan đến:

- Trường hợp ĐƯQT cấm bảo lưu;

- Trường hợp bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước

- Trong nội dung của điều ước đó chỉ cho phép bảo lưu đối với những điều khoản nhất định

Trong thực tiễn, có thể có 2 dạng quy định liên quan đến vấn đề bảo lưu:

- Trường hợp điều ước có điều khoản bảo lưu: nếu điều ước cho phép bảo lưu hoặc chỉ được bảolưu n~ điều khoản cụ thể thì n~ vấn đề bảo lưu sẽ tuân theo các quy định của chính ĐƯQT đó

- Trường hợp điều ước không có điều khoản quy định về bảo lưu: thực hiện theo Công ước Viên

1969 tại Điều 20 về chấp thuận và bác bỏ bảo lưu:

“1 Một bảo lưu được một điều ước rõ ràng cho phép thì không cần được các quốc gia ký kết chấp thuận, trừ khi điều ước quy định việc chấp thuận này.

2 Khi từ số quốc gia tham gia đàm phán có hạn, từ đối tượng và mục đích của điều ước mà việc thi hành toàn bộ điều ước giữa các bên là một điều kiện chủ yếu của việc đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước của mỗi bên thì một bảo lưu cần phải được tất cả các bên chấp thuận.

3 Khi một điều ước là một văn kiện về việc thành lập một tổ chức quốc tế, thì một bảo lưu đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức này, trừ khi điều ước có quy định khác.

4 Trong trường hợp đã ghi nhận ở những điều khoản trên và trừ khi điều ước có quy định khác: a) Việc một quốc gia ký kết chấp thuận một bảo lưu sẽ làm cho quốc gia đề ra bảo lưu trở thành một bên tham gia điều ước trong quan hệ với quốc gia đó; nếu điều ước đã có hiệu lực hoặc khi điều ước

có hiệu lực đối với các quốc gia đó.

b) Việc một quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ không cản trở điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ rõ ý định ngược lại.

c) Một văn kiện theo đó một quốc gia biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của mình đối với một điều ước kèm theo một bảo lưu sẽ có giá trị khi ít nhất có một quốc gia ký kết khác chấp thuận bảo lưu đó.

5 Nhằm những mục đích của các khoản 2 và 4, và trừ khi điều ước có quy định khác, một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp thuận nếu quốc gia này không phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng

kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu đó hoặc ngày quốc gia này biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, nếu hành vi này xảy ra sau ngày bảo lưu được đề ra.”

Bảo lưu không đặt ra đối với các ĐƯQT song phương vì các thỏa thuận, cam kết trong quan hệsong phương hầu như chỉ liên quan đến chính hai bên chủ thể, thông qua các điều khoản trong điều ước

để xác lập rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên Vì vậy, nếu một trong hai bên đưa ra bảo lưu sẽ dẫn đến sựtổn hại cho lợi ích của bên kia Sự bất đồng (nếu có) về n~ điều khoản cụ thể sẽ đòi hỏi các bên phải tiếnhành thương lượng lại thì mới có thể đạt được n~ thỏa thuận để hình thành nên văn bản điều ước mà cácbên mong muốn thiết lập

Trang 32

* Thủ tục bảo lưu.

Do bảo lưu có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị hiệu lực của các điều khoản của ĐƯQT trng quan hệgiữa các bên nên theo quy định của Công ước Viên 1969, việc tuyên bố bảo lưu, rút bảo lưu, chấp thuậnhoặc phản đối bảo lưu đều phải được trình bày bằng văn bản và thông báo cho các bên liên quan

Điều 22 Công ước Viên 1969 quy định về rút ra các bảo lưu và các phản đối bảo lưu:

“1 Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút một bảo lưu mà không cần có

sự đồng ý của quốc gia đã chấp thuận bảo lưu.

2 Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút một phản đối bảo lưu.

3 Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc có thỏa thuận nào khác:

a) Việc rút một bảo lưu sẽ chỉ có giá trị hiệu lực đối với một quốc gia ký kết khác khi quốc gia này nhận được thông báo;

b) Việc rút một phản đối bảo lưu sẽ chỉ có giá trị hiệu lực khi nào quốc gia đề ra bảo lưu nhận được thông báo về việc rút này.”

