Kết quả đánh giá hiệu lực của vaccine UPM93 bằng phương pháp

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp (Trang 54 - 66)

3. Phương pháp sử lý số liệu

4.3.2. Kết quả đánh giá hiệu lực của vaccine UPM93 bằng phương pháp

cường độc

Phương pháp công cường độc được sử dụng với mục đích xác định mức độ đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiếp xúc với virus vaccine. Phương pháp đánh giá đúng mức độ bảo hộ của gà. Tuy nhiên do một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh nên không phải lúc nào phương pháp này cũng được áp dụng (Bell, 1991).

Trong nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài việc áp dụng phương pháp dùng phản ứng ELISA để xác định hàm lượng kháng thể, chúng tôi còn tiến hành xác định hiệu lực của vaccine bằng phương pháp công cường độc.

. Kết quả thu được được trình bày ở bảng sau:

* Các triệu chứng lâm sàng của gà sau khi công với virus cường độc Gumboro chủng CLV 52/70

Triệu chứng lâm sàng là những biểu hiện bên ngoài của quá trình biến đổi các cơ quan nội tạng của con vật trong quá trình đấu tranh với mầm bệnh. Đây là những dấu hiệu quan trọng để nhận định quá trình tiến triển của một bệnh (Hồ

Văn Nam và cộng sự, 1996). Vì vậy, chúng tôi luôn coi đây là dữ liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của đàn gà sau khi công với virus Gumboro cường độc trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.8. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của đàn gà sau khi công với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70

Triệu chứng Gà đối chứng (n = 10) Gà miễn dịch (n = 20) Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Ủ rũ 10 100,0 2 10,0 Bỏ ăn 9 90,0 2 10,0 Lông xơ xác 8 80,0 2 10,0

Lông vũ quanh hậu môn bẩn, phân có nhiều nước trong hoặc lẫn muối Urat màu trắng

8 80,0 1 5,0

Kết quả trong bảng cho thấy, trong số 10 gà đối chứng đem công với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70, sau 2 ngày theo dõi thấy số gà có biểu hiện triệu chứng của bệnh Gumboro với tỷ lệ triệu chứng ủ rũ chiếm 100 %, bỏ ăn chiếm tỷ lệ 90 %, lông xơ xác chiếm tỷ lệ 80 %, ỉa chảy phân trắng chiếm tỷ lệ 80 %. Kết quả này đúng với nhận xét của Hamlboledt và Garner,1964 bệnh Gumboro giai đoạn nung bệnh rất ngắn sau 2 - 3 ngày đã có triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ ốm rất cao, có khi lên đến 80 %. Trong khi đó, gà được chủng vaccine UPM93 tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng là rất thấp.

Cụ thể là trong 20 gà lô miễn dịch chỉ có 2 gà có biểu hiện triệu chứng ủ rũ, bỏ ăn, lông xơ xác, chiếm tỷ lệ 10%. Trong 2 con gà này có 1 con có biểu

hiện triệu chứng, lông vũ quanh hậu môn bẩn, phân có nhiều nước trong hoặc lẫn muối Urat màu trắng chiếm tỷ lệ 5%.

So sánh tỷ lệ gà trong lô miễn dịch có triệu chứng lông vũ quanh hậu môn bẩn, phân có nhiều nước trong hoặc lẫn muối Urat màu trắng và lô đối chứng thấy trong 10 gà đối chứng đem công thử thách với virus Gumboro chủng CLV 52/70, có 8 gà có biểu hiện tương đương với 80% số gà có biểu hiện của triệu chứng của bệnh Gumboro, còn gà đã dùng vaccine UPM93 thì tỷ lệ này chỉ chiếm 5%. Như vậy, sau khi công thử thách với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70 đã thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa lô đối chứng và lô miễn dịch về biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Kết quả này đã phần nào cho thấy khả năng bảo hộ của vaccine UPM93 cho đàn gà nhằm chống lại sự xâm nhập của virus Gumboro.

