1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập môn công pháp quốc tế

69 622 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 439 KB

Nội dung

=> Từ góc độ lý luận và thực tiễn, ta có thể định nghĩa: “Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

1 Định nghĩa Luật quốc tế

(Note: nếu nêu định nghĩa thì phải diễn giải bối cảnh để có khái niệm đó)

Trên thực tế, quan hệ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia đã có từ thời cổ đại nhưng thuật

ngữ “Luật quốc tế” ra đời muộn hơn.

Trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã, xuất hiện khái niệm “Luật vạn dân” trong đó có

những quy phạm pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các nước với nhau Đến thế kỷ XVI, nhà triếthọc, thần học, luật học người Tây Ba Nha Francisco de Victoria (1480 – 1546) đã đưa ra thuật

ngữ “Luật các dân tộc” (jus inter gentes) Năm 1789, nhà triết học, luật gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Những nguyên tắc của đạo đức và pháp luật” đã sử dụng thuật ngữ

“Luật quốc tế” để chỉ hệ thống pháp luật giữa các quốc gia Từ đó, thuật ngữ “Luật quốc tế” trở

nên thông dụng và phổ biến

Các luật gia phương Tây cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về Luật quốc tế:

Luật gia người Pháp – Ch Routseau cho rằng: “Luật quốc tế là ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa các nước hay đúng hơn là giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau”.

Giáo sư người Pháp George Scelle định nghĩa: “Luật quốc tế là tổng hợp các quy phạm hay quy tắc của cộng đồng các dân tộc”.

Luật gia người Áo – Verdross định nghĩa: “Luật quốc tế là tổng hợp các quy phạm có tính chất điều ước hay tập quán cũng như các nguyên tắc pháp lý thông thường nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế”.

=> Từ góc độ lý luận và thực tiễn, ta có thể định nghĩa: “Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế”.

2 Lược sử sự hình thành và phát triển của Luật quốc tế

* Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: thời kỳ này chiến tranh xảy ra liên miên nhằm xâm chiếm đất

đai, cướp đoạt tài sản và nô lệ của nhau nên dẫn đến hệ quả luật quốc tế chủ yếu gồm các nguyêntắc và quy phạm về ctranh, hòa bình và mang đậm tính chất bình đẳng, thể hiện và bảo vệ lợi íchcủa kẻ mạnh

- Thời kỳ này các quốc gia xuất hiện chưa nhiều nên luật quốc tế chỉ mang tính khu vực

Trang 2

* Thời kỳ phong kiến: ở thời kỳ này vua, chúa, địa chủ phong kiến được coi là chủ thể của

luật quốc tế LQT mang màu sắc tôn giáo, nhiều quy tắc, quy phạm mới được hình thành như:nguyên tắc chủ quyền, bình đẳng giữa các quốc gia, tự do biển cả, trung gian hòa giải

* Thời kỳ tư bản chủ nghĩa: Các mối quan hệ vượt qua ngoài khuôn khổ khu vực và liên

khu vực LQT thời kỳ này có tính chất quốc tế ngày càng rõ rệt, tính thống nhất ngày càng đậmnét Các quốc gia tư bản cũng tuyên bố ủng hộ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình đẳng giữacác quốc gia song nguyên tắc này chỉ mang tính hình thức vì g.cấp TS chỉ công nhận các quốcgia văn minh là chủ thể của LQT

* Luật quốc tế hiện đại:

1917 Cách mạng tháng 10 Nga đã có những đóng góp hết sức lớn lao vào sự phát triển củaLQT hiện đại Sự tiến bộ này thể hiện ở chỗ LQT được áp dụng thống nhất trên toàn thế giới, LQT hiện đại có nhiều tiến bộ, nhiều nguyên tác và quy phạm mới được hình thành nhưtôn trọng quyền dân tộc tự quyết, tôn trọng quyền con người Để nâng cao hiệu quả điều chỉnhpháp luật các mối quan hệ QT, cộng đồng QT đã có nhiều nỗ lực trong việc pháp điển hóa cácnguyên tăc và quy phạm LQT trong lĩnh vực: ngoại giao, lãnh sự, luật biển, luật điều ước QT

3 Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế

Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế là các quan hệ quan hệ chính trị hoặc khía cạnh chính trịcủa các quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa… phát sinh trong quan hệ lên quốc gia giữa các quốc gia

và thực thể quốc tế khác

4 Trình bày các loại nguồn của Luật quốc tế

Nguồn của Luật quốc tế: là hình thức chứa đựng sự tồn tại và biểu hiện của quy phạm

pháp luật quốc tế

Có 02 hình thức cơ bản: Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

(1) ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ:

- Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các chủ thể của LQT với nhau(trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia) nhằm thiết lập các quy tắc pháp luật bắt buộc(QPPLQT) để ấn định, thay đổi, hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ đối với nhau

VD: Hiến chương, hiệp định, công ước, nghị định thư

- Điều kiện để một điều ước quốc tế được coi là nguồn của LQT:

Trang 3

 Nội dung: không được trái với những nguyên tắc cơ bản của LQT

 Cơ sở ký kết: dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận một cách bình đẳng

(2) TẬP QUÁN QUỐC TẾ:

- Tập quán quốc tế là quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quốc tế và được cácchủ thể của LQT thừa nhận rộng rãi là các quy phạm có tính bắt buộc

- Điều kiện để tập quán quốc tế coi là nguồn của LQT:

 Được áp dụng trong một thời gian dài

 Được thừa nhận rộng rãi như các quy phạm quốc tế mang tính bắt buộc

 Có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT hiện đại

=> Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế: Điều ước quốc tế là nguồnchính; trong trường hợp có cả hai thì ưu tiên áp dụng ĐUQT, nếu không có ĐUQT thì mới ápdụng tập quán quốc tế

Ngoài ra, còn có các nguồn bổ trợ:

 Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế liên chính phủ

 Học thuyết của các luật gia nổi tiếng trên thế giới

5 Nêu và phân tích những đặc điểm của Luật quốc tế hiện đại

1 Chủ thể:

 Quốc gia: chủ thể chủ yếu

 Tổ chức quốc tế liên chính phủ: chủ thể hạn chế

 Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập: chủ thể đặc biệt

2 Đối tượng điều chỉnh: quan hệ quan hệ chính trị hoặc khía cạnh chính trị của các quan

hệ kinh tế, xã hội, văn hóa… phát sinh trong quan hệ lên quốc gia giữa các quốc gia và thực thểquốc tế khác

3 Nguồn của Luật quốc tế: chủ yếu là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế; nguồn bổ trợ(án lệ, nghị quyết, học thuyết…)

4 Trình tự xây dựng quy phạm: do chính các chủ thể thỏa thuận ban hành trên nguyên tắc

tự nguyện, bình đẳng Không có cơ quan nào ở trên các chủ thế ban hành để ấn định các quyền

và nghĩa vụ trong ĐUQT để làm cơ sở thi hành

5 Biện pháp cưỡng chế: Không có một cơ quan nào đứng trên các chủ thể LQT có quyền

áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà trong từng trường hợp cụ thể, các biện pháp này do chínhcác chủ thể thực hiện hay thông qua đấu tranh hay thông qua dư luận

Trang 4

6 Về bản chất: LQT hiện đại thể hiện sự thỏa hiệp về lợi ích của các quốc gia tham giaquan hệ quốc tế trên cơ sở tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các giai cấp cầm quyền củaquốc gia trong quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.

6 Vai trò của Luật quốc tế hiện đại

- LQT Là công cụ pháp lý quan trọng nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, loại trừnguy cơ chiến tranh hạt nhân

- LQT được sử dụng như công cụ pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi quốc gia trongquan hệ quốc tế

- LQT là công cụ phối hợp hành động giữa các quốc gia cùng giải quyết những vấn đềchung toàn cầu

- LQT ghi nhận chuẩn mực Pháp lý về quyền con người, đồng thời là công cụ của cộngđồng quốc tế bảo vệ quyền con người

- LQT là công cụ pháp lý giải quyết các tranh chấp phát sinh trong sinh hoạt quốc tế củacác chủ thế LQT

- LQT được nhìn nhận như những chuẩn mực công lý, công bằng đánh giá sự phải trái,

“đúng” “sai” liên quan đến hành vi các quốc gia trong quan hệ quốc tế

7 Nêu và phân tích mối quan hệ giữa Luật quốc tế với pháp luật quốc gia

* Theo thuyết nhất nguyên luận: quan niệm pháp luật là một hệ thống thống nhất bao gồm hai bộphận cấu thành là luật quốc tế và luật quốc gia được xếp theo thứ bậc trên, dưới Thuyết nhấtnguyên luận phân chia thành hai trường phái, đó là: trường phái ưu tiên LQT và trường phái ưutiên LQG

* Theo thuyết nhị nguyên luận: quan niệm LQT và LQG là hai hệ thống pháp luật khác nhau, tồntại độc lập và không có tác động qua lại lẫn nhau

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, giữa LQT và LQG có mối quan hệ biện chứng được thể hiện trênhai phương diện sau:

(1) Luật quốc gia ảnh hưởng đến sự hình thành của Luật quốc tế:

Bản chất quá trình xây dựng các quy phạm LQT mà QG tiến hành thông qua phương thức thỏathuận là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của luật quốc tế Ý chí này phản ánh tươngquan lực lượng và tương quan lợi ích của các quốc gia, vì vậy, lợi ích quốc gia trở thành điềukiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế

(2) Luật quốc tế có tác động tích cực tới tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia:

Trang 5

Tính chất tác động của LQT đối với LQG được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thànhviên điều ước quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hành động cụ thể VD như: nghĩa vụ sửađổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với cam kết quốc tế của chínhquốc gia đó Chính trong quá trình này, LQT đã có tác động đến LQG.

