1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp

66 672 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Bệnh Gumboro gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, làm giảm số lượng, số gà sống sót sinh trưởng kém, còi cọc, lượng thức ăn tiêu tốn cao và đàn gà giảm hoặc mất khả năng đáp ứng miễn dịch đ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP

Giáo viến hướng dẫn : ThS PHẠM HỒNG TRANG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo trong nhà trường Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Học viện, các thầy cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Khoa Thú Y và các thầy cô giáo trong khoa Thú y.Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo: Ths Phạm Hồng Trang - giảng viên Bộ môn Giải phẫu - Tổ chức - Phôi thai, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Ths Nguyễn Thị Hải Đường - kĩ thuật viên Công Ty Cổ Phần Thú Y Xanh và các thầy cô trong bộ môn Giải phẫu - Tổ chức - Phôi thai

đã dạy dỗ, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Lời cảm ơn chân thành tôi cũng xin phép gửi tới cán bộ, công nhân viên chức của Trung Tâm Kiểm Nghiệm Thú Y Trung Ương I và Công Ty Cổ Phần Thú Y Xanh Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè Những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi có thể tự tin hoàn thành khóa luận này

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế nên khóa luận tốt nghiệp của tôi còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô giáo thông cảm và đóng góp ý kiến để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

Sinh viên

Phạm Thị Trầm

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH vii

PHẦN I 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

PHẨN 2: 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Lịch sử, tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam 3

2.1.1 Khái quát chung về bệnh Gumboro 3

2.1.2 Lịch sử, tình hình bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam 3

2.2 Mầm bệnh Gumboro 8

2.2.1 Hình thái, cấu trúc và phân loại Gumboro 8

2.2.2 Cấu trúc và các type kháng nguyên của virus 9

2.2.3 Sức đề kháng của virus 10

2.2.4 Đặc tính gây bệnh của virus Gumboro: 11

2.3 Cơ chế sinh bệnh Gumboro 12

2.4 Triệu chứng bệnh tích bệnh Gumboro 14

2.4.1 Triệu chứng lâm sàng bệnh Gumboro 14

2.4.2 Bệnh tích bệnh Gumboro 15

2.5 Chẩn đoán bệnh Gumboro 19

2.5.1 Phương pháp dịch tễ học 19

Trang 4

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng 19

2.5.3 Phương pháp giải phẫu bệnh lý 20

2.5.4 Phương pháp phân lập xác định mầm bệnh 20

2.5.5 Phương pháp chẩn đoán phân biệt 20

2.5.6 Phương pháp huyết thanh học 21

2.6 Miễn dịch học bệnh Gumboro 22

2.6.1 Miễn dịch thụ động 24

2.6.2 Miễn dịch chủ động 26

2.7 Phòng và trị bệnh Gumboro 27

2.7.1 Phòng bệnh 27

2.7.2 Điều trị bệnh 30

PHẦN III 31

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Đối tượng nghiên cứu 31

3.1.1 Vaccine 31

3.1.2 Gà thí nghiệm 31

3.2 Địa điểm nghiên cứu 31

3.3 Thời gian nghiên cứu 31

3.4 Nội dung nghiên cứu 31

3.4.1 Kiểm tra tính an toàn của vaccine UPM93 cho đàn gà con trên thực địa 31

3.4.2 Kiểm tra hiệu lực của vaccine UPM93 cho đàn gà con trên thực địa .31

3.5 Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu 32

3.5.1 Virus Gumboro 32

3.5.2 Gà thí nghiệm 32

3.5.3 Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất 32

Trang 5

3.6 Phương pháp nghiên cứu 32

3.6.1 Kiểm tra kháng thể Gumboro tại thời điểm trước khi gây miễn dịch .32

3.6.2 Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vaccine UPM93 trên thực địa 32

3.6.3 Phương pháp đánh giá hiệu lực của vaccine UPM93 bằng phản ứng ELISA 33

3.6.4 Phương pháp đánh giá hiệu lực của vaccine bằng phương pháp công cường độc 35

3 Phương pháp sử lý số liệu 36

PHẦN 4 36

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động tại thời điểm trước khi gây miễn dịch bằng phản ứng ELISA 36

4.2 Kết quả xác định chỉ tiêu an toàn của vaccine UPM93 khi thử nghiệm trên thực địa 39

4.3 Kết quả xác định chỉ tiệu hiệu lực của vaccine UPM93 khi sử dụng cho đàn gà bằng phản ứng ELISA 43

4.3.1 Kết quả xác định chỉ tiêu hiệu lực của vaccine UPM93 khi sử dụng cho đàn gà bằng phản ứng ELISA 43

4.3.2 Kết quả đánh giá hiệu lực của vaccine UPM93 bằng phương pháp công cường độc 46

PHẦN V 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

5.1 Kết luận 51

5.2 Kiến nghị 52

PHỤ LỤC 58

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Kết quả xác định hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động cho

kết quả âm tính của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 37Bảng 4.2 Kết quả xác định hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động cho

kết quả dương tính của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 37Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra phản ứng của đàn gà sau khi dùng vaccine .40 UPM93 trên thực địa 40Bảng 4.4 Bảng theo dõi tỷ lệ chết của đàn gà trong quá trình sử dụng

vaccine UPM93 41Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra khả năng tăng trọng của đàn gà sau khi sử

dụng vaccine UPM93 trên thực địa 42Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro

của đàn gà lúc 40 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 44Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro

của đàn gà lúc 47 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 45Bảng 4.8 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của đàn gà sau khi công

với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70 47Bảng 4.9 Bảng kết quả kiểm tra bệnh tích đại thể của đàn gà

sau khi công với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70 48

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH

Hình 4.1: Đường biểu diễn kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể

Gumboro thụ động của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA 38Ảnh 1: Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực Ảnh 2: Túi Fabricius sưng to ở gà

bị 58

ở gà bị bệnh Gumboro bệnh Gumboro 58Ảnh 3: Niêm mạc túi Fabricius xuất Ảnh 4: Viêm ruột xuất huyết ở

gà 58 huyết ở gà bị bệnh Gumboro bị bệnh Gumboro 58

Trang 9

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta Trong cơ cấu tính từ ngành chăn nuôi của hộ gia đình, mức thu nhập từ chăn nuôi gia cầm chiếm 19,02% Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phải đối mặt với một số tồn tại và thách thức lớn Gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gia cầm, trong đó có tới 65% hộ nuôi gia cầm theo phương thức phân tán, nhỏ lẻ trong nông hộ Do phương thức chăn nuôi, gà hay mắc các bệnh truyền nhiễm gây tổn hại về kinh tế như: dịch cúm gia cầm type A/H5N1, Newcastle, Gumboro

Để chăn nuôi đạt hiệu quả, vấn đề phòng dịch bệnh cho đàn gà là rất quan trọng, cấp thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của người chăn nuôi Trong chăn nuôi gà công nghiệp, bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm là một trong những bệnh quan trọng hay gặp nhất Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh ở gia cầm nhưng chủ yếu là gà con 3 - 6 tuần tuổi và gà tây Bệnh do virus thuộc họ Birnaviridae gây

ra Virus cường độc tấn công vào túi Fabricius và các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch, gây huỷ hoại tế bào lympho B và đại thực bào làm suy giảm miễn dịch ở gà Bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao từ 80 - 100%, tỷ lệ chết của gà khi mắc bệnh Gumboro tới 30% (Lê Thanh Hòa, 1992) Nếu nhiễm kèm với các bệnh khác có thể lên tới 50 - 80% (Nguyễn Tiến Dũng, 1996; Lê Văn Năm, 1997)

Ở cuối thập kỷ 70, bệnh Gumboro đã xuất hiện ở nước ta, gây tổn thất lớn cho chăn nuôi gia cầm

Trang 10

Bệnh Gumboro gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, làm giảm số lượng, số gà sống sót sinh trưởng kém, còi cọc, lượng thức ăn tiêu tốn cao và đàn gà giảm hoặc mất khả năng đáp ứng miễn dịch đối với các vaccine phòng bệnh khác.

