III. Các hoạt động dạy – học :
3. Bài mới: VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
* Giới thiệu bài :
Dựa trên bảng chữ mẫu, GV giới thiệu với HS các ý sau : + Chữ nét đều là chữ có các nét rộng bằng nhau.
+ Chữ nét đều có chữ in hoa và chữ thường
+ Có thể dùng các màu sắc khác nhau cho các dòng chữ. * Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
- HS thảo luận nhóm và phát biểu :
+ Mẫu chữ nét đều của nhóm em có màu gì ?
+ Nét của mẫu chữ to hay nhỏ ? Độ rộng của chữ có bằng nhau không ? + Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không ?
- GV củng cố :
+ Các nét của chữ đều bằng nhau, dù nét to hay nhỏ, chữ rộng hay hẹp.
+ Trong một dòng chữ, có thể vẽ một màu hoặc hai màu, có màu nền, hoặc không có màu nền.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ màu vào dòng chữ. - GV nêu yêu cầu bài tập để HS nhận biết : + Tên dòng chữ.
+ Các con chữ, kiểu chữ
- Gợi ý để HS tìm màu và vẽ màu : + Chọn màu theo ý thích.
+ Vẽ màu chữ trước, màu sát nét chữ.
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau. + màu của dòng chữ phải đều.
* Hoạt động 3 : Thực hành. - GV hướng dẫn HS :
+ Vẽ màu theo ý thích : chọn 2 màu (màu chữ và màu nền). + Không vẽ màu ra ngoài nét chữ.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn một số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý : + Cách vẽ màu.
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào
- GV khen gợi và khích lệ những HS có bài vẽ màu đẹp.
*. Dặn dò :
- Quan sát cái bình đựng nước.
- Chuẩn bị bài “Ôn tập vẽ màu vào dòng chữ nét đều”
Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2012 Mĩ thuật
Tiết 23 : VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC I. Mục tiêu :
- Học sinh tập quan sát, nhận xét hình dáng, các đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước..
- HS biết cách vẽ và vẽ được bình đựng nước
- HS vẽ được bình đựng nước và trang trí theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : - Tranh về bình đựng nước và bình đựng nước thật. - Hình gợi ý cách vẽ
2. Học sinh : - Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định2. KTBC 2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh