Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
383,36 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU Kể từ khi Amstrong- người đầu tiên đăt chân lên măt trăng (1969) đã đánh dấu môt thời kì phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghê trên thế giới, là động lực trực tiếp thúc đẩy lực lượng sản xuất mỗi quốc gia phát triển. Chính sự phát triển kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang tác động sâu sắc đến mọi mặt kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự phát triển ở mỗi quốc gia dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng như chậm phát triển không thể nằm ngoài xu thế phát triển của khoa học và công nghệ. Mỗi một trình độ khoa học công nghệ nhất định tạo ra một nền sản xuất tương ứng, song cái đích phát triển của mỗi quốc gia đều hướng tới là sự giàu có phồn vinh, không ngừng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của nước mình. Tuy nhiên luôn có sự chênh lệch về trình độ khoa học, công nghệ giữa các quốc gia bởi quy luật phát triển không đều tạo ra. Vì vậy dù là nước tư bản chủ nghĩa phát triển hay các nước đang và chậm phát triển đều phải học hỏi tiếp thu công nghệ của nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ để rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của nước mình so với nước khác, cũng như phát huy triệt để lợi thế của người đi sau. Vì vậy, chuyển giao công nghệ là con đường tất yếu để mỗi quốc gia giải quyết tốt nhất các vấn đề khoa học nằm ngoài khả năng và cũng cần thiết để mỗi quốc gia phát huy triệt để những lợi thế tương đối của mình trong sản xuất một lĩnh vực cụ thể nhằm tăng tính cạnh tranh và đồng thời tránh hàng rào bảo hộ kỹ thuật ngày càng tinh vi trên các thị trường. Hiểu được tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ trong thế kỷ mới, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Những tác động tích cực của việc chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao” nhằm đem đến sự khuyến khính, động lực mới cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đang có chiến lược thực hiện chuyển giao công nghệ . Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều điểm thiết sót, nhóm chúng tôi rất chân thành mong được sự góp ý. CHƯƠNG I: KHOẢN LỢI TỪ VIỆC BÁN CÔNG NGHỆ 1. Cái nhìn chung về chuyển giao công nghệ: Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Không chỉ đơn giản là việc chia sẻ chất xám trên mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế, nó còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nước nhận chuyển giao từ việc tiếp nhận những tiến bộ kĩ thuật và quyền sở hữu về tri thức, với động lực chính là lợi nhuận và thị trường. Như chúng ta được biết, chuyển giao công nghệ theo nghĩa thông thường là việc di chuyển và tiếp nhận công nghệ qua biên giới và là một quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự học hỏi và tiếp nhận của một bên khác. Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm nhập khẩu công nghệ và xuất khẩu công nghệ. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào nhận chuyển giao (nhập khẩu công nghệ) được hiểu là việc chuyển giao công nghệ từ ngoài biên giới hoặc từ trong khu chế xuất của nước nhận chuyển giao vào lãnh thổ nước đó. Để việc thực hiện chuyển giao công nghệ thành công cần có sự tham gia và dựa vào tri thức bản địa. Từ đó hình thành quyền sở hữu quy trình, thể chế và kết quả và thúc đẩy chuyển giao quyền sử dụng hợp pháp và phát triển theo định hướng riêng. