Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
1,04 MB
Nội dung
TUẦN 1: Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 1 XEM TRANH THIẾU NHI (Đề tài môi trường) I/ MỤC TIÊU : HS tiếp xúc, làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi, của họa sĩ. Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường. Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. Đối với HS khá, giỏi: Chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích. Đối với HS chưa đạt chuẩn: Tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh. II/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh thiếu nhi bảo vệ môi trường và đề tài khác. Tranh của họa sỹ vẽ cùng đề tài. HS: Vở tập vẽ, bút chì màu, sưu tầm tranh, ảnh về môi trường. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Xem tranh. * GV giới thiệu tranh về đề tài môi trường để HS quan sát. - GV giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống. - GV giới thiệu 1 số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác nhau và gợi ý để HS nhận ra : + Đề tài về bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng. - GV nhấn mạnh : Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem. - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ hoạt động gì ? + Những hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh. + Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? Ở đâu ? + Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ? - GV nhất mạnh : Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp. Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. - Nhận xét. Khen gợi, động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh. 3. Củng cố- Dặn dò. - Nhắc lại nội dung 2 tranh vừa xem - Nhận xét chung tiết học. - Tập vẽ các bức tranh về đề tài môi trường bằng sự sáng tạo của em. - Chuẩn bị: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm – Mang theo màu, bút chì, vở tập vẽ …. TUẦN 2: Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 3 VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM I/ MỤC TIÊU : Tìm hiểu cách trang trí đường diềm. Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm. Hoàn thành các bài tập ở lớp. Đối với HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. II/ CHUẨN BỊ: GV: Đồ vật có trang trí đường diềm. Hình gợi ý cách vẽ. HS: Vở tập vẽ, bút chì màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét. * GV giới thiệu đồ vật có trang trí đường diềm. - GV giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng. - GV chó Hs xem mẫu đường diềm đã chuẩn bị và hỏi : + Em có nhận xét gì về đường diềm này ? + Có những họa tiết nào ở đường diềm ? + Các họa tiết được sắp xếp như thế nào ? + Những màu nào được vẽ trên đường diềm ? Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở vở tập vẽ. - GV lưu ý HS : + Cách phác trục để vẽ họa tiết đối xứng. + Khi vẽ cần phác nét nhẹ trước để có thể tẩy sửa. - Tiếp tục hướng dẫn HS cách vẽ màu vào đường diềm. - HS chọn màu trong sáng, hài hòa. 3. Củng cố- Dặn dò. - Xem lại cách trang trí. - Chuẩn bị: Vẽ họa tiết đường diềm trong tiết thực hành . TUẦN 3: Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 5 Vẽ theo mẫu : VẼ QUẢ I/ MỤC TIÊU : Nhận biết màu sắc, hình dáng, tỉ lệ một vài loại quả. Biết cách vẽ quả theo mẫu. Vẽ được hình quả và vẽ màu theo ý thích. Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình quả cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/ CHUẨN BỊ: GV: Một vài loại quả thật. Hình gợi ý cách vẽ. HS: Vở tập vẽ, bút chì màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Vẽ quả Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát, nhật xét. - GV giới thiệu một vài loại quả và đặt câu hỏi : + Tên các loại quả . + Đặc điểm, hình dáng. + Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận. + màu sắc của các loại quả. - GV tóm tắt những đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại quả và nêu yêu cầu, mục đích của bài vẽ quả, sau đó hướng dẫn HS cách vẽ. Hoạt động 2: Cách vẽ quả. - GV đặt vật mẫu ở vị trí thích hợp, sau đó hướng dẫn cách vẽ theo thứ tự : + So sánh, ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho vừa mới với phần giấy. + Vẽ phác hình quả. + Sửa hình cho giống quả mẫu. + Vẽ màu theo ý thích. 3. Củng cố- Dặn dò. - Chấm điểm bài vẽ của học sinh - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị: Vẽ theo mẫu. Vẽ quả: Tìm các loại quả quen thuộc để làm vật mẫu thực hành cho tiết sau. TUẦN 4: Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 7 Vẽ tranh đề tài : TRƯỜNG EM I/ MỤC TIÊU : Hiểu nội dung đề tài trường em. Biết cách vẽ tranh về đề tài trường em. Vẽ được tranh về đề tài trường em. Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình quả cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh đề tài: Trường em. HS: Vở tập vẽ, bút chì màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra vở vẽ và đồ dùng của HS. 3. Bài mới: Vẽ tranh đề tài : TRƯỜNG EM * Giới thiệu bài : GV dùng tranh đề tài : Trường em, giúp các em nhận biết rõ hơn về đề tài trường học. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV tiếp tục sử dụng tranh đề tài : Trường em và đặt câu hỏi gợi ý : + Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì ? (giờ học trên lớp, các hoạt động ở sân trường trong giờ ra chơi,…). + Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh ?( cây, người, vườn hoa,…). + Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu như thế nào để rõ được nội dung ? Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. - GV gợi ý để HS chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình. + Đi học ; Vui chơi ở sân trường. + Giờ học tập trên lớp; Học nhóm. + Cảnh sân trường trong ngày lễ hội,…. - Chọn hình ảnh chính, phụ để làm rõ nội dung cho bức tranh. - Cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối. - Vẽ màu theo ý thích. 3. Củng cố- Dặn dò. - Chấm điểm bài vẽ của học sinh - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị: Vẽ tranh : Đề tài trường em: Xem khung cảnh trường học chuẩn bị thực hành. TUẦN 5: Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 9 Tập nặn tạo dáng: NẶN QUẢ I/ MỤC TIÊU : HS nhận biết hình khối của một số quả. Biết cách nặn quả. Nặn được một vài quả gần giống với mẫu. Đối với HS khá, giỏi: hình nặn cân đối, gần giống mẫu. II/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh một số loại quả. Một vài quả thật : cam, chuối, xoài … HS: Đất nặn. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: Tập nặn tạo dáng: Nặn quả GV dùng tranh, mẫu giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu vài loại quả và đặt câu hỏi gợi ý : + Tên của quả. + Đặc điểm, hình dáng, màu sắc và sự khác nhau của một vài loại quả. - Gợi ý cho HS chọn quả để nặn. Hoạt động 2: Cách nặn quả. - GV hướng dẫn HS : + Nhào, bóp đất nặn cho dẻo, mềm. + Nặn thành khối có dáng của quả trước. + Nắn, gọt dần cho giống với quả mẫu. + Sửa hoàn chỉnh và gắn, dính các chi tiết (cuống, lá). Hoạt động 3: Thực hành. - GV đặt một số quả ở vị trí như vẽ theo mẫu, gợi ý HS chọn quả để nặn. - HS dùng bảng con đặt trên bàn để nhào nặn đất, không làm rơi đất, không bôi bẩn lên bàn hoặc quần áo. - GV đến từng bàn để gợi ý hướng dẫn bổ sung. - Nhắc HS nặn như đã hướng dẫn. - Yêu cầu HS vừa quan sát mẫu vừa nặn. * Lưu ý: Nếu đa số học sinh không có đất nặn thì giáo viên cho học sinh thực hành vẽ trong vở tập vẽ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV gợi ý HS nhận xét, đánh giá xếp lọai một số bài nặn đẹp. - Khen gợi, động viên HS có bài nặn đẹp. 3. Củng cố- Dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị: Tập nặn tạo dáng. Nặn quả (t.t): Tập nặn tạo dáng tự do, nặn hoặc xé dán hình quả. TUẦN 6: Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 11 Vẽ trang trí: VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG I/ MỤC TIÊU : Hiểu thêm về trang trí hình vuông. Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình vuông. Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu. Đối với HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. II/ CHUẨN BỊ: GV: Một số đồ vật có trang trí dạng hình vuông. Hình minh họa trang trí hình vuông. HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông GV dùng tranh, mẫu giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông : + Sự khác nhau về cách trang trí ở các hình vuông : về họa tiết, cách sắp xếp các họa tiết và màu sắc. + Họa tiết thường dùng để trang trí hình vuông : hoa, lá, chim, thú. + Họa tiết chính, phụ. Họa tiết phụ ở các góc giống nhau. Đậm nhạt và màu họa tiết. Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình vuông. - GV giới thiệu cách vẽ họa tiết : + Quan sát hình a để nhận ra các họa tiết và tìm cách vẽ tiếp. + Vẽ họa tiết ở giữa hình vuông trước : Dựa vào các đường trục để vẽ cho đều (H.b) + Vẽ họa tiết vào các góc và xung quanh sau để hoàn thành bài vẽ. - Gợi ý HS vẽ màu : + Trước khi vẽ màu nên chọn lựa màu cho họa tiết chính, họa tiết phụ và màu nền. + Nên vẽ màu vào họa tiết chính hoặc nền trước, vẽ màu các họa tiết phụ sau. - Cho HS vẽ mẫu ngoài giấy nháp. * Hoạt động 3 : Thực hành. - HS làm bài. - Nhắc HS nhìn đường trục để vẽ họa tiết, GV có thể gợi ý các em cách tìm và vẽ màu. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS nhận xét về : + Vẽ họa tiết (đều hay chưa đều) + Cách vẽ màu họa tiết, màu nền. + Vẽ màu cả bài (màu có ra ngoài họa tiết không ?) - GV gợi ý để HS tìm bài vẽ đẹp và xếp loại. 3. Củng cố- Dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị: Vẽ trang trí : Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông(t.t): mang vở vẽ, bút chì màu, bút chì,… tiết sau thực hành. TUẦN 7: Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 13 Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI CHAI I/ MỤC TIÊU : Nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của một vài loại chai. Biết cách vẽ cái chai. Vẽ được cái chai theo mẫu. Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/ CHUẨN BỊ: GV: Một số chai có hình dáng khác nhau, chất liậu khác nhau. HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: Vẽ cái chai GV dùng tranh, mẫu giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu mẫu vẽ và gợi ý để HS quan sát, nhận xét về hình dáng, màu sắc cái chai : + Các phần chính của cái chai : miệng, cổ, vai, thân và đáy chai (H.1). + Chai thường được làm bằng thủy tinh, có thể là màu trắng đục, màu xanh đậm hoặc màu nâu. - GV cho HS quan sát một vài cái chai để các em thấy tõ hơn về hình dáng khác nhau của chúng. Hoạt động 2: Cách vẽ cái chai. - GV cho HS chọn mẫu và vẽ. - Bố cục bài vẽ vào phần giấy. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu và hình hướng dẫn để nhận ra cách vẽ cái chai nên theo thứ tự : + Vẽ phác khung hình của chai và đường trục (H.3a) + Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các pầhn chính của chai (cổ, vai, thân H.3b) + Vẽ phác nét mờ hình dáng chai. + Sửa những chi tiết cho cân đối. Hoạt động 3: Thực hành. - GV quan sát và gợi ý cho một số HS : + Điều chỉnh vị trí đặt mẫu sao cho tất cả HS đều nhìn rõ. + Nhắc lại ngắn gọn cách vẽ hình khi số đông HS còn lúng túng. - Giới thiệu những bài vẽ đẹp, chỉ ra những lỗi điển hình mà nhiều HS thường mắc phải để các em rút kinh nghiệm. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV gợi ý HS nhận xét : + Hình dáng cái chai nào giống với mẫu hơn ? + bài nào có bố cục đẹp, bố cục chưa đẹp ? 4. Củng cố- Dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị: Vẽ cái chai (t.t): giấy vẽ, bút chì màu, bút chì,… tiết sau thực hành. TUẦN 8: Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 15 Vẽ tranh: VẼ CHÂN DUNG I/ MỤC TIÊU : Hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người. Biết cách vẽ chân dung. Tập vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè đơn giản. Đối với HS khá, giỏi: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng. Sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp. II/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh chân dung khác nhau. Tranh in trong bộ ĐDDH. HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS. 3. Bài mới: Vẽ chân dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung. - GV giới thiệu một số tranh chân dung của các họa sĩ và thiếu nhi gợi ý HS thấy được : + Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hay toàn thân ? (tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện được những đặc điểm tiêng của người được vẽ). + Tranh chân vẽ những gì ? (hình dáng khuôn mặt, các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tóc, tai, …) + Ngoài khuôn mặt còn vẽ gì nửa ? (cổ, vai, thân). + Màu sắc của toàn bộ bức tranh, của các chi tiết ? + Nét mặt người trong tranh như thế nào ? (người già, trẻ, vui, buồn, hiền hậu, tươi cười, hóm hỉnh, trầm tư, …) - HS lựa chọn và phát biểu về bức tranh mà các em thích. Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung. - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ : + Có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ. + Dự định về khuôn mặt, nửa người hay toàn thân. + Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng. + Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau. + Sau đó vẽ các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tai. - GV giới thiệu ở hình gợi ý cách vẽ màu : + Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước (khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh) + Sau đó vẽ màu các chi tiết : mắt, môi, tóc, tai. - Cho HS vẽ mẫu ngoài giấy nháp. GV nhận xét, sửa chữa. [...]