Do tính nguy hiểm của bệnh nên việc phòng ngừa để không tái nhiễm bệnh Gumboro trên các đàn gà là rất quan trọng Để phòng Gumboro cho đàn gà

có thể dùng nhiều biện pháp như: vệ sinh chuồng trại, áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, nhưng biện pháp cơ bản để khống chế dịch bệnh chính là dùng vaccine tạo miễn dịch cho đàn gà

Trong quá trình sử dụng vaccine Gumboro phòng bệnh cho đàn gà, ngoài vaccine được sản xuất trong nước, còn có nhiều loại vaccine nhập khẩu với nhiều khuyến cáo lịch sử dụng vaccine khác nhau, như vaccine nhược độc dùng cho gà con: IBD-Blen của Canada, Bur-706 của Pháp, Gumbonal-CT của Pháp, Nobilis Gumboro 228E của Hà Lan Vaccine vô hoạt nhũ dầu dùng cho đàn gà sinh sản: Nobivac Gumboro của Hà Lan, Gumboriffa, Talovac của Pháp,

Ở Malaysia, trường Đại học Putra Malaysia, đã nghiên cứu thành công vaccine UPM93 phòng bệnh Gumboro chủng UPM 93 nhược độc dạng đông khô Để có thêm một loại vaccine phòng bệnh Gumboro trong chăn nuôi gà thịt

ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

"Đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc UPM93 trong

chăn nuôi gà công nghiệp"

1.2 Mục tiêu đề tài

- Đánh giá độ an toàn, khả năng bảo hộ đối với bệnh Gumboro (IBD) của UPM93 làm cơ sở để sử dụng vaccine này phòng bệnh Gumboro cho đàn gà thịt thương phẩm ở Việt Nam

- Đánh giá độ miễn dịch (hàm lượng kháng thể), thời gian đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vaccine UPM93

Trang 11

PHẨN 2 :

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Lịch sử, tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam

2.1.1 Khái quát chung về bệnh Gumboro

Bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease - IBD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây lan nhanh ở gia cầm non, chủ yếu ở gà 3 - 6 tuần tuổi và gà tây Bệnh do virus (Infectious Busal Disease Virus - IBDV) gây ra Khi xâm nhập vào cơ thể, virus cường độc tấn công vào các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch như: lách, tuyến

ức, hạch hạnh nhân Và đặc biệt là túi Fabricius là cơ quan tạo miễn dịch của

gà non, nó phá hủy tế bào lympho B và các đại thực bào làm suy giảm hệ miễn dịch của gia cầm

Bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao từ 80 - 100% (Phạm Hương Loan, 2010) Bệnh xảy ra nhanh và kết thúc cũng nhanh, nếu gà không chết thì sau khi khỏi bệnh gà chậm hồi phục, tăng trọng giảm, sức đề kháng giảm và dễ kế phát sang các bệnh khác như: Newcastle, cầu trùng gà, CRD (Lê Văn Năm, 1997)

Virus Gumboro có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh cũng như các yếu tố vật lý, hóa học Vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho virus Gumboro lưu hành rộng rãi và gây bệnh ở hầu hết các vùng chăn nuôi tập trung ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới

2.1.2 Lịch sử, tình hình bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam

2.1.2.1 Lịch sử, tình hình bệnh Gumboro trên thế giới

Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1957 tại vùng Gumboro, thuộc bang Delawere ở Mỹ, nhưng đến năm 1962 mới được Cosgrove mô tả chi tiết bệnh và gọi là "Bệnh viêm thận gà" (Avian Nephrosis) (Cosgrove và cộng sự, 1962) do ông thấy có sự biến đổi bệnh tích ở thận Cũng năm đó Winterfield và Hitchner đã phân lập được virus gây bệnh viêm phổi truyền nhiễm (Infectious

Trang 12

Bronchitis Virus) và gọi tên là virus Gray Cả hai bệnh này đều có bệnh tích ở thận tương đối giống nhau, nên lúc đầu người ta coi virus Gray là nguyên nhân gây bệnh mà Cosgrove đã mô tả Nhưng sau công bố này Winterfield đã quan sát kĩ những biến đổi của bệnh Gumboro chủ yếu ở túi Fabricius và ông tập trung nghiên cứu lại các tác nhân gây viêm túi huyệt, so sánh tác nhân này với virua Gray và ông thấy rằng virus Gray không phải là căn nguyên gây bệnh viêm thận ở gà - tức bệnh Gumboro, mà chính virus Gray là nguyên nhân gây viêm phổi truyền nhiễm (Infectious Bronchitis Virus) có xu hướng gây tổn thương tại thận, đây là hai bệnh khác nhau.

Cũng năm 1962, Winterfield và cộng sự đã phân lập thành công virus trên qua phôi trứng và xác nhận virus này là tác nhân gây bệnh tích ở túi Fabricius,

có kèm theo bệnh tích ở thận

Năm 1970, Hitchner mặc dù chưa chứng minh được rõ ràng căn nguyên gây bệnh Gumboro, nhưng với bệnh lý, đặc biệt ở túi huyệt đã mạnh dạn đề nghị đặt tên bệnh do Cosgrove phát hiện là "Bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm" (Infectious Bursal Disease - IBD) hay còn gọi là bệnh Gumboro Tác nhân gây bệnh gọi là virus gây viêm túi Fabricius truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease Virus - IBDV) hay virus Gumboro

Năm 1972, Allan và cộng sự đã chứng minh hiện tượng suy giảm miễn dịch

ở gà con bị nhiễm virus Gumboro Ngay sau đó đã có một loạt các nghiên cứu tiếp theo giai đoạn 1972 - 1980 đều nhất trí với quyết luận của Allen và nêu rõ mối đe dọa nguy hiểm của bệnh Gumboro đối với ngành chăn nuôi gà công nghiệp

Năm 1977, tại Pari đã tổ chức khóa họp lần thứ 45 của Tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE) đã thảo luận về bệnh Gumboro và chính thức công bố tên bệnh, mầm bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và các biện pháp phòng ngừa

Theo Phan Văn Lục và Trần Thị Liên (1998), kể từ khi Cosgrove công bố bệnh mới vào năm 1962 đến nay, bệnh Gumboro đã lan ra rất nhiều nước trên thế giới Năm 1962 người ta phát hiện bệnh Gumboro ở nước Anh (Phạm

Trang 13

Phương Loan, 2010) Helmboldt C.F và cộng sự (1964) cho biết thấy bệnh Gumboro xuất hiện ở Ý Năm 1967, Landgraf và cộng sự đã miêu tả bệnh này ở Đức Năm 1969, Maire đã thấy xuất hiện bệnh Gumboro ở Pháp ( Lê Văn Năm, 1997) Năm 1973 lần đầu tiên thấy xuất hiện bệnh Gumboro ở một đàn gà, thuộc miền Trung của Thái Lan (OIE, 1993) Firth (1974), thông báo một hội chứng truyền nhiễm túi Fabricius ở Australia Cùng năm đó, Mousa và cộng sự (1984)

đã thấy xuất hiện bệnh Gumboro ở Ai Cập

Tới năm 1976, ở Hungari, Almassy và cộng sự đã phát hiện và công bố bệnh Gumboro có trên đàn gà nuôi công nghiệp (Phạm Minh Toàn, 2011) Cũng trong năm đó, Quiroz và cộng sự phát hiện thấy bệnh này ở Vennezuela (Phạm Hương Loan, 2010)

Cho tới trước năm 1987 ở Bỉ và Pháp vẫn chỉ tồn tại bệnh Gumboro với các chủng virus có độc lực thấp, gây chết dưới 1% đàn, thiệt hại kinh tế chủ yếu

là gà chậm lớn và suy giảm hệ miễn dịch ( Rhone Merieux, 1992) Tại biên giới giữa nước Đức và Bỉ xuất hiện các chủng virus có độc lực cao ở các trại gà thịt, gây chết 50 - 80% đàn, mặc dù những nơi này thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc (Nguyễn Thị Tâm, 2003) Từ tháng 7/1987 chủng virus có độc lực cao lan khắp nước Bỉ và các nước Bắc Âu Năm 1988 chủng virus này cũng được phát hiện ở Hà Lan và ở Anh ( Pham Hương Loan, 2010) Ở Pháp ca bệnh đầu tiên có độc lực cao được phát hiện đầu năm 1989, còn ở Tây Ban Nha và ở Đức là vào đầu năm 1990 Năm 1991 chủng virus độc lực cao còn thấy ở Ai Cập, còn ở Hungari thấy năm 1992 Nhưng về cấu trúc kháng nguyên của chủng virus này không khác biệt với các chủng đã phân lập ở Châu Âu (Phạm Hương Loan, 2010)

Tại Libia, từ tháng 11 năm 1988 xảy ra một ổ dịch bệnh Gumboro ở hầu hết các trại chăn nuôi cá thể (Phạm Hương Loan, 2010)

Trang 14

Năm 1991 bệnh Gumboro giảm đi ở Israel, có thể do đã sử dụng một loại vaccine có hiệu lực Các quan sát cho thấy tới năm 1992 độc lực của các chủng virus tại ổ dịch giảm dần (Phạm Hương Loan, 2010).