Điều 23 Công ước Viên 1969 quy định về Thủ tục liên quan đến những bảo lưu như sau:

“1 Bảo lưu, chấp thuận rõ ràng một bảo lưu và phản đối bảo lưu phải được viết thành văn bản và thông báo cho các quốc gia ký kết và các quốc gia có tư cách để trở thành các bên tham gia điều ước.

2 Một bảo lưu được nêu ra vào thời điểm ký kết một điều ước là đối tượng cần được phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt, sẽ phải được quốc gia đề ra bảo lưu chính thức khẳng định khi quốc gia đó biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định.

3 Việc chấp thuận rõ ràng hoặc phản đối một bảo lưu trước khi có sự khẳng định bảo lưu đó sẽ không cần thiết phải khẳng định lại nữa.

4 Việc rút một bảo lưu hoặc một phản đối bảo lưu phải được làm thành văn bản.”

* Hệ quả pháp lý và ý nghĩa pháp lý của bảo lưu.

- Hệ quả pháp lý:

Điều 21 Công ước Viên 1969 quy định về n~ hậu quả pháp lý của n~ bảo lưu và việc phản đối bảolưu:

“1 Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác chiểu theo các điều 19, 20 và 23 sẽ:

a) Thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra; và

b) Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa các bên tham gia điều ước với quốc gia đề ra bảo lưu.

2 Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong những quan hệ giữa họ (interse).

3 Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của điều ước giữa quốc gia đó

và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.”

Theo đó, bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của mộtđiều ước nhưng về tổng thể quan hệ giữa các thành viên của một điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi cóbảo lưu Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu khác nhau, tùy thuộc vào việc phản đối hoặc chấp thuận bảolưu:

+ Từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra, có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc giaphản đối bảo lưu không có quan hệ điều ước hoặc không áp dụng điều khoản bảo lưu trong quan hệ giữahai bên, còn đối với các điều khoản còn lại quan hệ điều ước vẫn diễn ra bình thường

+ Việc chấp thuận bảo lưu: n~ quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa quốc gia đưa ra bảo lưu

và quốc gia chấp thuận bảo lưu, đối với các điều khoản khác thì quan hệ điều ước vẫn diến ra bìnhthường

- Ý nghĩa pháp lý: bảo lưu là giải pháp pháp lý để giải quyết hài hòa lợi ích riêng của quốc gia với

lợi ích khi tham gia điều ước, qua đó góp phần tăng cường số lượng thành viên tham gia để điều ước hìnhthành và phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế nảy sinh

Câu 13: Nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế?

Về nguyên tắc, các ĐƯQT đều có hiệu lực pháp lý ngang nhau.

Trang 33

Ba nguyên tắc xử lý các vấn đề phát sinh:

* Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung: ĐƯQT riêng thay thế ĐƯQT chung để điều chỉnh các

quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng phát sinh giữa các chủ thể hữu quan trong đời sống quốc tế

Trong mối quan hệ giữa quy định của Hiến chương LHQ với các ĐƯQT khác:

- Hiến chương LHQ: ĐƯQT chung (chủ thể, phạm vi trên mọi lĩnh vực)

- Theo Điều 103 Hiến chương quy định nếu nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương mâu thuẫn với nghĩa

vụ phát sinh từ ĐƯQT khác thì ưu tiên thực hiện quy định của Hiến chương

VD1: Bảng các quy tắc giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại của WTO 1995 (DSV)  8 quốcgia đã gia nhập WTO chịu sự điều chỉnh (trừ Lào, Mianma)

Nghị định thư Viêng Chăn 2004 về giải quyết tranh chấp thương mại của Hiệp hội ASEAN  10quốc gia ASEAN là thành viên của nghị định thư, chịu sự điều chỉnh của nghị định thư

 tranh chấp kinh tế thương mại Việt Nam – Campuchia sử dụng Nghị định thư Viêng Chăn.VD2: VN – Thái Lan ký kết Hiệp định thương mại song phương, 2 quốc gia đều là thành viênASEAN (trong đó có khu vực mậu dịch tự do AFTA), đều tham gia WTO (Hiệp định GATT)

Thuế đối với mặt hàng A theo Hiệp định song phương là 0%, AFTA là 5%, WTO là 10%

 ưu tiên áp dụng Hiệp định song phương

* Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước ĐƯQT được ban hành sau có hiệu lực thay thế ĐƯQT