8 Tính cưỡng chế của Luật quốc tế so với pháp luật quốc gia

Đối với pháp luật quốc gia, luôn có bộ máy để đảm bảo việc thực thi pháp luật như tòa án,cảnh sát quân đội

Luật quốc tế hiện đại là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia độc lập, có chủquyền bình đẳng với nhau Các nguyên tắc và các quy phạm của luật quốc tế hiện đại do chính

các quốc gia tự thỏa thuận xây dựng và chính các quốc gia đó tự thi hành, không phải do một cơ quan hay tổ chức nào đứng trên quốc gia đặt ra pháp luật và bắt các quốc gia thi hành

Các quốc gia tham gia thỏa thuận xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tếhiện đại có trách nhiệm thỏa thuận quy định các biện pháp cưỡng chế cần phải được áp dụng.Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về biện pháp cưỡng chế, theo tinh thần và nội dungcủa các nguyên tắc cơ bản LQT, các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế có quyền áp dụngcác biện pháp cá thể hay tập thể để cưỡng chế việc thi hành

9 Vai trò và ý nghĩa của những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của LQT được hiểu là những tư tưởng chính trị, pháp lý mangtính chỉ đạo, nền tảng bao trùm và có giá trị pháp lý bắt buộc chung (Jus Cogens) đối với mọichủ thể của luật quốc tế áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực của quan hệ quốc tế.Vai trò: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là tư tưởng, quan điểm chính trị pháp lý cơ bảnchỉ đạo, làm cơ sở xây dựng và thi hành luật quốc tế hiện đại Tất cả những văn kiện quốc tế cónội dung trái với những nguyên tắc cơ bản của LQT đều không có giá trị pháp lý; những tậpquán quốc tế có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại đều khôngđược công nhận là nguồn của luật quốc tế

Ý nghĩa: Tư tưởng quan điểm chính trị - pháp lý quốc tế cơ bản, tiến bộ được thừa nhận rộng rãithì mới được công nhận là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

Xét về giá trị pháp lý, những nguyên tắc này được coi là những quy phạm đặc biệc do được xâydựng trên cơ sở đồng thuận của tất cả các quốc gia trên thế giới

Xét về mặt nội dung, đây là những nguyên tắc nền tảng của trật tự pháp lý quốc tế Thiếu nhữngnguyên tắc này, trật tự chính trị - pháp lý sẽ bị đe dọa, trạng thái cùng tồn tại giữa các quốc gia

có chủ quyền có thể bị phá hủy

Trang 6

Những nguyên tắc cơ bản là những nguyên tắc quan trọng nhất, bao trùm nhất và được thừa nhậnrộng rãi nhất trong luật quốc tế.

Câu 10: Chứng minh rằng những nguyên tắc cơ bản của LQT là những nguyên tắc quan trọng nhất, bao trùm nhất và được thừa nhận rộng rãi nhất trong LQT

Quan trọng nhất: Các nguyên tắc cơ bản của LQT là những tư tưởng, quan điểm chính trị pháp lýmang tính chủ đạo, làm cơ sở xây dựng và thi hành LQT hiện đại Thiếu những nguyên tắc nàylàm căn cứ cho các quan hệ quốc tế, trật tự chính trị - pháp lý quốc tế sẽ bị đe dọa, trạng thái

cùng tồn tại giữa các quốc gia có chủ quyền có thể bị phá vỡ Vì vậy, đây là những nguyên tắc quan trọng nhất

Bao trùm nhất: các nguyên tắc jus cogen là cơ sở để xây dựng luật quốc tế hiện đại, các ngànhluật quốc tế đều phải tuân theo các nguyên tắc, nếu nội dung trái sẽ không có giá trị

Được thừa nhận rộng rãi nhất: các nguyên tắc này là những quy phạm đặc biệt do được xây dựngtrên cơ sở sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trên thế giới, có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu

Câu 11: Trình bày và phân tích nội dung của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia

Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia, bao gồm 2nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độclập của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp màkhông có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, nhưng phải dựa trên cơ sở ý chỉ chủ quyền củanhân dân

Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của mỗi QG thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đốinội và đối ngoại mà không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọiquốc gia trong cộng đồng quốc tế

Nội dung của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia:

Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết là tôn trọng quyền lực tối cao của quốc gia trong phạm

vi lãnh thổ quốc gia và độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Tôn trọng chủ quyền cácquốc gia khác là nghĩa vụ bắt buộc, vô điều kiện

Trang 7

Tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọncho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội Các quốc gia khác không có quyền phản đối hay bác

bỏ sự lựa chọn đó Việc gây sức ép hay can thiệp nhằm bắt các quốc gia từ bỏ chế độ chính trị,kinh tế xã hội mà quốc gia đó đã lựa chon là việc làm phi pháp

Tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng có nghĩa là tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốcgia, được ghi nhận và khẳng định trong hiến chương liên hợp quốc

Câu 12 Trình bày và phân tích nội dung của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm các nội dung chính sau:

 Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý

 Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ

 Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác

Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền mỗi quốc gia đều có các quyền chủ quyền bình đẳng sau:

 Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế độ chính trị, kinh tế,

xã hội và văn hóa;

 Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình

 Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngangnhau

 Được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan

 Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác bình đẳng với các quốc gia khác

 Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốcgia khác

Câu 13: Trình bày nội dung nguyên tắc dân tộc tự quyết

Quyền dân tộc tự quyết được hiểu theo nghĩa là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiếnhành cuộc đấu tranh giành độc lập, cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất

Trang 8

nước Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết trở thành nguyên tắc pháp lý quốc tế, được ghi nhậntrong hiến chương LHQ và nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Tuyên bố trao trả độclập cho các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960, hai công ước về các quyền dân sự chính trị,quyền kinh tế - xã hội – văn hóa năm 1966…

Nguyên tắc dân tộc tự quyết bao gồm các nội dung chính:

Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang(hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện

Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội

Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài

Quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể ca đấu tranh vũ trang, đểgiàng độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sụ

Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điềukiện địa lý

Câu 14: Trình bày và phân tích nội dung nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Khoản 4 điều 2 hiến chương LHQ quy định “tất cả các nước thành viên LHQ trong quan hệ quốc

tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độclập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mụcđích của LHQ”

Nguyên tắc còn được chi tiết hóa trong một số nghị quyết của đại hội đông LHQ, như nghị quyếtđịnh nghĩa về chiến tranh xâm lược 1974, tuyên bố về nỗ lực tăng cường hiệu lực của nguyên tắckhước từ đe dọa vũ lực và dùng vũ lực 1987

Nội dung của nguyên tắc:

 Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luât quốc tế

Trang 9

 Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực lượng vũtrang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác

Hiến chương LHQ quy đinh các biện pháp vũ lực hợp pháp để chông lại xâm lược, thực hiệnquyền tự vệ nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia Các điều từ 42 đến 47 và điều 51 của hiếnchương quy định về những trường hợp sử dụng vũ lực hợp pháp; còn điều 41 và 50 thì lại quyđịnh về trường hợp sủ dụng hợp pháp sức mạnh phi vũ trang (cắt đứt 1 phần hoặc hoàn toàn quan

hệ kinh tế, giao thông, phương tiện thông tin, ngoại giao…)

Riêng đối với Hội đồng bảo an, điều 42 Hiến chương quy định, tùy từng trường hợp nếu nhữngbiện pháp phi quân sự được khuyến nghị không đủ để giải quyết tranh chấp thì hội đồng bảo an

có thể tiến hành các biện pháp cần thiết, như sử dụng lực lượng không quân, hải quân, lục quân

để duy trì hoặc lập lại hòa bình, an ninh quốc tế

Câu 15: Trình bày và phân tích nội dung nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Tranh chấp quốc tế là sự xung đột trong quan hệ do có những ý kiến trái ngược, do có những đòihỏi, yêu sách không được chấp nhận, do có sự xung đột về quyền lợi… từ đó làm nảy sinh xungđột, mâu thuẫn

