- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơnđiệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy họcvà tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên t
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề quan trọng, vấn đề nóng bỏng mà tất cảcác nhà trường đều phải quan tâm
Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động nòng cốt, không thể thiếu trongcác nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng Thông qua sinh hoạt tổchuyên môn, các thành viên trong tổ có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đềxuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, trongthực tế, không phải tất cả các tổ chuyên môn ở trường tiểu học đều phát huy vàthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Một số tổ chuyên mônvẫn còn tình trạng sinh hoạt nhưng không đi sâu vào chuyên môn mà chỉ tổ
chức qua loa "đối phó" Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng
cốt lõi nhất là do nhận thức của các tổ trưởng Nếu không có sự theo sát củaBan giám hiệu và tổ trưởng không say mê chuyên môn, chỉ sử dụng phương
pháp quản lý chung chung không có kiểm tra đánh giá thì tổ chỉ hoạt động một
cách hình thức Một nguyên nhân khác nữa là do năng lực quản lý của tổtrưởng còn hạn chế Nhiều tổ trưởng đã ý thức được mối quan hệ chặt chẽ của
Trang 2tổ chuyên môn với việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượnggiảng dạy nhưng không biết bắt dầu từ đâu, phải làm gì để chỉ đạo tổ hoạtđộng nề nếp và có hiệu quả Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày "Một số biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học ”.
2 Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu, nhận xét thực trạng và đề xuất các biện pháp xây dựng tổ
chuyên môn hoạt động có hiệu quả trong các nhà trường tiểu học
3 Đối tượng cơ sở đề tài:
3.1 Đối tượng:
Đối tượng của đề tài là các tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học A.Chủ yếu là giáo viên và tổ truởng chuyên môn
3.2 Cơ sở:
Cơ sở của đề tài nghiên cứu là thông qua các hoạt động thực tế của các
tổ chuyên môn đơn vị Trường tiểu học A
4 Nhiệm vụ đề tài:
Chỉ ra được thực trạng và yêu cầu cần thiết phải tập trung cao cho tổchuyên môn, trước hết là tiêu chuẩn tổ trưởng chuyên môn về uy tín, về nhâncách đủ chất để đảm đương nhiệm vụ được giao
Đề xuất được những giải pháp khả thi về việc nâng cao chất lượng giảngdạy, về hiệu quả giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp cho toàn thể giáoviên
5 Phạm vi, giới hạn của đề tài:
Đây là đề tài nghiên cứu hoạt động về nhận thức lý luận bên cạnh cáithực tiễn Mũi đột phá bắt đầu từ khâu nâng cao kiến thức tổng hợp cho tổtrưởng, giáo viên trong nhà trường Đề tài kinh nghiệm có phạm vi giới hạntrong không gian cơ sở của trường, khả năng tác dụng trong nhiều năm Mục
Trang 3đích cuối cùng của kinh nghiệm là góp phần ổn định vào việc nâng cao chấtlượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong kiến thức khoa học về quản lý giáo dục.
- Học sinh bước đầu có những hứng thú và tích cực trong các hoạt độnggiáo dục Phụ huynh học sinh cũng đã quan tâm đến việc phối hợp cùng nhàtrường giáo dục con em
- Cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện dạy học tương đối đảm bảo
2 Khó khăn:
- Tỉ lệ giáo viên trên lớp chưa đảm bảo theo quy định.