được ban hành trước điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng, các chủ thể liên quan trong đờisống quốc tế

- Trong trường hợp tất cả các quốc gia tham gia ĐƯ trước cùng là n~ quốc gia tham gia ĐƯQT sau:

áp dụng điều ước sau (chỉ áp dụng điều ước trước nếu không trái với điều ước sau)

- Một số quốc gia tham gia điều ước trước là quốc gia tham gia điều ước sau:

+ Giữa các quốc gia tham gia cả 2 điều ước: áp dụng điều ước sau

+ Giữa các quốc gia tham gia cả 2 điều ước với quốc gia chỉ tham gia 1 điều ước: áp dụng điều ướcquốc tế có sự tham gia của cả 2 bên

VD: Nghị định thư Mannila 1996 về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN

và Nghị định thư Viêng Chăn 2004  Việt Nam là thành viên của cả 2 Nghị định thư này, khi có tranhchấp sẽ sử dụng Nghị định thư Viêng Chăn

VD: Công ước luật biển 1958 và Công ước luật biển 1982:

+ VN, Lào, Campuchia, Thái Lan tham gia công ước 1958

+ VN, Lào, Campuchia tham gia Công ước 1982

 VN, Lào, Campuchia: áp dụng Công ước 1982

 VN, Lào, Campuchia và Thái Lan: áp dụng Công ước 1958

* Nguyên tắc ghi nhận, áp dụng ĐƯQT với điều kiện quan hệ pháp lý quốc tế và chủ thể tham gia quan hệ pháp lý quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của ĐƯQT có liên quan Nguyên tắc này được

áp dụng trong trường hợp cùng một thời điểm tồn tại 2 ĐƯQT có cùng hiệu lực pháp lý điều chỉnh cùngmột đối tượng xác định

VD: 4 Công ước quốc tế về Luật biển 1958 (A, B, C, D)

Công ước luật biển 1982 (C, D, E, F, G)

 cùng có thẩm quyền điều chỉnh  sử dụng nguyên tắc 3

 C, D: sử dụng nguyên tắc 2, đều là luật chung, k sử dụng nguyên tắc 1

 C, D, E, F: sử dụng nguyên tắc 3 (2 điều kiện: thuộc lĩnh vực điều chỉnh, các quốc gia là thànhviên

Câu 14: Thực hiện ĐƯQT và xác định vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật quốc gia?

* Thực hiện ĐƯQT trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

- Biên pháp áp dụng trực tiếp quy định quốc gia thành viên ĐƯQT: sử dụng trực tiếp ĐƯQT để

điều chỉnh quan hệ pháp lý tương ứng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình Thông thường, các quốc gia

sử dụng biện pháp này hay ghi nhận 1 điều khoản trong hiến pháp của mình khẳng định ĐƯQT mà họtham gia là bộ phận không thể tách rời LQG

VD: Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của VN

Hiến pháp Nga quy định: chỉ áp dụng trực tiếp

Trang 34

- Biện pháp chuyển hóa quy định quốc gia thành viên khi thực hiện ĐƯQT trong phạm vi lãnh thổ

nước mình phải ban hành văn bản pháp lý tương ứng thực hiện các cam kết quốc tế phát sinh từ cácĐƯQT mà họ là thành viên

+ Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành

VD: Việt Nam: thành viên Công ước 1989 về quyền trẻ en  Luật 1992 về bảo vệ, chăm sóc sứckhỏe trẻ em; là thành viên công ước 1969 về Luật điều ước quốc tế  Luật ký kết, gia nhập và thực hiệnđiều ước quốc tế 2005

* Vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Việc xác định vị trí của ĐƯQT trong hệ thống luật quốc gia hiện không thống nhất trong cách giảiquyết của các quốc gia Được xác định theo 2 cách:

- LQG quy định ĐƯQT là một bộ phận cấu thành của LQG, có vị trí dưới Hiến pháp nhưng lại cóhiệu lực cao hơn các văn bản quy phạm pháp luật khác (VD: Pháp, Nga)

- LQG không quy định rõ ĐƯQT có phải là một bộ phận cấu thành LQG hay không nhưng vẫn thừanhận giá trị ưu tiên của điều ước so với LQG, thậm chí điều ước có thể xếp ngang hàng với Hiến pháp.(VD: Thụy Sỹ, Hà Lan… Hiến pháp Hà Lan năm 1953, sửa đổi năm 1956 cho phép các ĐƯQT được các

cơ quan có thẩm quyền của Hà Lan ký kết có thể thay đổi và hủy bỏ một cách hợp pháp các quy định củahiến pháp)

Câu 15: Thực hiện ĐƯQT?

