1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đề cương ôn thi môn tư pháp quốc tế

25 806 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 181 KB

Nội dung

Bao gồm các quan hệ: hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động, về hợp đồngkinh tế ngoại thương… Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trongcác bên tham gia là

Trang 1

1 Trình bày đối tượng, phương pháp điều chỉnh của TPQT

a Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài ( theo nghĩa rộng làbao gồm cả tố tụng dân sự)

Bao gồm các quan hệ: hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động, về hợp đồngkinh tế ngoại thương…

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trongcác bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là côngdân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ dể xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đótheo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan

hệ đó ở nước ngoài (Điều 758 BLDS).

Về yếu tố nước ngoài:

 Chủ thể: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, hoặc người VNđịnh cư ở nước ngoài;

VD: nam công dân việt nam 30 tuổi kết hôn với nữ công dân đức 25 tuổi

 Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài:

VD: Tòa án vệt nam thụ lý giải quyết một vụ việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa nguyên đơn và bị đơn đều là công dân Việt Nam nhưng tài sản liên quan tới tranh chấp là ngôi biệt thự tại hoa kì

 Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đóxảy ra ở nước ngoài:

VD: hai công dân VN Kết hôn ở Pháp.

b Phương pháp điều chỉnh:

TPQT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luậtdân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nướcngoài

Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước

sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng)có yếu tố nước ngoàilàm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong

xã hội

Có hai phương pháp điều chỉnh của TPQT:

Phương pháp thực chất: là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp

luật thực chất để điều chỉnh quan hệ TPQT

Ví dụ Hợp đồng dân sự chỉ được xem là hợp pháp khi được lập thành văn bản và được công chứng

o Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biệnpháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ TPQT xảy ra, nếu có sẵn quyphạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn

Trang 2

cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà khôngcần phải thông qua một khâu trung gian nào.

o Trong thực tiễn việc điều chỉnh các quan hệ TPQT được áp dụng bởicác quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xay dựng bằngcách các quốc gia kí kết, tham gia các ĐƯQT hoặc chấp nhận và sử dụng tập quánquốc tế

o Tính ưu việt: làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế được điều chỉnhnhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan

hẹ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời giantránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp

o Hạn chế: số lượng ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệTPQT

Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) là

phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nướcnào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ TPQT cụ thể

o Quy phạm xung đột: không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ các biệnpháp chế tài đối với các chủ thể tham gia TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệthống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng

o Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự banhành hệ thống pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột trong nước)ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết các ĐƯQT (quyphạm xung đột thống nhất)

o Phương pháp điều chỉnh gián tiếp là đặc trưng cơ bản của TPQT vì:

 Chỉ có tư pháp quốc tế mới sử dụng phương pháp này, các ngàyluật khác không áp dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp: luật hình sự, luật dân

sự khi điều chỉnh cấc quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó sẽ áp dụng cácQPPL trong BLHS, BLDS mà không phải xác định xem luật của nước nào khác sẽđược áp dụng

 Trong thực tiễn TPQT số lượng các quy phạm thực chất ítkhông đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ TPQT phát sinh ngày càng đadạng trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một cách đơn giản hơn nên

có số lượng nhiều hơn Do có nhiều quy phạm xung đột nên đã điều chỉnh hầu hếtcác quan hệ TPQT

 Hai phương pháp được phối hợp sử dụng đồng thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong thực tế : nếu có qui phạm thực chất thì áp dụng để giải quyết trực tiếp, nếu không có thì áp dụng qui phạm xung đột

2 Trình bày khái niệm, cơ cấu và các kiểu hệ thuộc cơ bản của quy phạm xung đột

a Khái niệm

Trang 3

Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng đểgiải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể.

Quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu: khi quy phạm xung đột dẫnchiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng

để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hànhgiữa QPTC với QPXĐ trong điều chỉnh pháp luật

VD: K 1 Điều 766 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu tài sản được xác định theo pháp luật của nước có tài sản” Như vậy tài sản ở đâu sẽ áp dụng pháp luật nước đó.

b Cơ cấu

- Qui phạm pháp luật luôn luôn có đầy đủ cả 3 bộ phận

+ Gỉa định Điều kiện áp dụng

+ Qui định Như thế nào

+ Chế tài Không làm thì bị thế nào

Một qui phạm pháp luật có thể được diễn giải trong nhiều điều luật Và chỉ điều luật mới có thể khuyết phần giả định

Khác với QPPL thông thường QPXĐ được cơ cấu bởi hai bộ phận: Phạm

- Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giảiquyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi

VD: luật pháp VN, Mỹ, Đức…

c Các kiểu hệ thuộc cơ bản

Hiện nay trong khoa học tư pháp quốc tế có một số kiểu hệ thuộc cơ bản sauđây:

Luật nhân thân

Luật nhân thân có hai loại biến dạng gồm:

Luật quốc tịch hay còn gọi là luật bản quốc được hiểu là luật của

quốc gia mà đương sự là công dân VD K Điều 761 BLDS quy định năng lực hành

vi dân sự của nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó làcông dân trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác

Trang 4

Luật nơi cư trú được hiểu là luật của quốc gia mà ở đó đương sự có

nơi cư trú ổn định (thường trú) K 1 Đ25 HĐTTTP giữa Việt Nam với Liên BangNga quy định quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được xácđịnh theo pháp luật của bên kí kết nơi họ có cùng thường trú

Luât quốc tịch của pháp nhân

Được hiểu là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch

Các dấu hiệu ràng buộc hiện nay là:

 Nơi trung tâm quản lý của pháp nhân

 Nơi đăng kí điều lệ (nơi thành lập pháp nhân)

 Nơi pháp nhân thực tế tiến hành kinh doanh hoạt động chính

Ở Việt Nam pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng kíđiều lệ ở Việt Nam thì đương nhiên pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam khôngphụ thuộc vào việc nó hoạt động ở đâu, lãnh thổ nào

Luật nơi có vật

Được hiểu là vật (tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì luật của nước đóđược áp dụng đối với tài sản đó

VD: K1 Điều766: “ Việc xác lập, chiếm hữu quyền sở hữu, nội dung quyền

ở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó

Luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn

Trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong buôn bán và hàng hảiquốc tế, pháp luật cho phép các bên tham gia các quan hệ đã được lựa chọn hệthống pháp luật để áp dụng

VD: K2 Điều 4 BL hằng hải “2 Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.

Luật nơi thực hiện hành vi.

Luật nơi thực hiện hành vi có rất nhiều loại:

Luật nơi kí kết hợp đồng được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên

tham gia kí kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết hợp đồng VD: K1Điều 770 BLDS ghi nhận “ HÌnh thức của hợp đồng dân sự phải tuân theo phápluật của nước nơi giao kết hợp đồng”

Luật nơi thực hiện nghĩa vụ

Luật nơi thực hiện hành động VD: Hình thức của hợp đồng được

quyết định bởi luật của nước nơi thực hiện nó Hoặc hình thức kết hôn được quyếtđịnh bởi luật của nước nơi các bên thực hiện kết hôn

Luật nước người bán.

Trang 5

Luật nơi vi phạm pháp luật: được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi

phạm pháp luật đượ giải quyết theo pháp luật nơi vi phạm pháp luật VD: K 1Điều 773 Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luậtcủa nước nơi xảy ra hành vi gấy thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế củahành vi gây thiệt hại

Luật tiền tệ

Được hiểu là khi kí kết hợp đồng các bên thoả thuận thanh toán bằng mộtđơn vị tiền tệ nhất định do đó các vấn đề liên quan đến tiền tệ đó được giải quyếttheo luật pháp của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó Hệ thống luật phápcủa Đức và Áo

Luật toà án (Lex fori)

Luật Toà án được hiểu là pháp luật của nước có toà án thẩm quyền Toà án

có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng pháp luật nước mình (cả nộidung và hình thức)

Ngoại lệ: trong các HĐTTTP và pháp lí các bên có thể cho phép các cơ quantiến hành tố tụng của nước mình (vd vấn đề uỷ thác tư pháp) trong những chừngmực nhất định được áp dụng luật tố tụng của nước ngoài

