PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌTRƯỜNG TIỂU HỌC GIA CẨM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ĐỂ DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 3" Người thực hiện : Đào Kim Yên Chức vụ : Giáo viênChu
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA CẨM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA CẨM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ĐỂ
DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 3"
Người thực hiện : Đào Kim Yên
Chức vụ : Giáo viênChuyên môn : Đại học tiểu học
Trang 3
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC “VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ĐỂ TỔ CHỨC DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 3 3
1 Cơ sở lý luận 3
a Cơ sở ngôn ngữ 3
b Quan điểm tích hợp trong môn Tiếng Việt ở lớp 3 4
c Mục đích vai trò của nội dung kể chuyện 5
d Cách tổ chức dạy kể chuyện 6
e Qui trình tiến hành một giờ kể chuyện 8
2 Cơ sở thực tiễn 9
a Chương trình sách giáo khoa - sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 9
b Về nội dung chương trình lớp 3 9
c Về nội dung và yêu cầu kỹ năng 11
II THỰC TIỄN VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ĐỂ TỔ CHỨC DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 3 11
1 Thuận lợi 11
2 Khó khăn 12
III CÁC BIỆN PHÁP MỚI 14
IV HIỆU QUẢ VÀ CÁCH THỰC HIỆN (CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỤ THỂ TRONG GIỜ DẠY KỂ CHUYỆN) .15
1 Kết luận chung 20
2 Một số đề xuất 21
Trang 4PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt
ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua các việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người mới Xã hội chủ nghĩa
Với mục tiêu của giáo dục tiểu học là giáo dục con người phát triển toàn diện Mục tiêu của giáo dục được cụ thể hóa thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình Tiểu học Bậc Tiểu học là bậc học nền móng cho quá trình học tập lâu dài của học sinh và rèn cho các em bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) Trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn kể chuyện nói riêng là một vấn đề rất quan trọng Phân môn kể chuyện là sự tích hợp của 3 kỹ năng chính trong bốn kỹ năng là: Nghe, đọc và nói Việc rèn luyện cho các em các kỹ năng được tích hợp trong phân môn kể chuyện được các giáo viên hết sức quan tâm để rèn luyện và có hiệu quả khá tốt Nhưng trong quá trình dạy học việc vận dụng quan điểm tích hợp đó một cách thành thạo, nhuần nhuyễn thì chưa phải giáo viên nào cũng làm được
Chính vì lẽ đó việc tìm hiểu về nội dung cách "vận dụng quan điểm tích
hợp vào việc dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3" là rất cần thiết.
Chương trình và sách giáo khoa mới so với chương trình và sách giáo khoa cũ đã có nhiều cải tiến phù hợp với xu hướng phát triển của
Trang 5xã hội Phân môn kể chuyện đã vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 ngay từ đầu năm học Đây là một trong những điểm mới và cũng là một đóng góp không nhỏ của chương trình sách giáo khoa mới sau năm 2000 Việc phát triển kỹ năng nói và nghe cho học sinh được xuyên suốt quá trình dạy môn kể chuyện qua các kỹ năng độc thoại, kĩ năng đối thoại và đặc biệt là kỹ năng nghe Từ đó mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy
lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực, đời sống, thông qua nội dung các câu chuyện Bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp trau dồi hứng thú đọc kể chuyện đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập
Tuy nhiên vận dụng vào tổ chức dạy kể chuyện lớp 3 là vấn đề không đơn giản Không phải giáo viên nào khi giảng dạy cũng thành thục nên nhiều người gặp không ít những lúng túng Sách giáo viên cũng chưa đi sâu hướng dẫn cụ thể mà chỉ là những dàn ý sơ bộ bằng một vài câu hỏi gợi ý còn những câu hỏi còn chưa phù hợp với nhận thức của học sinh (Đặc biệt là học sinh ở vùng ven) Chính vì những lý
do trên tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm tích hợp để tổ chức
dạy kể chuyện lớp 3” làm đề tài nghiên cứu Tôi hy vọng đây là những
kinh nghiệm nhỏ góp cùng với đồng nghiệp để dạy tốt hơn nữa phân môn kể chuyện ở lớp 3 với học sinh ở vùng thành phố như trường tôi
Trang 6PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC “VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP ĐỂ TỔ CHỨC DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 3
1 Cơ sở lý luận
a Cơ sở ngôn ngữ
Ngôn ngữ Tiếng Việt tạo nên nền tảng của môn học Tiếng Việt và
lô gích khoa học của ngôn ngữ quyết định lô gích môn học Tiếng Việt Bản chất của ngôn ngữ trong Tiếng Việt có vai trò quan trọng định ra các nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt Tính hệ thống của ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập, cũng là cơ sở cung cấp từ theo chủ đề dạy học ở Tiểu học Các bộ phận của ngôn ngữ học