ĐƯQT phải được các thành viên kết ước thực hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí Các thànhviên của điều ước không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký kết với LQG của nước đó

để không thực hiện ĐƯQT ĐƯQT phải được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia kết ước, theo

cơ chế đã quy định trong mỗi ĐƯQT

* Giải thích ĐƯQT.

Việc giải thích ĐƯQT được đặc biệt quan tâm khi các bên ký kết có ý kiến bất đồng về ý nghĩa thực

sự của một hoặc một số điều khoản trong ĐƯQT

Yêu cầu của việc giải thích là:

- ĐƯQT phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được

sử dụng trong ĐƯQT và trong mối quan hệ với đối tượng và mục đích cụ thể của điều ước

- Việc giải thích ĐƯQT phải căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các thỏa thuận có liên quan đếnđiều ước được các bên chấp thuận trong khi ký kết điều ước, các thỏa thuận sau này của các bên về giảithích và thực hiện điều ước, thực tiễn thực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước và các quyđịnh thích hợp của pl quốc tế

Ý nghĩa của việc giải thích là chính thức hay không phục thuộc vào thẩm quyền giải thích, có sựphân biệt việc giải thích chính thức và giải thích không chính thức nhưng việc giải thích cho dù là chínhthức của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của LQG cũng k có giá trị ràng buộc đối với bên kếtước khác, trư khi các bên đó chấp nhận Còn trong phạm vi quốc gia việc giải thích nói trên lại được các

cơ quan hữu quan tuân thủ

* Đăng ký và công bố ĐƯQT.

Về nguyên tắc, ĐƯQT có đăng ký hay ko đăng ký không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước Vìvậy, việc đăng ký hay ko đăng ký điều ước hoàn toàn phụ thuộc quyền của mỗi quốc gia

Tuy nhiên, Điều 102 Hiến chương LHQ quy định:

“1 Mọi hiệp ước và công ước do bất cứ thành viên nào của LHQ ký kết, sau khi hiến chương này

có hiệu lực phải được đăng ký tại ban thư ký và do ban này công bố càng sớm càng tốt.

2 Nếu không đăng ký theo quy định của khoản 1 điều này thì không một bên nào của điều ước được quyền viện dẫn hiệp ước hoặc công ước đó trước các cơ quan của LHQ”.

Trang 35

Việc đăng ký và công bó ĐƯQT cũng được quy định trong luật pháp của mỗi quốc gia Theo Luật

ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 của VN quy định:

Điều 69 về công bố ĐƯQT:

“1 Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố trên Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Niên giám điều ước quốc tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài hoặc có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp có yêu cầu không công bố điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

2 Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi, Văn phòng Chính phủ đăng điều ước quốc tế đó trên Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3 Hằng năm, Bộ Ngoại giao tổ chức biên soạn và ấn hành Niên giám điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.”

Điều 70 về đăng ký điều ước quốc tế:

“Bộ Ngoại giao đăng ký tại Ban thư ký của Liên hợp quốc điều ước quốc tế hai bên có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.”

Câu 16: Định nghĩa, các yếu tố cấu thành, con đường hình thành, giá trị pháp lý của tập quán quốc tế?

1/ Định nghĩa.

TQQT là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc

tế và được các chủ thể LQT thừa nhận là luật

TQQT là thực tiễn xử sự được các quốc gia và chủ thể khác của LQT sử dụng lặp đi lặp lại nhiềulần trong một khoảng thời gian xác định và đến một thời điểm cụ thể các quốc gia tin tưởng rằng xử sựnhư vậy là đúng với LQT Nếu xử sự khác đi sẽ vi phạm LQT và bị trừng phạt

VD: tù binh ko được giết hại trong chiến tranh: hình thành trên 100 năm, xuất phát từ tập quán thờitrung cổ Châu Âu, chiến tranh liên miên, khi đánh nhau, đối phương đã hạ vũ khí  bên kia không đượcgiết hại

 thực tiễn hiệp sỹ ngã ngựa, thừa nhận thua thì không có quyền giết, nếu giết danh dự vị hoen ố

 thực tiễn xử sự đã thành TQQT

2/ Các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế.

