Các đặc điểm ngoài u trên siêu âm gan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 53)

- Hỏi bệnh nhân trong gia đình có người bị nhiễm HBV hoặc UTG không?

Lượng rượu (g/ngày)

4.5.2.4. Các đặc điểm ngoài u trên siêu âm gan

Tỷ lệ bệnh nhân UTBMTBG trên nền xơ gan là 72,58%, kết quả này theo nghiên cứu của Reuss J và cộng sự là 82% [51]. Như vậy, đa số bệnh nhân phát triển UTG trên nền xơ gan. Trong quá trình tiến triển của UTG, từ các yếu tố nguy cơ như viêm gan virus, rượu sẽ gây ra tình trạng viêm gan mạn, phần lớn tình trạng viêm gan mạn này dẫn đến xơ gan, từ xơ gan tiến triển đến UTG. Trên lâm sàng, những bệnh nhân bị nhiễm mạn tính HBV đã bị xơ gan có tần suất chuyển sang UTG từ 3 đến 7% năm [15], [41].

Các triệu chứng của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa như dịch ổ bụng chiếm tỷ lệ 54,84%, lách lớn chiếm tỷ lệ 17,74%. Tỷ lệ phát hiện dịch trong ổ bụng thông qua siêu âm cao hơn so với tỷ lệ bệnh nhân có bụng báng trên lâm sàng (40,32%), điều này là phù hợp do siêu âm có thể phát hiện được lượng dịch trong ổ bụng từ 100 - 200 ml, nhưng chưa phát hiện được trên lâm sàng. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng xơ gan, dịch ổ bụng cao chứng tỏ phần lớn bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, đã có suy giảm chức năng gan.

Thuyên tắc tĩnh mạch cửa chiếm tỷ lệ 25,81%. Triệu chứng thuyên tắc tĩnh mạch cửa là hình ảnh khá phổ biến trong UTBMTBG cà thường chỉ gặp trong UTBMTBG, do đó, có giá trị góp phần chẩn đoán UTBMTBG. Hạch ổ bụng phát hiện trên siêu âm chiếm tỷ lệ 11,29%. Triệu chứng này góp phần đánh giá sự xâm lấn, di căn của tổ chức ung thư. Nếu có hạch ổ bụng thì khả năng đã có di căn, tiên lượng xấu. Kết quả nghiên cứu của tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] với tỷ lệ thuyên tắc tĩnh mạch cửa 42,50%, hạch 35,00%. Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt trong giai đoạn tiến triển bệnh của bệnh nhân.

4.6. Mối liên quan, tương quan giữa một số đặc điểm lâm sàng, AFP và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân UTBMTBG hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân UTBMTBG

4.6.1. Mối liên quan giữa nồng độ AFP và nguyên nhân của UTBMTBG

Theo kết quả Bảng 3.26, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả HBsAg và nồng độ AFP với p = 0,048 (<0,05) và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ uống rượu nồng độ AFP với p = 0,014 (<0,05). Kết quả này là phù hợp vì viêm gan B và uống rượu nhiều là những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh sinh của UTBMTBG. Ở nước ta, số người nhiễm HBV mạn tính chiếm tỷ lệ cao do nhận thức của người dân còn thấp, tỷ lệ người uống rượu nhiều cũng chiếm đa số, do đo, tỷ lệ mắc bệnh UTBMTBG trong cộng đồng vẫn còn cao.

4.6.2. Mối liên quan giữa tính chất u trên siêu âm và nồng độ AFP

Theo Bảng 3.27, không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ AFP và tính chất u trên siêu âm (với p>0,05) như mức độ hồi âm (p =

0,574), giới hạn (p = 0,874), mẫu hồi âm (p = 0,593). Điều này có thể do một số trường hợp nồng độ AFP không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, nếu một khối u AFP âm tính ngay từ đầu thì nó sẽ luôn luôn âm tính trong quá trình tiến triển. Ngoài ra, khi một khối u phát triển, tính chất của khối u sẽ thay đổi, ví dụ như khối u kích thước lớn, hoại tử trung tâm thì mẫu hồi âm không đồng nhất, hỗn hợp, kèm theo đó AFP có thể thấp hơn.