Cũng theo báo cáo hàng năm của OIE trong khi ở Bhutan và Burundi lần đầu tiên phát hiện bệnh Gumboro vào năm 1992 thì tại Myanmar và Malaysia bệnh Gumboro đã xảy ra nghiêm trọng và nặng nề trong chăn nuôi gà, còn ở Anh (Bắc Irelan) vào thời điểm này bệnh tồn tại ở thể nhẹ (OIE, 1993)

Như vậy, bệnh Gumboro đã xảy ra trên khắp các châu lục Hiện tại bệnh Gumboro vẫn đang hoành hành, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho chăn nuôi gà công nghiệp ở nhiều nước Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) đã chính thức công bố tên bệnh, mầm bệnh, các phương pháp chẩn đoán, các loại vaccine và biện pháp phòng bệnh Song do mầm bệnh có nhiều biến chủng, tính tương đồng kháng nguyên thấp (30%), miễn dịch phòng bệnh rất phức tạp, hiệu quả phòng bệnh Gumboro phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, các nhà khoa học vẫn đang đi sâu nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn nữa hạn chế tác hại của bệnh

2.1.2.2 Tình hình bệnh Gumboro ở Việt Nam

Theo Nguyễn Tiến Dũng (1989) cho rằng, vào những năm 1970 rất có thể bệnh Gumboro đã xuất hiện ở nước ta, gây tổn thất lớn cho chăn nuôi gia cầm, nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên hầu hết cán bộ thú y cho rằng nguyên nhân dịch là do tiêm phòng không đầy đủ bệnh Newcastle, hoặc do vaccine chống bệnh Newcastle không có hiệu lực

Năm 1981, bệnh Gumboro xảy ra ở trại gà Cục Hậu cần quân khu 5 (Đà Nẵng), từ ngày 22/9/1981 đến 28/10/1981 đã làm chết 6.460 gà trên tổng số 23.310 con, chiếm tỷ lệ 27% đàn (Nguyễn Đăng Khải, 1988)

Năm 1982, viện Thú Y Quốc gia đã chính thức công bố bệnh Gumboro

Để góp phần hiểu biết về bệnh Gumboro, năm 1984 các tác giả: Trần Minh Châu và Dương Công Thuận giới thiệu và dịch tên bệnh là bệnh viêm bao hạch dịch truyền nhiễm

Trang 15

Theo Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (1993) cho thấy, từ năm 1986 bệnh Gumboro lại phát ra ồ ạt ở các trại chăn nuôi gà công nghiệp

Năm 1987, bệnh xảy ra rất nghiêm trọng ở xí nghiệp gà Phúc Thịnh và xí nghiệp gà Cầu Diễn, liên hiệp gia cầm Hà Nội, xí nghiệp gà giống Tam Đảo và một số cơ sở khác Có thể nói, Việt Nam năm 1987 là năm khởi đầu của sự bùng

nổ bệnh Gumboro Nhiều trại gà phải thanh lý hoàn toàn

Theo Nguyễn Đăng Khải (1988) tại trại gà Phúc Thịnh - Hà Nội từ 1/9/1982 - 22/9/1987, đã xảy ra dịch Gumboro làm thiệt hại 55.647 con trên tổng đàn 222.615 con, chiếm 24,9%

Năm 1987 dịch bệnh Gumboro xảy ra ở nhiều nơi nhất là các tỉnh ở phía Bắc Trong giai đoạn này, một chủng virus Gumboro kí hiệu G202 có độc lực cao đã được phân lập và gần đây được giám định phân tử (Lê Thanh Hòa, 2002)

Theo số liệu của cục thú y, từ năm 1987 - 1997, hầu hết các tỉnh trong

cả nước đều có bệnh Gumboro và bệnh đã gây nhiều thiệt hại to lớn đối với hầu hết các cơ sở chăn nuôi gà tập trung, đặc biệt đối với các hộ nông dân (Trần Thị Tố Liên, 1996) Năm 1986 - 1991, bệnh Gumboro đã gây thiệt hại nặng nề cho các trại chăn nuôi tại các tỉnh phiá Nam như: Long An, Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đến nay, bệnh vẫn lan truyền và gây thiệt hại cho các trại gà, đặc biệt là các tỉnh lân cận cung cấp thực phẩm cho các thành phố (Phạm Minh Toàn, 2011)

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm dịch bệnh xảy ra là do vệ sinh tiêu độc chưa triệt để, virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, vaccine nhập ngoại có sức đề kháng cao trong tự nhiên và có nguồn kháng nguyên không hoàn toàn tương ứng với các chủng virus gây bệnh ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Dũng, 1996), (Lê Thanh Hòa, 2002, 2003),

Năm 1987 - 1989, bằng kĩ thuật chẩn đoán khuếch tán trên thạch (Agar Gel Preccipitation - APG) ở một trại ở Hà Nội đã phát hiện được nhiều cá thể gà

Trang 16

giò, gà đẻ có kháng thể đặc hiệu Gumboro Tỷ lệ APG (+) đạt tới 30 - 40% tổng

số mẫu kiểm tra (Lê Thanh Hòa, 1992)

Theo Nguyến Tiến Dũng và cộng sự, (1993) cho biết từ năm 1986 đến

1993 bệnh Gumboro phát ra ồ ạt ở hầu hết các trại chăn nuôi gà tập trung và ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn quốc

Như vậy, bệnh Gumboro đã xuất hiện và tồn tại ở nước ta từ nhiều năm nay và ở hầu hết các tỉnh trong cả nước, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi gà Việc phòng bệnh bằng vaccine đã đưa vào lịch, bắt buộc ở các trại chăn nuôi tập trung nhưng bệnh vẫn tiếp tục xảy ra và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi Chính vì vậy, từ năm 1987 tới nay ở nước ta đã có nhiều chương trình nghiên cứu cụ thể về chẩn đoán, dịch tễ tổng hợp, về sản xuất và

sử dụng vaccine nhằm phòng chống bệnh Gumboro đạt hiệu quả cao

2.2 Mầm bệnh Gumboro

2.2.1 Hình thái, cấu trúc và phân loại Gumboro

Virus Gumboro hay còn gọi là virus gây viêm túi huyệt truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease Virus - IBDV), thuộc họ Birnaviridae, nhóm Avibirnavirus Virus có kính thước không lớn, khoảng 55 - 60 nm (Nick và cộng

Phần Capcide của virus Gumboro được cấu tạo bởi 32 capsomer, mỗi capsomer lại được tạo thành bởi 4 loại protein có cấu trúc khác nhau với tên gọi

là VP1, VP2, VP3, VP4 (VP = Viral Protein) (Nick và cộng sự, 1976)

Trang 17

Acid Ribonucleic của virus Gumboro cũng giống như nhiều loại RNA khác, thành phần của nó gồm chứa A (Adenine), U (Uracine), G (Guanine), C (Cytosine), đường pentoza và các mối liên kết có nguồn gốc từ phosphoric acid Nhưng sự khác biệt của virus Gumboro này là phần nhân của virus gồm 2 chuỗi RNA riêng biệt cuộn trở lại thành sợi đôi phân đoạn (MC Nulty và cộng sự, 1988), đây là một cấu trúc hết sức đặc biệt của virus Gumboro.

2.2.2 Cấu trúc và các type kháng nguyên của virus

Cho đến nay người ta coi tất cả các virus Gumboro thuộc 2 serotype: I và

II, hai serotype có thể phân biệt bằng phản ứng trung hòa (Mc Ferran và cộng

sự, 1980)

- Serotype I: gây bệnh cho gà dưới 10 tuần tuổi, còn gà lớn không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng; không gây bệnh cho gà tây nhưng có thể tồn tại trong đàn gà tây làm lây truyền bệnh Kháng thể kháng type I đôi khi được tìm thấy ở một số loài gia cầm khác, mặc dù không có triệu chứng của bệnh

- Serotype II: gây bệnh cho gà tây nhưng không gây bệnh cho gà, có thể phân lập được từ gà tây hoặc gà Kháng thể kháng serotype II được tìm thấy phổ biến ở gà tây nhưng đôi khi cũng phát hiện thấy ở huyết thanh gà và vịt

Giữa hai serotype này có sự khác biệt về tính kháng nguyên, đồng thời cũng có sự thay đổi về tính kháng nguyên trong một serotype Tỷ lệ tương đồng kháng nguyên giữa 2 serotype là 30%, do đó không có tính tạo miễn dịch chéo (Jackwood và cộng sự, 1985) Có thể có serotype III, nhưng thực tế nó là type (subtype) của serotype I (M.c Ferran và cộng sự, 1980)

Cấu tạo của virus đơn giản chỉ gồm nhân chứa RNA (sợi đôi phân làm 2 đoạn A và B) và lớp vỏ Capcide có chứa cấu trúc kháng nguyên của virus Gumboro Bằng phương pháp điện di, người ta phân biệt được 4 loại protein là: VP1, VP2, VP3, VP4 (Viral Protein - VP) với khối lượng phân tử lần lượt khoảng 90 KD, 41 KD, 32 KD, 28 KD Ngoài ra còn thấy protein khác là VPX -

Trang 18

Precursor liên quan đến sự sản sinh ra precursor (Dobos, 1979) Bốn loại protein này phân bố trong 32 Capsomer bao bọc lấy nhân virus theo từng lớp khác nhau.