Cùng với việc theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng của đàn gà, chúng tôi có tiến hành mổ khám để kiểm tra bệnh tích của gà sau khi tiến hành công thử thách với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70, kết quả trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.9. Bảng kết quả kiểm tra bệnh tích đại thể của đàn gà sau khi công với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70

Cơ quan Bệnh tích Lô an toàn

(n=10) Tỷ lệ (%) Lô miễn dịch (n=20) Tỷ lệ (%)

Túi Fabricius Sưng thủy thũngXuất huyết 34 30,040,0 00 0,00,0 Teo, thấm dịch

nhầy, bã đậu

6 60,0 0 0,0

Cơ đùi, lườn Khô nhanh 8 80,0 0 0,0

Xuất huyết 7 70,0 0 0,0

Dạ dày tuyến Xuất huyết 1 10,0 0 0,0

Thận Sưng, xuất huyết 3 30,0 0 0,0

Kết quả ở bảng cho thấy: + Ở lô gà đối chứng

- Kiểm tra túi Fabricius: sau khi mổ khám 10 con gà kiểm tra túi Fabricius thì có tới 8 gà có bệnh tích điển hình của bệnh gumboro ở túi Fabricius, trong đó có 2 gà có túi Fabricius bị sưng gấp 2 - 3 lần bình thường, thủy thũng, niêm mạc túi sưng dầy lên, các múi của túi lồi ra, màu trắng ngà của túi chuyển sang màu vàng kem, bệnh tích này chiếm tỷ lệ 30 %.

Trong 8 gà có bệnh tích túi Fabricius có 4 gà có bệnh tích xuất huyết túi Fabricius chiếm 40 %.

Có 6 gà có bệnh tích túi Fabricius teo, bên trong có dịch nhày như keo gelatin màu vàng trong bao phủ thanh mạc (mặt ngoài) túi Fabricius, chiếm tỷ lệ 60,0%.

- Kiểm tra cơ đùi, cơ lườn có:

+ 8/10 gà có bệnh tích cơ khô nhanh, chiếm tỷ lệ 80 % +7/10 gà có bệnh tích cơ xuất huyết, chiếm tỷ lệ 70 %

- Kiểm tra dạ dày tuyến có 1/10 gà có bệnh tích xuất huyết dạ dày tuyến, chiếm tỷ lệ 10 %.

- Kiểm tra thận có 3/10 gà có bệnh tích thận sưng, xuất huyết, chiếm tỷ lệ 30 %

+ Ở lô gà miễn dịch

Mổ khám 20 gà thì thấy, các cơ quan kiểm tra đều bình thường, không có bệnh tích của bệnh Gumboro. Như vậy, ở lô gà đã dùng vaccine UPM93, sự có mặt của kháng thể Gumboro đã trung hòa virus Gumboro cường độc, virus không nhân lên được.

Như vậy, qua kiểm tra xác định hàm lượng kháng thể Gumboro của đàn gà đã dùng vaccine UPM 93 lần 2 tại các thời điểm tuổi 42 ngày tuổi và 49 ngày và thử thách với virus Gumboro cường độc chủng CLV 52/70 cho thấy vaccine có hiệu lực tốt cho đàn gà, khả năng bảo hộ với bệnh này tốt cho tới thời điểm 49 ngày tuổi.

Như vậy, qua thử nghiệm vaccine UPM93 đã cho thấy vaccine này đạt chỉ tiêu an toàn và hiệu lực trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam

PHẦN V.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

1. Từ kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Kiểm tra hàm lượng kháng thể thụ động ở gà con lúc 12 ngày tuổi thấy rằng: hiệu giá kháng thể thụ động ở mức rất thấp. Tỷ lệ gà nằm ngoài ngưỡng bảo hộ lên tới 303 con, chiếm 60,6%.Tỷ lệ gà nằm trong ngưỡng bảo hộ chỉ chỉ đạt 197 con nhưng hiệu giá kháng thể thấp.

