Các xét nghiệm sinh hóa 1.Men Transaminase

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 48)

- Hỏi bệnh nhân trong gia đình có người bị nhiễm HBV hoặc UTG không?

Lượng rượu (g/ngày)

4.4.2. Các xét nghiệm sinh hóa 1.Men Transaminase

4.4.2.1. Men Transaminase

Mặc dù men gan không có ý nghĩa trong chẩn đoán UTG nhưng phân tích sự tăng men gan có ý nghĩa trong theo dõi, tiên lượng bệnh nhân UTG giai đoạn nặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy SGOT, SGPT đều tăng cao,

trong đó SGOT tăng cao nhiều hơn so với SGPT: 91,94% so với 67,74%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] với tỷ lệ tăng SGOT là 91,95%, SGPT là 70,34%.

SGPT chỉ có trong bào tương, SGOT có cả trong bào tương và trong ty lạp thể. Do đó, khi SGOT tăng cao hơn SGPT thì biểu hiện một tình trạng tổn thương nhu mô gan trầm trọng hay mạn tính. Trong viêm gan cấp thì tỷ SGOT/SGPT <1. Tỷ số này >1 trong viêm gan do rượu, viêm gan mạn, UTG hay trong các trường hợp tổn thương gan trầm trọng. Theo Bảng 3.14 thì tỷ số SGOT/SGPT >1 chiếm 93,55%, điều này là phù hợp trong bệnh cảnh UTBMTBG. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] với tỷ lệ này là 92,15%.

4.4.2.2. Men GGT

Men GGT, cùng với SGOT, SGPT là men gan biểu hiện cho tổn thương gan do viêm gan, đặc biệt GGT tăng cao khi tổn thương gan do bia rượu. GGT tăng cao có thể cho biết 1 tình trạng của bệnh nhưng không chuyên biệt vì GGT cũng tăng cao do uống rượu, suy tim, do dùng 1 số thuốc. Theo Bảng 3.15, men GGT tăng cao chiếm tỷ lệ 66,13%, điều này có thể giải thích là do sự phát triển của u gan, sự hoạt động của HBV, do bệnh nhân uống rượu. Tỷ lệ men GGT tăng cao cũng phù hợp với tỷ lệ HBsAg (+) chiếm 72,58%, tỷ lệ bệnh nhân uống rượu chiếm 75,81% do đây là các yếu tố nguy cơ của UTBMTBG, đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng GGT.

4.4.2.3. Tỷ Prothrombin

Theo Bảng 3.16, số bệnh nhân có tỷ Prothorombin còn nằm trong giới hạn bình thường chiếm tỷ lệ cao với 58,06%, 35,48% bệnh nhân có tỷ Prothrombin giảm nhẹ, 6,45% bệnh nhân giảm dưới 40%. Kết quả này khác biệt với kết quả của Trần Văn Huy [11] với tỷ lệ bệnh nhân có tỷ Prothrombin trong giới hạn bình thường là 62%, nhưng không có ý nghĩa thống kê.

4.4.2.4. Bilirubin máu

Theo Bảng 3.18, 64,52% bệnh nhân có Bilirubin máu toàn phần tăng, trong đó tăng nhẹ từ 1 - <5 lần chiếm tỷ lệ 46,77%. Kết quả nghiên cứu của Kew và cộng sự cũng cho thấy phần lớn bệnh nhân UTBMTBG có nồng độ Bilirubin bình thường ở giai đoạn sớm và tăng nhẹ ở giai đoạn tiến triển, do khối u chèn ép kết hợp hoặc không kết hợp với hội chứng suy tế bào gan [39].

4.4.3. AFP

Về nồng độ AFP, theo Bảng 3.17, có 88,71% số trường hợp có AFP ≥100 ng/ml, trong đó có 67,74% có AFP ≥500 ng/ml, 32,26% có AFP ≥1000 ng/ml. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng [23] với tỷ lệ AFP ≥100 ng/ml là 83,77%, tỷ lệ AFP ≥500 ng/ml là 45,01%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của AFP trong chẩn đoán UTBMTBG phụ thuộc vào giá trị ngưỡng cắt của AFP. Khi ngưỡng cắt chọn là trên 20 ng/ml thì độ nhạy và độ đặc hiệu của AFP lần lượt là 78,9% à 78,1%. Khi chọn ngưỡng cắt là trên 200 ng/ml thì độ đặc hiệu tăng lên 99,6% nhưng độ nhạy giảm xuống còn 52,6%. Sự tăng nồng độ AFP trên 500 ng/ml kèm theo một tổn thương dạng khối trên xét nghiệm hình ảnh thì hầu như chắc chắn là UTBMTBG [8], [22].

Ngoài ra, nồng độ AFP còn có ý nghĩa quan trọng trong tiên lượng cho bệnh nhân. Nồng độ AFP được dùng để theo dõi đáp ứng sau điều trị ngoại khoa hoặc nội khoa. Bệnh nhân có AFP giảm nhiều và kéo dài thì thường có thời gian sống kéo dài hơn. Khi có sự gia tăng AFP trở lại thì chứng tỏ khối u tiếp tục phát triển trở lại, là dấu hiệu tiên lượng xấu cho bệnh nhân.

4.5. Siêu âm gan

4.5.1. Kích thước gan trên siêu âm

Kích thước gan bình thường trên siêu âm là 12cm [17]. Theo Bảng 3.19, đa số các trường hợp có gan lớn, chiếm tỷ lệ 87,10%. Điều này cũng phù hợp với kết quả thăm khám lâm sàng với tỷ lệ gan lớn là 79,03%. Siêu

âm gan có thể phát hiện các trường hợp lớn gan trái nhưng chưa vượt quá bờ sườn hoặc giúp xác định độ lớn gan trong trường hợp bệnh nhân bụng báng căng, khó xác định độ lớn gan trên lâm sàng. Ngoài ra, siêu âm gan còn có thể đánh giá được đường bờ, cấu trúc gan còn lại, góp phần chẩn đoán, tiên lượng bệnh.

4.5.2. U gan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)