* Yếu tố vật chất.

Quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế Ban đầu là các quy tắc xử sự đơn

lẻ, chỉ áp dụng trong từng trường hợp cụ thể  quy tắc xử sự chung (thông qua quá trình áp dụng lặp đilặp lại nhiều lần trong thời gian đầu)

VD: quy định không giết sứ thần (thời kỳ chiếm hữu nô lệ)  quy tắc xử sự chung, trở thành quyền

ưu đãi, miễn trừ ngoại giao

* Yếu tố tâm lý.

Sự thừa nhận của các chủ thể LQT về giá trị pháp lý ràng buộc của các quy tắc xử sự đó Khi có sựthừa nhận quy tắc xử sự chính thức trở thành tập quán quốc tế

VD: quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao là tập quán quốc tế

Lễ tân ngoại giao: không phải là tập quán quốc tế mà là thông lệ quốc tế hoặc quy tắc lễ nhượng,chẳng hạn như nghi thức cử quốc thiều, người giữ chức vụ tương đương đón tiếp, duyệt đội danh dự,…

 có sự ràng buộc nhưng không chặt chẽ như tập quán quốc tế

3/ Con đường hình thành tập quán quốc tế.

- Từ phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

VD: Phán quyết của TA công lý quốc tế về tranh chấp giữa Anh và NaUy 1951 về xác định đường

cơ sở  hình thành tập quán xác định đường cơ sở thẳng

Trang 36

- Hình thành từ Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.

VD: Đại hội đồng LHQ đưa ra Nghị quyết về định nghĩa xâm lược 1974

- Hình thành từ một tiền lệ duy nhất.

VD: 1957, Liên Xô phóng tàu vũ trụ  hình thành quy chế sử dụng khoảng không vũ trụ

- Học thuyết của các luật gia danh tiếng về LQT.

VD: quan điểm trong tác phẩm “Tự do biển cả” của luật gia người Hà Lan Huggo Grotius (1609)tạo ra bước đột phá trong luật biển quốc tế

3 quốc gia đầu tiên mở rộng vùng biển khởi điểm tranh chấp: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, AnhQuan điểm: Biển cả phải để ngỏ cho tất cả các quốc gia

 tập quán: nguyên tắc tự do biển cả, trao quyền lợi cho tất cả các quốc gia kể cả quốc gia không

có biển

Câu 17: Mối quan hệ giữa ĐƯQT và TQQT?

ĐƯQT và TQQT có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau Biểu hiện:

- Sự tồn tại của một ĐƯQT không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của TQQT tương đương về nộidung, mặc dù ĐƯQT có n~ ưu thế so với TQQT và nhiều trường hợp ĐƯQT có giá trị ưu thế hơn

- TQQT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành ĐƯQT và ngược lại

- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường ĐƯQT và cá biệt, cũng có thể cótrường hợp ĐƯ bị thay đổi hay hủy bỏ bằng con đường tập quán pháp lý quốc tế

VD: đối với trường hợp xuất hiện quy phạm jus cogens mới của LQT dưới dạng TQQT

- TQQT có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của ĐƯQT

VD: hiệu lực của ĐƯQT với bên thứ ba, do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới dạng tập quánpháp lý quốc tế

Câu 18: Vì sao ĐƯQT lại có ưu thế hơn so với TQQT?

Câu 19: So sánh ĐƯQT và TQQT?

* Giống nhau:

- Đều là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi

- Đều là nguồn cơ bản của LQT

- Đều có giá trị pháp lý, buộc các chủ thể LQT tuân thủ khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế

Do các chủ thể của LQT xác lập trên cơ

sở thỏa thuận theo nguyên tắc tựnguyện, bình đẳng, cùng có lợi

- Thực tiễn xử sự được các chủ thểLQT sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lầntrong khoảng thời gian xác định đếnmột thời điểm mà các chủ thể tin tưởng

xử sự đó là đúng

- Từ thực tiễn quan hệ quốc tế

- Từ thực tiễn thực hiện các phán quyếtcủa cơ quan tài phán quốc tế

- Thực tiễn thực hiện ĐƯQT của bênthứ 3

- Từ nghị quyết của tổ chức quốc tế liênchính phủ

nhau giữa các quốc gia, đôi khi TQQTđược hình thành nhanh hơn

Hình thức - Thường tồn tại dưới hình thức văn - bất thành văn, tồn tại dưới dạng n~ xử

Trang 37

tồn tại bản, đôi khi là hình thức miệng sự, hành vi nhất định.