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ còn là hiện tượng hướng vào con người phụ thuộc vào các quan hệ chặt chẽ giữa nhà tài trợ, đối tượng tiếp nhận và đối tượng trung gian. Đó là chia sẻ tri thức giữa các cá nhân ở địa phương, nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ. 2. Những yếu tố cấu thành nên lợi nhuận từ việc bán công nghệ của bên giao công nghệ: Gần đây, hy vọng của các doanh nghiệp trong nước là sự hợp tác sâu sắc của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các liên danh nước ngoài, theo đó những công nghệ mới, hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ được triển khai tại nước nhận chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể một phần nào đó chưa được thụ hưởng những dịch vụ nhờ sự phát triển của hạ tầng, hệ thống giao thông, công nghệ thông tin còn chưa xuất hiện tại mảnh đất này. Thực chất, mục đích đầu tiên ta có thể thấy được từ việc chuyển giao công nghệ đó là lợi nhuận. Ta nhận thấy công nghệ mới giá thành không hề rẻ, bởi đó là sản phẩm từ tri trức, nên chuyển giao công nghệ như là chuyển giao chất xám. Vì vậy, khi bán công nghệ, nhà chuyển giao luôn muốn lấy lại được lợi nhuận xứng đáng với tri thức được bỏ ra. Nhờ đó, thông qua việc bán công nghệ, nước chuyển giao sẽ thu được một khoản lợi nhuận khá lớn, có tác động tích cực đến doanh thu và thu nhập bình quân đầu người. Không chỉ vậy, khi nước chuyển giao công nghệ thực hiện việc chuyển giao, để thực hiện công nghệ ở nước khác sau khi chuyển giao, nước chuyển giao có thể sử dụng nguồn nhân lực rẻ và lành nghề ở nước mình và sử dụng nguồn tài nguyên từ địa phương nhờ vậy nước đó cũng có thể giảm được chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí sản xuất khác. Như khi Nhật Bản muốn chuyển giao công nghệ tàu siêu tốc Shinkansen, ngoài lợi nhuận từ tiền bán công nghệ, Nhật Bản đưa nhân công rẻ và lành nghề cùng với nguồn nguyên liệu từ nước mình để có thể giảm phần lớn chi phí, và từ đó càng tăng thêm phần lợi nhuận. Tuy nhiên, khi chuyển giao công nghệ với mục đích chính là lợi nhuận, nước chuyển giao cần phải quan tâm đến tình hình kinh tế và khả năng của nước nhận công nghệ có thích hợp với công nghệ mà mình định chuyển giao hay không, như vậy công việc chuyển giao mới có thể diễn ra thuận lợi. Chính vì Nhật Bản chưa xác nhận đúng khả năng của Việt Nam, chưa đủ để tiếp nhận công nghệ tàu Shinkansen nên việc chuyển giao công nghệ vẫn chưa được quyết định. 3. Một số trường hợp chuyển giao công nghệ điển hình: Để biết chính xác khoản lợi nhuận mà các nước chuyển giao công nghệ thu được khi thực hiện việc chuyển giao, có thể xem xét một vài trường hợp chuyển giao công nghệ sau đây. - Công ty Cổ phần phân bón vi sinh Fitophoocmon ký kết được một hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón cho doanh nghiệp Hưng Phát An trị giá 2,5 tỷ đồng. - CTCP Cavico Khoáng sản và Công nghiệp (CMI), vào ngày 03/08/10 vừa qua Công ty vừa ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ độc quyền sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp Breton Stone tại Việt Nam trị giá 20 triệu EUR với Công ty Breton (Italy). - Nhật Bản chuyển giao hệ thống đường sắt cao tốc Shinkansen giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dài 1.500km với số tiền 55,8 tỉ USD (5,05 nghìn tỉ yên), bao gồm cả khoản xây dựng. Tuy nhiên, như đã nói thì vẫn còn gặp khó khăn khi đàm phán với Việt Nam. - Mỗi năm Việt Nam thu được 48 tỉ đồng từ việc chuyển giao các thành tựu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ sinh học. Từ các ví dụ cụ thể, ta có thể nhận thấy lợi nhuận thu được thông qua việc bán công nghệ là con số đáng kể, và tác động mạnh trực tiếp đến nền kinh tế của nước chuyển giao. CHƯƠNG 2: LỢI NHUẬN BÁN HÀNG TIẾP THEO SAU VIỆC BÁN CÔNG NGHỆ Tác động tích cực của chuyển giao công nghệ đối với nước chuyển giao không chỉ đến từ việc thu được một khoảng lợi nhuận lớn từ việc buôn bán công nghệ mà còn thu tiếp lợi nhuận từ việc bán hàng tiếp theo sau việc bán công nghệ đó. Trong hầu hết các trường hợp, song song với việc chuyển giao công nghệ , bên cung cấp công nghệ còn có thể bán nguyên vật liệu, thiết bị, thành phẩm, phụ tùng và các phần cứng cho bên tiếp nhận công nghệ. Ngoài ra, bên nhận có thể còn cần đến các dịch vụ bảo dưỡng, hỗ trợ kĩ thuật liên quan đến việc chuyển giao và vì vậy họ yêu cầu bên giao cung cấp các dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan chuyển giao công nghệ. 1. Các dạng phụ thuộc của bên tiếp nhận dẫn đến bên giao công nghệ có được khoản thu lớn tiếp theo sau việc bán công nghệ: Sở dĩ bên cung cấp công nghệ có được những lợi ích đó là bởi vì thực tế của hoạt động chuyển giao công nghệ đã cho thấy rằng những tiến bộ kỹ thuật mà bên nhận công nghệ có được bao giờ cũng đi đôi với sự lệ thuộc kinh tế, sự lệ thuộc này có thể thành văn hay bất thành văn (ngầm hiểu). Thông thường bên nhận công nghệ bị lệ thuộc dưới các dạng như sau: a. Phụ thuộc dạng Tie-ins (bắt mua kèm), để có thể vận hành sản xuất theo công nghệ được chuyển giao, bên nhận công nghệ buộc phải mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, chịu chi phí chuyên gia khá cao…của bên chuyển giao hoặc từ những nguồn khác với những điều kiện thương mại thuận lợi hơn. Sự ràng buộc của bên chuyển giao đối với bên nhận còn thể hiện trong các dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa, kiểm định chất lượng, tiếp thị, cung cấp thông tin… * Ví dụ khi Samsung của Nhật Bản chuyển giao công nghệ lắp ráp màn hình ti vi trắng đen vi mạch cho Việt Nam, mối lợi lớn nhất của Nhật Bản không phải ở tỷ lệ phí kỳ vụ (trả cho hỗ trợ kĩ thuật và nhượng quyền sử dụng nhãn) mà là việc giành được quyền bán chính dây chuyền lắp ráp nó, và sau đó là tiếp tục bán toàn bộ linh kiện theo kèm, bộ phận kèm cho đối tác nước sở tại. Hoặc là như trường hợp của cuộc săn tìm phụ tùng cho tên lửa phòng không S – 300 của Trung Quốc, hiện nay Belarus đang chào đón sự quan tâm của Trung Quốc đến việc chuyển giao công nghệ S- 300, nhằm hướng đến việc mua sắm phụ tùng và dịch vụ bảo dưỡng S- 300. Với việc chuyển giao công nghệ này sẽ đem lại một khoản lợi nhuận tương đối lớn cho Belarus nếu tiếp tục hỗ trợ về kĩ thuật và phụ tùng liên quan. b. Phụ thuộc dạng Tie-outs (không được mua của người khác): một khi đã mua công nghệ từ một nguồn, bên nhận công nghệ bị ràng buộc chỉ có thể sử dụng công nghệ đó, không được phép (hoặc được phép nhưng thực chất không thể) mua một công nghệ tương tự hoặc bổ sung công nghệ từ nguồn khác. *Dạng phụ thuộc Tie-outs này thể hiện rất rõ trong chiến lược chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam. Khả năng tiêu thụ ô tô ở Việt Nam ngày càng tăng