3 Trình bày vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3 Cho ví dụ

Một trong những vấn đề phức tạp trong việc áp dụng quy phạm xung đột đó

- Nếu hiểu dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn

bộ hệ thống luật pháp của nước đó kể cả luật thực chất và luật xung đột thì cónghĩa là đã chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại cũng như dẫn chiếu đến pháp luậtnước thứ ba

TPQT Việt Nam hiểu theo quan điểm thứ hai

VD: Một Nam công dân Anh cư trú tại Việt Nam và xin kết hôn vớimột nữ công dân Việt Nam Theo Điều 103 LHNGĐ thì Trong việc kết hôn giữacông dân Việt Nam với người nước ngoài mỗi bên phải tuân theo pháp luật nướcmình về điều kiện kết hôn”

-Công dân Việt Nam phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn trongLHNGĐ Việt Nam

Trang 6

-Công dân Nam Anh phải tuân theo pháp luật Anh song luật xung đột củaAnh lại quy định: Điều kiện kết hôn của Công dân Anh ở nước ngoài phải theo luậtcủa nước nơi công dân đó cư trú Như vậy ở đây luật Việt Nam đã dẫn chiếu đếnluật Anh và luật Anh đã dẫn chiếu ngược trở lại luật Việt Nam.

-Nếu trong trường hợp này mà công dân Anh cư trú tại Trung Quốc thì sẽ

áp dụng luật Trung Quốc Như vậy luật Việt Nam dẫn chiếu đến luật Anh và luậtAnh dẫn chiếu đến luật Trung Quốc và nếu Việt Nam chấp nhận dẫn chiếu ngượcthì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận dẫn chiếu đến luật nước thứ ba

Khi các quốc gia kí kết với nhau các hiệp định song phương và đa phương trong đóquy định các quy phạm xung đột thống nhất thì các quy phạm xung đột thống nhất

sẽ được ưu tiên áp dụng và trong trường hợp này có thể nói vấn đề dẫn chiếu

ngược và dẫn chiếu đến luật nước thứ ba sẽ không còn nữa

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 759 BLDS: “ Trường hợp pháp luật nước đó dẫnchiếu ngược trở lại pháp luật CHXHCNVN thì áp dụng PL CHXHCNVN

Như vậy, quan điểm rất rõ của việt nam về vấn đề này là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại

Phát triển ví dụ trên đây nếu chúng ta giả sử nam công dân anh lai cư trú tại Trung Quốc trong trường hợp này thì phải giải quyết như thế nào? Rõ ràng là Luật việt nam sẽ dẫn chiếu tới pháp luật của Anh và pháp luật của Anh sẽ lại dẫn chiếu tới pháp luật Trung Quốc và nếu VN đã chấp nhận dẫn chiếu ngược cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận dẫn chiếu đến luật pháp nước thứ 3 ( luật pháp nước thứ 3 ở đây là luật pháp Trung Quốc)

Khi các quốc gia ký kết với nhau các hiệp định song phương và đa phương

( thường là các hiệp định tương trợ tư pháp) trong đó quy định các quy phạm xung đột thống nhất thì các quy phạm xung đột thống nhất sẽ được ưu tiên và áp dụng vàtrong trường hợp này có thể nói vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luậtcủa nước thứ 3 sẽ không còn nữa

4 Phân tích khái niệm quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

Là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài

Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luậtthừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản

Trong khoa học TPQT, quyền sở hữu của các chủ thể được đề cập đến làquyền sở hữu có yếu tố nước ngoài Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu đượcthể hiện ở những điểm sau:

- Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhânnước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…VD:Một nước ngoài Việt Nam tham quan du lịch, mang theo tài sản cá nhân Việccông nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người nước ngoài ởViệt Nam hay không sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật Quan hệ sở hữu

Trang 7

của người nước ngoài đối với tài sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi làquan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài

- Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài

Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài VD: Một công ty XNK Việt Nam kí một hợp đồng mua bán ngoại thương với một pháp nhân nước ngoài về việc nhập khẩu linh kiện máy móc về Việt Nam Hợp đồng này được kí trên lãnh thổ nước ngoài và đã phát sinh hiệu lựcpháp lý, hàng hóa đang tồn tại trên lãnh thổ nước ta Vậy trong trường hợp này, quyền sở hữu của công ty Việt Nam sẽ được xác định như thế nào sẽ dựa vào các quy phạm TPQT Quan hệ sở hữu này cũng được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài

- Sự kiện pháp ly phat sinh hay thay đổi có yếu tố nước ngoài VD:hàng

vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu xảy ra ở nước ngoàiNguyên nhân:

 Khi vụ việc về sở hữu có yếu tố nước ngoài làm phát sinh tình trạng cơ quan

tư pháp của các quốc gia liên quan đều có thẩm quyền xem xét vụ việc đó.Trong trường hợp này cần phải xác định tòa án nào trong các tòa án có liênquan sẽ có thẩm quyền giải quyết

 Khi quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài làm phát sinh tình trạng pháp luậtcủa hai hay các quốc gia liên quan đều có thể được áp dụng để điều chỉnhquan hệ đó  xung đột pháp luật : trong trường hợp này cần phải xác định

hệ thống pháp luật nào trong các hệ thống pháp luật liên quan sẽ được ápdụng

 Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài củatrọng tài nước ngoài  các vấn đề trên 1 mặt được điều chỉnh bởi pháp luậtquốc tế, 1 mặt được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia

 Do đó đòi hỏi phải có 1 ngành luật đặc thù để điều chỉnh các quan hệ có yếu tốnước ngoài, bao gồm cả quan hệ sở hữu s

5 Phân tích các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng theo quy định của các nước và theo quy định của pháp luật việt nam

Giải quyết xung pháp luật về quyền sở hữu ở các nước.

- Áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản: tài sản ở đâu sẽ áp dụng pháp luật của nước

đó

- Không những quy định nội dung quyền sở hữu mà còn ấn định cả điều kiện phát

sinh, chấm dứt chuyển dịch quyền sở hữu

- Pháp luật nơi có tài sản còn được áp dụng để xác định quyền sở hữu đối với tài sản

đang trên đường vận chuyển: tài sản quá cảnh quốc gia

- Hệ thuộc luật nơi có tài sản còn được áp dụng người thủ đắc trung thực: người

chiếm hữu vật ngay tình: Việc bảo hộ người chiếm hữu vật ngay tình trước yêu cầu

Trang 8

đòi lại tài sản của chủ sở hữu pháp luật đã quy định rõ nước áp dụng: luật nơi có tàisản vào thời điểm thủ đắc hoặc luật nơi có tài sản đang tranh chấp.

- Luật nơi có ài sản áp dụng định danh tài sản là động sản hay bất động sản

- Các trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, tài sản pháp nhân, tài sản

trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Giải quyết xung đột pháp luật vè quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam

- Theo nguyên tắc chung: luật nơi có tài sản theo K1 Điều 766: “ Việc xác lập, thực

hiện, thay đổi chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung qnội dung quyền sở hữuđối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”

- Người nước ngoài có quyền sở hữu đối với tài sản của họ tại Việt Nam; thừa nhận

quyền sở hữu của người nước ngoài trong phạm vi hành xử tuân theo pháp luậtnước nơi có tài sản

- Khoản 2 Điều 766 thì quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được

xác định theo nước động sản được chuyển đến nếu không có thoả thuận khác

Pháp luật của nước nơi tồn tại tài sản, nơi tài sản chuyển đến>>phù hợppháp luật Việt Nam vì nước ta là nước nhập siêu

Nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được pháp luật Việt Nam áp dụng địnhdanh tài sản theo khoản 3 Điều 766 BLDS thì việc phân biệt tài sản là động sảnhoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản

- Bất động sản: đất, nhà ở, công trình gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với đất; tài

sản trong lòng đất

- Phân biệt bất động sản hoặc động sản: không căn cứ vào giá trị tài sản mà căn cứ

vào tính chất cơ học của tài sản, di chuyển hay không di chuyển

- Các trường hợp ngoại lệ liên quan: tàu bay, tàu biển: khoản 4 Điều 766 việc xác

định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dịch và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theopháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng Hoà Xã hộiViệt Nam

- Tàu bay: áp dụng theo pháp luật của quốc gia nơi đăng ký(luật hàng không dân

dụng 2006 tàu bay).Còn các trường hợp tàu biển là pháp luật mà quốc gia mà tàubiển mang quốc tịch