- Giáo viên có sự biến động do việc điều động, thuyên chuyển diễn rahằng năm
- Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh chưa cao; học sinhchưa mạnh dạn trong giao tiếp hằng ngày, khả năng diễn đạt, chia sẽ trước tậpthể còn yếu
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn cònthiếu và chưa đồng bộ như phòng đặc thù đầy đủ
- Một số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng được vài ba năm thì chuyểncông tác, thay vào đó là những giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồngchưa được tập huấn nhiều về công tác chuyên môn
3 Thực trạng về sinh hoạt tổ chuyên môn:
Trang 4- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơnđiệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học
và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ, không sát với tình hình thực
tế chuyên môn của tổ Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng,những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận
- Một số tổ không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảothời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khókhăn trong chuyên môn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạokhông được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệuquả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coimình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưaphân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chưachủ động xây dựng tốt kế hoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ýkiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
- Khi tổ sinh hoạt thì chỉ có thư ký ghi chép một cách qua loa để có biênbản đảm bảo hồ sơ tổ Các thành viên trong tổ thi sinh hoạt hời hợt không traođổi, không có ý kiến, nếu tổ trưởng có triển khai hướng dẫn chỉ đạo một số vấn
đề trong kế hoạch nhà trường thì không ghi chép nên sau đó không nhớ để thựchiện
B GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
I Những căn cứ đề xuất biện pháp:
- Tổ chuyên môn có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của
tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học vàhoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra,đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết
bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá,
Trang 5xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giớithiệu tổ trưởng, tổ phó (Điều 18, khoản 2- Điều lệ trường tiểu học)
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện,thiết bị giáo dục Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng,nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó (Điều 18, khoản 1- Điều lệtrường tiểu học); Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trường tiểu học; lànơi trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục và dạy học; là nơi tập hợp, đoànkết các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoànthành tốt nhiệm vụ; Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó đểquản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt độnggiáo dục, dạy học và các hoạt động sư phạm của giáo viên
- Tổ trưởng là người đứng đầu, chịu sự quản lý của ban giám hiệu nhàtrường Tổ trưởng có nhiệm vụ truyền lại những chỉ đạo về các hoạt động trongnhà trường trong đó hoạt động dạy học là chính Tổ chuyên môn là nơi triểnkhai các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp vớicác bộ phận và đoàn thể khác trong nhà trường Tổ trưởng chuyên môn chính làcầu nối giữa Ban giám hiệu và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định vềquan hệ quản lý trong nhà trường
II Tăng cường lãnh đạo đối với tổ chuyên môn:
1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn.
Như chúng ta đã biết Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnhđạo đất nước Điều lệ trường Tiểu học đã qui định về vai trò , vị trí tổ chức Đảngtrong trường Tiểu học là:
Tổ chức Đảng trong trường Tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt độngtrong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật Chính vì lẽ đó việc tăng cường vai tròlãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn là hết sức cần thiết và phải đặt lên vịtrí hàng đầu
Việc tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên mônphải được thông qua việc các tổ chuyên môn phải nắm được các chủ trương ,đường lối , chính sách của Đảng Đặc biệt là phải nắm bắt thực hiện kịp thời các
Trang 6nghị quyết , chỉ thị của chi bộ nhà trường trong việc chỉ đạo chuyên môn cũngnhư các hoạt động của nhà trường Để thực hiện tốt điều này nếu có thể cơ cấu
tổ trưởng các tổ chuyên môn là đảng viên để lãnh đạo các tổ chuyên môn Thông qua việc xây dựng các đoàn thể vững mạnh trong nhà trường , nhằm phốihợp một cách nhịp nhàng với các tổ chuyên môn trong việc cùng nhau phấn đấu
để đạt được các mục tiêu đã đề ra
2 Tăng cường sự quản lý của BGH đối với tổ chuyên môn.
Để đảm bảo tốt chất lượng hoạt động chuyên môn của các tổ, thì mộtđiều quan trọng không thể thiếu đó là phải tăng cường sự quản lý của Ban giámhiệu nhà trường đối với hoạt động chuyên môn của các tổ Sự quản lý của Bangiám hiệu phải được thể hiện qua :
- Xây dựng tốt kế hoạch năm học, bao gồm những nội dung cơ bản sau : + Mục tiêu công việc: Về qui mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả của hoạtđộng dạy – học sẽ tiến hành Các công việc dự kiến có thể là: khai giảng, tổ chứcgiảng dạy, các chương trình, quyết định, kế hoạch cấp trên ban hành, chỉ đạo.Công tác phổ cập giáo dục , bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch kiểm tra đánh giáhoạt động dạy – học
Công tác này sẽ giúp các tổ chuyên môn có định hướng có kế hoạch cụthể cho hoạt động chuyên môn của tổ mình
+ Phân bổ nguồn lực : Kế hoạch tổ chức bộ máy của trường như thànhlập và cử tổ trưởng chuyên môn, dự kiến phân công công tác cho giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ, nên khi phâncông phân nhiệm cần phải chú ý đến phẩm chất đạo đức, sở trường năng lực vànhu cầu phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân (nhu cầu cá nhân phảituân theo và đặt dưới nhu cầu và lợi ích tập thể)
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện hiệu quả kế hoạch năm học: về tổchức, xây dựng phát triển tổ chuyên môn, phân công trách nhiệm, liên đới tráchnhiệm công tác này sẽ tạo cho bộ máy hoạt động thông suốt, trôi chảy đạt hiệuquả cao
- Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học: Ban giám hiệuchỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cả tổ, hướng dẫn giáo viên xây
Trang 7dựng kế hoạch dạy học, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ( bằng việcthực hiện đầy đủ đúng tiến độ thời gian, soạn bài, lên lớp, quá trình kiểm trađánh giá kết quả học tập của học sinh).
