1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình thành kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 1

33 2,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

MỤC LỤC A- ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lý do chọn sáng kiến. II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu. B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Chương I: Cơ sở lý luận của việc luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 I. Đặc điểm tâm lý nhận thức lứa tuổi học sinh lớp 1 và vấn đề luyện chữ viết II. Đặc điểm của chữ viết Tiếng Việt III. Quy trình dạy giờ tập viết lớp 1 Chương II: Tìm hiểu thực trạng dạy học tập viết lớp 1 ở trường tiểu học Gia Cẩm – Việt Trì tỉnh Phú Thọ. I. Chương trình vở tập viết lớp 1 II. Một số biện pháp khảo sát thực trạng dạy tập viết lớp 1, ở trường tiểu học Gia Cẩm - Việt Trì. III. Kết quả khảo sát. Chương III: Một số biện pháp luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 I. Chuẩn bị của giáo viên. II. Hướng dẫn cụ thể. III. Học sinh thực hành ở lớp – ở nhà. Chương IV: Dạy thực nghiệm I. Giáo án tập viết lớp 1 II. Đối tượng thực nghiệm III. Mục đích thực nghiệm IV. Kết quả thực nghiệm C- KẾT LUẬN D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lý do chọn sáng kiến: Mỗi chúng ta ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, ai ai cũng đều được nghe tiếng ru ầu ơ tha thiết, yêu thương của bà, của mẹ. Thế rồi khi chúng ta tập nói bi bô, những lời nói đầu tiên cho đến lúc đi học mẫu giáo, mỗi chúng ta đều biết nghe và nói được rất nhiều tiếng. Nhưng những tiếng nói đó mới chỉ thông qua giao tiếp, cho đến khi được học lớp 1 thì những tiếng nói hàng ngày ấy đã được thể hiện bằng chữ viết. Chính vì vậy tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái la tinh và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và trong giao tiếp. Không những thế tập viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực đọc thông, viết thạo. Nếu chữ viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Bên cạnh đó phân môn tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và tính thẩm mỹ. Như cố vấn Phạm Văn Đồng nói “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp và góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bài vở của mình”. Quả đúng là chữ viết thể hiện nết người.Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin,là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống …Do vậy, ở trường tiểu học, việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Vì vậy ,việc rèn luyện chữ viết cho học sinh ngay từ lớp 1 là một việc làm vô cùng quan trọng. Vì chữ viết như một chiếc chìa khoá vàng để mở ra kho tàng 2 kiến thức cho các em trong suốt cả quá trình học tập sau này. Do vậy nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Hình thành kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 1” II. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu thực tiễn dạy tập viết ở một số trường tiểu học trong thành phố Việt Trì – Phú Thọ. - Đề ra được các biện pháp để rèn chữ cho học sinh lớp 1. - Đề ra được các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập viết cho học sinh lớp 1. III. Đối tượng nghiên cứu. - Vở tập viết lớp 1, sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 1 mới. - Thực tế dạy môn tập viết lớp 1 ở trưởng tiểu học Gia Cẩm – Việt Trì - Phú Thọ. - Hướng dẫn của sách giáo viên và của giáo viên. - Lỗi chữ viết của học sinh. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1, Phương pháp phân tích: - Phân tích nội dung chương trình vào tập viết lớp 1, sách giáo viên lớp 1 (phần môn tập viết). - Phân tích thực trạng dạy học môn tập viết lớp 1. - Phân tích những tồn tại của học sinh lớp 1 mắc phải khi tập viết. 2, Phương pháp quan sát: Dự giờ tập viết của giáo viên dạy lớp 1. Quan sát học sinh lớp 1 viết để nắm được nguyên nhân học sinh viết chữ xấu. 3, Phương pháp thực nghiệm: Dạy thực nghiệm một số tiết tập viết ở lớp 1 theo phương pháp mà tôi đề xuất ở chương sau. 3 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận của việc luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 I- Đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh lứa tuổi lớp 1 và vấn đề luyện chữ viết. - Có thể nói đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Các em chuyển hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Do vậy, nên học sinh lớp 1 không chú ý được lâu, tri thức của các em thiên về nhận biết tổng quát đối tượng. Ở độ tuổi 6-7 tuổi khả năng phân biệt, kết hợp của trẻ khá hoàn chỉnh. - Các em có thể tập phân tích tổng hợp các nét chữ và cách liên kết các chữ với nhau. Khi viết người viết phải tri giác, cụ thể, chi tiết, phải phối hợp nhiều động tác khác nhau như tai nghe, tay ghi, mắt nhìn. Vì thế đối với các em khả năng điều chỉnh bút chưa hoàn thiện, chưa linh hoạt. Đặc bịêt học sinh tiểu học nhất là lớp 1. Các em mới ở mẫu giáo lên nên hoạt động học là “Học mà chơi , chơi mà học”. Do đó khả năng định vị của học sinh còn hạn chế, việc nhận biết tỉ mỉ của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. II- Đặc điểm của chữ viết Tiếng Việt. 1, Chữ viêt Tiếng Vịêt là chữ viết ghi âm, về nguyên tắc mỗi âm chỉ ghi bằng một chữ, ghi âm đến từng âm vị theo bộ chữ cái là chữ la tinh, có nhiều nét phức tạp. Các chữ cái có độ cao, rộng, thấp, hẹp khác nhau. 2, Các nét cơ bản của chữ viết Tiếng Việt. 2.1. Nét sổ thẳng: Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang. Trên hoặc dưới, đưa thẳng từ trên xuống hoặc đưa thẳng sang ngang, hoặc đưa từ trên xuống hoặc sang phải hoặc chếch sang trái. - Nét thẳng đứng: - Nét thẳng ngang: - Nét thẳng xiên: 2.2. Nét móc: - Nét móc ngược: ( ) 4 Điểm xuất phát từ đường kẻ ngang trên kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang dưới thì lượn cong nét bút chạm đường kẻ ngang dưới rồi đưa cong lên. Độ rộng của nét cong bằng 1/3 đơn vị. Điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang một chút (1/3 đơn vị). 1, Điểm đặt bút. 2, Điểm uốn lượn. 3, Điểm kết thúc. + Nét móc xuôi ( ): Điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút, lượn cong trong nét bút sang bên phải (phần nét cong này có độ rộng bằng 1/3 đơn vị) sau đó viết tiếp nét thẳng đến khi chạm vào đường kẻ ngang dưới thì dừng lại. 1, Điểm đặt bút. 2, Điểm uốn lượn. 3, Điểm kết thúc. 2.3. Nét móc hai đầu: ( ) Nét này có phần nét móc phía trên rộng gấp đôi nét móc bình thường, nét móc phía dưới bằng độ rộng của nét móc ngược. Cách viết phối hợp giữa nét móc xuôi và nét móc ngược. 1, Điểm đặt bút. 2, Điểm tiếp giáp giữa hai nét móc. 3, Điểm kết thúc. + Nét móc hai đầu có vòng ở giữa ( ): nét này có cấu tạo là một nét có nét cong ở hai trái và một nét móc hai đầu biến dạng. Viết nét công hở trái trước sau đó viết tiếp nét móc hai đầu. Lưu ý sự chuyển tiếp giữa hai nét này phải đảm bảo hai yêu cầu: độ cong của nét móc hai đầu không lớn quá để kết hợp với nét cong hở tạo thành một vòng khép kín. Điểm kết thúc của nét nằm trên đường kẻ ngang dưới (1/3 ô) và rộng gấp đôi độ rộng nét móc bình thường. 