có vai trò quan trọng qua lại với chữ viết là cơ sở của việc soạn thảo phương pháp dạy đọc, viết, cơ sở của việc hình thành các kỹ năng đọc
sơ bộ Từ pháp học và cú pháp học là cơ sở để tạo ra các biểu tượng về cấu trúc ngôn ngữ Kiến thức ngữ pháp quan trọng cả trong việc dạy phát triển lời nói và nó đảm bảo mối quan hệ giữa các từ, cụm từ để đọc
và viết câu đúng Ngôn ngữ nói chung, Việt ngữ học nói riêng quy định của nội dung dạy học, trình tự sắp xếp nội dung môn học và cả phương pháp làm việc của thầy và trò trong giờ Tiếng Việt Bên cạnh ngôn ngữ học còn có thể kể đến cơ sở văn học Phương pháp đọc dựa trên lý thuyết văn học, học sinh cần chiếm lĩnh văn bản văn chương Vì vậy mặc dù không học những kiến thức lý luận văn học, việc đọc những bài văn, bài thơ, những câu chuyện ở Tiểu học vẫn được xây dựng trên cơ
sở của những quy luật chung nhất là tác phẩm văn học và sự tác động của nó đến người học
Trang 7b Quan điểm tích hợp trong môn Tiếng Việt ở lớp 3
Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học quan điểm xây dựng chương trình và sách giáo khoa được xây dựng trên quan điểm tích hợp với hai chiều hướng là: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc
* Tích hợp theo chiều ngang: Tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng qui Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 thực hiện mục tiêu tích hợp nói trên thông qua hệ thống các chủ điểm học tập bằng việc tổ chức hệ thống bài học, bài học theo chủ điểm Sách giáo khoa dẫn dắt học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và
xã hội Đồng thời cũng mở cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh để soi vào thế giới tâm hồn của mình Theo quan điểm tích hợp các phân môn trong Tiếng Việt (Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ
và câu, tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau nay đã được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng được gắn bó chặt chẽ với nhau hơn nữa
* Tích cực theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới với những kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm Cụ thể là kiến thức kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao gồm kiến thức và kỹ năng ở lớp dưới, bậc học dưới cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ năng lớp dưới Điều này được thể hiện rất rõ ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3
- Về kiến thức ở lớp 3 toàn bộ các bài học đều được xây dựng theo chủ điểm: Nhà trường, gia đình, xã hội và thiên nhiên Ở lớp 1 thời gian dành cho mỗi đơn vị học là một tuần, các chủ điểm lần lượt đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc mỗi lần trở lại là một lần khai
Trang 8thác sâu hơn Đến lớp 3 mỗi chủ điểm nói trên được chia thành nhiều chủ điểm nhỏ tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết sâu hơn nữa.
- Về kỹ năng: Từ chỗ biết đọc trơn và đọc nhẩm ở lớp 1, lớp 2 thì bây giờ học sinh lớp 3 được rèn để có kỹ năng đọc thầm và bước đầu biết đọc lướt để nắm ý trả lời câu hỏi, từ chỗ biết nói một số câu đơn giản với âm, vần đã học, học sinh có thể đặt câu theo mẫu đã cho và nói
về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp bằng một số câu đơn giản
c Mục đích vai trò của nội dung kể chuyện
Giờ kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ
em góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc lành mạnh cho tâm hồn học sinh Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ
em Phân môn kể chuyện trong chương trình Tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu thích kể chuyện của trẻ, kể chuyện có sức mạnh riêng trong chương trình Tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu thích kể chuyên của trẻ, kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ Sức mạnh này bắt nguồn từ công cụ mà môn kể chuyện sử dụng đó là tác phẩm văn học nghệ thuật giáo viên dùng kể trước lớp Các tác phẩm văn học có tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm xúc của các em, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh
* Giờ kể chuyện góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học Suốt những năm ở bậc Tiểu học, học sinh được nghe và tham gia
kể hàng trăm câu chuyện với đủ thể loại, gồm những tác phẩm văn học
có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ chuyện cổ tích đến chuyện hiện đại Do đó vốn của học sinh được tích lũy dần Đây là những hành trang quí sẽ theo em nhiều trong suốt cuộc đời của mình Các chuyện kể còn chấp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay bổng Cùng với lý tưởng,
Trang 9óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, bệ phóng cho sự sáng tạo.