- Tổ chức các hoạt động sư phạm cho giáo viên bằng các hình thức cơ
bản như: Thông qua phong trào sáng kiến trong dạy học, thi đua “ dạy tốt , học tốt” , mở các chuyên đề, thao giảng, các khoá bồi dưỡng, các hình thức học tập
khác
- Tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá dạy học và thực hiện kế hoạchdạy học trong năm học: xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng kiểm trađánh giá, hoàn thiện hoạt động dạy học, hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học
* Thực hiện tốt vai trò của Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ khối.
- Thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ khối kịp thời nắmbắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để
có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời Nắm bắt được vấn đề này, tôi yêu cầu
tổ khối chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp
tổ, có thể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được cácphương pháp giảng dạy phù hợp Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ýkiến của mình Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết Mỗigiáo viên đều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giảiquyết khác nhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất Khitham gia sinh hoạt chúng tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộquản lí đến giám sát Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổisinh hoạt, chúng tôi không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến củangười khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng Chúngtôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ Trong quá trình
dự sinh hoạt, chúng tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáoviên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn
đề một cách chủ quan phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để cósức thuyết phục
Trang 8- Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng nội dung buổi họp sao cho hiệu quả Nộidung họp cần xoáy sâu vào chuyên môn, đón đầu tìm cách giải quyết cách thựchiện nội dung chương trình sắp giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm lớp,trao đổi kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu, kinh nghiệmquản lý lớp, xây dựng nề nếp lớp,
- Không chỉ quan tâm chỉ đạo chuyên môn, Ban giám hiệu cần phải quantâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của giáo viên Từ đó, giúp họ vững tin vàobản thân mình đồng thời họ có thể tin tưởng vào Ban giám hiệu và mạnh dạnbày tỏ nguyện vọng, tâm tư của mình
3.Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa tổ chuyên môn với các đoàn thể :
Trong một trường học mọi hoạt động muốn có hiệu quả cao, kết quả tốt
thì không thể làm việc theo cách “ mạnh ai nấy được”, mà phải có sự phối, kết
hợp tốt giữa hoạt động của các tổ chuyên môn với nhau, giữa các tổ chuyên mônvới các đoàn thể trong nhà trường dưới sự quản lý, chỉ đạo của ban lãnh đạo nhàtrường
Phối, kết hợp tốt sẽ đẩy nhanh tiến độ công việc, guồng máy hoạt động
sẽ đồng bộ, chắc chắn công việc sẽ đạt kết quả tốt, hiệu quả công việc sẽ cao
4 Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn một cách thường xuyên, chặt chẽ và nghiêm túc, khách quan :
Thanh kiểm tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhànước, là phương thức đảm bảo bằng pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lýnhà nước Nếu thiếu thanh kiểm tra công tác quản lý sẽ không đạt kết quả tốt Do
đó ở đơn vị trường học phải tổ chức một đội ngũ kiểm tra nội bộ gồm Ban giámhiệu , tổ trưởng chuyên môn và những giáo viên có năng lực, có phẩm chất đạođức tốt nắm được nghiệp vụ thanh tra, có kế hoạch kiểm tra, thực hiện đúng trình
tự thủ tục kiểm tra
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên mônmột cách thường xuyên sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý nhà trường những thôngtin cơ bản về thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn Từ đó sẽ có những chỉ
Trang 9đạo kịp thời, kịp thời uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích hỗ trợ những sángkiến hay, bảo đảm tốt mục tiêu giáo dục.
