Đặc điểm lâm sàng 1.Lý do vào viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 46)

- Hỏi bệnh nhân trong gia đình có người bị nhiễm HBV hoặc UTG không?

Lượng rượu (g/ngày)

4.3. Đặc điểm lâm sàng 1.Lý do vào viện

4.3.1. Lý do vào viện

Theo Bảng 3.6, lý do vào viện chủ yếu của bệnh nhân là đau vùng hạ sườn phải với tỷ lệ 41,94%. Các tác giả khác cũng ghi nhận lý do vào viện chủ yếu của bệnh nhân UTBMTBG là do đau vùng hạ sườn phải [20], [21], [24]. Triệu chứng đau vùng hạ sườn phải là do sự phát triển của khối u làm căng giãn bao gan, phá hủy nhu mô gan, chèn ép các cơ quan lân cận. Một số trường hợp đau đột ngột thường gợi ý đến chảy máu trong khối u. Các triệu chứng khác khiến bệnh nhân vào viện như bụng báng chiếm 11,29%, nôn ra máu, đi cầu phân đen chiếm 12,90%. Điều này chứng bệnh nhân UTBMTBG vào viện khi đã có các biến chứng muộn như suy giảm chức năng gan mất bù, biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

4.3.2. Triệu chứng cơ năng

Theo Bảng 3.7, triệu chứng cơ năng chủ yếu của bệnh nhân UTBMTBG là đau vùng gan với tỷ lệ 67,74%. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác với triệu chứng đau vùng gan là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất: theo Phạm Văn Lình là 93,5% [14], theo Nguyễn Văn Tần là 76,33% [21].

Các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn chiếm tỷ lệ 56,45%, 62,90%, sút cân chiếm 35,48%. Điều này cho thấy bệnh nhân vào ở giai đoạn muộn, bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến toàn trạng của bệnh nhân. Trong một nghiên cứu UTG ở Nhật Bản [41], tỷ lệ triệu chứng mệt mỏi là 60,5%, chán ăn 44,7%, sút cân 28,9%, kết quả này không có sự khác biệt với kết quả của tôi (p>0,05).

Các triệu chứng vàng da, vàng mắt chiếm tỷ lệ khá cao với 37,10% và 27,42%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Okuda [41] là 16,7%, nghiên cứu của Trần Văn Huy [11] là 19%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)