Kết quả xác định chỉ tiêu hiệu lực của vaccine UPM93 khi sử dụng

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp (Trang 51 - 54)

3. Phương pháp sử lý số liệu

4.3.1. Kết quả xác định chỉ tiêu hiệu lực của vaccine UPM93 khi sử dụng

đàn gà bằng phản ứng ELISA

4.3.1. Kết quả xác định chỉ tiêu hiệu lực của vaccine UPM93 khi sử dụng cho đàn gà bằng phản ứng ELISA đàn gà bằng phản ứng ELISA

Một vaccine được lưu hành ở một quốc gia ngoài chỉ tiêu vô trùng, an toàn, thì một đặc tính quan trọng đó là hiệu lực của vaccine. Tính hiệu lực nói lên khả năng bảo hộ động vật sau khi sử dụng vaccine. Vì vậy, việc đánh giá tính hiệu lực của vaccine là một yếu tố không thể thiếu, để quyết định có dùng vaccine đó hay không. Theo Lukert và cộng sự (1986), sự xuất hiện kháng thể dịch thể Gumboro trong máu có thể phát hiện và định lượng bằng các phản ứng huyết thanh học. Vì vậy, để đánh giá tính hiệu lực của vaccine UPM93, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp. Đó là dùng phản ứng ELISA để định lượng kháng thể Gumboro trong huyết thanh của đàn gà được sử dụng vaccine UPM93 và phương pháp công cường độc.

Khi gà được 26 ngày tuổi tiến hành chủng vaccine lần 2. Để kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vaccine UPM93, chúng tôi tiến hành lấy mẫu máu ngẫu nhiên 50 con ở lô miễn dịch và 30 con ở lô đối chứng tại các thời điểm 14, 21 ngày sau khi chủng vaccine lần 2, sau đó chắt lấy huyết thanh kiểm tra hàm lượng kháng thể Gumboro bằng phản ứng ELISA. Kết quả thu được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro của đàn gà lúc 40 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA Hiệu giá

kháng thể

Lô đối chứng (n=30) Lô miễn dịch (n=50) Số mẫu Tỷ lệ % Kết quả (+/-) mẫuSố Tỷ lệ % Kết quả (+/-)

<100 4 13,33 - 5 10 - 100-200 14 46,67 - 2 4 - 200-300 0 0 - 0 0 - 300-400 9 30 - 2 4 - 400-500 0 0 1 2 + 500-600 3 10 + 5 10 + 600-700 0 0 0 0 700-800 0 0 0 0 + 800-900 0 0 5 10 + >900 0 0 30 60 Tổng 30 100 50 100

Kết quả ở bảng 4.6 cho ta thấy:

- Ở lô đối chứng: lúc 40 ngày tuổi hay 14 ngày sau khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm tỷ lệ dương tính (+) là rất thấp. Trong 30 mẫu kiểm tra chỉ có 3 mẫu cho kết quả ELISA dương tính, tương đương tỷ lệ 10 %. Có tới 90% không được bảo hộ, hơn nữa hàm lượng kháng thể cũng rất thấp, có 46,67 % mẫu gà hàm lượng kháng thể chỉ nằm trong khỏang 100-200.

- Ở lô miễn dịch: lúc 40 ngày tuổi hay 14 ngày sau khi gây miễn dịch lần 2 hiệu giá kháng thể lên khá cao. Kiểm tra 50 mẫu huyết thanh thấy có

41 mẫu cho kết quả phản ứng ELISA dương tính, chiếm tỷ lệ 82%. Trong đó, có tới 30 mẫu đạt hiệu giá kháng thể >900, chiếm 60%.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro của đàn gà lúc 47 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA Hiệu giá

kháng thể

Lô đối chứng Lô miễn dịch

Số mẫu Tỷ lệ % Kết quả (+/-) Số mẫu Tỷ lệ % Kết quả (+/-) <100 4 13,33 - 2 4 - 100-200 17 56,67 - 2 4 - 200-300 0 0 - 1 2 - 300-400 8 26,67 - 1 2 - 400-500 0 0 2 4 + 500-600 1 3,3 + 5 10 + 600-700 0 0 2 4 + 700-800 0 0 3 6 + 800-900 0 0 5 10 + >900 0 0 27 54 + Tổng 30 100 50 100 Bảng 4.7. cho ta thấy rằng:

- Ở lô đối chứng: thời điểm 47 ngày tuổi hay 21 ngày sau khi nhỏ vaccine lần 2(26 ngày tuổi) thì khả năng bảo hộ là rất thấp. Chỉ còn 1/30 mẫu còn khả năng bảo hộ với bệnh Gumboro, chiếm tỷ lệ 3,3%.

- Ở lô miễn dịch: thời điểm 47 ngày tuổi hay sau khi nhỏ vaccine lần 2 (26 ngày tuổi) tỷ lệ bảo hộ lên rất cao, đạt tới 88%. Đây là hàm lượng kháng thể

chủ động do vaccine kích thích cơ thể gà sản sinh ra. Điều này được lý giải bởi vai trò của các tế bào nhớ miễn dịch. Khi bị kháng nguyên kích thích lần đầu (nhỏ vaccine lần 1), cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch sơ cấp, tế bào có thẩm quyền miễn dịch đã hình thành các tế bào sinh kháng thể và hình thành các "tế bào nhớ" miễn dịch (lympho B nhớ, và lympho T nhớ). Khi kháng nguyên kích thích lần sau (nhỏ vaccine lần 2, cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch thứ cấp, các tế bào lympho B nhớ, và lympho T nhớ phát triển nhanh, mạnh đã tạo ra lớp tế bào sản xuất kháng thể nhanh và nhiều hơn nên kháng thể xuất hiện sớm và nhiều gấp nhiều lần so với lần đầu. Đây là hiện tượng trí nhớ miễn dịch. Nhờ đó mà tỷ lệ bảo hộ đàn gà phòng bệnh Gumboro tăng cao.

So sánh khả năng bảo hộ cho đàn gà giữa lô đối chứng và lô an toàn thấy có sự khác biệt rõ ràng (p < 0,05) ở cả 2 lần kiểm tra hàm lượng kháng thể.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w