2. Vaccine UPM93 đạt tiêu chuẩn an toàn trên lâm sàng đối với đàn gà thịt thương phẩm ISSA nuôi tại trại gia công ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

* Số gà chết trong thời gian khảo nghiệm là 13 con do các nguyên nhân khác gây nên, nên không ảnh hưởng đến quá trình khảo nghiệm.

*Khi sử dụng vaccine cho đàn gà bằng đường nhỏ mắt, mũi 100% gà đều bình thường, không có những triệu chứng lâm sàng trầm trọng nào xảy ra do vaccine trong thời gian khảo nghiệm.

* Không có phản ứng bất lợi nào xảy ra trong 2 giờ sau khi dùng vaccine và trong suốt 21 ngày sau khi dùng vaccine.

*Sức tăng trọng của đàn gà không bị ảnh hưởng bởi vaccine (p > 0,05) - Ở lô đối chứng: trọng lượng trung bình của gà đạt 1100 - 1300g/con, tăng trọng bình quân đạt 1000 - 1180 kg/con.

- Ở lô an toàn: trọng lượng trung bình của gà đạt 1100 - 1250g/con, tăng trọng bình quân đạt 950 - 1130 kg/con.

- Ở lô miễn dịch: trọng lượng trung bình của gà đạt 1100 - 1300g/con, tăng trọng bình quân đạt 950 - 1180 kg/con.

3. Vaccine UPM93 có hiệu lực tốt với đàn gà ISSA, khả năng bảo hộ cao * Kiểm tra bằng phương pháp công cường độc thấy rằng:

- Triệu chứng lâm sàng: trong 20 gà lô miễn dịch chỉ có 2 gà có biểu hiện triệu chứng ủ rũ, bỏ ăn, lông xơ xác, chiếm tỷ lệ 10%. Trong 2 con gà này có 1

con có biểu hiện triệu chứng, lông vũ quanh hậu môn bẩn, phân có nhiều nước trong hoặc lẫn muối Urat màu trắng chiếm tỷ lệ 5%.

- Bệnh tích: Mổ khám 20 gà thì thấy, các cơ quan kiểm tra đều bình thường, không có bệnh tích của bệnh Gumboro.

* Kiểm tra bằng phương pháp ELISA thấy rằng: - Ở lô đối chứng:

+ Tại thời điểm 40 ngày tuổi, tỷ lệ bảo hộ rất thấp, chiếm 10 % + Tại thời điểm 47 ngày tuổi tỷ lệ bảo hộ chỉ đạt 3,3 %

- Ở lô miễn dịch:

+ Tại thời điểm 40 ngày sau khi dùng vaccine, tỷ lệ bảo hộ đạt 82 %

+ Tại thời điểm 47 ngày sau khi dùng vaccine, tỷ lệ bảo hộ đạt rất cao, lên tới 88 %

5.2. Kiến nghị

Vaccine UPM93 có độ an toàn và khả năng bảo hộ cao, hoàn toàn có thể đưa vào sử dụng để phòng bệnh Gumboro trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

1. Đái Duy Ban, (1990). Sử dụng kỹ thuật tế bào nghiên cứu sản xuất vaccine Gumboro phòng bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải ở gà và nghiên cứu ứng

dụng ở Việt Nam. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp nhà nước. Ủy ban khoa học và

kỹ thuật nhà nước Việt Nam

2. Trần Minh Châu, Dương Công Thuận, Bitayzoltan (1984). Phát hiện bệnh

Gumboro ở gà công nghiệp. Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thú y.

Nhà xuất bản Nông nghiệp, 28-31.