1, Điểm bắt đầu nét cong. 2, Điểm chuyển tiếp giữa nét cong và nét móc hai đầu. 5 3, Điểm dừng bút. 2.4. Nét khuyết: Cách viết nét khuyết dựa vào đường kẻ ngang làm chuẩn. + Nét khuyết xuôi (trên). Điểm đặt bút thấp hơn dòng kẻ ngang giữa một chút (1/3 ô). Đưa nét bút sang ngang phải và lượn cong lên trên kéo dài 1/5 ô thì kéo thẳng xuống đường kẻ ngang dưới, điểm đặt bút trên đường kẻ ngang dưới. 1, Điểm đặt bút. 2, Điểm uốn lượn. 3, Điểm dừng bút. + Nét khuyết ngược (dưới): Điểm đặt bút ở đường kẻ ngang trên kéo thẳng xuống 1/5 ô lượn cong sang trái, đưa tiếp nét bút sang phải, điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang giữa một chút (1/3 ô). 1, Điểm đặt bút. 2, Điểm uốn lượn. 3, Điểm kết thúc. 2.5 Nét vòng: Cấu tạo nét vòng gồm hai nét cong biến thể tạo thành (1 nét cong hở trái và một nét cong hở phải). Điểm đạt bút thấp hơn đường kẻ ngang giữa một chút đưa nét bút sang phải uốn lượn nhẹ tạo một nét khép kín nhỏ. Điểm dừng bút thấp hơn đường kẻ ngang một chút. 1, Điểm đặt bút. 2, Điểm chuyển tiếp giữa hai nét cong. 3, Điểm dừng bút. 2.6. Nét cong: 1, Nét cong hở trái 2, Nét cong hở phải. 3, Nét cong khép kín. * Căn cứ vào cách viết chữ cái có thể xếp chữ cái vào 5 nhóm sau: 6 1, Nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong là nét cơ bản. 2, Nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong phối hợp với nét móc hoặc nét thẳng 3, Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét móc 4, Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc) 5, Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong III. Quy trình dạy giờ tập viết lớp 1. 1, Giới thiệu bài tập viết: Trên cơ sở nội dung bài viết đã được trình bày trên bảng lớp gồm: chữ cái, vần, từ và dòng chữ ứng dụng, giáo viên lần lượt làm những việc sau: - Đọc gồm cả tiếng, có thể giải nghĩa từ và dòng chứ viết ứng dụng một cách ngắn gọn, xúc tích. - Gọi học sinh đọc lại toàn bài viết kết hợp đánh vần. 2, Phân tích cấu tạo chữ: a, Phân tích chữ cái. Giáo viên gợi ý, đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học sinh nhận biết và phân tích hình dáng, cấu tạo của chữ cần dạy có thể gợi ý cho học sinh: chữ gồm mấy nét? Là những nét gì? các nét chữ đó như thế nào? sự liên kết, phối hợp của các nét ra sao? điểm đặt bút, điểm dừng bút của chữ ở vị trí. - Giáo viên củng cố lại 1 số chữ cái viết khó hoặc chữ mà học sinh hay viết sai (các con chữ có nét khuyết, nét cong, nét vòng) có trong từ, dòng chữ ứng dụng. - Xác định cách nối giữa các chữ cái đặc biệt trong trường hợp nét nối không thuận lợi phải lia bút và tạo nét phụ như nối 7 3, Giáo viên viết mẫu: Giáo viên giảng giải và minh hoạ cách viết: Nêu cụ thể cách đưa ngòi bút như thế nào, thứ tự viết nét ra sao, dấu phụ và dâu thanh ghi như thế nào? - Giáo viên viết mẫu vào ô li kẻ sẵn trên bảng lớp (kẻ to để học sinh dễ quan sát). Giúp học sinh năm bắt được quy trình viết từng nét chữ, từng chữ. Giáo viên viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ. Khi viết giáo viên lưu ý đứng và viết tạo điều kiện để tất cả học sinh đều nhìn thấy tay giáo viên viết từng nét chữ. Đối với những nét chữ, chữ cái khó giáo viên cần giảng giải về cách viết, phân tích và viết mẫu trên bảng phụ. 4, Học sinh luyện tập viết trên bảng: + Học sinh viết trên bảng con (cả lớp) và viết trên bảng lớp (1 số em) theo từng chữ mà giáo viên yêu cầu. Giáo viên chọn những chữ cái mới học, những chữ khó viết mà học sinh viết sai hoặc những chỗ khó viết, những nét nối. + Nhận xét chữ viết luyện tập của học sinh. - Học sinh quan sát lại chữ viết mẫu, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh nhận xét chữ viết của mình, của bạn và tham gia sửa những chỗ viết sai. - Giáo viên khẳng định lại những kiến thức học sinh cần nắm vững chữa nét chữ hoặc chữ cái sai. Đối với chữ cái sai giáo viên không viết đè lên mà viết chữ đúng ở bên cạnh. 5, Học sinh viết vào vở: - Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung cần viết trong bài tập viết (điểm đặt bút, khung chữ) đường kẻ dòng, số dòng viết của từng nội dung. - Học sinh thực hành và viết vào vở. - Giáo viên quan sát hướng dẫn từng học sinh viết chữ, sửa chữa chữ sai, tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - Chấm điểm tại chỗ, kết hợp nhận xét cá nhân học sinh. 6, Củng cố bài viết: Tuỳ theo thời gian còn lại của giờ dạy, giáo viên củng cố kiến thức trọng tâm bằng những cách thức sau: 8 - Sử dụng bài viết của học sinh trong vở để cùng học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm những ưu khuyết điểm về kỹ năng viết chữ. - Yêu cầu học sinh viết bảng lớp các chữ có liên quan đến trọng tâm của bài tập viết, sau đó giáo viên và học sinh cả lớp cùng sửa chữa. - Thi viết chữ đúng mẫu, rõ, đẹp. 9 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP VIẾT LỚP 1 ,Ở TRƯỞNG TIỂU HỌC GIA CẨM – VỊÊT TRÌ - PHÚ THỌ I. Chương trình – vở tập viết: + Chương trình: Lớp 1 hoặc 35 tuần. Kỳ I: 18 tuần, 18 tiết. Môn tập viết được bố trí 1 tiết/1 tuần. Trong đó: 2 tiết: Tập tô 14 tiết :Chữ viết thường 2 tiết: Kiểm tra (chung với học vần) 2 tiết: Kiểm tra thuộc tuần 10 và 18 Kỳ II: 17 tuần: 30 tiết Từ tuần 19 – 22: 1 tiết/tuần = 4 tiết. Chữ thường. Từ tuần 23 – 35: 2 tiết/tuần = 26 tiết. Trong đó: Tô chữ hoa: 22 tiết. Tô chữ số: 2 tiết. Kiểm tra: 2 tiết. + Vở tập viết: Được bố trí xen kẽ với nội dung yêu cầu của các bài học vần. + Những hạn chế trong vở tập viết lớp 1. - Mẫu chữ viết chưa thống nhất. Ví dụ: Bài 7: ê, v Đều là chữ bê nhưng cách nối từ b sang ê lại khác nhau. - ở sách Tiếng Vịêt hướng dẫn viết: bê. - ở vở tập viết hướng dẫn viết: bê. Hoặc chữ ve: Sách TV viết: ve Vở tập viết: ve. Do vậy cách viết đều là một chữ nhưng chưa được thống nhất. II. Một số biện pháp khảo sát thực trạng dạy tập viết lớp 1 ở trưởng tiểu học 1, Dự giờ tập viết lớp 1. 10 [...]... giữa các chữ trong từ ứng dụng còn chưa đẹp - Những chữ có nhiều nét cong, nét khuyết học sinh viết chưa đẹp, chưa chuẩn theo chữ mẫu trong vở VD: Chữ 3, Quan sát học sinh lớp 1 viết để nắm được nguyên nhân học sinh viết chữ xấu: - Qua quan sát học sinh lớp 1 viết trong các giờ tập viết tôi nhận thấy rằng các em viết chữ xấu là do những nguyên nhân sau: - Tư thế ngối viết học sinh không thoải mái 12 -... trọng trong việc học sinh lớp 1 viết chữ chưa đẹp đó là do số bài viết luyện nét cơ bản còn quá ít Vì các em chưa viết quen các nét cơ bản mà lại viết chữ cái ngay Nên việc luyện viết của các em không được thuận lợi CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 I Chuẩn bị của giáo viên 1, Giáo viên phải nhận thức được vai trò, vị trí của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 15 Hiện nay... phải) để thuận lợi cho việc vận động của tay khi viết chữ - 10 0% học sinh phải có đủ vở tập viết, vở luyện viết ở nhà 2 Luyện cho học sinh viết đúng mẫu trong các môn học khác Cần tận dụng việc viết các bài học, bài làm ở các môn học khác để học sinh tập viết ở tất cả các môn học khác khi viết giáo viên cần nghiêm khắc về chất lượng chữ viết của học sinh Qua đó việc rèn luyện viết cho các em được củng... dẫn viết mẫu trên bảng thưa dần dẫn đến việc hướng dẫn học sinh viết mẫu chưa kĩ ,chưa sâu b, Học sinh: - Học sinh lớp 1 chuyển từ mẫu giáo lên