Giờ kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng nói kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình tượng cho trẻ Sống với các nhân vật trong chuyện, tư duy hình tượng cho trẻ được khêu gợi và có điều kiện phát triển cùng cảm xúc thẩm mỹ Qua từng câu chuyện, các em biết giá trị của từng chi tiết, thấm thía với hình ảnh nghệ thuật, từng nhân vật Do đó kể chuyện là mảnh đất màu
mỡ để trên đó tư duy hình tượng của em phát triển Mặt khác giờ kể chuyện phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh Điều đáng chú ý, đây là cách nổi trước đám đông một cách nghệ thuật Còn phải rèn luyện để nắm được các thủ thuật hấp dẫn người nghe để có thể điều khiển được giọng kể hợp với giọng kể, hợp với diễn biến từng loại chuyện khác nhau Có thể nói ngôn ngữ “nói” được rèn luyện trong giờ kể chuyện hướng tới phong cách nghệ thuật
d Cách tổ chức dạy kể chuyện
* Cách tổ chức tiết dạy kể chuyện theo hướng vận dụng quan điểm tích hợp ở lớp 3 Để tổ chức tốt một tiết kể chuyện ở lớp 3 giáo viên có thể tiến hành theo hai cách:
- Cách thứ nhất tiến hành hiện nay theo hướng dẫn chương trình của Bộ giáo dục đã quy định sẵn các truyện cần kể từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học Giáo viên là người chủ động kể lại câu chuyện có trong sách, hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn và cả câu chuyện
- Cách thứ hai là tạo một khoảng trời xanh, rộng rãi hơn cho giáo viên và chủ yếu là học sinh
Trong tiết kể chuyện do giáo viên và học sinh lựa chọn còn các truyện trong sách chỉ là một gợi ý Từ những cách tổ chức giờ dạy kể
Trang 10chuyện như trên không nhất thiết người kể đầu tiên là giáo viên Có thể trong tiết học giáo viên chỉ nêu đề tài, mỗi học sinh có câu chuyện riêng của mình xung quanh đề tài đã cho và kể lại Lúc đó nghệ thuật kể sao cho hấp dẫn sẽ gây sự hứng thú đối người nghe Hai cách tổ chức tiết dạy kể tạo cho giáo viên và học sinh có vị trí chủ động khác nhau nhấn mạnh vào các yêu cầu rèn kĩ năng khác nhau, mỗi cách tổ chức kể chuyện tạo ra vai trò chủ động làm sao phải chú trọng đến học sinh để học sinh được nghe và kể lại cho mọi người cùng nghe.
* Các hoạt động chính trong tiết kể chuyện là nghe và kể của giáo viên và học sinh Do đó kỹ năng kể chuyện và phương pháp điều khiển tiết kể chuyện là của giáo viên, phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe và
kể chuyện và kỹ năng điều khiển tiết kể chuyện của giáo viên Tài kể chuyện của giáo viên có vai trò quan trọng trong tiết kẻ chuyện Đó là yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, là phương tiện đầu tiên để chuyển nội dung câu chuyện cần kể tới học sinh là các mẫu mực về kể chuyện cho học sinh noi theo, tài kể chuyện còn phụ thuộc vào năng khiếu nhưng chủ yếu
do công phu luyện tập mà có Chính vì vậy người giáo viên cần:
- Nắm vững nội dung câu chuyện cần kể
- Lựa chọn giọng điệu kể và ngôn ngữ
- Lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng làm kích thích hứng thú người nghe
- Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phụ trợ cho lời kể, cử chỉ và điệu bộ cho lời kể
- Với cấp Tiểu học, tranh ảnh minh họa có tác dụng kích thích trí
tò mò và gây hứng thú cho các em Sử dụng những tranh ảnh phù hợp đúng chỗ là một nghệ thuật có sáng tạo
* Rèn kỹ năng nghe và kỹ năng kể chuyện cho học sinh
Trang 11+ Rèn kỹ năng nghe: Nghe là để tiếp nhận và sử lý thông tin để có thể hiểu nội dung các thông tin đó Nghe kể chuyện là một trong nhiều hình thức nghe Đối tượng của hình thức nghe này là một văn bản nói mang tính nghệ thuật Do đó người nghe không những cần nhớ, cần hiểu
