III. Các hoạt động dạy – học :
3. Bài mới: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
- GV giới thiệu tranh và bình đựng nước thật để HS nhận xét : + Bình đựng nước là đồ dùng cần thiết của mọi gia đình.
+ Bình đựng nước có nhiều kiểu khác nhau về hình dáng và cách trang trí. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhật xét.
- GV giới thiệu một vài mẫu bình đựng nước để HS nhận biết : + Bình đựng nước có nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy.
+ Bình đựng nước có nhiều kiểu dáng khác nhau.
+ Bình đựng nước làm bằng nhiều chất liệu : nhựa, thủy tinh, gốm sứ. + Màu sắc của bình đựng nước cũng rất phong phú.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ cái bình đựng nước. - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ :
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm). + Vẽ khung hình vừa với khổ giấy.
+ Tìm tỷ lệ của miệng, thân, đáy, tay cầm (H.2a)
+ Vẽ nét chính trước (H.2b), nhìn mẫu vẽ nét chi tiết sau (H.2c). + Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ và đậm nhạt cho giống mẫu (H.2d) - Tìm và vẽ màu : màu nền và màu họa tiết của cái bình.
* Hoạt động 3 : Thực hành. - HS làm bài như đã hướng dẫn. - GV giúp HS tìm tỉ lệ các bộ phận.
+ Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỷ lệ bộ phận. + Vẽ rõ đặc điểm của mẫu.
+ Tìm họa tiết. + Vẽ màu.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đẹp về hình và cách trang trí. + Hình vẽ cái bình (có giống mẫu không ?
+ Bài vẽ nào đẹp, vì sao ?
- Nhận xét chung tiết học, khen HS có bài vẽ đẹp, có cách trang trí riêng.
*. Dặn dò :
- HS về nhà quan sát cảnh vật thiên nhiên và các con vật. - Chuẩn bị bài Ôn tập Vẽ cái bình đựng nước
Thứ ba, ngày 21 tháng 2 năm 2012 Mĩ thuật
Tiết 24 : Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO I. Mục tiêu :
- Học sinh làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do. - Học sinh tập vẽ tranh đề tài tự do.
- Học sinh có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên : - Tranh của họa sĩ và thiếu nhi
- Tranh phong cảnh, lễ hội, dân gian. 2. Học sinh : - Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO GV cho HS xem tranh và gợi ý :
+ Trong tranh có những hình ảnh gì ? Có những hoạt động nào ?
+ Các bức tranh dân gian Việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh như thế nào? - GV tóm tắt : Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh :
+ Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài.
+ Vẽ tự do rất phong phú về đề tài nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp.
* Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV gợi ý về đề tài và cách khai thác để HS chọn : + Cảnh đẹp đất nước.
+ Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa. + Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển. + Thiếu nhi vui chơi.
+ Các trò chơi dân gian. + Lễ hội, học tập.
+ Sinh hoạt gia đình.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. - GV nêu câu hỏi gợi ý HS cách vẽ : + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
+ Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động. + Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt. + nên vẽ màu kín tranh.
* Hoạt động 3 : Thực hành. - GV cho HS xem lại tranh. - Khi vẽ, GV đến từng bàn để : + Gợi ý HS cách vẽ.
+ Nhắc HS không nên vẽ giống nhau. - Gợi ý HS tìm màu :
+ Tôn trọng ý thích của HS.
+ Không yêu cầu HS vẽ màu đúng như màu thực của thiên nhiên. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về : + Cách thể hiện nội dung đề tài.
+ Các hình ảnh (sinh động) + Màu sắc.
- HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình.
4. Dặn dò :
- HS về nhà chuẩn bị màu và giấy A4
Thứ ba, ngày 28 tháng 2 năm 2012 Mĩ thuật
Tiết 25 : VẼ TRANG TRÍ:
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT.I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm về hoạ tiết trang trí.
- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật. - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
HS khá giỏi vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Một số tranh mẫu có cách trang trí khác nhau. Sưu tầm một số tranh vẽ của thiếu nhi ...
- Học sinh:. Vở tập vẽ, màu vẽ ...