4.6.3. Tương quan giữa lượng rượu uống và nồng độ GGT

Hệ số tương quan giữa lượng rượu uống và nồng độ GGT là r = 0,74 với p<0,0001, ứng với phương trình tương quan là y = -169,2730 + 5,5496 x nên có sự tương quan thuận rất chặt chẽ giữa lượng rượu uống và nồng độ GGT. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng và Võ Thái Dương [25] với r = 0,58. Men GGT tăng cao ở bệnh nhân UTBMTBG là

do có sự tổn thương tế bào gan do ung thư, ngoài ra còn do tỷ lệ bệnh nhân UTBMTBG uống rượu nhiều cao.

4.6.4. Tương quan giữa độ lớn gan trên lâm sàng và kích thước khối u trên siêu âm trên siêu âm

Hệ số tương quan giữa độ lớn gan trên lâm sàng và kích thước khối u trên siêu âm là r = 0,51 với p<0,0001, ứng với phương trình tương quan là y = 37,3684 + 5,8677 x nên có sự tương quan thuận khá chặt giữa độ lớn của gan trên lâm sàng và kích thước khối u trên siêu âm. Kết quả này là phù hợp bởi vì không phải trường hợp nào trên lâm sàng u gan lớn cũng có thể làm gan lớn để có thể phát hiện được trên lâm sàng. Một số trường hợp như u gan ở gan trái không quá lớn, u gan trên nền xơ gan teo thì kích thước gan trên lâm sàng không tương xứng với kích thước khối u. Do đó, trong các trường hợp nghi ngờ, nên chỉ định siêu âm để có thể phát hiện các khối u gan kích thước nhỏ.

4.6.5. Tương quan giữa nồng độ AFP và SGPT

Hệ số tương quan giữa nồng độ AFP và SGPT là r = 0,49 với p<0,0001, ứng với phương trình tương quan là y = 284,4128 + 5,8014 x nên có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ AFP và SGPT. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] với hệ số tương quan r = 0,465. Men transaminase do tế bào gan sản xuất chủ yếu nằm trong tế bào chất và trong nhân, đây là men đặc hiệu trong bệnh lý tế bào gan, nhất là khi có hủy hoại tế bào gan. Trong trường hợp UTGNP cũng có hiện tượng viêm và hủy hoại tế bào gan, nhất là khi có hiện tượng hoại tử, tắc mạch, đặc biệt sự gia tăng men SGPT còn có ý nghĩa tiên lượng.

4.6.6. Tương quan giữa nồng độ SGOT và kích thước khối u trên siêu âm

Hệ số tương quan giữa nồng độ SGOT và kích thước khối u trên siêu âm là r = 0,31 với p<0,05, ứng với phương trình tương quan là

y = 45,3671 + 0,06828 x nên có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ SGOT và kích thước khối u trên siêu âm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] với r = 0,293.

4.6.7. Tương quan giữa nồng độ AFP và kích thước khối u trên siêu âm

Theo Bảng 3.28, nồng độ AFP tăng mạnh ≥1000ng/ml xuất hiện ở cả các khối u nhỏ và khối u lớn. Hệ số tương quan giữa nồng độ AFP và kích thước khối u trên siêu âm là r = 0,19 với p = 0,127 (>0,05) nên không có sự tương quan giữa nồng độ AFP và kích thước khối u trên siêu âm. Điều này có thể là do trong một số trường hợp khối u lớn lại có khối hoại tử trung tâm nên số lượng tế bào sống thấp, làm AFP không tăng quá cao, trong những trường hợp u nhỏ nhưng rải rác hoặc thể thâm nhiễm thì AFP vẫn tăng cao.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 62 bệnh nhân nghi ngờ ung thư biểu mô tế bào gan dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh siêu âm tại Khoa Nội Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Trung Ương Huế từ 07/2012 đến 04/2013, tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)