mà còn cần cảm thụ đối với câu chuyện Chính vì vậy, nghe kể chuyện vừa phải vận dụng cả tư duy lẫn cảm xúc, vừa huy động cả trí nhớ lẫn tình cảm Đây là điều đặc thù của kỹ năng nghe kể chuyện
Kỹ năng nghe của học sinh được tất cả các môn học rèn luyện Vì vậy phân môn kể chuyện hướng vào rèn luyện thao tác đặc thù, yêu cầu đặc thù của kỹ năng nghe kể chuyện Rèn kỹ năng nghe và nắm các chi tiết của chuyện, rèn kỹ năng nghe để thấu hiểu được tình cảm, cảm xúc của người kể qua nội dung câu chuyện, qua giọng điệu, ngôn ngữ của người kể
+ Rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh Kể chuyện là một cách nói
có nghệ thuật về một văn bản mang tính thẩm mỹ, kỹ năng kể chuyện chỉ có thể rèn luyện đạt kết quả trên cơ sở học sinh có kỹ năng nói tốt Muốn rèn luyện kỹ năng kể chuyện, trước tiên phải rèn luyện kỹ năng nói tốt, rõ ràng, khúc chiết, lưu loát Một yêu cầu quan trọng của kỹ năng kể chuyện là phải hấp dẫn, phải có sự truyền cảm Người kể chuyện phải có người nghe, phải tạo cho người nghe cảm xúc theo nội dung câu chuyện phù hợp với diễn biến, nội tâm nhân dân để tạo sự hấp dẫn, truyền cảm người nghe Bên cạnh đó người kể chuyện phải kể đúng, trung bình với câu chuyện, không bỏ sót những tình tiết, chi tiết quan trọng
e Qui trình tiến hành một giờ kể chuyện
- GV kể lần một toàn bộ nội dung câu chuyện theo hướng dẫn hoặc tranh minh họa
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
Trang 12- GV kể lại lần hai theo tóm tắt câu hỏi gợi ý tranh minh họa
- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện
- Học sinh tập kể toàn bộ câu chuyện
2 Cơ sở thực tiễn
a Chương trình sách giáo khoa - sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3
Chương trình tiếng Việt ở tiểu học yêu cầu dạy cả bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) Tiếng Việt gắn liền với đời sống, với thực tiễn, sự tích hợp trong môn Tiếng Việt là vòng tròn đồng tâm kiến thức phân mảng theo chủ đề, chủ điểm từ lớp một đến lớp năm Sự tích hợp trong việc rèn luyện các kỹ năng Tiếng Việt thể hiện trọng tâm môn kể chuyện lớp hai là (nghe, nói, đọc, viết) trong bốn kỹ năng tối thiểu Đồng thời qua môn kể chuyện nhằm phát triển tốt lối nói và khả năng tư duy trước khi giao tiếp cho trẻ Sự đổi mới chương trình về sách giáo khoa sau năm 2000 kéo theo sự đổi mới về phương pháp dạy học hết sức cần thiết Để dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn kể chuyện nói riêng có hiệu quả như quan điểm tích hợp Lời giáo viên cần vận dụng triệt để các tính chất và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
b Về nội dung chương trình lớp 3
Với 35 tuần bằng 31 câu chuyện và 4 bài ôn tập Mỗi câu chuyện chính là một bài tập của đầu tuần theo chủ điểm Số tiết kể chuyện được
bố trí theo bảng sau:
1 Măng non - Cậu bé thông minh
- Ai có lỗi
0,50,5
- Người mẹ
0,50,5
Trang 13- Bài tập làm văn 0,5
4 Cộng đồng - Trận bóng dưới lòng đường
- Các em nhỏ và cụ già
0,50,5
5 Quê hương - Giọng quê hương
- Đất quí, đất yêu
0,50,5
7 Anh em một nhà - Người lên lạc nhỏ
- Hũ bạc của người cha
0,50,5
9 Bảo vệ Tổ quốc - Hai Bà Trưng
- Ở lại với chiến khu
0,50,5
10 Sáng tạo - Ổng tổ nghề thêu
- Nhà bác học và bà cụ
0,50,5
11 Nghệ thuật - Nhà ảo thuật
- Đối đáp với vua
0,50,5
- Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
0,50,5
- Những quả đào
0,50,5
14 Bác Hồ - Cuộc chạy đua trong rừng
- Buổi học thể dục
0,50,5
Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê ta thấy với 15 chủ đề với 33 câu chuyện mỗi tuần 1 chuyện với nhiều thể loại phong phú cho cả chương trình kể chuyện Thời gian kể chuyện tương ứng là 15 - 20 phút mỗi tiết Thời gian như vậy đủ cho học sinh phát huy hết khả năng nghe
kể lại câu chuyện đã được học kỹ trong hơn một tiết tập đọc trước đó