... được không khí của ngày lễ : @ Cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của GV và HS @ màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần áo, hoa) @ Tình cảm yêu quý của HS đối với thầy giáo, cô giáo Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - GV giới thiệu tranh và gợi ý HS nhận ra cách thể hiện nội dung : + Tặng hoa thầy, cô giáo (ở lớp học, sân trường) + HS vây quanh thầy, cô giáo + Cùng cha mẹ tặng hoa thầy, cô giáo + Lễ kỉ niệm ngày 20/11 -... LÊN LỚP : 1 Ổn định 2 KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS 3 Bài mới: Xem tranh tĩnh vật Thiên nhiên tươi đẹp luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các họa sĩ Qua vẻ đẹp của hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các họa sĩ muốn gởi gắm vào tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình Trên thế giới nhiều họa sĩ nổi tiếng đã vẽ tranh tĩnh vật Ở Việt Nam, họa sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm,... lễ hội: chuẩn bị tiết sau vẽ vào giấy A4 TUẦN 21 Thứ ba, ngày 30 tháng 1 năm 2012 Mĩ thuật Tiết 21 : Thường thức mĩ thuật : TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG I Mục tiêu : - Học sinh bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc - Học sinh có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp - Học sinh yêu thích giờ tập nặn II Đồ dùng dạy học : 1 Giáo viên : - Tranh ảnh về tượng, pho tượng thạch cao loại nhỏ 2... nhận xét tiết học của lớp Động viên , khen ngợi HS tích cực học tập 4 Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị giấy A4 * Dặn dò: Ôn tập vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật TUẦN 26 Thứ ba, ngày 6 tháng 3 năm 2012 Mĩ thuật Tiết 26 : NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN HÌNH CON VẬT I Mục tiêu : - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật - HS biết cách vẽ và tạo dáng được con vật theo... về ngày nhà giáo Việt Nam Biết cách vẽ tranh về ngày nhà giáo Việt Nam Tập vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp II/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh về đề tài ngày 20/11 Hình gợi ý cách vẽ HS: Vở tập vẽ Bút chì, tẩy, màu III/ LÊN LỚP : 1 Ổn định 2 KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS 3 Bài mới: Vẽ tranh Đề tài:Ngày nhà giáo việt nam... Chuẩn bị bài “Ôn tập vẽ màu vào dòng chữ nét đều” TUẦN 23 Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2012 Mĩ thuật Tiết 23 : VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC I Mục tiêu : - Học sinh tập quan sát, nhận xét hình dáng, các đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước - HS biết cách vẽ và vẽ được bình đựng nước - HS vẽ được bình đựng nước và trang trí theo ý thích II Chuẩn bị : 1 Giáo viên : - Tranh về bình đựng nước và bình đựng nước... có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào? +Hoạ tiết trang trí ở các góc có dạng hình gì? -Khi HS trả lời, GV có thể vẽ trên bảng sau đó nhấn mạnh: +Cần vẽ tiếp các hoạ tiết cho phù hợp +Hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau +Vẽ màu theo ý thích : Hoạ tiết giống nhau cần vẽ cùng màu Hoạ tiết chính có thể vẽ lớp cánh trứơc một màu, lớp cánh sau là màu khác Nếu hoạ tiết là màu sáng thì nền là... Giới thiệu tranh nét Múa rồng của bạn Quang Trung và gợi ý : + Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hoặc ban đêm + Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm khác nhau : @ Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng @ Cảnh vật ban đêm dưới ánh sáng đèn, ánh lửa thì màu sắc huyền ảo, lung linh - GV gợi ý HS nhận ra các hình vẽ : con rồng, người và các hình ảnh khác như vây, vẩy trên hình con rồng, quần áo trong ngày... cách tạo dáng con vật : đi, đứng, quay, ngẩng đầu - Có thể Vẽ con vật một màu hay nhiều màu - Chú ý tạo dáng cho con vật thêm sinh động * Hoạt động 3 : Thực hành - HS có thể vẽ một hoặc hai con vật theo cách của mình - GV giúp đỡ để các em hoàn thành bài * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - HS bày bài tập theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài - Các nhóm nhận xét, đánh giá bài tập về : + Hình dáng + Đặc... III/ LÊN LỚP : 1 Ổn định 2 KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS 3 Bài mới: Vẽ màu vào hình có sẵn Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu hình ảnh các ngày lễ hội và gợi ý để HS thấy được quang cảnh không khí vui tươi, nhộn nhịp được thể hiện trong tranh - Giới thiệu tranh nét Múa rồng của bạn Quang Trung và gợi ý : + Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hoặc ban đêm + Màu sắc cảnh vật ban . đẹp. 3. Củng cố- Dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị: Tập nặn tạo dáng. Nặn quả (t.t): Tập nặn tạo dáng tự do, nặn hoặc xé dán hình quả. TUẦN 6: Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết. chọn màu trong sáng, hài hòa. 3. Củng cố- Dặn dò. - Xem lại cách trang trí. - Chuẩn bị: Vẽ họa tiết đường diềm trong tiết thực hành . TUẦN 3: Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 5 Vẽ. trường bằng sự sáng tạo của em. - Chuẩn bị: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm – Mang theo màu, bút chì, vở tập vẽ …. TUẦN 2: Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011 MĨ THUẬT Tiết 3 VẼ TIẾP HỌA