1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những tác động tích cực của FTA

25 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Những tác động tích cực của FTA

Trang 1

NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH

CỰC CỦA FTA

Free Trade Area

Trang 2

1 Khái niệm FTA

1.1 Quan niệm truyền thống (tại GATT 1947 trong Điều XXIV-điểm 8b):

“FTA là Một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó.”

Trang 3

1.2 Quan niệm hiện đại (từ năm 1990 đến nay):

1 Khái niệm FTA

Khái niệm FTA đã được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa

- Ngoài cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, FTA hiện đại còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong và ngoài khuôn khổ

GATT/WTO

- FTA hiện đại còn bao gồm hàng loạt lĩnh vực mới: đầu tư, mua sắm chính phủ

Trang 4

2 Nội dung cơ bản của FTA

2.1 Tự do hóa thương mại hàng hóa:

• Thuế và các rào cản sthương mại phi thuế:

- Ngày càng có nhiều mặt hàng được miễn hoặc giảm thuế và có lộ trình thích hợp cho việc cắt giảm

- Quy định cả về các biện pháp hạn chế định lượng và các rào cản kỹ thuật thương mại khác

- Quy định về việc đơn giản thủ tục hải quan…

Trang 5

VD: Về cam kết về giảm thuế nhập khẩu của Chile trong FTA VN – Chile (2011)

2 Nội dung cơ bản của FTA

Nguồn: http://dvt.vn/20111114114816176p0c69/viet-nam-ky-ket-fta-song-phuong-voi-chile.htm

Trang 6

2 Nội dung cơ bản của FTA 2.2 Tự do hóa thương mại dịch vụ

FTA ngày nay thường bao gồm cả nội dung tự do hóa thương mại dịch vụ nghĩa là các nước tham gia hiệp định cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho nhau

- Tuy nhiên phạm vi và mức

độ mở cửa lớn hay nhỏ trong

các FTA còn tùy thuộc vào

quốc gia tham gia ký kết

- VD: Nếu FTA có sự tham

gia của Mỹ hay một số nước

phát triển thì mức độ tự do

hóa rất cao hoặc là tuyệt đối

Trang 7

2 Nội dung cơ bản của FTA 2.3 Tự do hóa đầu tư

- Cam kết hướng tới tự do hóa đầu tư ngày càng xuất hiện nhiều, nhất là ở các nước phát triển

- Nội dung: quy định dỡ bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư của nước đối tác, tạo điều kiện thuận lợi cho họ…

Trang 8

2 Nội dung cơ bản của FTA

2.4 Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định như phát triển nguồn nhân lực, du lịch, nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, viễn thông…

Trang 9

2 Nội dung cơ bản của FTA

2.5 Một số cam kết khác

- Cam kết về việc sử dụng cơ sở dữ

liệu về quyền sở hữu trí tuệ như: các

sp sinh học, dược phẩm, tin học…

- Ngoài ra, trong các FTA khác còn có

các vấn đề như mua sắm chính phủ,

cạnh tranh, môi trường và lao động

=> Các nước đang phát triển muốn tham gia các FTA này thường gặp khá nhiều khó khăn, bất lợi và thường phải chịu thiệt thòi

Trang 10

3 Phân loại FTA

3.1 Căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia

+ FTA song phương (BFTA): chỉ có 2

nước, phát triển nhanh về số lượng

cũng như chất lượng cam kết.

+ FTA khu vực: có từ 3 thành viên trở

lên, thường là những nước gần nhau

Các FTA điển hình như: EC, NAFTA,

AFTA…

+ FTA hỗn hợp: là loại FTA được ký kết

giữa FTA khu vực với một nước hoặc một số

nước hoặc 1 FTA khu vực khác

 Loại FTA này đang phát triển và tăng lên

nhanh chóng Một số FTA lớn như: AFTA-

Trung Quốc (ACFTA), AFTA- Hàn Quốc, EC

- Mexico, EC –Isarel.

Trang 11

3 Phân loại FTA

3.2 Dựa vào mức độ tự do hóa (theo WB)

+ FTA kiểu Mỹ: là loại FTA có mức độ

tự do hóa cao nhất, đòi hỏi các nước thành viên phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả ngành dịch vụ VD: NAFTA …

+ FTA kiểu châu Âu: có mức độ tự

do hóa khá cao, thậm chí bằng FTA kiểu

Mỹ Điểm khác biệt là FTA kiểu châu

Âu chỉ quy định mở cửa những lĩnh vực

mà các nước cam kết hoặc thống nhất

riêng với nhau VD: EC…

+ FTA kiểu các nước đang phát triển:

chú trọng nhiều đến tự do hóa thương

mại hàng hóa và ít dịch vụ, đầu tư và sở

hữu trí tuệ VD: MERCOSUR, ASEAN…

Trang 12

4 Những tác động tích cực của FTA

4.1 TÁC ĐỘNG GIỮA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN

4.1.1 Tác động về thương mại

- Gia tăng thương mại:

VD: 6 tháng đầu năm 2010 sau khi CAFTA chính thức có hiệu lực

Thương mại song phương VN – TQ đạt 136,5 tỉ USD, tăng 55% , cao

hơn tổng mức tăng trưởng thương mại quốc tế của Trung Quốc cùng

kỳ năm trước là 11%

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN đạt 71,9 tỉ USD, tăng 64% so với cùng kỳ.