Nguyên tắc được ghi nhận trong các văn bản sau:

 Hiến chương LHQ (điều 2 mục 3) Điều 33, 38 quy định những biện pháp, phương thứcgiải quyết tranh chấp quốc tế

 Hiệp ước pari về khước từ chiến tranh 1928

 Văn kiện cuối cùng của hội nghị Henxinki 1975 về an ninh và hợp tác châu âu…

 Các quốc gia có nghĩa vụ khước từ mọi hành động có thể làm tình huống xấu đi, gây đe dọacho hòa bình và an ninh quốc tế

 Các tranh chấp quốc tế phải được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền của cácquốc gia và phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn phương thức

Trang 10

Đàm phán trực tiếp là biện pháp tốt nhất để giải quyết nhanh chóng tranh chấp quốc tế, bảo đảmquyền bình đẳng của các bên, dễ đi đến thỏa thuận nhượng bộ lẫn nhau

Câu 16: Trình bày và phân tích nội dung nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người

Vấn đề bảo vệ quyền con người được LHQ coi là một trong những mục đích cơ bản trong tổchức và hoạt động của LHQ (khoản 3 điều 1 và điều 55) Sau hiến chương, hàng loạt các vănkiện pháp lý quan trọng về quyền con người như: Tuyên ngôn quyền con người 1948 của LHQ,công ước quốc tế 1966 về quyền chính trị và dân sự, về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa, cáccông ước về quyền của phụ nữ và thanh thiếu niên…

Tôn trọng các quyền cơ bản của con người là tôn trọng các quyền không thể thiếu để cá nhân,con người có thể tồn tại và phát tiển với tư cách là một thành viên của cộng đồng xã hội Nhữngquyền đó bao gồm: quyền sống và quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được tôn trọng danh dự

và phẩm giá, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền bầu cử, ứng cử, quyền bình đẳng trướcpháp luật, quyền lao động và phát triển tài năng, quyền được chăm sóc sức khỏe…

Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnhvực chính trị, dân sự, kinh tế - xã hội, văn hóa; hợp tác với các quốc gia khác trong việc bảo vệ

và phát triển quyền con người, thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ và phát triển quyền củacon người

Câu 17: Trình bày và phân tích nội dung nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau

Từ khi LHQ ra đời cùng với Hiến chương của nó thì vấn đề hợp tác giữa các quốc gia mới đượcnâng lên thành nguyên tắc pháp lý quốc tế Trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của LQT trình

bày trong Tuyên bố của đại hội đồng LHQ 1970 về các nguyên tắc của LQT điều chỉnh các quan

hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương có nguyên tắc các quốc gia

có nghĩa vụ hợp tác với nhau Trong định ước cuối cùng của hội nghị Henxinki 1975 của các nước châu âu về an ninh hợp tác, nguyên tắc này cũng được coi là một trong các nguyên tắc cơ

bản trong quan hệ giữa các quốc gia

Bản thân tên nguyên tắc này cũng thể hiện đầy đủ nội dung của nó là các quốc gia có nghĩa vụhợp tác với nhau Việc hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở các nguyên tắc của LQT, không phân

Trang 11

biệt chế độ chính trị - kinh tế - xã hội, bình đẳng và cùng có lợi nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh

và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, không gây phương hại tới bất kỳ quốc gia thứ 3 nào

Câu 18: Trình bày và phân tích nội dung nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác

Hiến chương LHQ đã mở rộng và cụ thể hóa nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào côngviệc nội bộ Theo khoản 7 điều 2 “tổ chức LHQ không có quyền can thiệp vào công việc thựcchất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào” Nghĩa vụ không can thiệp vào công việcnội bộ của quốc gia khác cũng đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế

Nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác như:

Tuyên bố của đại hội đồng LHQ 1960 về trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc,tuyên bố cuối cùng của hội nghị Henxinki về an ninh và hợp tác của các nước châu âu 1975,Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, Hiệp định paris 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòabình ở việt nam…

Nội dung của nguyên tắc:

 Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp nhằm chống lạichủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia

 Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị, và các biện pháp khác để bắt buộc các quốcgia khác phụ thuộc vào mình

 Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyềncác quốc gia khác

 Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác

 Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội

và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc

Câu 19: Nêu và phân tích nội dung của nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết (pacta sunt servanda)

Các văn bản ghi nhận:

 Lời mở đầu của hiến chương LHQ: “tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôntrọng những nghĩa vụ do những điều ước và nguồn khác do luật quốc tế đặt ra”

Trang 12

 Khoản 2 điều 2 hiến chương: tất cả các nước thành viên LHQ đều phải làm tròn nhữngnghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ cácquyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;

 Định ước cuối cùng của Hội nghị Henxinki 1975 về an ninh và hợp tác ở Châu âu: Cácbên kết ước phải thực thi một cách tận tâm những nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế

Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT 1970 đã mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng của nguyên tắcnày Theo đó, mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do hiến chương đặt ra,các nghĩa vụ phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của LQT Khinghĩa vụ theo ĐƯQT xung đột với nghĩa vụ của thành viên LHQ theo hiến chương thì nghĩa vụtheo hiến chương có giá trị ưu tiên

Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của LQT vì LQT xâydựng dựa trên sự thỏa thuận và tự nguyện thi hành luật…

Câu 20: so sánh và phân tích mối liên hệ giữa nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:

Tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn, phát sinh từ mối quan hệ giữa các quốc gia Những tranhchấp có thể dẫn đến việc dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh giữa các quốc gia này Để

đảm bảo nền tảng hòa bình của trật tự quan hệ quốc tế LQT quy định nguyên tắc cấm sử dụng

vũ lực…là một trong những nguyên tắc cơ bản Tiếp đến là sự hình thành và phát triển của

nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình Nó như là một hệ quả tất yếu,

làm căn cứ khả thi cho nguyên tắc cấm dùng vũ lực… bằng cách cụ thể hóa những biện pháp, phương thức giải quyết các tranh chấp (Đ33-Đ38 hiến chương)

Câu 21: tại sao nói những nguyên tắc cơ bản của LQT là những nguyên tắc mang tính jus cogen Vai trò của các nguyên tắc jus cogen trong hệ thống pháp luật quốc tế

Theo điều 53 – công ước Viên 1969, một quy pham bắt buộc của pháp luật quốc tế chung (quyphạm jus cogen) được hiểu là một quy phạm được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp thuận

và công nhận là một quy phạm không cho phép có bất kỳ vi phạm nào

Về mặt pháp lý: các nguyên tắc jus cogen được xây dựng trên cơ sở đồng thuận của tất cả cácquốc gia trên thế giới, có hiệu lực rộng rãi trên phạm vi toàn cầu

Trang 13

Về mặt nội dung: Là nền tảng của trật tự pháp lý quốc tê, mang tính chủ đạo trên toàn hệ thôngquy phạm LQT

 Góp phần làm ổn đinh quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển

Câu 24: Khái niệm và đặc điểm các loại chủ thể Luật quốc tế

Chủ thể LQT là thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do LQT điều chỉnh, có đầy đủquyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chínhchủ thể thực hiện

Như vậy, đặc điểm cơ bản của chủ thể LQT là:

Có sự tham gia vào những quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh (tham gia vào quan hệpháp luật quốc tế)

Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào chủ thể khác) trong sinh hoạt quốc tế

Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh củaluật quốc tế

Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể

đã thực hiện gây ra

Câu 25 Vấn đề công nhận và quyền năng chủ thể trong luật quốc tế

Công nhận quốc tế là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các

động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồntại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng đinh quan hệ của quốc gia công nhận đốivới chính sách, chế độ chính trị, kinh tế v v của thành viên mới và thể hiện ý định muốn đượcthiết lập các quan hệ bình thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiềulĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế

Trang 14

Quyền năng chủ thể LQT là những phương diện thể hiện khả năng pháp lý những đặc trưng củanhững thực thể được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc

tế theo quy định của luật quốc tế

Mối quan hệ giữa công nhận quốc tế và quyền năng chủ thể luật quốc tế, cũng như vị trí và vaitrò của công nhận quốc tế đối với các thành viên mới của cộng động quốc tế được giải quyết theochiều hướng khác nhau Trong khoa hoc LQT, có nhiều quan điểm, trường phái và học thuyếtkhác nhau về vấn đề này nhưng chủ yếu vẫn là 2 thuyết cấu thành và tuyên bố:

Thuyết cấu thành: Nội dung thuyết cấu thành quan niệm các quốc gia mới được thành lập chỉ cóthể trở thành chủ thể quốc tế và thành viên độc lập của cộng đồng quốc tế nếu được các quốc giakhác chính thức công nhận Thuyết cấu thành là thuyết chính trị phản động và là thuyết mâuthuẫn với LQT hiện đại

Thuyết tuyên bố: cho rằng tất cả các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể luật quốc tế và điều