Ngoài ra trong hệ luật nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnhquan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực:

- Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể: áp

dụnsg theo pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch

- Quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài

- Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác

giả, quyền sở hữu công nghiệp: mang tính lãnh thổ;

- Các quan hệ tài sản liên quan đến đối tượng của các đạo luật quốc hữu hoá: tuân

theo đạo luật quốc hữu hoá: xuất phát từ quyền định đoạt tài sản của quốc gia mình

Trang 9

6 Phân tích các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu

1 Nguyên tắc chung trong việc giải quyết xung đột pháp luật của quyền sở hữu Nguyên tắc “ luật nơi có tài sản “

Mặc dù còn có quan điểm khác nhau nhưng pháp luật các nước đều thừanhận áp dụng nguyên tắc “ luật nơi có tài sản “ để giải quyết xung đột phápluật về quyền sở hữu Do vậy nguyên tắc này giữ vai trò quan trọng trongviệc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu

Vai trò này thể hiện ở các khía cạnh sau

 Pháp luật các nước đều qui định luật nơi có tài sản được áp dụng nhằm điềuchỉnh điều kiện phát sinh thay đổi chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền

sở hữu  Việt nam qui định tại điều 766 khoản 1 luật dân sự 2005

Trường hợp tài sản được xác lập hợp pháp trên cơ sở pháp luật của 1nước, sau đó được dịch chuyển sang lãnh thổ của nước khác thì quyền

sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đó được pháp luật của nước sởtại thừa nhận và nội dung của quyền sở hữu phải do pháp luật củanước sở tại qui định

 Luật nơi có tài sản được đa số các nước áp dụng nhằm giải quyết xung độtpháp luật về định danh tài sản

Trong 1 số hệ thống pháp luật, luật áp dụng với động sản sẽ khác vớiluật áp dụng cho bất động sản Do vậy cần phải xác định hệ thốngpháp luật được sử dụng để định danh

Hầu hết pháp luật các nước đều dựa vào tính chất có thể di dời của tàisản để định danh là động sản hay bất động sản Tuy vậy vẫn có nhữngkhác biệt nhất định

Ví dụ Máy bay, tàu thủy có thể được xem là bất động sản

Ý cho rằng thú rừng là bất động sảnMáy móc nông nghiệp có thể xem là bất động sảnViệt nam qui định việc định danh tài sản tại điều 766 khoản 3 luật dân

sự

Chú ý Riêng cộng hòa Pháp, luật tòa án sẽ được áp dụng để định danh tài sản

2 Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc “ nơi có tài sản “

 Tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ : luật được áp dụng là luật ở quốc gianơi các đối tượng được bảo hộ vì quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ

Ví dụ : Quyền tác giả, sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,

Do tài sản trí tuệ là tài sản vô hình nên quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnhthổ

Trang 10

Chú ý

Về nguyên tắc, quyền tác giả sẽ tự động phát sinh còn việc đăng ký bản quyền chỉ tạo điều kiện thuận tiện cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có tranh chấp

Quyền tác giả bao gồm quyền dịch thuật, quyền sao chép, quyền phân phối

Quan hệ sở hữu trí tuệ rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như thương mại, dân sự, hành chính, hình sự,

 Quyền sở hữu trong lĩnh vực hàng không dân dụng và trong lĩnh vực hànghải, đặc biệt tàu biển và máy bay Pháp luật được áp dụng là pháp luật củanước mà tàu biển treo cờ, máy bay mang quốc tịch ( quốc gia nơi đăng kýtàu bay )

Ví dụ : điều 4 luật hàng không qui định nơi tàu bay mang quốc tịch

 Tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia ở nước ngoài  vì tài sản của quốcgia được hưởng quyền miễn trừ cho nên về nguyên tắc, tranh chấp liên quanđến quyền sở hữu của quốc gia được giải quyết bằng con đường ngoại giao

 Tài sản của pháp nhân trong trường hợp pháp nhân tổ chức lại hoạt động hay

bị đình chỉ hoạt động tại nước ngoài  đối với những tài sản này, luật được

áp dụng là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch

3 Tài sản trên đường vận chuyển

Nếu tài sản đang trên đường vận chuyển, từ nơi này sang nơi khác trên lãnhthổ của 1 quốc gia  luật nơi có tài sản vẫn được áp dụng