Trang 13

4 Những tác động tích cực của FTA

- Gia tăng cạnh tranh: sẽ mang lại những lợi ích:

Các doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng doanh số  có lợi cho người tiêu dùng

Thị trường được mở rộng

Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn

Nâng cao chất lượng doanh nghiệp

Cải cách hệ thống pháp luật

Trang 14

4 Những tác động tích cực của FTA

4.1.2 Tác động đến đầu tư và cơ cấu kinh tế

- Tác động đến đầu tư

 Tăng cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường của doanh nghiệp

 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước

 Tạo mối liên kết nội khối và thu lợi nhuận

VD: Trong nửa đầu năm 2010, đầu tư trực tiếp của ASEAN

vào Trung Quốc đạt 3,131 tỉ USD, cao hơn 24,9% so với cùng

kỳ năm ngoái;

- Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN là 1,221 tỉ

USD, tăng hơn 125,7%

Trang 15

4 Những tác động tích cực của FTA

- Tác động đến cơ cấu kinh tế

Nhiều mặt hàng sẽ không còn được bảo hộ

Dịch chuyển cơ cấu SX và XK phù hợp hơn

Hoàn thiện cơ cấu nền kinh tế

Trang 16

4 Những tác động tích cực của FTA

4.1.3 Tác động đến quá trình cải cách thể chế

- Hiệu ứng cam kết cải cách làm tăng niềm tin của các nhà

đầu tư nước ngoài đối với các nước đối tác

4.1.4 Tác động đến hội nhập kinh tế quốc tế

- FTA sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu

rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Trang 18

4 Những tác động tích cực của FTA

4.2 Tác động đến quá trình đa phương hóa

- Có thể nói các FTA đã góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đa phương hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn

- Tự do hóa thương mại khu vực/ song phương thúc đẩy

hay cản trở tự do hóa thương mại đa phương?

Trang 19

Chuẩn bị năng lực cho việc gia nhập WTO

Các FTA có thể tạo ra các tiền lệ tốt về phương

thức đàm phán và thể thức của một khu vực

thương mại tự do

“Hiệu ứng Đôminô” khuyến khích các nước

khác đua nhau tham gia FTA

Trang 20

5 Những lưu ý khi ký kết FTA của VN

- Thực trạng tham gia vào các FTA của Việt Nam

- Việt Nam đã cùng ASEAN kí kết và triển khai thực hiện các hiệp định FTA

Trang 21

5 Những lưu ý khi ký kết FTA của VN

hàng nào là quan trọng đối với

mình (nông, lâm, thủy sản, hàng

tiêu dùng…

Þ Có thể mở rộng được việc tiếp cận

thị trường hay không và mở rộng

thị trường nào?

Trang 22

5 Những lưu ý khi ký kết FTA của VN

=> Nhà nước và doanh nghiệp kết hợp

với nhau để tận dụng được những lợi

ích từ FTA.

Trang 23

- Vấn đề dịch vụ

5 Những lưu ý khi ký kết FTA của VN

+ Các nước đang phát triển yêu cầu quyền được cam kết mở cửa ít lĩnh vực hơn hoặc cam kết mở trong mỗi lĩnh vực ở mức độ thấp hơn hoặc tạo cơ hội cho người dân nước họ được làm việc tại những nước phát triển

Lưu ý cho VN:

+ Việt Nam cần phải đưa ra một kế hoạch quốc gia hoặc khung chiến

lược về dịch vụ bao gồm những kế hoạch cụ thể cho từng ngành

+ Xác định các nghành có lợi thế

+ Không nên ký kết các FTA có “danh sách tiêu cực”

Trang 24

5 Những lưu ý khi ký kết FTA của VN

- Vấn đề đầu tư

 Cân nhắc lợi hại hệ quả của việc đầu tư

Cân nhắc các điều khoản cam kết về

đầu tư khi kí kết các FTA

- Vấn đề khác

Về cạnh tranh: Việt Nam cần cân nhắc về tính tương đồng

trong lợi thế cạnh tranh khi tham gia FTA

Về phân bổ nguồn lực: Không nên tham gia theo trào lưu

mà điều quan trọng nhất là cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng lợi

ích của quốc gia

Trang 25

6 Lời Kết

Tham gia FTA không chỉ mang lại cho quốc gia thành viên những lợi ích kinh tế như gia tăng thương mại, thúc đẩy cạnh tranh, đầu tư, chuyển giao tri thức, công nghệ và thông tin…mà còn đem lại cả những lợi ích phi kinh tế như gia tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế đồng thời củng cố hòa bình và an ninh

Đối với tiến trình đa phương hóa, các kênh đàm phán FTA song phương và khu vực có vai trò như “lò luyện” giúp tích lũy những kinh nghiệm đàm phán, xử lý nhiều vấn đề thương mại mới, phức tạp mà

thực tiễn đàm phán đa phương đang đặt ra nhưng lại chưa có tiền lệ

=> FTA là một xu thế quan trọng, một hướng đi không thể không

tính tới trong chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia trên toàn thế giới.

=> Với VN: Chính sách FTA sẽ là công cụ mới cho quá trình đổi mới

và xây mới thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Ngày đăng: 22/08/2016, 23:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w