3. Vũ Đạt (1999). Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất kháng thể phòng chống

bệnh Gumboro. Báo cáo khoa học CNTY, Bộ NN &PTNN, 490-499

4. Nguyễn Tiến Dũng (1989). Bệnh Gumboro và tình hình bệnh ở Việt Nam. Tạp chí

khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2, 104-109

5. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Đức Tạo, Vũ Khoa Bảng và

Nguyễn Thị Bơ (1993). Kết quả nghiên cứu vaccine Gumboro trong phòng thí

nghiệm. Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1990 - 1991), 12-19

6. Nguyễn Tiến Dũng (1996). Nhìn lại bệnh Gumboro ở Việt Nam, Tạp chí khoa học

kỹ thuật Thú Y 3(1), 94-98

7. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2009). Giáo trình miễn dịch học thú y. Nhà

xuất bản Nông nghiệp

8. Lê Thanh Hòa (1992). Bệnh Gumboro suy giảm miễn dịch ở gia cầm. Nhà xuất bản

Nông nghiệp

9. Lê Thanh Hòa (2002). Đặc tính phân tử của các chủng virus Gumboro cường độc

Việt Nam qua khảo sát chuỗi gen kháng nguyên VP2. Tạp chí Khoa học Kỹ

thuật Thú Y, 9(4), 6-14

10. Lê Thanh Hòa và Nguyễn Thị Bích Nga (2003). Đa nhiễm virus cường độc Gumboro trên một số cá thể phát hiện bằng phương pháp RT-PCR đoạn gen

VP2 và tách dòng sản phẩm. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 1(1), 57-64.

11. Phạm Công Hoạt (2002). Nghiên cứu đặc tính sinh học của virus Gumboro và

biện pháp phòng trị. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp

12. Lê Văn Hùng và cộng sự (1996). Một số nhận xét về bệnh Gumboro trên gà ở TP

Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, KHKT Thú y tập III số 1-1996

13. Nguyễn Đăng Khải (1988). Bệnh Gumboro ở gia cầm. Thông tin thú y tháng 10-

14. Trần Thị Tố Liên (1996). Nghiên cứu chế tạo kháng nguyên Gumboro để chẩn

đoán bệnh bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch. Luận án PTS khoa

học nông nghiệp, Hà Nội 1996, 8-9

15. Phạm Hương Loan (2010). Khảo sát một số chỉ tiêu của vaccine Hipragumboro-

GM97. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp

16. Phan Văn Lục và Trần Thị Liên (1998). Vaccine Gumboro nhược độc đông khô

2512 với ứng dụng phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm. Khoa học kỹ thuật thú

y, 4(2), 78-81

17. Lê Văn Năm (2004). Bệnh Gumboro ở gà và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản

Nông nghiệp

18. Nguyễn Thị Tâm (2003). Thử nghiệm vaccineGumboro vô hoạt nhũ dầu Việt

Nam cho đàn gà nuôi tại Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp

19. Nguyễn Tất Thắng (dịch (1989)) từ A. Fernandez & cộng sự (1985). Giới thiệu

bệnh Gumboro. Thông tin gia cầm. Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm, 10-21

20. Phạm Minh Toàn (2011). Thử nghiệm vaccine Gumboro nhược độc Mediavac

Gumboro A trong chăn nuôi gà công nghiệp, Báo cáo tốt nghiệp Đại học Nông

nghiệp Hà Nội

21. Tổng cục thống kê Việt Nam. Niên giám thống kê 1996. Nhà xuất bản thống kê

1997.

22. Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Tiến Dũng (1989). Kết quả chẩn đoán bệnh Gumboro ở trại

. Tạp chí khoa học kỹ thuật nôngnghiệp, 169-171

II. Tài liệu nước ngoài

23. Alexander, D.J., (1991). Newcacstle disease and other paramyxo virus infection.

In disease of poultry, Iowa State university press, Ames, Iowa, USA

24. Allan G.M., Mc Nulty M.S. and Connor T.J. (1984). Rapid diagnosis of infectious

bursal disease by immunofluruescence on clinical materrial. Avian. Path. 13:

419-427

25. Allan W.H., M.T. Faragner and G.A. Cullen (1972). Immunosuppession by the

infectius bussal agent in chicken immunized against Newcastle diseae. Vet Rec

90: 511-512

26. Anderson W. I., Reid W. M., Lukert P. D. and Fletcher O. J (1978). Influence of

infectious bursal disease on the development of imminity to Eimeria tenella.