Nếu tài sản đang trên đường vận chuyển, từ nơi này sang nơi khác trên lãnhthổ của 2 quốc gia N, M có chung đường biên giới  luật nơi có tài sản vẫn được

áp dụng ( do tại điểm nào pháp luật quốc gia N chấm dứt điều chỉnh thì pháp luậtquốc gia M sẽ bắt đầu điều chỉnh )

Nếu tài sản đang được vận chuyển trên vùng trời vùng biển quốc tế, hay quácảnh qua quốc gia thứ 3  phức tạp do tùy theo quan điểm mỗi nước mà có thể ápdụng 1 trong các hệ thống pháp luật sau ( do trong trường hợp này, tài sản không

có quan hệ gắn bó với nơi có tài sản )

 Pháp luật của nước do các bên lựa chọn

 Pháp luật của nước nơi gởi tài sản đi

Ví dụ Luật Nga

 Pháp luật của nơi của nơi tài sản được chuyển đến

Ví dụ khoản 2 điều 766 luật dân sự Việt nam

Trang 11

 Pháp luật của nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch nếu hànghóa được vận chuyển bằng đường biển quốc tế hay đường hàng khôngquốc tế

Ví dụ Điều 4 luật hàng không dân dụng Việt nam 2006

 Pháp luật nơi có tài sản

 Pháp luật của nước nơi có trụ sở tòa án có thẩm quyền giải quyết tranhchấp

4 Qui định của pháp luật Việt nam về quyền sở hữu của người nước ngoài, người Việt nam định cư tại nước ngoài

Việt nam tuy cam kết đối xử như công dân nhưng trong thực tế vẫn có sựhạn chế rất lớn trong lĩnh vực bất động sản ( tuy trong lĩnh vực động sản có sựkhác biệt rất nhỏ )

5 Quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam :

Được pháp luật Việt nam bảo vệ, bao gồm

 Biên pháp bảo đảm vốn và tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài

 Biên pháp bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư nước ngoài

 Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền năng chủ sở hữu

Luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng

7 Trình bày trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương giữa các bên vắng mặt

8 Các hình thức trách nhiệm và căn cứ miễn trách nhiệm khi vi pham hợp đồng mua bán ngoại thương

9 Phân tích các điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật việt nam

a Khái niệm

Khái niệm.

Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:

 Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

Trang 12

 Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.

 Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứtquan hệ đó ở nước ngoài

 Ngoài ra tại K4 Điều 100 LHN và GĐ còn quy định các quan hệ giữa hônnhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với quan hệ hônnhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bênđịnh cư ở nước ngoài

b Điều kiện kết hôn

Theo Điều 103 LHNGĐ và Điều 10 NĐ 68 trong việc kết hôn giữa công dânViệt Nam – Người nước ngoài mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình vềđiều kiện kết hôn: áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch Nếu việc kết hôn được tiếnhành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cònphải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn ( Điều 9 và 10 vềđiều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn)

Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơquan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của luật này về điềukiện kết hôn

Nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xácđịnh điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật của nước mà người đó mang quốctịch đồng thời vào thời điểm đăng ký kết hôn,nếu người đó không thường trú tạimột trong nước mà người đó có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyềncủa nước mà người đó mang hộ chiếu cấp

Đối với người không quốc tịch muốn kết hôn với công dân Việt Nam và đăng

ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì giấy tờ sử dụng trong giấykết hôn là giấy là tờ do cơ quan có thẩm quyền nơi người đó thường trú cấp Đốivới người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kếthôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơquan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam nước đó cấp

Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơquan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của LHNGĐVN vềđiều kiện kết hôn

Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặcđang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy tờ xácnhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp Tỉnh xácnhận nếu người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ

bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó

Trong các hiệp định trương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với người nướcngoài, nguyên tắc chung là áp dụng luật quốc tịch của các bên đương sự để điềuchỉnh các vấn đề về điều kiện kết hôn Tuy nhiên trong một số hiệp định cũng có

Ngày đăng: 11/12/2015, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w