Người ta cho rằng VP1 là enzyme polymerase của virus, VP4 là enzyme proterase (Nagi và cộng sự, 1983)

Có hai loại protein (VP2 và VP3) đặc hiệu chịu trách nhiệm kháng nguyên:

- Protein kháng nguyên VP3 kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể kết tủa (Preccipitatinh Antibody), được gọi là kháng nguyên đặc hiệu nhóm (Group Specific Antigen (GS kháng nguyên) Khi loại này kết hợp với kháng thể đặc hiệu sẽ tạo nên phản ứng kết tủa (dùng để làm phản ứng kết tủa trong thạch khi chẩn đoán)

- Protein kháng nguyên VP4 kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể trung hòa (Neutralizing Antibody), được gọi là kháng nguyên đặc hiệu type (Type Specific Antigen (TS kháng nguyên) Loại này khi kết hợp với kháng thể đặc hiệu sẽ tạo nên phản ứng trung hòa có tác dụng trung hòa tính gây bệnh của virus TS kháng nguyên quyết định độc lực của virus theo type huyết thanh giúp chúng ta giám định và phân biệt type virus

Hai kháng nguyên trên khi tiếp xúc với hệ thống miễn dịch chúng kích thích sinh ra kháng thể kết tủa và kháng thể trung hòa theo một tỷ lệ thuận, cùng tồn tại trong huyết thanh

2.2.3 Sức đề kháng của virus

Do cấu trúc không có vỏ lipid nên virus Gumboro có sức đề kháng cao với các yếu tố vật lý, hóa học và điều kiện ngoại cảnh Benton và cộng sự (1987) đã nghiên cứu và cho thấy rằng virus Gumboro kháng với dung môi lipid như Ete, Cloroform, kém đề kháng hơn với Formalin, Chloramin Virus bị vô hoạt ở độ pH ≥ 12 và pH ≤ 2 Virus bị diệt ở 56oC trong 5 giờ, 60oC trong 30 phút, 70oC thì chết nhanh chóng Một số chất sát trùng thông thường như: Iode, Phenol, Amonium giết chết virus trong 2 phút ở 23oC

Trang 19

Theo Benton và cộng sự (1987), virus Gumboro có thể tồn tại trong chuồng trại để trống 54 - 122 ngày mà độc lực của virus này không hề thay đổi, thậm chí mạnh hơn trong ổ dịch cũ, đây chính là nguồn tàng trữ virus khiến cho bệnh hay xẩy ra.

2.2.4 Đặc tính gây bệnh của virus Gumboro:

- Trong thiên nhiên:

Gà nhà và gà tây là nguồn tàng trữ tiềm tàng của hai type virus Gumboro Trong đó: virus Gumboro serotype I gây bệnh cho gà, serotype II gây bệnh cho

gà tây Giống gà cao sản bị bệnh Gumboro nặng hơn các giống thông thường, gà công nghiệp dễ bị hơn các giống gà địa phương

Virus Gumboro độc lực cao khi được truyền qua nhiều đời trên gà mẫn cảm, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh ở các vụ dịch sau có thể lên đến 60 - 100%

Bệnh Gumboro thường xảy ra ở gà từ 3 - 6 tuần tuổi Gà dưới 3 tuần tuổi cũng dễ mắc nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, vì vậy nên dễ bị bỏ qua Đây là vấn đề quan trọng về dịch tễ vì khi mắc bệnh ở tuổi này, nhất là 1 - 2 tuần tuổi làm túi Fabricius không phát triển hoàn thiện mà teo nhỏ làm gà bị suy giảm miễn dịch, thậm chí có thể mất hoàn toàn khả năng miễn dịch đối với các bệnh khác Lúc này thiệt hại kinh tế không chỉ do bệnh Gumboro làm tăng tỷ lệ chết mà còn gây suy giảm miễn dịch Những gà sau khi mắc bệnh Gumboro và qua khỏi thường còi cọc, chậm lớn, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của túi Fabricius Do sức đề kháng giảm nên gà lại càng mẫn cảm với mọi thay đổi của môi trường và các loại bệnh khác (Anderson và cộng sự, 1978)

- Trong phòng thí nghiệm:

Khi nuôi cấy virus trên phôi gà: các tác giả đã làm thí nghiệm tiêm truyền virus trên phôi gà 9 - 11 ngày tuổi bằng các đường khác nhau: tiêm vào màng nhung niệu ( Chrio Allsntotic Membrane - CAM); vào xoang niệu mô; vào túi

Trang 20

lòng đỏ Trong đó phương pháp cấy vào màng nhung niệu là tốt nhất, virus được nhân lên nhanh chóng và nhiều nhất.

Winterfield và Hitchner (1962) gây nhiễm cho phôi gà 10 ngày tuổi và quan sát thấy: Phôi gà chết trong khoảng 3 - 5 ngày sau khi tiêm Bệnh tích điển hình của phôi gà là: thủy thũng, sung huyết và xuất huyết ở vùng da đùi, đầu và hai bên lườn, xoang bụng phù nề; gan sưng, có điểm hoại tử và xuất huyết Lách nhạt màu, có điểm hoại tử Màng nhung niệu dày và có những điểm xuất huyết

+ Nuôi cấy trên gà mẫn cảm: dùng huyễn dịch túi Fabricius của gà bệnh đem nhỏ mắt, mũi hoặc đưa vào hậu môn gà mẫn cảm 3 - 4 tuần tuổi, sau 3 - 5 ngày quan sát thấy triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như gà nhiễm bệnh trong tự nhiên Gà dưới 3 tuần tuổi cũng có thể gây nhiễm, mặc dù triệu chứng lâm sàng không rõ ràng nhưng suy giảm miễn dịch lại rất nặng nề (Allan và cộng sự, 1984)

+ Nuôi cấy trên môi trường tế bào xơ phôi gà (Chicken Embryo Fibroblast - CEF): virus thường khó thích ứng ngay mà phải tiếp truyền qua nhiều đời liên tục trên phôi gà Đến lúc thích ứng tốt, cấy trên môi trường CEF chúng mới phát triển và gây bệnh tích cho tế bào xơ phôi gà (Mc Ferran và cộng

sự, 1980) Biểu hiện bệnh tích trên CEF là: tế bào tách rời nhau, đa số các tế bào

bị mất nguyên sinh chất, co tròn, nhân còn lại trông như hình quả nho

2.3 Cơ chế sinh bệnh Gumboro

Sau khi virus cường độc Gumboro xâm nhập vào một cá thể nào đó, chỉ cần 1 - 2 ngày sau cả đàn đã mắc bệnh Đầu tiên, bệnh nổ ra ở gà cùng lứa tuổi, sau đó lan sang các ổ gà có độ tuổi khác nhau Virus vào cơ thể gia cầm qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống, qua hệ thống liên kết dưới da như: niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu môn Sau đó, chúng thực hiện quá trình nhân lên cục

bộ, chỉ sau 6 - 8 giờ đã có một lượng virus vào hệ tuần hoàn lần 1 Lúc này virus chưa đủ số lượng lớn để gây nhiễm trùng máu Khi đó, virus được vận chuyển đi khắp cơ thể như đến gan, lách đặc biệt là túi Fabricius Tại các cơ quan này, virus tấn công và tiêu diệt các tế bào Lympho B non của nang bào, chúng nhân

Trang 21

lên gấp bội về số lượng, phá hủy túi Fabricius Trong vòng 48 - 96 giờ, số tế bào Lympho B bị phá hủy và giảm đi rất nhiều, đồng thời xuất hiện một số bệnh tích

vi thể và đại thể trong túi Fabricius và các cơ quan liên quan Kết quả là hệ thống miễn dịch bị tổn thương, sức đề kháng của cơ thể giảm sút nghiêm trọng.Vì thế bệnh Gumboro đã được một số tác giả gọi là " Bệnh suy giảm miễn dịch ở gà" Một số tác giả khác gọi là bệnh "SIDA của gà"

Túi Fabricius là cơ quan đích của virus Gumboro (Hirai và cộng sự, 1979) Để chứng minh rằng túi Fabricius là cơ quan đích của virus Gumboro, Fadley và cộng sự, 1986) đã dùng Ciclophospham để tiêm cho gà 3 ngày tuổi để phá hủy túi Fabricius; Kaufer và cộng sự (1980) dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi Fabricius của gà 4 ngày tuổi Sau đó, các tác giả gây cho gà nhiễm virus Gumboro và quan sát thì không thấy dấu hiệu lâm sàng nào đặc trưng của bệnh và thấy lượng virus trong cơ thể gà giảm đi 1000 lần so với gà đối chứng, trong khi đó 100% số gà đối chứng không cắt bỏ túi Fabricius bị chết Bệnh tích chỉ thấy một số ít tế bào lympho B của tổ chức Lympho bị hoại tử