đó được xác định thông qua bằng chứng là quốc gia này đã xuất hiện và đang còn tồn tại trongthực tế Việc công nhận quốc gia mới thành lập không thể tạo ra chủ thể mới mà chỉ đóng vai tròtuyên nhận sự tồn tại trên thực tế của một quốc gia

Câu 26 Những điều kiện làm phát sinh vấn đề công nhận quốc tế

Công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập là những thể loại công nhận cơ bản và thườnggặp trong sinh hoạt quốc tế

Công nhận các quốc gia mới thành lập: không phụ thuộc thời gian, địa điểm và các đặc điểm dân

cư, lãnh thổ, hình thức nhà nước… là những chủ thể mới được thành lập Sự công nhận quốc gia

ở đây chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trường quốc tế một quốc gia mới mà thôi

Khi công nhận 1 quốc gia mới thành lập, các quốc gia công nhận chỉ ra rằng thành viên mới đócủa cộng đồng quốc tế là một thực thể có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản theo LQTCông nhận chính phủ mới thành lập: Khi một quốc gia mới được thành lập, thì sự công nhậnquốc gia mới đó bao hàm cả sự công nhận chính phủ quốc gia mới đó

Ngoài trường hợp đặc biệt này ra, công nhận chính phủ mới độc lập với công nhận quốc gia mới,

và thường xảy ra ở những nước có chế độ chính trị không ổn định

Về nguyên tắc, sự công nhận chính phủ mới có đối tượng điều chỉnh hẹp hơn nhiều với sự côngnhận quốc gia mới thành lập Sự công nhận chính phủ mới có nghĩa là công nhận người đại diện

Trang 15

hợp pháp cho một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế, chứ không phải công nhận chủthể mới của luật quốc tế

Luật quốc tế thừa nhận các nguyên tắc như là cơ sở để công nhận các chính phủ mới được thànhlập:

 Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác ủng hộ

 Chính phủ mới có đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong một thờigian dài

 Chính phủ mới có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia một cáchđộc lập và tự chủ, tự quản lý và điều hành mọi công việc của đất nước

Câu 27 Trình bày và phân tích các hình thức và phương pháp công nhận trong luật quốc tế Khái niệm và ý nghĩa pháp lý của vấn đề công nhận trong luật quốc tế

Các hình thức công nhận quốc tế: dựa vào phạm vi và mức độ của những quan hệ được thiết lậpgiữa các quốc gia công nhận và bên được công nhận (chủ yếu là quốc gia và chính phủ mớithành lập), có thể phân các hình thức công nhận thành: công nhận de jure, công nhận de facto,công nhận ad hoc

 Công nhận de jure: Là sự công nhận chính thức mang mức độ đầy đủ nhất và trong phạm

 Công nhận ad hoc: là quan hệ thực tế giữa các quốc gia công nhận và bên được côngnhận trong trường hợp thiếu sự công nhận chính thức giữa các bên, là hình thức côngnhận đặc biệt mà quan hệ giữa các bên chỉ phát sinh trong một phạm vi nhất định nhằmtiến hành một số công vụ cụ thể và quan hệ đó sẽ được chấm dứt ngay khi hoàn thànhcông vụ đó

Các phương pháp công nhận:

 Công nhận minh thị: là sự công nhận được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, đượcphát triển bằng một hành vi rõ rệt, cụ thể của một quốc gia công nhận trong một văn bảnchính thức

Trang 16

 Công nhận mặc thị: Là sự công nhận được thể hiện một cách kín đáo, một cách ngấmngầm mà bên được công nhận và mọi quốc gia, chính phủ khác phải dựa vào các quyđịnh tập quán nhất định và các nguyên tắc suy đoán trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng

tỏ được ý định công nhận của quốc gia công nhận

Thông thường, công nhận de facto ít khi được thực hiện thông qua nhóm phương pháp minh thị,trái lại, công nhận de jure lại thường được thực hiện thông qua nhóm phương pháp minh thị

Ý nghĩa pháp lý của sự công nhận:

Sự công nhận quốc tế thực hiện 2 chức năng pháp lý phù hợp với việc công nhận Thứ nhất, giảiquyết triệt để các vấn đề về quản chế pháp lý của đối tượng được công nhận Thứ hai, tạo ranhững điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập mối quan hệ với nhau

Sự công nhận chính thức giữa các quốc gia và chính phủ sẽ tạo ra và bảo vệ những điều kiệnthuận lợi để thiết lập mối quan hệ và phát triển MQH bình thường giữa các quốc gia, tạo ra cáctiền đề để thiết lập các quan hệ nhiều mặt ở mức độ khác nhau giữa quốc gia công nhận và đượccông nhận

Sự công nhận chính thức còn làm phát sinh các quan hệ pháp lý khác nhau như tạo điều kiện choquốc gia hưởng quyền miễn trừ tại lãnh thổ quốc gia công nhận, tạo cơ sở pháp lý để công nhậngiá trị pháp lý hoặc pháp luật của nước được công nhận và công nhận

Câu 28: Phân tích chế định kế thừa quốc gia trong Luật quốc tế

Có nhiều ý kiến khác nhau về kế thừa quốc gia Nhìn chung, vấn đề kế thừa quốc gia được đặt rakhi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định

Hai công ước Viên về kế thừa quốc gia do Ủy ban pháp luật quốc tế của LHQ soạn thảo:

Công ước Viên về kế thừa quốc gia theo điều ước ngày 22/8/1978

Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ của quốc gia ngày 7/4/1983

Đã đưa ra định nghĩa về kế thừa quốc gia: sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sựthay thế một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu tráchnhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ đó

Quan hệ kế thừa có các yếu tố:

Trang 17

Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia, Các quốc gia này được phân ra thành quốc gia đểlại kế thừa và quốc gia có quyền kế thừa

Đối tượng kế thừa: là các quyền và nghĩa vụ quốc tế Những đối tượng quan trọng nhất ở đây làlãnh thổ, điều ước quốc tế, tài sản quốc gia, quốc tịch và quy chế thành viên tại các tổ chức quốctế

Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kể thừa ở đây là những biến cố chính trị lớn laoxảy ra hợp với quy luật khách quan của xã hội, thỏa mãn những yêu câu của luật quốc tế hiệnđại, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự quyết

Vấn đề kế thừa đặt ra trong các trường hợp sau:

 Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội

 Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc

 Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang, khi thay đổi lớn về lãnhthổ quốc gia

Câu 29: Khái niệm về điều ước quốc tế và luật quốc tế Phân loại điều ước quốc tế

Điều ước là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể

luật quốc tế và được luật pháp quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó cóđược ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ vớinhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó

Luật điều ước quốc tế: tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, điều chỉnh quan

hệ về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các chủ thể LQT

Phân loại điều ước quốc tế:

 Căn cứ vào các bên kí kết điều ước: Điều ước song phương; điều ước đa phương; điềuước ký kết giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế hoặc giữa quốc gia với tổ chứcquốc tế

 Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của điều ước: điều ước về chính trị; điều ước về văn hóa khoa học – kỹ thuật

- Căn cứ vào phạm vi áp dụng: Điều ước song phương; điều ước khu vực, điều ước toàncầu

Câu 30 So sánh mối liên hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế:

Trang 18

Xem xét mối liên hệ theo 3 khía cạnh:

Vai trò của 2 loại nguồn này trong hệ thống LQT và trong quan hệ quốc tế

Sự tác động qua lại giữa điều ước và tập quán quốc tế

So sánh hiệu lực của 2 loại nguồn này

2 Sự tác động qua lại giữa chúng

TQQT xuất hiện sớm hơn điều ước quốc tế, nhưng giữa 2 loại nguồn này có MQH gắn bó vớinhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau, cùng thực hiện chức năng điều chỉnh các QH liênquốc gia phát sinh trong đời sống quốc tế

TQQT tác động đến sự hình thành và phát triển của ĐƯQT Nhiều quy phạm điều ước quốc tế cónguồn gốc từ quy phạm TQQT Cùng với sự phát triển của LQT, nhiều quy phạm TQQT đượcthay thế hoặc phát triển thành quy phạm điều ước

3 Về hiệu lực pháp lý:

Về mặt lý luận, quy phạm TQQT và ĐƯQT có giá trị pháp lý như nhau Việc áp dụng nó là tùytừng lĩnh vực, từng MQH cụ thể

Hiện nay, thì điều ước quốc tế thường được ưu tiên áp dụng hơn vì tuy cả 2 đều là sự thỏa thuận

ý chí nhưng ý chí trong điều ước rõ ràng, minh bạch hơn Tuy nhiên, một khi tập quán đã đượcchứng minh thì nó có hiệu lực như điều ước

Câu 31 Vấn đề hiệu lực của điều ước điều kiện để điều ước quốc tế có hiệu lực Thời gian có hiệu lực của điều ước quốc tế

Trang 19

Một điều ước có hiệu lực sẽ tạo ra quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể của LQT