Hình thức

thỏa thuận - Thỏa thuận chính thức, công khai, rõràng, minh bạch, dưới dạng văn bản

(ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập)

- Ngấm ngầm, đồng ý, dưới dạng imlặng, ko phản đối

Hiệu lực Ngắn, dài, vô thời hạn Thường ổn định, lâu dài

Nội dung - rõ ràng, cụ thể, xác định rõ quyền,

nghĩa vụ của các chủ thể, rõ thời điểm

có hiệu lực, chấm dứt hiệu lực (liênquan đến nguyên tắc pháp luật không

Không có văn bản pháp lý quốc tế quyđịnh việc xác lập, thực hiện

Vai trò Có vai trò quan trọng hơn TQQT trong

đời sống quốc tế, vì có nhiều ưu điểm,được sử dụng rộng rãi hơn

Vai trò ít quan trọng hơn

Câu 20: Phương tiện bổ trợ nguồn của LQT?

1/ Nguyên tắc pháp luật chung.

- Là các nguyên tắc pháp luật được cộng đồng quốc tế và LQG công nhận và sử dụng rộng rãi đểđiều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng của mình

VD:

+ Nguyên tắc n~ người ngang hàng nhau không có quyền xét xử nhau

+ Nguyên tắc không ai là quan tòa trong chính các vụ việc của mình

+ Nguyên tắc không ai có thể chuyển giao số lượng quyền nhiều hơn số lượng quyền mà họ sở hữu

 thực tiễn: Nguyên tắc n~ người ngang hàng nhau ko có quyền xét xử nhau

+ LQG: được sử dụng phổ biến trong Luật dân sự: tranh chấp trong lĩnh vực mua – bán  ngườimua và người bán không ai có quyền xét xử ai

+ LQT: tranh chấp phát sinh về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sà và Trường Sa: TQ và VN nganghàng nhau nên không có quyền xét xử nhau

2/ Phán quyết của cơ quan tư pháp quốc tế (TA quốc tế, các cơ cấu tư pháp khác).

- Là nguồn bổ trợ quan trọng, góp phần giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế hoặc

là cơ sở để xây dựng QP LQT, có tác động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ phápluật LQT đồng thời có tác dụng bổ sung nhất định n~ khiếm khuyết của LQT

VD: 1953, tranh chấp giữa Anh và NaUy: TA công lý quốc tế phán quyết được cơ sở thẳng, thừanhận biên giới biển của NaUy

 hình thành quy phạm pháp lý quốc tế trong luật biển, đường cơ sở thẳng là đường hợp pháp, cácquốc gia có quyền sử dụng xác định biên giời biển của mình

3/ Nghị quyết có tính khuyến nghị của tổ chức quốc tế liên chính phủ.

- Là cơ sở để xác định hoặc là nguồn để giải thích, làm sáng tỏ các QPPLQT

Trang 38

4/ Học thuyết của các học giả nổi tiếng.

- Là cơ sở xây dựng các nguyên tắc, các QP của LQT, là công cụ để giải thích, làm sáng tỏ nội dungcủa các quy phạm LQT

VD: học thuyết “Tự do biển cả” của Huggo Grotius đã góp phần xây dựng nguyên tắc tự do biển cảtrong luật biển quốc tế

Thế kỷ 19, học thuyết biển kín (biển đóng) của Gere (Anh), đã góp phần xây dựng nguyên tắc chủquyền quốc gia trong vùng biển của mình  trong vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền, vùng biển làmột bộ phận không thể thiếu trong lãnh thổ quốc gia

5/ Hành vi pháp lý đơn phương.