Khi virus nhân lên với số lượng lớn ở túi Fabricius, chúng được giải phóng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn lần thứ hai gây nhiễm trùng huyết: gà sốt cao uống nhiều nước, sinh loạn khuẩn và dễ mắc các bệnh khác Virus theo máu đến các cơ quan, thích ứng và gây bệnh tích tại các cơ quan đó Lúc này, xuất hiện các phức hợp miễn dịch bệnh lý, đó là kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể, làm thẩm xuất dịch ra khỏi hệ tuần hoàn, gây nên hiện tượng sung huyết, xuất huyết Bệnh tích này thường được thấy ở cơ ngực, cơ đùi, túi Fabricius, lách và gan

Skeeles và cộng sự (1979) đã chứng minh được cơ chế sinh bệnh và bệnh

tích là kết quả của sự hình thành phức hợp miễn dịch Các tác giả cho rằng bệnh tích trong bệnh Gumboro là kết quả của phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể kiểu Arthus với sự có mặt của bổ thể Giả thuyết cho rằng, kháng thể và bổ thể đều thiếu ở gà từ 1 - 3 tuần tuồi cho nên phản ứng Arthus không xảy ra Các

Trang 22

tác giả cho rằng hai tuần tuổi có thể sản sinh ra kháng thể cũng nhanh như gà 8 tuần tuổi Song việc hình thành bổ thể thì lại rất ít, bổ thể ở gia cầm chỉ đạt hàm lượng vừa đủ cho một tuần tuổi, do vậy ít có trường hợp bệnh Gumboro xảy ra trước một tuần tuổi, mặc dù có thể virus Gumboro xâm nhập vào cơ thể gà từ 1 ngày tuổi với liều lượng đủ để gây bệnh Khi lượng bổ thể tham gia hết vào phức hợp gây bệnh thì chu trình bệnh cũng kết thúc, thông thường từ 10 - 12 ngày một chu trình Phức hợp bệnh lý Kháng nguyên - Kháng thể - Bổ thể hình thành cục huyết khối lưu thông trong máu gây tắc mạch, xuất huyết.

Theo Kosters và cộng sự (1972) thì virus Gumboro tác động làm tăng thời gian đông máu gây nên hiện tượng bệnh lý đông máu Do vậy, trong hệ tuần hoàn xuất hiện các cục huyết khối có kích thước khác nhau làm nghẽn mao mạch dẫn đến hiện tượng sung huyết và xuất huyết Skeeles và cộng sự (1980) phát hiện trước 17 ngày tuổi cơ thể gia cầm không có xu hướng nhạy cảm với bệnh lý đông máu tạo huyết khối, sau đó tính bệnh lý này càng tăng và thông thường ở khoảng 42 ngày tuổi hiện tượng đông máu tăng lên cao nhất nên có bệnh tích sung huyết, xuất huyết điển hình

2.4 Triệu chứng bệnh tích bệnh Gumboro

2.4.1 Triệu chứng lâm sàng bệnh Gumboro

Bệnh xảy ra nhanh, tỷ lệ ốm cao, tỷ lệ chết theo hình chuông và hồi phục nhanh là những triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh này

Đối với gà mẫn cảm, thời gian nung bệnh rất ngắn, thường chỉ 2-3 ngày sau khi bị nhiễm Theo Helmboldt và Garner (1964) thấy rằng những biến đổi vi thể ở túi Fabricius xuất hiện trong vòng 24 giờ Bằng kĩ thuật huỳnh quang, Muller và cộng sự (1979) đã thấy virus ở đại thực bào và lympho bào sau khi nhiễm 4 - 5 giờ Các tế bào nhiễm virus xuất hiện ở túi Fabricius trong vòng 11 giờ sau khi nhiễm qua đường miệng và chỉ 6 giờ sau đã thấy virus nhân lên trong túi Fabricius

Trang 23

Một trong những triệu chứng lâm sàng đầu tiên là gà tự quay đầu gại mỏ vào hậu môn Cosgrove (1962) đã mô tả bệnh là: gà sốt cao, lông vũ quanh hậu môn bẩn, phân có nhiều nước trong hoặc lẫn muối Urat màu trắng, gà bỏ ăn, mệt mỏi, run rẩy, lông xơ xác, nằm sụp xuống, mất nước, thời kì cuối nhiệt độ giảm thấp hơn bình thường, gà kiệt sức rồi chết.

Do mất nước nên gà uống nhiều nước và càng ỉa chảy nhiều dẫn đến sự mất cân bằng điện giải về sự trao đổi giữa ion và nước ở gà Diễn biến chết ở gà

bị bệnh Gumboro bắt đầu cuối ngày thứ 2 sau khi nhiễm virus và đỉnh cao vào ngày 3 - 4 và một phần vào ngày thứ 5, hồi phục trong vòng 5 - 7 ngày và đến ngày 9 - 10 thì dừng lại Tỷ lệ ốm lên đến 100% số gà trong đàn, có khi không

có con chết nhưng tỷ lệ chết có thể lên đến 5 - 30% hoặc trên 50% đàn gà bị nhiễm bệnh tùy theo độc lực của virus và mức độ mẫn cảm của gà (Phạm Hương Loan, 2010)

Biến đổi ở ruột khá đa dạng, phong phú: Lúc đầu căng đầy nước hoặc chất lỏng, sau chứa dịch nhầy trắng đục hoặc chất nhớt vàng xanh Đặc biệt là viêm xuất huyết tràn lan dọc theo suốt đường ruột đến tận hậu môn

Thận sưng to màu nâu thẫm nổi rõ những điểm hoặc đám xuất huyết, có muối Urat đọng trong ống dẫn niệu nhưng bệnh tích ở thận chỉ gặp ở những gà

Trang 24

bị chết hoặc bệnh đang tiến triển (Cosgrove, 1962) Đến nay bệnh tích ở thận được coi là rất thấp, chỉ chiếm 5% (Helmboldt và Garner, 1964).

Theo Fadley và công sự (1986); Kaufer và Weiss (1980) đã chứng minh túi Fabricius là cơ quan đích đầu tiên của virus Gumboro, tại đây thể hiện bệnh tích đặc trưng nhất của bệnh này

* Về màu sắc: Túi Fabricius bình thường có màu trắng ngà.Vào ngày thứ

2 hoặc thứ 3 sau khi nhiễm bệnh, túi Fabricius có thẩm dịch như keo Gelatin màu vàng bao phủ thanh mạc (mặt ngoài) túi Túi Fabricius bị sưng, các múi ở túi lồi ra, màu trắng ngà của túi chuyển sang màu vàng kem Hiện tượng thẩm dịch mất đi khi kích thước túi Fabricius trở lại bình thường và túi có màu xám ghi khi bị teo đi

* Về kích thước: Độ lớn của túi Fabricius tuy có trọng lượng khác nhau

ở các dòng, giống gà khác nhau, nhưng trong cùng một giống gà chúng tương đương nhau về khối lượng Trọng lượng trung bình của túi Fabricius ở gà bình thường tăng dần từ lúc mới nở cho tới 10 tuần tuổi Từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 24, túi ổn định cùng 1 kích cỡ, sau đó túi teo dần và biến mất khi gà đạt 28 tuần tuổi

Mổ khám túi Fabricius ở ngày thứ 2 sau khi nhiễm bệnh thấy túi Fabricius đã sưng to gấp rưỡi so với bình thường nằm gọn trong bao dịch nhầy Nhìn từ ngoài vào thấy rất nhiều các điểm xuất huyết, bổ đôi túi thấy các nếp nhăn không đều, niêm mạc bề mặt của túi xuất huyết rất rõ, thành từng đám hoặc từng vệt

Vào ngày thứ ba sau khi nhiễm bệnh túi Fabricius bắt đầu tăng về kích thước và trọng lượng do thủy thũng và xuất huyết (ứng với khoảng thời gian 48

- 72 giờ sau khi nhiễm, kích thước túi Fabricius tăng gấp 2 - 3 lần bình thường) Vào ngày thứ 4 sau khi nhiễm, kích thước túi Fabricius vẫn còn lớn gấp bình thường Ngày thứ 5, trọng lượng túi trở lại bình thường và tiếp tục teo đi, đến ngày thứ 8 chỉ còn 1/3 so với trọng lượng túi Fabricius ban đầu (Lê văn Năm,

Trang 25

2004) Có một quy luật là khi túi sưng to luôn đi kèm theo xuất huyết niêm mạc

và thẩm dịch vào lòng túi Khi cắt đôi túi Fabricius thấy bên trong túi có chất màu vàng chanh, các nếp gấp múi to và rõ hơn, kể các xác virus chết được phản ứng viêm tạo ra một chất nhầy màu trắng ngà như bã đậu, khô và dễ nát