Có các điều kiện để điều ước quốc tế có hiệu lực:

 Điều ước phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng

 Khi ký kết điều ước phải có sự tham gia của các chủ thể có liên quan trực tiếp tới vấn đề

mà điều ước điều chỉnh

 Nội dung của điều ước phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của LQT

Về thời gian có hiệu lực của ĐƯQT, đa số các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ hợp tác

về thương mại, hàng hải, du lịch, các điều ước về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, về tránh đánhthuế 2 lần… đều xác lập một cách rõ ràng, chính xác thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời điểmkết thức hiệu lực của điều ước đó

Cũng có không ít các điều ước quốc tế chỉ xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực mà không quyđịnh thời điểm kết thúc hiệu lực VD: hiến chương LHQ, công ước luật biển 1982…

Câu 32 Hiệu lực của điều ước quốc tế với quốc gia thứ 3

Vấn đề hiệu lực của điều ước quốc tế với quốc gia thứ 3 được quy định trong Công ước Viên 69

về luật điều ước quốc tế

Điều 34: Một điều ước không tạo ra nghĩa vụ hoặc quyền nào cho quốc gia thứ 3 nếu không có

sự đồng ý của quốc gia đó

Điều 35: quy định của một điều ước sẽ tạo ra nghĩa vụ cho bên thứ 3 nếu các quốc gia thành viêncủa điều ước đó thỏa thuận như vậy và quốc gia thứ 3 có văn bản rõ ràng chấp nhận nghĩa vụ nàyNgoài ra điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu lực với quốc gia thứ 3 trong một số trường hợpsau:

 Điều ước có điều khoản tối huệ quốc

 Điều ước tạo ra các hoàn cảnh khách quan Đây là những điều ước mà quốc gia thứ 3phải tôn trọng và tính đến trong quan hệ của họ với những quốc gia liên quan VD nhưcác điều ước liên quan đến giao thông trên các sông quốc tế, kênh đào quốc tế và eo biểnquốc tế, các điều ước về phân định biên giới

 Điều ước được quốc gia thứ 3 viện dẫn áp dụng với tính chất của tập quán quốc tế

Câu 33: Các trường hợp chấm dứt điều ước quốc tế:

Trang 20

Điều ước quốc tế hết hiệu lực là điều ước quốc tế không còn giá trị ràng buộc đối với các bên

kí kết nữa ĐƯQT hết hiệu lực trong trường hợp

 Tự động hết hiệu lực: hết thời hạn đã thỏa thuận trong ĐƯ or xảy ra chiến tranh

 Hết hiệu lực theo ý muốn của các bên

 Bãi bỏ ĐƯQT:đơn phương tuyên bố ĐƯ hết hiệu lực với mình theo q.định của ĐƯ

q.định trong ĐƯ

 Tạm đình chỉ hiệu lực của ĐƯ: hiệu lực tạm thời gián đoạn trong 1 tgian

Câu 34: Pháp luật điều chỉnh việc ký kết điều ước quốc tế.

 Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT giữa các quốc gia với nhau

 Pháp lệnh gia nhập, kí kết ĐƯQT

 Pháp lệnh kí kết, gia nhập, thực hiện ĐƯQT của VN 1989, 1998, 2005

Câu 35: Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế, các giai đoạn ký kết điều ước quốc tế

 Đàm phán: thông qua văn bản có trước or trực tiếp

 Soạn thảo văn bản, thông qua văn bản

 Giai đoạn 2:

 Kí ĐƯQT: có 3 hình thức: kí tắt; kí Ad referendum, kí đầy đủ

o Ký tăt: là ký của các vị đại điện vào văn bản dự thảo điều ước để xác nhận văn bản đó làvăn bản đã được thỏa thuận Sauk hi ký tắt, điều ước chưa phát sinh hiệu lực

o Ký Ad referendum: là ký của vị đại diện dưới điều kiện có sự đồng ý tiếp sau đó của cơquan có thẩm quyền theo luật trong nước

o Ký đầy đủ: là ký của các vị đại diện vào văn bản dự thảo điều ước Nếu điều ước khôngquy định những thủ tục khác, DUQT sẽ phát sinh hiệu lực

 Phê chuẩn ĐƯQT:hđ of cq có thẩm quyền công nhận ĐƯ có hiệu lực với mình

Trang 21

 Phê duyệt ĐƯQT: hvi of cq NN có thẩm quyền nhất trí với nh qđ of ĐƯ

 Gia nhập ĐƯQT: chấp nhận sự ràng buộc pháp lý of ĐƯ với mình

 Bảo lưu ĐƯQT:hvi fap’ lý of cq NN có thẩm quyền muốn thay đổi or loại trừ 1 sốđiều khoản

Câu 36: Trình bày chế định gia nhập điều ước quốc tế

KN: gia nhập ĐƯQT là việc 1 chủ thể of LQT ban hành 1 văn bản pháp lý đồng ý ràng buộcmình với nghĩa vụ của 1 ĐƯ nào đó mà mình chưa là thành viên of ĐU đó

Gia nhập ĐƯQT chỉ đặt ra đối với những điều ước nhiều bên – ĐƯ đa phương

Thủ tục gia nhập ĐƯ do từng ĐQ cụ thể quy định, vd; gửi công hàm xin gia nhập or kí trực tiếpvào văn bản ĐƯ

Đ.9 pháp lệnh kí kết và thực hiện ĐƯ của VN quy định UBTVQH, CTN, CP quyết định việc gianhập ĐƯ đa phương

Câu 37: Khái niệm và so sánh giữa phê chuẩn và phê duyệt điều ĐƯQT

Phê chuẩn ĐƯQT là hoạt động của cq có thẩm quyền của NN chính thức xác nhận là ĐƯ đó cóhiệu lực đối với mình

Phê duyệt ĐƯQT là hvi của cq NN có thẩm quyền biểu hiện sự nhất trí với nội dung thẩm quyền

và nghĩa vụ do ĐƯ quy định

Giống: đều biểu hiện sự nhất trí với nột dung of ĐƯ

Khác:

Phê chuẩn: được tiến hành đv ĐƯ nhân danh NN; cq lập pháp or CTN thông qua

Phê duyệt: được tiến hành đv ĐƯ nhân danh CP; cq hành pháp or cq cấp Bộ thông qua

Câu 38: Trình bày và phân tích chế định giải thích ĐƯQT trong Luật về ĐƯQT

1.KN: giải thích ĐƯQT là 1 quá trình làm sáng tỏ nội dung thật của các quy phạm ĐƯ

2.Ng tắc: (Đ.31 luật ĐƯQT)Việc giải thích ĐƯ phải phù hợp với ý nghĩa thông thường theo ngữcảnh của những thuật ngữ sử dụng trong ĐƯ, theo tinh thần và mục đích of ĐƯ

3.Ngôn ngữ có thể là 1, 2 hay nhiều thứ tiếng tùy theo sự thỏa thuận của các bên

4.Chủ thể của giải thích ĐƯ:

Trang 22

 Giải thích chính thức: có thể là g.thích của QG, các Bộ của từng QG, các tổ chức QT

 Giải thích ko chính thức: là hoạt động g.thích của doanh nghiệp, chuyên gia, bác học

 Giải thích đơn phương: của 1 QG, ko bắt buộc với QG còn lại

5.Căn cứ để giải thích ĐƯQT:

 Ngữ cảnh đc đề cập trong ĐƯ, trong các văn kiện có liên quan đến ĐƯ, bối cảnh đc xác lậptrong các thỏa thuận có liên quan đến ĐƯ

 Những thỏa thuận thực tiễn sau này giữa các bên có liên quan đến ĐƯ, những quy tắc of LQT

Câu 39: Trình bày và phân tích chế định thực hiện ĐƯQT trong Luật về ĐƯQT

Sau khi ĐƯQT có hiệu lực, các bên bước vào quá trình thực hiện ĐƯ (trên cơ sở tự nguyện thiệnchí of các bên)

 Đ.28 L ĐƯQT: Các ĐƯQT ko có hiệu lực hồi tố: ko ràng buộc 1 QG thành viên đối với bất kìhành vi thực tế nào xảy ra trước khi ĐƯ có hiệu lực

 Đ.29 L ĐƯQT: Phạm vi hiệu lực về ko gian của ĐƯ: trên toàn lãnh thổ của quốc gia thànhviên

Thông thường các QG có thể ban hành các văn bản dưới luật q.đ việc thực hiện ĐƯQT

 Nguyên tắc: Nếu các qđ của PL QG trái với qđ của ĐƯ thì làm theo qđ của ĐƯ

Câu 40: Đăng kí ĐƯQT và hệ quả pháp lý của việc đăng kí ĐƯQT

Việc đăng kí ĐƯQT đc qđ tại Đ.102 Hiến Chương Liên Hợp Quốc

Điều 102:

1 Mọi hiệp ước và công ước quốc tế do bất cứ thành viên nào of Liên hợp quốc ký kết sau khiHiến chương này có hiệu lực đều phải được đăng ký tại Ban thư ký và Ban thư ký công bốcàng sớm càng tốt

2 Nếu không đăng ký theo qui định tại khoản 1 Điều này thì không 1 bên nào of ĐƯ đc quyềnviện dẫn hiệp ước hoặc công ước đó ra trước một cơ quan nào của Liên hợp quốc

Như vậy, về nguyên tắc việc đăng kí hay ko đăng kí ĐƯQT ko ảnh hưởng tới giá trị pháp lý of

ĐƯ, ko cản trở hiệu lực của ĐƯ đối với các bên Tuy nhiên, nếu ko đăng kí ĐƯ thì khi xảy ratranh chấp giữa các bên và yêu cầu TAQT giải quyết thì Tòa án QT sẽ ko coi ĐƯ đó là nguồntrong quá trình giải quyết tranh chấp (các bên ko đc viện dẫn)

Câu 41: Các biện pháp đảm bảo thực hiện ĐƯQT

Trang 23

Biện pháp tích cực

Biện pháp tiêu cực

Câu 42: Phân loại điều ước quốc tế và thẩm quyền kí kết ĐƯQT theo PLVN

Phân loại ĐƯQT:

 Theo chủ thể tham gia kí kết or tham gia

 Theo cách thức thực thi

Câu 43: Thẩm quyền ký, phê chuẩn, phê duyệt ĐƯQT theo PLVN

1 Thẩm quyền kí: bộ ngoại giao thực hiện

 Nhân danh CP: có sự ủy quyền của TTCP bằng văn bản

2 Thẩm quyền phê chuẩn

Câu 44: K/n dân cư trong LQT

Trong LQT, dân cư là tổng hợp những người sống trên lãnh thổ của quốc gia nhất định và đượcđiều chỉnh bởi ĐƯQT, luật nước ngoài và luật quốc gia

Câu 45: Vấn đề luật quốc tịch trong LQT Các TH hưởng quốc tịch, mất quốc tịch

Quốc tịch là trạng thái pháp lý xác định mối quan hệ lệ thuộc giữa 1 cá nhân và 1 nhà nước nhấtđịnh

Mối quốc gia có quyền tự quyết định các vấn đề về địa vị pháp lý của công dân với nhà nước, tức

là có thể có luật quốc tịch riêng cho mình nhưng luật đó phải phù hợp với những quy định vềquốc tịch trong luật quốc tịch chung LQT ko quy định vấn đề quốc tịch áp dụng riêng cho từngquốc gia mà qđ những vấn đề chung làm nguyên tắc, chuẩn mực chung cho các quốc gia

Trang 24

Hưởng quốc tịch: Mỗi QG quy định các cách thức hưởng quốc tịch khác nhau Nhìn chung, có

cách thức phổ biến sau: Theo

Sự sinh đẻ: có 2 quan điểm: (quyền huyết thống và quyền nơi sinh)

 mang quốc tịch theo bố mẹ, ko phụ thuộc nơi sinh(tây á, bắc âu)

 sinh ra ở đâu, mang quốc tịch nước đó(achentina, braxin, bolivia…)

 một số nước chấp nhận cả 2 quan điểm: VN, đông âu

 Sự gia nhập quốc tịch: có 3 TH xin nhập quốc tịch, kết hôn, nhận con nuôi

 Sự lựa chọn quốc tịch:khi QG này nhập vào QG # & CP 2 nước đó đã thỏa thuận vớinhau về việc di cư 1 bộ phận dân cư nhất định từ nước này sang nước #

 Sự phục hồi quốc tịch: khôi phục lại quốc tịch cho ng mất quốc tịch

Ngoài ra còn có thưởng quốc tịch: hvi ò cq NN có thẩm quyền of 1 nước công nhận người nước ngoài có công trạng lớn với nước đó là công dân của mình Do đó, có : công dân thực

sự (đầy đủ quyền và nghĩa vụ) và công dân danh dự (chỉ có quyền)

Mất quốc tịch do:

 Thôi quốc tịch: khi muốn nhập quốc tịch nước khác thì thôi quốc tịch nước này

 Đương nhiên bị mất quốc tịch: gia nhập quốc tịch nước #, phục vụ trong quân đội nướcngoài, làm việc trong bộ máy NN nước ngoài, or theo ĐƯQT mà QG kí kết

 Bị tước quốc tịch: bphap’ trừng phạt of NN với những ng ko xứng đáng mang quóc tịch

of QG ấy, thông thường thì phạm những tội có t/chất phản quốc

Câu 46: Trình bày điều kiện để hưởng quốc tịch Việt Nam

 Theo sự sinh đẻ:

 Một trong 2 ng là công dân VN, ng kia ko biết là ai; ko rõ quốc tịch or ko xác định đc quốctịch

 Sinh ra or tìm thấy ở VN mà ko biết cha mẹ là ai; quốc tịch ko rõ rang or ko xác định đc quốctịch

 Theo sự gia nhập quốc tịch:công dân nước ngoài or ng ko có quốc tịch ở VN

 18 tuổi trở lên

 Đã sống ở VN 5 năm trở lên

 Có năng lực hvi dân sự đầy đủ theo qđ of PL VN

 Tuân thủ Hiến pháp & PL VN; tôn trọng phong tục tập quán of VN

 Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng VN

Trang 25

 Theo sự phục hồi quốc tịch: những ng đã mất quốc tịch VN nếu có lý do chính đáng có thể đctrở lại quốc tịch VN

Câu 47: Lịch sử phát triển của chế định bảo vệ quyền con người trong LQT

Quyền con ng là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con ng đc thể chế bảo vệ

NN trogn việc bảo vệ quyền con ng

3 Thế hệ quyền con ng thứ 2(bắt đầu từ thập kỉ 60): đấu tranh cho quyền dân sự, chính trị of cánhân, quyền dân tộc cơ bản (quyền dân tộc tự quyết, chống áp bức, nô dịch of thực dân, đếquốc…), bình đẳng dân tộc Tiêu biểu: Công xã Pari 1871, CM thàng 10 Nga 1917, sự ra đời ofLHQ, Hiến chương LHQ, tuyên ngôn quyền con ng 1948

4 Thế hệ quyền con ng thứ 3(bắt đầu từ thập kỉ 80 của thế kỉ 20): đấu tranh cho các vấn đề toàncầu về quyền sống trong hòa bình, quyền phát triển, quyền đc thông tin, đc hưởng những thànhtựu tiến bộ of KHKT, chống chiến tranh hạt nhân, vũ khí hủy diệt, chống bệnh tật, đói nghèo…Được triển khai trên toàn cầu, cả thế giới chung tay thực hiện

Câu 48: LQT và vấn đề bảo vệ quyền con người

1 Tuyên ngôn và công ước QT về bảo vệ quyền con ng

Đến nay đã có 23 công ước: công ước về quyền con ng Châu Âu, CƯ về quyền con ng Châu Mỹ,Hiến chương quyền con ng Châu Phi…Trong đó có 2 công ước quan trọng:

 Tuyên ngôn chung về quyền con ng 1948: khẳng định nguyên tắc tôn trọng & bảo vệquyền con ng đc ghi trong HIến chương LHQ; xác định khá toàn diện các quyền & tự do

cơ bản của con ng

 Công ước về quyền kinh tế, xã hội & văn hóa và Công ước về các quyền dân sự và chínhtrị (1966)

2 Cơ chế QT và các thiết chế quốc gia đảm bảo việc thúc đẩy & bvệ quyền con ng

Trang 26

 Cơ chế: thúc đẩy, phát triển & bảo vệ quyền con ng trong khuôn khổ LHQ; giải quyết cácvấn đề quyền con ng # trong các CUWQT về quyền con ng of LHQ

 Thiết chế; các ủy ban về quyền con ng; các cơ quan thanh tra of LHQ; cq bảo vệ đặc biệt

để bvệ các nhóm thiểu số và dễ bị tổn thương để chống phân biệt đối xử

Câu 49: Nội dung các quyền cơ bản của con người trong LQT.

1 Quyền phản ánh đặc tính tự nhiên của con ng: quyền đc sống, mưu cầu hạnh phúc

 tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng; tôn giáo tín ngưỡng

 đc bãi công, biểu tình

3 Các quyền về kinh tế xã hội

 Quyền tự do hôn nhân gia đình

 Quyền đc bảo vệ sức khỏe

 Quyền ưu tiên: phụ nữ, ng già, trẻ nhỏ, ng cô đơn, tàn tật…

Câu 50: So sánh khái niệm quyền con người và quyền công dân.