Việc kiểm tra thường xuyên đối với giáo viên thông qua các nội dungkiểm tra như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện qui chế, qui định chuyênmôn; kết quả giảng dạy; việc thực hiện các nhiệm vụ khác, sẽ cung cấp cho cán
bộ quản lý trong nhà trường như Ban giám hiệu, tổ trưởng nắm rõ được thựctrạng hoạt động sư phạm của từng giáo viên trong trường Qua đó có thể hìnhdung được bức tranh hoạt động của giáo viên trong từng tổ, trong toàn trường
Có sự đánh giá toàn diện về hoạt động chuyên môn, việc thực hiện mục tiêu, kếhoạch, nội dung, phương pháp giáo dục, qui chế chuyên môn, Từ đó đôn đốcviệc tuân thủ các qui định của Pháp luật về giáo dục; tư vấn các giải pháp khả thi
để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế; thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ củaNhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
III Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn
1 Phối hợp nhịp nhàng giữa BGH và tổ trưởng chuyên môn:
Để có những buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả sát với thực tế thì BGH
và tổ trưởng phải tìm hiểu, nắm bắt được thông tin sát thực từ phía GV Đầu
năm chúng tôi phát phiếu thăm dò những vấn đề GV cần khi muốn giảng dạy
tốt lớp mình phụ trách và làm tốt công tác được giao như là nội dung kiến thức
gì khó, phương pháp dạy thế nào cho hiệu quả để nâng cao chất lượng củalớp…, sau đó chúng tôi phân loại theo từng khối lớp giao Tổ trưởng chuyênmôn nghiên cứu để lập kế hoạch chuyên đề cho cả một năm học Vấn đề gì cầntrước thì sẽ triển khai trước, lập kế hoạch chi tiết, ai là người thực hiện, thờigian nào, chuyên đề gì? BGH duyệt kế hoạch và tổ cứ theo kế hoạch đó mà thựchiện Ngoài ra trong quá trình giảng dạy có những vướng mắc nào thì trong cácđợt sinh hoạt GV tiếp tục đề xuất, nêu khó khăn để cùng bàn bạc trao đổi, góp ýcho nhau như gặp khó khăn trong soạn buổi chiều, tiết GD KNS…
Kế hoạch tháng của tổ cũng phải bám sát với kế hoạch của nhà trường,hàng tháng tổ trưởng lập kế hoạch hoạt động của tổ, BGH duyệt kế hoạch và chỉđạo tổ thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra
Trang 10Trước đây, muốn triển khai hay chỉ đạo một nội dung nào đó thì BGHphải tập trung toàn thể GV để phổ biến kế hoạch, mà điều này rất khó về mặtthời gian, nếu cấp bách thì thường phải bớt giờ lên lớp của toàn thể GV Nhưngtrong năm học qua, thì những vấn đề đặc biệt quan trọng chúng tôi mới hội ýtoàn thể giáo viên, còn những vấn đề đơn giản hơn thì BGH sẽ trao đổi với 3 tổtrưởng chuyên môn về triển khai chỉ đạo với GV trong tổ, làm như vậy rất gọnnhẹ và hiệu quả, có thể tranh thủ giờ nghỉ giải lao hay 15 phút sinh hoạt đầubuổi.
Trong các cuộc họp giao ban đầu tuần BGH đánh giá cụ thể những việc
đã làm được, hay chưa làm được và thường xuyên nhắc nhở các tổ cần thựchiện đúng kế hoạch đã đề ra
2- Chọn và bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn:
a) Chọn tổ trưởng tổ chuyên môn:
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quantrọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thinhiệm vụ chuyên môn Thế nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trụctiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịutrách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quảhọc tập của học sinh trong tổ của mình Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học,sau khi đã cân nhắc kĩ càng, tôi tham mưu với Hiệu trưởng để chọn ra đượcnhững tổ trưởng thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác Muốn chỉ đạo tốthoạt động của tổ, người tổ trưởng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hànhtốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động,
có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làmviệc luôn có kế hoạch