Những quan sát mới nhất cho thấy có một số biến chủng thuộc seroptype

I, khi gây bệnh chúng tàn phá túi Fabricius nhanh đến mức túi không kịp sưng lên mà teo đi ngay (Rosenberger và Clound, 1985)

Như vậy, nếu những ổ dịch cấp tính xảy ra ở những đàn gà hoàn toàn mẫn cảm thì việc chẩn đoán bệnh cần đặc biệt chú ý tới sự biến đổi của túi Fabricius

và hệ cơ Trong quá trình tiến triển của bệnh thì túi Fabricius sưng rất to, các nếp nhăn không đều luôn kèm theo xuất huyết niêm mạc ở thời kì đầu Vào thời

kì cuối túi Fabricius teo và luôn luôn kèm theo một nội chất như bã đậu Trong một đàn gà bệnh xảy ra không đồng đều, có thể ở cá thể này túi Fabricius đang sưng, ở cá thể khác túi đã teo đi

Gà bị bệnh ở tuổi rất non hoặc đã có mang kháng thể Gumboro thụ động

từ mẹ truyền thì gà bệnh thường ít biểu hiện lâm sàng Gà mọi lứa tuổi bị nhiễm các biến chủng của virus Gumboro chỉ có thể chẩn đoán phát hiện bằng kiểm tra bệnh tích vi thể hoặc phân lập virus

tế bào lympho Bình thường túi Fabricius được cấu tạo bởi các nang có hình ngũ giác hoặc lục giác và phân cách nhau bởi những vách ngăn rõ rệt Khi bị virus

Trang 26

Gumboro tấn công các nang túi giãn rộng hoặc thu hẹp và có hình tròn, hình chữ nhật, hình ovan Các tế bào Lympho trung tâm của nang bị thoái hóa, hoại tử, chết đi được thay thế bởi các tế bào dị ái tính (Heticulendodotelial Cells) và các

tế bào hệ thống lưới nội mô tăng sinh RES ( Reticulo Endothelial Systems Cells), chỉ còn ít các tế bào Lympho tập trung ở vùng ngoại vi của nang hoặc không còn Lympho Tất cả các nang túi đều bị hủy hoại trầm trọng vào ngày thứ

ba hoặc bốn sau khi nhiễm, sự hủy hoại vùng tủy của nang túi bắt đầu Khoang rỗng giữa các nang nới rộng, đồng thời diện tích các nang hẹp lại Các tế bào dị

ái tính, tế bào Plasma và RES bắt đầu bị thực bào, đó cũng là lúc xuất hiện quá trình tiêu viêm, tiêu bào làm sạch các nang Lúc này có sự tăng sinh mạnh các tế bào xơ trong nang túi làm cho diện tích các nang bị hẹp lại và cấu trúc túi trở nên dày, dai và xơ (Cheville, 1967)

Ở giai đoạn viêm sưng (48 - 72 - 96 giờ sau nhiễm), các tế bào biểu mô bề mặt niêm mạc túi tăng sinh, tế bào hình trụ sản xuất ra nhiều chất nhầy Mucin

đỏ vào lòng túi Fabricius làm cho các dịch thẩm xuất có bọt màu vàng Do tác động của virus và hậu quả của quá trình viêm làm cho tính bán thấm mao mạch thay đổi, dịch thẩm xuất vào lòng mạch ngày càng nhiều Hậu quả làm tăng áp lực chèn ép lên các mao mạch, khiến các mao mạch bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ gây sung huyết hoặc xuất huyết Trên mặt niêm mạc túi, các tế bào hình trụ bị biến đổi, thoái hóa và xuất hiện nhiều tế bào hình khối, đồng thời có nhiều vết lõm ăn sâu vào niêm mạc

Nagi và cộng sự (1983), đã nghiên cứu bề mặt túi Fabricius và thấy rằng: Sau 48 giờ nhiễm IBDV, các vi nhung (Microvillis) trên tế bào biểu mô bắt đầu giảm, đến 72 giờ tế bào biểu mô trần trụi không còn vi nhung nữa và từ 96 giờ trở

đi thì các tế bào hình trụ thoái hóa, tạo nên các hốc lõm ăn sâu vào niêm mạc

Lách cũng có biến đổi vi thể rất sớm, chủ yếu là sự tăng sinh các tế bào lưới nội mô - RES (Reticulo endothelial System Cells) trong giai đoạn 1 - 3 ngày đầu Ngày thứ 3 sau khi nhiễm xuất hiện hoại tử các tế bào Lympho ở vùng

Trang 27

nang mầm và xung quanh các mao mạch làm cho lách giảm đi về khối lượng và trở về kích thước ban đầu Do lách phục hồi khá nhanh và không gây hại cho nang mầm, nên chúng ta xét nghiệm bệnh tích vào những ngày cuối của quá trình phát triển bệnh thì ít khi thấy sự biến đổi của nó.

Tuyến ức và hạch hạnh nhân cũng biểu biện một vài biến đổi trong các

mô Lympho ở giai đoạn đầu của bệnh Nhưng cũng như lách, các biến đổi không tồn tại lâu và phục hồi càng sớm hơn Biến chủng A đã gây bệnh tích ở tuyến nhẹ hơn là chủng chuẩn (Sharma và cộng sự, 1989)

Gan cũng có sự tăng sinh đại thực bào đơn nhân xung quanh các mạch ngoại vi Tuyến Harder biến đổi mạnh, thường tuyến này tập trung nhiều tương bào, nhưng khi bị bệnh Gumboro thì lượng tương bào giảm xuống từ 5 - 10 lần, song được phục hồi sau 14 ngày (Lê Văn Năm, 1997)

Các bệnh tích vi thể ở thận là không đặc trưng và có thể do sự mất nước trầm trọng gây ra Theo Helmboldt và Garner (1964) thấy rằng bệnh tích ở thận chỉ chiếm dưới 5% số gà được kiểm tra Đó là sự tăng sinh các tế bào Heterophil nhưng không phải dấu hiệu để chẩn đoán

2.5 Chẩn đoán bệnh Gumboro

2.5.1 Phương pháp dịch tễ học

Những vụ dịch Gumboro cấp tính rất dẽ phát hiện với các đặc điểm như lây lan trực tiếp, bệnh xảy ra nhanh, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao, thời gian diễn biến bệnh ngắn

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng điển hình như: Gà sốt cao, uống nhiều nước, giảm ăn, nằm la liệt, ỉa chảy phân nhớt xanh vàng, xanh trắng Quá trình phát bệnh rất nhanh, tỷ lệ chết cao, song bệnh cũng nhanh chóng kết thúc, gà hồi phục nhanh và trở lại bình thường sau 8 - 10 ngày sau khi nhiễm bệnh (Lê Văn Năm, 1997)

Trang 28

2.5.3 Phương pháp giải phẫu bệnh lý

- Tổ chức cơ nhanh khô Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực

- Xuất huyết dạ dày tuyến

- Viêm xuất huyết đường ruột

- Biến đổi đặc trưng của túi Fabricius: sưng to, xuất huyết niêm mạc, sang ngày thứ 5 bắt đầu teo đi và có nội chất như bã đậu (Lê Văn Năm, 1997)

2.5.4 Phương pháp phân lập xác định mầm bệnh

Bệnh phẩm là túi Fabricius được nghiền nhuyễn với nước sinh lý thành huyễn dịch 1/10, xử lý kháng sinh, đông tan 3 lần tách kháng nguyên ra khỏi tế bào, đem ly tâm 3000 vòng/phút, lấy phần nước trong ở trên Kháng nguyên này đem tiêm truyền cho phôi gà, môi trường tế bào hay gà mẫn cảm để phân lập mầm bệnh Virus Gumboro gây bệnh tích chết phôi sau 3 - 5 ngày Việc phát hiện và giám định sớm sự hiện diện của virus rất quan trọng

Để cấy truyền virus cho gà mẫn cảm, người ta gây nhiễm cho gà 3 - 4 tuần tuổi bằng huyễn dịch có chứa virus qua các đường mắt, mũi, hậu môn Quan sát các triệu chứng lâm sàng sau 48 - 72 giờ, mổ gà và quan sát bệnh tích bên trong, đặc biệt là túi Fabricius

2.5.5 Phương pháp chẩn đoán phân biệt

Bệnh Gumboro cần chẩn đoán phân biệt với:

- Bệnh Newcastle: Gà mắc ở mọi lứa tuổi Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết ở dạ dày tuyến, ruột bị xuất huyết và loét

- Hội chứng viêm thận do nhiều nguyên nhân: Thận bị sưng có thể thấy ở đàn gà thiếu nước uống, nhiễm độc muối ăn Trong những trường hợp này ngoài thận sưng ra còn thấy thận khô, dễ bóc tách

- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis - IB): Gà khó thở trầm trọng Với bệnh tích đặc trưng: Viêm niêm mạc mũi, viêm xoang, khí phế quản sung huyết chứa nhiều dịch nhớt lẫn bọt khí, túi khí bị mờ đục hoặc có nhiều dịch thủy thũng màu vàng

