Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động tại thờ

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp (Trang 44 - 47)

3. Phương pháp sử lý số liệu

4.1.Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động tại thờ

điểm trước khi gây miễn dịch bằng phản ứng ELISA

Trong quá trình sử dụng vaccine tạo miễn dịch chủ động cho đàn gà, sự có mặt của kháng thể thụ động đã ảnh hưởng đến lượng kháng thể được sản sinh ra. Alexander (1991) đã nghiên cứu vấn đề này và cho biết: Khi sử dụng vaccine lần đầu, kháng thể thụ động sẽ trung hòa một số vaccine. Vì vậy, để bảo hộ cho gà bệnh trong những tuần tuổi đầu cần sự phối hợp chặt chẽ giữa miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động. Việc lựa chọn thời điểm thích hợp dùng liều vaccine đầu tiên cho gà là vấn đề được quan tâm. Theo Skeeles (1979) để sử dụng vaccine Gumboro đạt hiệu quả, hiệu giá kháng thể thụ động lúc đó phải nhỏ hơn 1/64.

Với vaccine UPM93 theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine Maxon Vaccine Pharmaceuticles SDN.BHD cho biết, vaccine dùng cho gà con tạo miễn dịch chủ động tốt khi lượng kháng thể thụ động ở gà con kiểm tra bằng phản ứng ELISA ở mức nhỏ hơn 396.

Ở nước ta, để phòng bệnh Gumboro biện pháp dùng vaccine được các trang trại đặc biệt là các trại gà giống thực hiện rất chặt chẽ, do đó trên đàn gà con sau khi nở ra thường có một lượng kháng thể Gumboro do mẹ truyền sang. Nhờ vậy mà sau khi nở, dù chưa được nhỏ vaccine nhưng đàn gà con vẫn có mức bảo hộ cao với virus Gumboro cường độc. Do đó, gà con sau khi nở 1 - 3

tuần không bị mắc bệnh Gumboro. Hàm lượng kháng thể thụ động của gà sẽ giảm dần theo thời gian.

Để tiến hành thử nghiệm vaccine UPM93, chúng tôi tiến hành lấy máu gà 12 ngày tuổi làm phản ứng ELISA để kiểm tra hàm lượng kháng thể Gumboro, lựa chọn những con có hiệu giá kháng thể âm tính tiến hành thử nghiệm tiếp theo.

Bảng 4.1. Kết quả xác định hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động cho

kết quả âm tính của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA ELISA

(Hiệu giá kháng thể)

Số mẫu Tỷ lệ% Kết quả (+/-) Tỷ lệ dương/âm %

< 100 185 37 (-) 61,1

100 - 200 58 11,6 (-) 19,1

200 - 300 40 8 (-) 13,2

300 - 400 20 4 (-) 6,6

Tổng 303 60,6 100

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

Kiểm tra 500 mẫu gà bằng phương pháp ELISA có tới 303 mẫu âm tính, chiếm 60,6 %. Trong 303 mẫu âm tính có tới 61,1 % mẫu có hiệu giá kháng thể < 100. Hiệu giá kháng thể ở ngưỡng xấp xỉ đạt bảo hộ cho đàn gà (300 - 400) chỉ đạt 20 mẫu trên tổng số 303 con, chiếm 6,6%.

Bảng 4.2. Kết quả xác định hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động cho kết quả dương tính của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA

ELISA (Hiệu giá kháng thể) Số mẫu Tỷ lệ % Kết quả (+/-) Tỷ lệ dương/âm % 400 - 500 61 12,2 (+) 30,9 500 - 600 50 10 (+) 25,4 600 - 700 11 2,2 (+) 5,6 700 - 800 23 4,6 (+) 11,7

800 - 900 40 8 (+) 20,3

> 900 12 2,4 (+) 6,1

Tổng 197 39,4 100

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy:

Có 197 mẫu đạt hiệu giá kháng thể dương tính, chiếm 39,4% tổng mẫu. Tuy đạt ngưỡng bảo hộ nhưng hàm lượng kháng thể vẫn thấp: Chỉ có 30,9% số mẫu có hiệu giá kháng thể từ 400 - 500; 25,4% số mẫu có hiệu giá kháng thể từ 500 - 600; số mẫu đạt hàm lượng kháng thể > 900 chỉ chiếm 6,1%.

Kết quả trên được thể hiện rõ hơn trên hình 4.1.

Hình 4.1: Đường biểu diễn kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể Gumboro thụ động của gà con lúc 12 ngày tuổi bằng phản ứng ELISA

Mặc dù 500 mẫu huyết thanh của gà con 12 ngày tuổi, cả 500 mẫu đều có kháng thể thụ động, tuy nhiên hiệu giá kháng thể không ổn định. Như vậy, tại thời điểm 12 ngày tuổi lượng kháng thể thụ động Gumboro ở đàn gà con còn

thấp. Tỷ lệ gà nằm ngoài ngưỡng bảo hộ lên tới 60,6%. Chúng tôi tiến hành trên 303 con gà có hiệu giá kháng thể âm tính để thử nghiệm vaccine UPM93.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp (Trang 44 - 47)