1 Quyền con ng(QCN) và quyền công dân(QCD) ko đồng nhất với nhau

Về mặt lịch sử: khái niệm QCN (từ thời cổ trung đại) xuất hiện sớm hơn QCD (ra đờicùng sự hình thành of xh công dân với CMTS & lịch sử lập hiến TS)

Trang 27

Về nội hàm khái niệm:QCN rộng hơn QCD nhưng ko thể loại trừ or thay thế QCD

Về góc độ chủ thể; QCN có phạm vi chủ thể rộng hơn QCD

Về góc độ pháp lý: QCN phản ánh nhũng giá trị thuộc về con ng đc toàn nhân loại thừanhân; QCD phản ảnh những giá trị of công dân của 1 quốc gia nhất định

2 Quyền con ng và quyền công dân có mối liên hệ mật thiết, phụ thuộc nhau

Đều phản ánh các q` & tự do cơ bản của con ng với tư cák là thực thể tự nhiện of xh

QCN do PLQT điều chỉnh, PLQG công nhận và cụ thể hóa những ng tắc chuẩn mực trongLQT trong CĐ pháp lý of mình, trước hết là chế định về QCD

Câu 51: Các công ước quốc tế phổ biến về quyền con người mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia 8 CƯ

 Công ước 1966 về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

 Công ước 1966 về các quyền dân sự, chính trị

 Công ước 1965 về chống phân biệt chủng tộc

 Công ước 1975 về chống phân biệt đối xử với phụ nữ

 Công ước 1948 về chống tội ác diệt chủng

 Công ước Gionevo 1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh

 Công ước 1989 về quyền trẻ em

Câu 52: Khái niệm lãnh thổ quốc gia và các bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia.

Lãnh thổ quốc gia là một phần của TĐất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trênchúng và lòng đất dưới chúng thuộc về một quốc gia và được giới hạn bởi đường biên giới.Trong phạm vi lãnh thổ này, quốc gia thực hiện quyền hoàn toàn và riêng biệt của mình

Các bộ phận cấu thành:

 Vùng đất: đất liền, hải đảo

 Vùng nước: nội địa, biên giới, nội thủy, lãnh hải

 Vùng trời trên vùng đất và vùng nước

 Vùng lòng đất dưới vùng đất và vùng nước

Ngoài ra còn có tàu, thuyền, phương tiện bay mang cờ or dấu hiệu đặc biệt of quốc gia, côngtrình nằm ngoài lãnh thổ QG

Trang 28

Câu 53: Chế độ pháp lý của vùng đất, nước, lòng đất, trời trong LQT

1 Vùng đất: bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo của quốc gia Đ.v các QG quần đảo thìvùng này là tập hợp của tất cả các đảo thuộc chủ quyền QG đó Lãnh thổ của 1 số nước giáp vsBắc Cực gồm cả phần đắt nằm trong khu vực Bắc cực Khu vực này đ.c phân chia theo hình tamgiác xđ bằng nối đỉnh cực Bắc vs hải điểm mút của biên giới lục địa của mỗi QG cận kề

2 Vùng nước: bao gồm toàn bộ phần nước nằm trong từng biên giới quốc gia Gồm:

a.Vùng nước nội địa: toàn bộ p nước các sông, hồ, kênh, đầm v.v nằm trong vùng đất hoặcbiển nội địa

b Vùng nước biên giới: nước sông, hồ, biển nội địa trong khu vực biên giới giữa các quốcgia cận kề

c.Vùng nước nội thủy: vùng nước biển với chiều rộng giới hạn bởi 1 bên là đường cơ sở và 1 bên

là bờ biển, gồm nhiều bộ phận: cảng biển, vùng đậu tàu, vịnh lịch sự, vùng nước lịch sử v.v.Đ.v QG quần đảo thì là toàn bộ vùng nước nằm trong đường cơ sở - vùng nước quần đảo

d Vùng nước lãnh hải: vùng biên có chiều rộng nhất định nằm phía ngoài đường cơ sở của

QG ven biển, tiếp liền với vùng nước nội thủy ( hoặc vùng nước quần đảo) Chiều rộng lãnh hải

do từng QG tự quy định

3 Vùng lòng đất: toàn bộ phần dưới vùng đất và vùng nước của QG

4 Vùng trời: khoảng k.gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia

Câu 54: Nêu và phân tích định chế chủ quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Chủ quyền quốc gia là phạm vi ko gian quyền lực của quốc gia với lãnh thổ, tài nguyên thiênnhiên, dân cư, quốc phòng, kinh tế Quyền lực đó là tối cao trong phạm vi quốc gia và nằm trongtay bộ máy NN được xuất phát từ chủ quyền nhân dân Nó gắn liền với đường lối đối ngoại.Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh thổ của mình Quyền lực đó gọi làquyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ

Có nhiều quan điểm về vấn đề này:

 Thuyết tài vật: hình thành trong thời kì của các QG PK, quan niệm quyền tối cao of QG đối vớilãnh thổ là quyền sở hữu of NN dưới sự quyết định of ng đứng đầu NN

 Thuyết cai trị: ra đời trong thời kì đầu TB, coi lãnh thổ quốc gia là khoảng ko gian trong đó tồntại quyền lực NN Lãnh thổ quốc gia ko phải là vật sở hữu mà là khoảng ko gian trong đó chínhquyền NN hoạt động và tồn tại, là phạm vi quyền lực NN

 Thuyết thẩm quyền: cho rằng lãnh thổ QG chỉ là tương đối, trong lãnh thổ QG ko chỉ tồn tạiquyền lực chủ nhà mà còn tồn tại quyền lực của quốc gia #

Trang 29

Các học thuyết trên đều xem xét lãnh thổ quốc gia một cách phiến diện nên hiện nay đã lỗi thời.Theo luật QT hiện đại: quyền tối cao của QG đối với lãnh thổ là 2 thuộc tính ko thể tách rời vốn

có của QG, được biểu hiện trên 2 phương diện:

 Về phương diện quyền lực: quyền lực QG đc thực hiện trong phạm vi lãnh thổ thông qua các

cơ quan NN : lập-hành-tư pháp mà ko 1 QG nào có quyền áp đặt quyền lực của họ lên lãnh thổ

QG này trừ những hđ hợp pháp đc QG đó cho phép

 Về phương diện vật chất: lãnh thổ thuộc quyền sở hữu of QG nên chỉ có QG mới có quyềnchiếm hữu, use, định đoạt vấn đề lãnh thổ trên cơ sở phù hợp với sự lựa chọn của công dân sốngtrên đó

LQT xây dựng các nguyên tắc và qđ nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền tối cao of QG trênlãnh thổ of mình

Câu 55: Chế định thủ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế.

Đó là hành vi chiếm hữu lãnh thổ vô chủ hoặc bị bỏ rơi nhất định do NN thực hiện bằng hành vicông quyền, sự chiếm hữu đó tiến hành 1 cák thg` xuyên để chứng tỏ mình là chủ

Là thực tiễn quốc tế và thg` đc QG vận dụng như tập quán khi giải quyết các tranh chấp về lãnhthổ

Trước đây, LQT thừa nhận ng tắc chiếm cứ hình thức: ng thụ đắc chỉ cần tiến hành 1 số hvimang tính hình thức or tương ứng như kéo quốc kì, tuyên bố or đặc quốc huy…

Sau này, chiếm cứ hình thức ko đc thừa nhận là cơ sở pháp lý đầy đủ để thụ đắc lãnh thổ, LQTthừa nhận ng tắc thật sự:NN chiếm hữu và thiết lập quyền lực of mình 1 cách hòa bình NN phảithực hiện thật sự liên tục, hòa bình q` lực of NN ở lãnh thổ này

Câu 56: Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia

Là sự biểu hiện và cụ thể hóa quyền tối cao của QG đối với lãnh thổ of mình Cụ thể:

 QG có q` tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa cho mình

 QG có q` tự do lựa chọn phương hướng phát triển, cải cách đất nước

 QG có q` sở hữu toàn dân tất cả tài nguyên, tư liệu sx…

 QG có q` thực hiện q` tài phán đối với mọi công dân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ củamình

 QG có q` áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp

Câu 57: Khái niệm biên giới quốc gia và các bộ phận cấu thành của nó.

Trang 30

Biên giới QG là ranh giới phân định lãnh thổ of QG này với QG # or các vùng thuộc quyền of

QG trên biển Nó phân định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất thuộc chủ q`hoàn toàn và riêng biệt of QG

Các bộ phận:

 Biên giới trên bộ:gồm biên giới trên đất liền,đảo, sông, hồ biên giới, biển nội thủy

 Biên giới trên biển: có thể nằm trong vùng nội thủy or vùng lãnh hải

 Biên giới trên ko: biên giới bên sườn, biên giới trên cao

 Biên giới trong lòng đất

Câu 58: Xác định biên giới quốc gia trong LQT.