Trang 29

- Viêm sưng thận còn thấy ở bệnh thiếu Vitamin A, viêm thận do virus, nhưng ở chúng không có những biến đổi điển hình ở cơ và túi Fabricius

- Các trường hợp teo túi huyệt có thể quan sát thấy ở bệnh Marek Việc teo túi Fabricius thường thấy ở gà lớn tuổi và luôn kèm theo các bệnh tích khối u Bệnh do thức ăn nhiễm nấm mốc Aflatoxin cũng gây teo túi Fabricius, nhưng bệnh tích đặc trưng thường thấy ở gan (gan xuất huyết, thoài hóa mỡ), thận xuất huyết

2.5.6 Phương pháp huyết thanh học

- Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay): là phương pháp tiên tiến cho kết quả nhanh Dùng phương pháp này có thể kiểm tra nhiều mẫu cùng một lúc, phát hiện và đánh giá hàm lượng kháng thể đặc hiệu của kháng nguyên có trong huyết thanh, nhằm xây dựng chương trình sử dụng vaccine phòng bệnh cho gà, đơn giản và dễ thực hiện phổ biến khá rộng rãi trong thực tế sản xuất Tuy nhiên phương pháp này không phân biệt được kháng thể thuộc serotype I hay serotype II (Kumar và cộng sự,1991)

- Phản ứng trung hòa virus (VN hoặc SN): phản ứng này không những để phát hiện bệnh Gumboro mà còn dùng nó vào mục đích phân biệt, định tính, các serotype và biến chứng của nó Ngoài ra, phản ứng trung hòa virus được dùng rộng rãi trong việc xác định mức độ đáp ứng miễn dịch của gà đối với vaccine Thông thường, phản ứng này được thực hiện trên tế bào xơ phôi gà 1 lớp hoặc trực tiếp trên gà mẫn cảm Phản ứng trung hòa virus rất nhạy nhưng chi phí cao

và thời gian cho kết quả chậm

- Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch (APG): là phản ứng đơn giản,

dễ làm,cho kết quả nhanh, được dùng rộng rãi trong chẩn đoán phát hiện kháng nguyên hay kháng thể IBD

- Phương pháp chẩn đoán bằng kĩ thuật sinh học phân tử

+ Chẩn đoán bằng que nhúng (Dipstick): nguyên lý như phản ứng ELISA nhưng sử dụng thuận tiện, cho kết quả nhanh

Trang 30

+ Chẩn đoán bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction - phản ứng tổng hợp dây truyền nhờ polymerase): cho kết quả chính xác.

- Chẩn đoán nhanh bằng miễn dịch học sắc kí (Immuno chromatographic Test - ICT)

- Chẩn đoán bằng kĩ thuật RT - PCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction)

Túi Fabricius và tuyến ức (Thymus) là hai cơ quan trung tâm của hệ thống tạo miễn dịch của gia cầm Túi Fabricius ở gà là trung tâm tạo tế bào Lympho B đóng vai trò quyết định trong miễn dịch dịch thể, cơ quan dạng Lympho, đây là

cơ quan biệt hóa tế bào Lympho B chưa chín thành Lympho B chín trong hoạt động miễn dịch dịch thể Tuyến ức tạo tế bào Lympho T và đóng vai trò quyết định trong miễn dịch tế bào

Đối với bệnh Gumboro, miễn dịch dịch thể đóng vai trò chủ yếu và quan trọng nhất nên ở phần này chúng tôi chỉ đề cập đến miễn dịch dịch thể chống bệnh Gumboro ở gà

Trong quá trình phát triển của phôi, túi Fabricius vừa hình thành thì đồng thời tiếp nhận phôi nguyên bào từ lòng đỏ đến để biệt hóa thành tế bào Lympho

B Vào ngày thứ 8 - 14 sau khi ấp, các nguyên bào Lympho B đã tập trung với

số lượng lớn trong các nang tuyến của túi Fabricius Ngày 16 - 17, các tế bào Lympho B đã trở nên thành thục và bắt đầu theo máu di chuyển đến tổ chức Lympho lần thứ 2 như: Gan, lách, hạch manh tràng Sau khi gà nở, Lympho B tăng nhanh về số lượng và đạt đến đỉnh cao vào lúc gà 21 ngày tuổi

Trang 31

Khi các kháng nguyên đi vào cơ thể, chúng sẽ được chọn lọc và gắn với Lympho B chín là một trong những điều kiện cơ bản cho sự phát triển đáp ứng miễn dịch dịch thể.

Khi kháng nguyên gắn vào các SIg trên tế bào Lympho B sẽ hình thành phức hợp "Kháng nguyên - SIg", các phức hợp này sẽ di động giữa các lớp của màng tế bào và nhanh chóng tụ lại ở một cực của tế bào, làm xuất hiện hình ảnh

tế bào "đội nón" (Capoing)

Các tế bào Lympho B sau khi được kháng nguyên kích thích, chúng phân chia rồi biệt hóa thành các tương bào (Plasmocyte) Đây là những tế bào trực tiếp sản sinh ra kháng thể Quá trình này phụ thuộc vào sự kích thích của kháng nguyên và sự hỗ trợ của tế bào Lympho T Kháng thể dịch thể là các globulin miễn dịch (Ig - Immunoglobulin): IgA, IgE, IgD, IgM, IgG sẽ tham gia vào các quá trình đáp ứng miễn dịch khác nhau

Các kháng thể dịch thể tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định Trong thời gian đó, nếu có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể thì kháng thể đặc hiệu

sẽ kết hợp với kháng nguyên đó tạo thành một phức hợp kháng nguyên - kháng thể, kết quả là kháng nguyên bị loại trừ Tất nhiên, khi kháng nguyên kích thích thì kháng thể không được sản sinh ngay mà phải qua một thời gian nhất định, thường là 5 - 7 ngày và đạt hàm lượng cao nhất sau 15 - 21 ngày, sau đó duy trì một thời gian rồi giảm dần trong vài tháng hoặc vài năm (phụ thuộc vào nhiều yếu tố)

Khi kháng nguyên đưa vào cơ thể lần sau gọi là phương pháp "kháng nguyên nhắc nhở" thì thời gian sinh kháng thể sẽ sớm hơn và kháng thể sẽ sinh

ra nhiều hơn Nhờ vai trò đặc biệt của các tế bào B "nhớ" và T "nhớ" Đây là hiện tượng "trí nhớ miễn dịch" Dựa trên cơ chế này người ta áp dụng cho việc

"tiêm phòng nhắc nhở" tạo miễn dịch cao cho đàn gà

Trang 32

Sự hình thành kháng thể và quá trình đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: trạng thái sức khỏe của cơ thể, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng quan trọng nhất là phụ thuộc vào bản chất kháng nguyên.

Cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm khác, miễn dịch chống bệnh Gumboro gồm nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là phải tạo miễn dịch chủ động và miễn dịch bị động cho đàn gà

Về nguyên lý, miễn dịch học bệnh Gumboro yêu cầu chặt chẽ sự phối hợp của hai loại miễn dịch chủ động và bị động để tạo sự miễn dịch bảo vệ cho gà dưới 6 tuần tuồi, đây là độ tuổi mẫn cảm với virus Gumboro

2.6.1 Miễn dịch thụ động

Gà con có được miễn dịch là do nhận được kháng thể dịch thể đặc hiệu lớp IgG truyền từ mẹ qua lòng đỏ trứng IgG của gà mẹ có miễn dịch theo đường máu tới ống dẫn trứng, qua lớp biểu mô đi vào túi lòng đỏ của trứng trong giai đoạn đang hình thành Đến ngày thứ 11 sau khi ấp phôi, gà đã phát triển hoàn chỉnh thì lòng đỏ trứng qua nội bì vào mạch máu tới gà con và tồn tại trong một thời gian

Kháng thể thụ động có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của virus cường độc Gumboro và phát sinh bệnh ở gà con trong những ngày tuổi đầu, chống lại

sự suy giảm miễn dịch do virus Gumboro gây ra Nhưng gà 1 ngày tuổi có kháng thể thụ động cao, túi Fabricius không được bảo vệ với virus cường độc Gumboro Theo Lukert và Rifuliadi (1979) đã làm thí nghiệm công cường độc virus Gumboro cho gà con 1 ngày tuổi có hiệu giá kháng thể trung hòa bình quân là 1 : 654 và cho biết đã phân lập lại được virus cường độc Gumboro ở vùng trung tâm nang túi ngay sau khi gây nhiễm 3 ngày và virus tồn tại tới 14 ngày tuổi Đây là lý do tại sao ở những vùng không an toàn dịch người ta khuyên các nhà chăn nuôi nên sử dụng loại vacine nhược độc cho gà con 1 ngày tuổi ngay tại nhà ấp, trước khi cho gà con tiếp xúc với môi trường (Rhone Merieux, 1992) Liều này không có ý nghĩa kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch

Trang 33

chủ động phòng bệnh Gumboro, mà chỉ để đảm bảo cho túi Fabricius của gà con đều được virus vaccine chiếm lĩnh thay cho việc túi Fabricius bị virus cường độc tấn công.