- Là các hành vi thể hiện ý chí của quốc gia liên quan đến vấn đề, sự kiện, quan hệ quốc tế nhằmmục đích tạo ra các hệ quả pháp lý quốc tế nhất định của chủ thể thực hiện hành vi pháp lý đơn phương

- Hành vi này bao gồm: hành vi phản đối, cam kết, từ bỏ, công nhận

+ Công nhận: là hành vi thể hiện một cách minh thị hay mặc thị ý định xác nhận một tình hình hoặc

yêu cầu nào đó là phù hợp với pl

VD: hành vi công nhận Đông Timo là quốc gia độc lập, có chủ quyền  tạo quan hệ pháp lý quốc

tế giữa VN và Đông Timo

+ Cam kết: là hành vi tạo ra các nghĩa vụ mới bằng cách thức đơn phương chấp nhận ràng buộc với

một nghĩa vụ pháp lý quốc tế vì quyền lợi của chủ thể khác

VD: Tuyên bố của chính phủ Ai Cập 1957 về việc cho tàu thuyền qua lại tự do trên kênh đạo XuyÊ

+ Phản đối: là cách thức để quốc gia thể hiện ý chí không công nhận một hoàn cảnh, một yêu cầu

hoặc một thái độ xử sự của chủ thể khác Chủ thể thực hiện hành vi muốn thông qua phương thức nàyhoặc để đảm bảo các quyền hạn bị đe dọa hay bị xâm hại của mình, hoặc để chống lại cách suy diễn thái

độ im lặng với nghĩa đồng ý hay với nghĩa từ bỏ quyền của một chủ thể trong quan hệ quốc tế Hành viphản đối phải được bày tỏ minh thị và phải có hiệu lực pl do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quan

+ Từ bỏ: là hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể tự nguyện từ bỏ các quyền hạn nhất định Kết

quả của hành vi này là việc chấm dứt các quyền của chủ thể LQT đối với một đối tượng hay lĩnh vực nào

đó và bắt buộc phải thực hiện hành vi từ bỏ một cách minh thị, công khai để ko gây ra sự nghi ngờ

Câu 21: Vấn đề pháp điển hóa LQT?

Pháp điển hóa LQT được hiểu là việc hệ thống hóa các quy phạm LQT do các chủ thể LQT thựchiện ko chỉ với mục đích sắp xếp các quy phạm của LQT hiện hành vào một hệ thồng phù hợp mà cònnhằm diễn đạt rõ ràng, cụ thể hơn hệ thống quy phạm đó hoặc thể hiện các TQQT dưới hình thức ĐƯQT

- Trình tự tiến hành:

+ Sau khi thông qua đề tại pháp điển hóa, UB LQT của LHQ sẽ chỉ định báo cáo viên của mình đểchuẩn bị các tham luận và các dự thảo sẽ đưa ra thảo luận tại UB

+ Trình dự thảo đã được thông qua cho các quốc gia để họ đưa ra nhận xét, đánh giá độc lập

+ UB chỉnh sửa dựa trên n~ đánh giá của các quốc gia và đệ trình dự thảo đã chỉnh sửa lên Đại hộiđồng LHQ

* Pháp điển hóa không chính thức.

Trang 39

- Được thực hiện bởi các học giả, các viện nghiên cứu của quốc gia, các tổ chức phi chính phủ hoặccác tổ chức xã hội trong nước.

- Cơ quan có vài trò lớn: Hiệp hội LQT, Viện LQT

Câu 22: Mối quan hệ giữa các nguồn của LQT?

1/ ĐƯQT và TQQT.

2/ Nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ.

- Mối quan hệ nguồn bổ trợ tới nguồn cơ bản:

+ Nguồn bổ trợ và cơ sở xây dựng các quy phạm pháp lý quốc tế (ĐƯQT)

+ Nguồn bổ trợ là công cụ giải thích, làm sáng tỏ nguồn cơ bản

- Mqh nguồn cơ bản tới nguồn bổ trợ:

+ Nguồn cơ bản là cơ sở để hình thành nguồn bổ trợ, cụ thể là tạo ra các phán quyết của TA công lýquốc tế

+ Nguồn cơ bản (ĐƯQT, TQQT) là đối tượng nghiên cứu của các học giả

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của nguyên tắc cơ bản của LQT?

1/ Định nghĩa.