Việc xđ biên giới QG có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì tính lịch sử và ổn định of nó trong qh QTđược đặt ở mức độ cao

Việc xđ biên giới Qg chịu sự chi phối of nhiều yếu tố: chính trị, kinh tế,xh, địa lý,lịch sử

Việc xđ biên giới QG phải có sự phối kết hợp của các QG hữu quan #

Biên giới QG là bất khả xâm phạm

Câu 59: Các giai đoạn của quá trình hoạch định biên giới quốc gia: 3 gđ

 Hoạch định biên giới: các QG chung biên giới kí ĐUQT về biên giới xđ phương hướng

và vị trí của đg` biên giới QG,miêu tả chi tiết trên bản đồ kèm với hiệp định

 Phân tích thực địa: xác định trên thực địa đg biên giới đã đc kí kết nếu có j thay đổi phảiđiều chỉnh # với ĐƯ thì các bên bàn bạc, thỏa thuận

 Cắm mốc: cắm cột mốc biên giới trên thuộc địa Sau khi công việc này hoàn thành, uybản hỗn hợp sẽ lập bản đồ về biên giới đã được phân định và cắm mốc

Câu 60: Các phương pháp hoạch định biên giới quốc gia.

 Biên giới theo địa hình: dựa vào đk địa hình thực tế: sông, núi, biển…

o Đối với sông biên giới k dùng làm đường GT: biên giới là đường trung tuyến; nếulàm đường giao thông là đường trung tuyến của luồng GT hoặc luồng chảy chính

o Đối với hồ biên giới: đường trung tuyến giữa hai bờ hồ hoặc là đường thẳng nối 2điểm mút của đường biên giới trên đất liền

o Đối với dãy núi, đồi xd theo đường phân thủy

 Biên giới theo hình học: xđ theo các đg thẳng nối điểm quy định này với điểm qđ #

 Biên giới theo thiên văn: dựa vào cắc kinh tuyến, vĩ tuyến cụ thể

Trang 31

Câu 61: Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia: đc qđ trong ĐƯQT và PL QG

1 ĐƯQT về biên giới: Nội dung thường có:

 Trình tự, đk qua lại biên giới với ng và phương tiện giao thông

 Thế hệ giữ gìn và bảo vệ đg biên giới

 Thể lệ và đk hành nghề trong khu vực biên giới

 Hệ thống các cửa khẩu

 Hệ thống trạm kiểm soát biên phòng và hải quan

 Việc sửa chữa và thay thế cột mốc biên giới

 Thủ tục và cách thức giải quyết tranh chấp biên giới

2 PL QG về biên giới

 Cách thức, lực lượng, biện pháp bảo vệ biên giới

 Chế độ thuế quan, vệ sinh dịch tễ

 Đk hành nghề, hoạt động sx kinh doanh trong khu vực biên giới

 Việc sử dụng, bảo vệ nguồn nước biên giới

 Trình tự, thẩm quyền giải quyết tranh chấp

3 Giải quyết tranh chấp biên giới

 Theo nguyên tắc hòa bình

 Chỉ có chính quyền trung ương mới có q` giải quyết

Câu 62: Nguồn của Luật biển QT.

Luật biển QT là 1 ngành luật độc lập trong hệ thống PLQT, là tổng hợp các nguyên tắc và cácquy phạm được hình thành bằng sự thỏa thuận giữa các chủ thể LQT nhằm điều chỉnh các qhphát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động và sử dụng biển và đại dương vì mục đích hòa bình 1

số công ước

 Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải

 Công ước về thềm lục điah

 Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển

 Công ước về luật biển 1982

 Công ước về đa dạng sinh học

Câu 63: Trình bày khái niệm và cách thức phân định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển.

Các vùng biển thuộc chủ quyền QG ven biển

 Vùng nội thủy: trong đường cơ sở

Trang 32

 Vùng lãnh hải: giới hạn bởi đg cơ sở và đg biên giới QG trên biển

Các vung biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia ven biển

 Vùng tiếp giáp lãnh hải

 Vùng đặc quyền kinh tế: ko mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đg cơ sở

Câu 64: Khái niệm và quy chế pháp lý của Nội thủy.

KN: Nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh

hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trênlãnh thổ đất liền

Nội thuỷ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: vịnh thiên nhiên, vịnh lịch sử, vùng nước lịch sử,các cảng biển, vũng đậu tàu…

+ Đối với tàu dân sự: Quyền tài phán được QT công nhận

Câu 65: Khái niệm và quy chế pháp lý của Lãnh hải?

KN: Lãnh hải là một vùng biển có chiều rộng nhất định nằm ở phía ngoài đường cơ sở dọc theo

bờ biền, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển, chủ quyền của quốc giabao trùm cả đối với vùng trời ở phía trên, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở phía dưới Đườngranh giới phía ngoài của lãnh hải cũng chính là đường biên giới của quốc gia trên biển (Chiềurộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở)

Quy chế pháp lý XD trên ng.tắc chủ quyền QG Quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, hoàn

toàn đi lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời ở phía trên, vùng đáy biển và lòng đất dướiđáy biển ở phía dưới lãnh hải

Trang 33

+Chế độ qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải:

ĐIỀU 17 công ước 1982 quy định về Quyền đi qua không gây hại: “Với điều kiện phải chấphành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởngquyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.”

Điều 19 Công ước luật biển 1982 xd: việc đi qua là không gây hại chừng nào nó k làm phươnghại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển

Cụ thể hơn: Qua lại có 3 trường hợp: Đi qua lãnh hải mà không vào nội thuỷ, đi qua lãnh hải vàonội thuỷ, đi từ nội thủy qua lãnh hải và ra biển ; vô hại là tàu thuyền đi trong tình trạng bìnhthường, nhanh chóng, liên tục, không dừng lại, không thả neo, không có những hành vi vi phạmpháp luật của quốc gia ven biển

+ Quyền tài phán trong lãnh hãi:

-Về mặt hình sự: điều 27 Công ước luật biển 1982: Quốc gia ven biển k được thực hiện quyền

tài phán hình sự của mình ở trên 1 tàu nước ngoài đi qua lãnh hãi để tiến hành việc bắt giữ haytiến hành dự thẩm sau 1 vụ vi phạm h.sự xảy ra trên các tàu trong khi nó đi qua lãnh hải trừ cácTH:

o Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển

o Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải

o Nếu thuyền trưởng hay 1 viên chức ngoại giao hoặc 1 viên chức lãnh sự của các quốc gia

mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương, hoặc nếu các biệnpháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay chất kích thích

-Về mặt dân sự: điều 28 khoản 3 Công ước 1982: Nếu 1 chiếc tàu nước ngoài dừng lại trong

lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải sau khi đã rời nội thủy thì nước ven biển có quyền tài phán dân

sự do luật quốc gia ven biển quy định Đối với tàu chỉ đi qua lãnh hãi thì ko được giữ lại, bắtthay đổi hành trình của nó

Câu 66: Trình bày chế định về đường cơ sở trong Luật biển quốc tế

Đường cơ sở là đường từ đó lấy làm cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải, nó là ranh giới phíatrong của lãnh hải và ranh giới của ngoài của nội thủy

Có 2 phương pháp x.đ đường cơ sở:

-Đường cơ sở thông thường : đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp

nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biểnchính thức công nhận” (Điều 5, Công ước Luật biển 1982) Trong trường hợp những bộ phận đảocấu tạo bằng san hộ hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh thì đường cơ sở để tính chiềurộng lãnh hải là ngấn nước chiều thấp nhất ở bờ phía ngoài cùng của các mỏm đá nhữ đã đượcthể hiện trên hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận

Phương pháp này được áp dụng với những vùng bờ biển bằng phẳng, k lồi lõm, khúc khuỷu

Trang 34

-Đường cơ sở thẳng: Pp được áp dụng ở những nơi địa hình bờ biển lồi lõm, khúc khuỷu, quanh

co, có nhiều đảo gần bờ Ở vùng này, ngấn nước triều thấp nhất không thể hiện được rõ ràng nênngười ta chọn những điểm ở ngoài cùng các mũi, các điểm nhô ra nhất của các đảo ven bờ màkhi nối liền chúng lại với nhau thành 1 đường gấp khúc liên tiếp làm đường cơ sở để tính lãnhhải

Cụ thể:

1 Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạydọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sửdụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

2 Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác,các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vàophía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biểnsửa đổi đúng theo Công ước

3 Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùngbiển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy

4 Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừtrường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nướchoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế

5 Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1,khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực

đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõràng

6 Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải củamột quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế

Câu 67: Trình bày quyền “đi qua không gây hại” trong luật biển quốc tế (Xem câu 65)

Câu 68: Khái niệm và chế độ pháp lý của Vùng đặc quyền về kinh tế theo Công ước luật biển 1982

KN: Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải

có quy chế pháp lý riêng Vùng đặc quyền về kinh tế không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường

cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

Quy chế pháp lý:

1 Quyền của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế

Trong điều 56 Công ước Luật biển 1982 quy định:

Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:

Ngày đăng: 08/02/2017, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w