mạnh, làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng ngày càng mạnh. Tuy nhiên phụ tùng ô tô ở Việt Nam phần lớn do nhập từ các công ty nước ngoài qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, nên giá thành trong nước cao hơn nhiêu so với giá chính hãng tại nước sản xuất. Riêng Toyota Việt Nam cho biết, năm 2009 có hơn 500.000 lượt xe vào làm dịch vụ tại 23 trạm dịch vụ trên toàn quốc của nhà sản xuất này. Các doanh nghiệp ô tô còn tăng thêm thời hạn bảo hành xe, từ thời gian bảo hành là 18 tháng với 30.000 km dần dần được nâng lên đến 2 năm với 50.000 km, 3 năm với 100.000 km. Tuy nhiên các chi tiết phụ tùng thay thế có độ rời rạc cao, buộc khách hàng phải đăng kí nhập hàng chính hãng về, từ đó đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho công ty mẹ, tức là nước chuyển giao công nghệ. Toyota tại Nhật Bản đang không ngừng mở rộng dây chuyền sản xuất cao, sản xuất là nhiều chi tiết phụ tùng máy mới với đa dạng mẫu, ngoài ra còn mở rộng sản xuất ngay tại nước có công ty con như Mississippi (Mỹ), California (Mỹ),… Với khoản lợi nhuận lớn sau việc bán công nghệ, hoạt động sản xuất của nhà máy Nhật sẽ được mở rộng, hạ giá thành sản xuất trong nước. c. Phụ thuộc dạng Grant-backs, bắt buộc bên nhận chuyển giao phải cung cấp miễn phí mọi thông tin, mọi ý tưởng, giải pháp về cải tiến, đổi mới liên quan tới công nghệ cho bên chuyển giao. *Trường hợp nhượng quyền của McDonald’s là một ví dụ điển hình. Hiện nay có hơn 30.000 hệ thống cửa hàng McDonald’s trên 119 quốc gia. Tất cả hệ thống cửa hàng này đều phải chấp nhận những thỏa thuận trong giấy phép nhượng quyền và chuyển giao công nghệ của McDonald’s về việc đòi hỏi hình thức sản xuất hoặc những phương thức quản lý và chất lượng của sản phẩm. McDonald’s khẳng định rằng tất cả những đại lý của Mc Donald’s bán ra những sản phẩm như nhau và đạt được chất lượng tương đồng, điều này đã dẫn tới sự tiêu chuẩn hóa của quy trình. Để đáp lại, phía nhận quyền đồng ý điều khiển nhà hàng của họ theo tiêu chuẩn về chất lượng, về dịch vụ, về vệ sinh, về giá trị của McDonald’s. McDonald’s thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra của bên nhượng quyền, nếu những tiêu chuẩn không được duy trì, họ có thể bị rút giấy phép. Ngoài ra McDonald’s cũng yêu cầu bên nhượng quyền trong quá trình kinh doanh thương hiệu McDonald’s có bất kỳ ý tưởng hay giải pháp mới thay đổi chất lượng của nhà hàng đều phải báo cáo và được sự đồng ý của McDonald’s. 2. Sản phẩm với chi phí sản xuất thấp- hệ quả từ lợi nhuận của việc bán hang tiếp theo sau việc bán công nghệ: Chính những điều kiện ràng buộc này khiến cho bên giao công nghệ thu được một lợi nhuận lớn từ những công nghệ đã cũ ở nước mình và góp phần tái đầu tư nghiên cứu những công nghệ mới. Ngoài ra, với việc sử dụng nguồn chi phí rẻ từ nguyên vật liệu tại chỗ, nhân công rẻ và lành nghề, tài nguyên có sẵn ở địa phương giúp cho bên cung cấp công nghệ có cơ hội tạo ra được sản phẩm với chi phí sản xuất thấp hơn tại cơ sở sản xuất của chính mình. Đơn cử như trường hợp chuyển giao công nghệ DECOWOOD trên cơ sở nhựa POLYRESIN bền và sợi thủy tinh từ Trung Quốc. Giá thành của sản phẩm nhựa này khi sản xuất tại Việt Nam chỉ bằng 60% giá tiền hàng nhập từ Taiwan nhưng độ bền và mỹ thuật vân màu thì tương đương nhau. Vì thế, sản phẩm tại nước sở tại có cơ hội cạnh tranh nhiều hơn và giúp bên giao công nghệ nhanh