Là những tư tưởng chính trị - pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có hiệu lực bắt buộc chung (lànhững quy phạm jus cogens) đối với tất cả chủ thể LQT trong tất cả các loại hình quan hệ pháp lý quốc tế.Các nguyên tắc cơ bản này được ghi nhận trong các ĐƯQT và TQQT

kỳ hành vi đơn phương nào ko tuân thủ triệt để nguyên tắc này đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng plquốc tế Các ĐƯQT, TQQT có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của LQT đều không có giá trịpháp lý

- Các nnguyên tắc này có hiệu lực đối với tất cả các chủ thể LQT và trong tất cả các loại hình quan

hệ pháp lý quốc tế, hiện tại cũng như tương lai

- Là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế Nócòn tác động đến cả n~ lĩnh vực quan hệ của các chủ thể mà chưa được QP cụ thể nào điều chỉnh  là cơ

sở của trật tự pháp lý quốc tế

- Có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, thể hiện sự tác động, ràng buộc qualại giữa các nguyên tắc cơ bản này trong quá trình sử dụng chúng, không tuân thủ một nguyên tắc sẽkhông tuần thủ các nguyên tắc khác của LQT

VD: nguyên tắc cấm dùng vũ lực…, phải giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế Trong quátrình xảy ra tranh chấp quốc tế, nếu tuân thủ nguyên tắc cấm dùng vũ lực sẽ tạo ra không khí hòa bình,hòa hoãn để tạo điều kiện thuận lợi cho hai quốc gia sử dụng nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranhchấp quốc tế  các quốc gia kiềm chế hành xử

Nếu không kiềm chế, chiến tranh kéo dài, khi chiến tranh kết thức, 2 bên khó ngồi vào bàn đảmphàn, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình

VD: Chiến tranh thế giới 1 kết thúc: Đức thua Anh

Chiến tranh thế giới thứ 2: phe đồng minh thắng, Đức đầu hàng vô điều kiện và phải ngồi vào bànđám phán

VD: Iran và Irac xung đột biên giới kéo dài, không kiềm chế dẫn tới chiến tranh vào n~ năm 80 – 88của thập kỷ trước Chiến tranh tàn bạo, đặc biệt giữa các quốc gia đạo Hồi, không thực hiện nguyên tắccấm dùng vũ lực Khi chiến tranh kết thúc 2003, 2 quốc gia không thể ngồi vào bàn đàm phán để thỏathuận, giải quyết tranh chấp với nhau  phá vỡ nguyên tắc cấm dùng vũ lực (sử dụng vũ khí sinh học,

Trang 40

hóa học, chôn người tập thể,…) dẫn đến không thực hiện được nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấpquốc tế.

- Được ghi nhận rộng rãi trong các văn kiện quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ Ngoài ra, đượcghi nhận trong Định ước Henxinki ngày 1/8/1975 về An ninh và hợp tác với các nước châu Âu, Hiệp ướcthân thiện và hợp tác Đông Nam Á và một số văn kiện quan trọng khác hay các điều ước song phươnggiữa các nước: Hiệp định thương mại VN – Hoa Kỳ ngày 13/7/2000, Hiệp định biên giới Việt – Trungnăm 1999,…

Câu 2: So sánh nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc chuyên ngành LQT?

* Giống nhau:

- Đều hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể LQT

- Đều có giá trị pháp lý bắt buộc với các chủ thể LQT

Chỉ tác động đến các chủ thể tham giacác quan hệ pháp lý quốc tế thuộc từnglĩnh vực nhất định

VD: Luật biển, Luật hàng không,…

Có thể thay đổi nội dung

VD: Luật hàng không: Quốc gia có chủquyền trong vùng trời của mình

EU: toàn bộ vùng trời EU đều thuộcchủ quyền của quốc gia EU, không córanh giới vùng trời giữa các quốc gia

 các quốc gia EU đã thỏa thuận phá

vỡ nguyên tắc này

Văn bản ghi

nhận

Câu 3: So sánh các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc pháp luật chung?

* Giống nhau: đều có hiệu lực bắt buộc, có giá trị pháp lý quốc tế

 hiệu lực không cao

Phạm vi tác

động Hẹp hơn, chỉ điều chỉnh các quan hệpháp lý quốc tế Rộng hơn, điều chỉnh cả quan hệ pháplý quốc tế và quốc gia

Câu 4: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia?

1/ Nguồn gốc, xuất xứ.

Ngày đăng: 30/12/2014, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w