Triệu chứng thực thể 1 Triệu chứng toàn thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 47)

- Hỏi bệnh nhân trong gia đình có người bị nhiễm HBV hoặc UTG không?

4.3.3.Triệu chứng thực thể 1 Triệu chứng toàn thân

Lượng rượu (g/ngày)

4.3.3.Triệu chứng thực thể 1 Triệu chứng toàn thân

4.3.3.1. Triệu chứng toàn thân

Theo Bảng 3.8, số bệnh nhân không vàng da chiếm 67,74%, không vàng mắt chiếm 58,06%. Tỷ lệ vàng da, vàng mắt ở các nghiên cứu khác nhau có tỷ lệ khác nhau đáng kể. Theo Phạm Song [20], tỷ lệ vàng da chiếm 59%, theo Hoàng Trọng Thảng [23] là 27,77%. Nhìn chung, vàng da là một triệu chứng ít gặp và không đặc hiệu trong UTBMTBG. Vàng da trong bệnh UTBMTBG có thể là do khối u xâm lấn vào đường mật, chèn ép đường mật trong gan, chèn ép ống mật chủ hoặc do chảy máu đường mật.

Triệu chứng thiếu máu chiếm tỷ lệ lớn với 43,55%, kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] với tỷ lệ này là 51,12%. Điều này có thể được giải thích là do bệnh nhân UTBMTBG bị suy kiệt, chán ăn, mệt mỏi do bệnh ung thư, ngoài ra, một phần bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nên có các biểu hiện thiếu máu.

Các triệu chứng hồng ban, nốt nhện, phù chiếm tỷ lệ 25,81%, 22,58% và 12,90%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] với các tỷ lệ này là 35,04%, 32,05% và 52,99%. Tuy nhiên, nghiên cứu của tôi lại có tỷ lệ bệnh nhân có bụng báng cao hơn với 40,32%. Sự khác biệt này có thể là do giai đoạn tiến triển bệnh của bệnh nhân.

4.3.3.2. Khám gan

UTBMTBG giai đoạn đầu có các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, bệnh nhân phần lớn vào viện ở giai đoạn muộn. Kết quả nghiên cứu cho thấy gan lớn chiếm tỷ lệ lớn, 79,03%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lình [27] gan lớn chiếm 80%, nhưng có thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] gan lớn chiếm 95,57%. Sự khác nhau này tùy thuộc vào từng giai đoạn phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu. Nhưng nhìn chung, triệu chứng gan lớn là triệu chứng thường gặp trong UTBMTBG.

Về tính chất gan, phần lớn gan có tính chất là chắc, chiếm tỷ lệ 56,45%, gan mềm chiếm tỷ lệ thấp 11,29%. Một số bệnh nhân không xác định được tính chất của gan do gan không lớn hoặc bệnh nhân có bụng báng lớn, khó khảo sát được tính chất gan. Nhưng nhìn chung, gan lớn, chắc chiếm tỷ lệ cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23]. Gan lớn, chắc là triệu chứng hướng đến UTG trên lâm sàng.

Một số bệnh nhân khi khám gan lớn có phát hiện được u gan khi sờ (16,13%) và nghe được tiếng thổi tâm thu trên vùng gan (11,29%). Điều này chứng tỏ bệnh nhân đến ở giai đoạn muộn, khối u có kích thước lớn và tăng sinh mạch máu.

4.4. Xét nghiệm cận lâm sàng 4.4.1. Xét nghiệm HBsAg 4.4.1. Xét nghiệm HBsAg

Trong nghiên cứu của tôi, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính cao, thể hiện bằng HBsAg (+) chiếm 72,58%. Một số nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) trong khoảng 60 - 90% [5], [26]. Tại Thừa Thiên Huế, theo Trần Văn Huy [11], tỷ lệ này là 90,5%. Kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới cũng ghi nhận tỷ lệ HBsAg (+) khác nhau: Italia 36%, Tây Ban Nha 32%, Trung Quốc 80%. Qua đó cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) cao ở châu Á, châu Phi, thấp ở châu Âu. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao trong nhóm bệnh nhân UTBMTBG, điều này khẳng định thêm vai trò của virus viêm gan B trong bệnh sinh của UTG ở nước ta. Do đó, những người có HBsAg (+) cần được khám kiểm tra định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm UTBMTBG.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 47)