Avivan Dis, 21: 637-641

27. Baxendale W. D. Lutticken (1981). The requits of field trains with an inactivated Gumboro vaccine

28. Benton W.J., M.S Conven and J.K. Rogenberger (1987). Studies on the transmission

29. Brown F (1986). The classification and nomenclature of viruses: sumary of results of meetings of the international committee on Taxonomy of viruses in Sendal

september 1984. Intervirology 25, 141-143

30. Chellive, N.F., (1967). Studies on the pathogenesis of Gumboro disease in the

bursal of Fabricius, spleen and Thymus of the chicken Am.J.Pathol. 51: 527-

551

31. Cosgrove, A.S., (1962). An apparrently new disease of chicken - Avian nephrosis.

Avian Dis. 32:282-287

32. Dobos P. (1979). Peptide map comparison of the proteins of infectious bursal

disease virus. J. Virol. 32: 1046-1050

33. Fadley k.J., IJ O Donell and T.J. Bagust (1986). Antibody to 32k structural protein of infectious bursal disease virus neutralizes viral infectivity in vitro

and confers protection on young chickens J.Gen, Virol. 46: 2693-2702

34. Firth, G.A. (1974). Occurrence of an infectious bursal syndrome within an

Australia poultry flock. Australian veterinary Journal 50: 128-130

35. Hafez, H.M. (1991). Infectious bursal disease (Gumboro disease) State veterrinary Laboratory Stuttgart Germany

36. Helmboldt C.F. and E.Garner, (1964). Experimentally induced Gumboro disease.

Avian Dis 8: 561-575

37. Hirai K., and Shimachura. S, Kunihiro K. (1979). Characterization of

immunosupperession in chicken by infectious bursal disease virus. Ivian Dis,

1979, 23: 950-965.

38. Hitchner S.B., (1976). Immunization of adult hens against infectious bursal

disease virus. Avian Dis 20: 611-613

39. Hitchner, S.B., (1970). Infectivity of infectius bursal disease vurs for

embrionating egg. Poultru Science, 49: 511-516

40. Jackwood D.J., Y.M. Saif and P.D. Moorhead, (1985). Immunogenicity and antygenicity of infectious bursal disease virus serotype I and serotype II in

chickens. Avian Dis. 29: 1184-1194

41. Kaufer, M. and E. Weiss, (1980). Signicance of bursal of Fabricius as target

organ in infectious bursal disease of chickens. Infect Immun 27: 364-367

42. Kosters, J., H.Becht and R.Rudolph, (1972). Properties of the infectious bursal

agent of chicken (IBA). Med. Microbiol. Immunol. 157: 291-293.

43. Kurmarr. 1991

44. Landgraf H.,E.. Vielitz and R. Kvison, (1967). Occurrence of an infectious

disease affecting the bursal Fabricius (Gumboro disease). Dtsen Tierarztl

45. Lucio, B. and S.B. Hitchner, (1979). Infectious bursal disease emulsified vaccine: Effect upon neutralizing antibody levels in the dam and susequent protection of

the progeny. Avian Dis. 23: 466-478

46. Lukert P.D. and D. Rifuliadi, (1979). Replication of virulent and attenuated

infectious bursal disease virus in maternary immune day old chickens. J.Am.

Vet. Med. Assoc. 181:284

47. Lukert P.D. and S.B.Hitchner, (1984). Infectious bursal disease. Dissease of poultry 8th Ed. 566-576

48. Mc Ferran J. B., Mc Nulty M. Mc Killop E. Concer T. J., Mc Cracken R. M., Collin D. S. and Allan G. M. (1980). Isolation and Serological studies with

Infectious bursal disease viruses from fowl, turkey and duck. Avian Pathol., 9:

395-404

49. Mc Nulty M. S and Saif Y. M (1988). Antigenic relationship of non serotype 1

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng bảo hộ, độ an toàn của vaccine nhược độc upm93 trong chăn nuôi gà công nghiệp (Trang 54 - 66)

w