chơi là chính Vì vậy khi ngồi học các em còn hiếu động, chưa tập trung nghe cô giáo hướng dẫn quy trình viết chữ Do đó có tình trạng học sinh viết sai quy trình viết chữ - Học sinh đang tuổi Học mà chơi, chơi mà học nên khi viết các em thường viết láu, viết. .. trú trọng đến vịêc rèn chữ cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 1 - Một số giáo viên lớp 1 còn viết mẫu chưa đẹp là do tuổi đã cao do mắt đã kém vì vậy khi viết mẫu chưa thật chuẩn - Thời gian luyện viết cho học sinh còn ít, vì giáo viên còn quá tập trung vào vịêc kẻ bảng, viết mẫu và phân tích cấu tạo chữ - Học sinh lớp 1 mới chuyển từ mẫu giáo lên còn đang độ tuổi “Chơi mà học, học mà chơi” nên các... trước là giáo viên mẫu giáo cũ học trung học hoàn chỉnh rồi chuyển lên dạy lớp 1 (không dạy được những lớp khác) cho nên dẫn đễn chữ viết xấu, chưa chuẩn theo mẫu - Nhiều giáo viên khi dạy tập viết phân tích chữ mẫu chưa kỹ, dùng từ phân tích cấu tạo chữ còn khó hiểu, trừu tượng đối với học sinh lớp 1 - Khi hướng dẫn học sinh viết còn sơ sài - Thời gian luyện viết cho học sinh còn ít - Phụ thuộc nhiều... bênh, lợp nhà 1 Mục đích yêu cầu: - Viết đúng cấu tạo chữ, cách viết liên kết chữ cái thành chữ và dòng chữ ứng dụng - Rèn kỹ năng viết đúng mẫu, kích cỡ chữ và viết đẹp - Rèn tính cẩn thận, ngăn nắp và ý thức giữ vở sạch rèn chữ đẹp của học sinh 2 Chuẩn bị: - Học sinh: Vở tập viết, bảng con, phấn, khăn lau bảng - Giáo viên: Viết sẵn trên bảng lớp các dòng chữ: ngăn nắp, bập bênh, lợp nhà, sinh đẹp, giúp... sinh viết bài vào vở; - Yêu cầu học sinh viết 6 dòng các từ ứng dụng như vở tập viết - Học sinh viết bài vào vở; giáo viên quan sát, sửa cho học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, quan tâm hướng dẫn cách viết cho học sinh yếu - Chấm điểm tại chỗ ;nhận xét cá nhân d Củng cố: Sử dụng bài viết vở học sinh để nhận xét, rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm về kỹ năng viết chữ đúng mẫu, rõ ràng đẹp trên bảng lớp: ... viên: 13 - Giáo viên chưa trú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh Một số giáo viên còn quan niệm môn tập viết là môn dễ Đã có chữ mẫu trong vở nên giáo viên chỉ cần hướng dẫn qua rồi để cho học sinh tự viết - Nhiều giáo viên quen viết chữ cải cách nên khi chuyển sang hướng dẫn học sinh viết chữ hoa truyền thống thì còn lúng túng nên chữ viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu - Nhiều giáo viên dạy lớp 1 là giáo... tra vở tập viết của học sinh ngay từ lúc đầu và nhận thấy như sau: * Ưu điểm: Học sinh lớp 1 có đầy đủ vở tập viết và vở bài tập Tiếng Vịêt, cả tập 1 và tập 2 11 Ví dụ: Lớp 1A – sĩ số: 35 em thì 35/35 em có đủ vở tập viết và vở bài tập Tiếng Việt Lớp 1B – sĩ số: 38 em thì 38/38 em có đủ vở - Các em đã luyện viết đầy đủ ngay từ bài đầu tiên luyện các nét cơ bản - Học sinh lớp 1 bước đầu viết đúng theo . luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 I. Đặc điểm tâm lý nhận thức lứa tuổi học sinh lớp 1 và vấn đề luyện chữ viết II. Đặc điểm của chữ viết Tiếng Việt III. Quy trình dạy giờ tập viết lớp 1 Chương. chữ mẫu trong vở. VD: Chữ 3, Quan sát học sinh lớp 1 viết để nắm được nguyên nhân học sinh viết chữ xấu: - Qua quan sát học sinh lớp 1 viết trong các giờ tập viết tôi nhận thấy rằng các em viết. LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 I. Chuẩn bị của giáo viên. 1, Giáo viên phải nhận thức được vai trò, vị trí của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. 15 Hiện nay chương trình lớp 1 thay

Ngày đăng: 25/12/2014, 23:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w