chóng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Hợp đồng mua thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô giữa Vinaxuki và Nagara (Nhật Bản) đã được triển khai tháng 8-2009 là một trong số những trường hợp chuyển giao công nghệ thành công. Hiện Nagara bắt đầu triển khai thực hiện bán thiết kế và chuyển giao công nghệ chế tạo ô tô. Với mục tiêu nội địa hóa tới 60%, dự án được đầu tư công nghệ cao theo tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản, Nagara đang tiếp tục bán các thiết bị, máy móc, hỗ trợ kĩ thuật cho bên Vinaxuki, nhằm việc chuyển giao công nghệ sản xuất có hiệu quả, đáp ứng yêu cần của đối tác Nhật Bản. Không dừng lại ở đó, Vinaxuki sẽ tiếp tục hợp tác để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng và ô tô theo công nghệ Nhật Bản mang nhãn hiệu Vinaxuki. Từ đó Nagara có thể tạo ra sản phẩm với chi phí sản xuất thấp hơn tại cơ sở sản xuất ở Việt Nam. So với thói quen "chọn mua vì thương hiệu ngoại" trước kia, người tiêu dùng đang dần lựa chọn các hãng lắp ráp ô tô trong nước với chất lượng cao, giá cả hợp lý hơn so với những sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc. CHƯƠNG 3: THU HÚT VỐN TỪ CHUYỂN GIAO ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Hoạt động chuyển giao công nghệ mang lại một nguồn vốn khá đáng kể cho các nước tiến hành chuyển giao công nghệ. Từ đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi để xúc tiến đổi mới công nghệ, vốn là một định hướng đúng đắn để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường, và đem đến nhiều lợi ích tích cực cho những nước này. 1. Khái niệm về đổi mới công nghệ: Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…(đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường ( đổi mới sản phẩm). Đổi mới công nghệ có thể đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang). 2. Các trường hợp và hình thức đổi mới công nghệ: Có 5 trường hợp đổi mới công nghệ: - Đưa ra sản phẩm mới. - Đưa ra phương pháp sản xuất và thương mại hóa mới. - Chinh phục thị trường mới. [...]... có cái nhìn tổng quan về những tác động tích cực của chuyển giao công nghệ đối với các nước chuyển giao Chuyển giao công nghệ giúp các nước chuyển giao, thông thường là các nước phát triển và các NICs, TNCs, tăng thêm lợi nhuận từ việc bán công nghệ mà không cần sản xuất, có điều kiện sử dụng lao động rẻ và lành nghề đó - nguồn nhân lực có giá trị và có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất ở địa phương... triển hay các nước đang và chậm phát triển đều phải học hỏi tiếp thu công nghệ của nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ để rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của nước mình so với nước khác, cũng như phát huy triệt để lợi thế của người đi sau Qua con đường chuyển giao công nghệ, các quốc gia có thể xâm nhập lẫn nhau về công nghệ, học hỏi thông qua công nghệ của nước khác... nếu công nghệ được chuyển giao từ nước phát triển vào nước phát triển thì thực tế là năng lực đàm phán của nước đang phát triển thấp hơn Vì vậy bên cung cấp công nghệ thường gặp những tình huống đàm phàn tương đối dễ dàng, đặc biệt là khi nước nhận chuyển giao công nghệ có nhu cầu thị trường trong nước cao, việc chấp nhận giá cả công nghệ cao hơn so với các nước khác cũng không gây bất lợi gì đối với. .. chuyển giao Hơn thế nữa, chuyển giao công nghệ là một cơ hội cực kỳ tốt để phía cung cấp có điều kiện thu hút