Hàm lượng kháng thể thụ động trong cơ thể gà con phụ thuộc vào khoảng thời gian từ khi dùng vaccine cho gà mẹ đến khi lấy trứng và hiệu giá kháng thể

gà mẹ truyền cho gà con

Theo Skeeles và cộng sự (1980), đàn gà bố mẹ được tiêm vaccine nhũ dầu

có khả năng truyền cho gà con một lượng kháng thể tương đương với 90% lượng kháng thể ở gà mẹ tính theo hiệu giá kháng thể trung hòa

Theo Baxendale và Lutticken (1981) dùng vaccine vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh Gumboro cho gà bố mẹ sẽ kích thích tạo ra lượng kháng thể thụ động ở gà con đủ bảo hộ chúng trong 4 đến 5 tuần đầu, trong khi nếu tiêm cho gà mẹ vaccine nhược độc thì kháng thể thụ động ở gà con chỉ tồn tại và bảo hộ cho chúng từ 1 đến 3 tuần đầu

Theo Lucio và Hitchner, (1979) khi hiệu giá kháng thể trung hòa Gumboro nhỏ hơn 1 : 100 thì 100% gà mẫn cảm với virus Gumboro, nghĩa là đàn gà có khả năng nhiễm bệnh Hiệu giá từ 1 : 100 đến 1 : 600 đàn gà được bảo

hộ 40%, còn nếu hiệu giá trung hòa từ 1/600 trở lên thì đàn gà chắc chắn được bảo hộ

Menender - NA và cộng sự (1986) đã nghiên cứu gà mái đẻ 34 - 64 tuần, tiêm vaccine Gumboro sống trong quá trình phát triển và tiêm vaccine chết ở tuần 20 thấy gà con có kháng thể bảo hộ đến hết ngày thứ 14 Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng rộng rãi vaccine Gumboro vô hoạt để tiêm phòng cho đàn gà giống trước khi vào đẻ ( khi gà được 18 tuần) và cứ sau 24 tuần thì nhắc lại nhằm nâng cao hàm lượng kháng thể đặc hiệu trong cơ thể gà mẹ, tạo kháng thể thụ động trong cơ thể gà con trong những ngày mới nở

Ngày đăng: 25/12/2014, 20:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đái Duy Ban, (1990). Sử dụng kỹ thuật tế bào nghiên cứu sản xuất vaccine Gumboro phòng bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải ở gà và nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp nhà nước. Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng kỹ thuật tế bào nghiên cứu sản xuất vaccine "Gumboro phòng bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải ở gà và nghiên cứu ứng "dụng ở Việt Nam
Tác giả: Đái Duy Ban
Năm: 1990
14. Trần Thị Tố Liên (1996). Nghiên cứu chế tạo kháng nguyên Gumboro để chẩn đoán bệnh bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch. Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà Nội 1996, 8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chế tạo kháng nguyên Gumboro để chẩn "đoán bệnh bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch
Tác giả: Trần Thị Tố Liên
Năm: 1996
15. Phạm Hương Loan (2010). Khảo sát một số chỉ tiêu của vaccine Hipragumboro- GM97. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số chỉ tiêu của vaccine Hipragumboro-"GM97
Tác giả: Phạm Hương Loan
Năm: 2010
16. Phan Văn Lục và Trần Thị Liên (1998). Vaccine Gumboro nhược độc đông khô 2512 với ứng dụng phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm. Khoa học kỹ thuật thú y, 4(2), 78-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vaccine Gumboro nhược độc đông khô "2512 với ứng dụng phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Phan Văn Lục và Trần Thị Liên
Năm: 1998
17. Lê Văn Năm (2004). Bệnh Gumboro ở gà và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh Gumboro ở gà và biện pháp phòng trị
Tác giả: Lê Văn Năm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2004
18. Nguyễn Thị Tâm (2003). Thử nghiệm vaccineGumboro vô hoạt nhũ dầu Việt Nam cho đàn gà nuôi tại Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm vaccineGumboro vô hoạt nhũ dầu Việt "Nam cho đàn gà nuôi tại Vĩnh Phúc
Tác giả: Nguyễn Thị Tâm
Năm: 2003
21. Tổng cục thống kê Việt Nam. Niên giám thống kê 1996. Nhà xuất bản thống kê 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 1996
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê 1997
22. Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Tiến Dũng (1989). Kết quả chẩn đoán bệnh Gumboro ở trại gà. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 169-171II. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chẩn đoán bệnh Gumboro ở trại "gà
Tác giả: Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 1989
23. Alexander, D.J., (1991). Newcacstle disease and other paramyxo virus infection. In disease of poultry, Iowa State university press, Ames, Iowa, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Newcacstle disease and other paramyxo virus infection. "In disease of poultry
Tác giả: Alexander, D.J
Năm: 1991
24. Allan G.M., Mc Nulty M.S. and Connor T.J. (1984). Rapid diagnosis of infectious bursal disease by immunofluruescence on clinical materrial. Avian. Path. 13:419-427 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rapid diagnosis of infectious "bursal disease by immunofluruescence on clinical materrial. Avian. Path
Tác giả: Allan G.M., Mc Nulty M.S. and Connor T.J
Năm: 1984
25. Allan W.H., M.T. Faragner and G.A. Cullen (1972). Immunosuppession by the infectius bussal agent in chicken immunized against Newcastle diseae. Vet Rec 90: 511-512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Immunosuppession by the "infectius bussal agent in chicken immunized against Newcastle diseae
Tác giả: Allan W.H., M.T. Faragner and G.A. Cullen
Năm: 1972
26. Anderson W. I., Reid W. M., Lukert P. D. and Fletcher O. J (1978). Influence of infectious bursal disease on the development of imminity to Eimeria tenella.Avivan Dis, 21: 637-641 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Influence of "infectious bursal disease on the development of imminity to Eimeria tenella
Tác giả: Anderson W. I., Reid W. M., Lukert P. D. and Fletcher O. J
Năm: 1978
27. Baxendale W. D. Lutticken (1981). The requits of field trains with an inactivated Gumboro vaccine Sách, tạp chí
Tiêu đề: The requits of field trains with an inactivated
Tác giả: Baxendale W. D. Lutticken
Năm: 1981
28. Benton W.J., M.S Conven and J.K. Rogenberger (1987). Studies on the transmission of the infectious bursal agent (IBA) of chickens Avian dis, 11:430-438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studies on the transmission "of the infectious bursal agent (IBA) of chickens Avian dis
Tác giả: Benton W.J., M.S Conven and J.K. Rogenberger
Năm: 1987
29. Brown F (1986). The classification and nomenclature of viruses: sumary of results of meetings of the international committee on Taxonomy of viruses in Sendal september 1984. Intervirology 25, 141-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The classification and nomenclature of viruses: sumary of results "of meetings of the international committee on Taxonomy of viruses in Sendal "september 1984
Tác giả: Brown F
Năm: 1986
30. Chellive, N.F., (1967). Studies on the pathogenesis of Gumboro disease in the bursal of Fabricius, spleen and Thymus of the chicken Am.J.Pathol. 51: 527- 551 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studies on the pathogenesis of Gumboro disease in the "bursal of Fabricius, spleen and Thymus of the chicken
Tác giả: Chellive, N.F
Năm: 1967
31. Cosgrove, A.S., (1962). An apparrently new disease of chicken - Avian nephrosis. Avian Dis. 32:282-287 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An apparrently new disease of chicken - Avian nephrosis
Tác giả: Cosgrove, A.S
Năm: 1962
32. Dobos P. (1979). Peptide map comparison of the proteins of infectious bursal disease virus. J. Virol. 32: 1046-1050 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peptide map comparison of the proteins of infectious bursal "disease virus
Tác giả: Dobos P
Năm: 1979
33. Fadley k.J., IJ O Donell and T.J. Bagust (1986). Antibody to 32k structural protein of infectious bursal disease virus neutralizes viral infectivity in vitro and confers protection on young chickens J.Gen, Virol. 46: 2693-2702 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antibody to 32k structural "protein of infectious bursal disease virus neutralizes viral infectivity in vitro "and confers protection on young chickens
Tác giả: Fadley k.J., IJ O Donell and T.J. Bagust
Năm: 1986
34. Firth, G.A. (1974). Occurrence of an infectious bursal syndrome within an Australia poultry flock. Australian veterinary Journal 50: 128-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Occurrence of an infectious bursal syndrome within an "Australia poultry flock
Tác giả: Firth, G.A
Năm: 1974

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w