một lượng vốn khổng lồ nhằm đổi mới, cách tân công nghệ của mình, thay thế dần dần công nghệ và thiết bị đã lạc hậu, từ đó tiến tới việc xâm nhập lẫn nhau về công nghệ (đặc biệt với chuyển giao công nghệ có cùng xuất xứ từ các nước phát triển) Một lợi ích nữa từ chuyển giao công nghệ quốc tế là... trong nước và Nhật Bản Trong một số trường hợp, đặc biệt là chuyển giao công nghệ từ nước phát triển sang những nước đang phát triển, dù công nghệ được chuyển giao với giá cao, nhưng bên tiếp nhận công nghệ vẫn chấp nhận dễ dàng do nhu cầu và sự phù hợp về công nghệ đối với môi trường, điều kiện tại nước sở tại CHƯƠNG 5: LỢI THẾ CỦA BÊN CHUYỂN GIAO KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀO BÊN TIẾP NHẬN CÔNG NGHỆ... NHẬN CÔNG NGHỆ 1 Tác động 2 chiều khi chuyển giao công nghệ cho các nước đang và kém phát triển: Hoạt động chuyển giao công nghệ của các nước chuyển giao đang góp phần làm giảm nguy cơ nghèo đói của phía tiếp nhận công nghệ Các nước công nghiệp đã thừa nhận họ không thể phát triển cũng như duy trì sự giàu có của mình nếu như đại bộ phận dân số thế giới đang sống trong cảnh nghèo khó Thực tế cho thấy, quá... không kém phần quan trọng của quá trình chuyển giao công nghệ, đó là tạo danh tiếng, nhanh chóng tạo thị trường mới, thâm nhập vào thị trường của bên tiếp nhận chuyển giao công nghệ cũng như tạo lối vào cho những thị trường được bảo hộ Chuyển giao công nghệ là một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ chiến lược thâm nhập thị trường nào Thông qua chuyển giao công nghệ, nước chuyển giao có thể mở rộng thị... cho đến nay những mặt hàng của hãng xe này mới chỉ chiếm 7-10% tỉ lệ nội địa hóa và hầu hết các bộ phận, linh kiện quan trọng vẫn phải nhập về từ các quốc gia trong khu vực Ví dụ trên cho thấy mặc dù quá trình chuyển giao công nghệ đã diễn ra và có những tác động tích cực nhưng thật sự những nước tiếp nhận vẫn chưa thể cải thiện được nền kinh tế 2 Thông qua chuyển giao công nghệ Một tác động không... - Tổ chức mới đơn vị sản xuất Và 2 hình thức đổi mới công nghệ: - Đổi mới công nghệ theo tính sáng tạo ( đổi mới giai đoạn và đổi mới liên tục) - Đổi mới công nghệ theo sự áp dụng ( đổi mới sản phẩm và đổi mới quá trình) 3 Những tác động của chuyển giao công nghệ đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh: Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra... hỏi thông qua công nghệ của nước khác để phát triển công nghệ của mình hiện đại hơn, phù hợp hơn với xu thế thay đổi từng ngày trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt Sự xâm nhập lẫn nhau về công nghệ là một trong những mặt tích cực quan trọng của chuyển giao công nghệ Mặt này thường thể hiện rõ trong những công nghệ được chuyển giao xuất xứ từ những nước phát triển Điển hình nhất có thể kể đến Fuji . trọng của chuyển giao công nghệ trong thế kỷ mới, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: Những tác động tích cực của việc chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao . giao công nghệ bao gồm nhập khẩu công nghệ và xuất khẩu công nghệ. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào nhận chuyển giao (nhập khẩu công nghệ) được hiểu là việc chuyển giao công nghệ từ ngoài. việc bán công nghệ là con số đáng kể, và tác động mạnh trực tiếp đến nền kinh tế của nước chuyển giao. CHƯƠNG 2: LỢI NHUẬN BÁN HÀNG TIẾP THEO SAU VIỆC BÁN CÔNG NGHỆ Tác động tích cực của chuyển